Câu đầu tiên của bài viết như thế này: "Đối với các nhà văn Hà Nội, vùng đất bãi ven sông Hồng có sức cám dỗ không khác gì những đại lộ ngoại vi đối với các nhà văn Paris". Nói như vậy tức là "những đại lộ ngoại vi" là đề tài ta hay thấy trong văn học Pháp, cụ thể là trong tác phẩm của các nhà văn Paris. Tôi nghĩ mãi mới nhớ ra được Les Boulevards de ceinture, cuốn tiểu thuyết thứ ba của Patrick Modiano, được Dương Tường dịch ra tiếng Việt thành Những đại lộ ngoại vi, in cách đây cỡ trên dưới chục năm. Moi móc đầu óc nữa thì nhớ ra được tên một quyển tiểu thuyết mới hơn, Le Boulevard périphérique (Đại lộ vành đai) của Henry Bauchau, nhận một giải thưởng văn chương nào đó cách đây vài năm.
Những so sánh ở đoạn sau chẳng ăn nhập gì: "Vợ nhặt" của Kim Lân, "Lão Hạc" của Nam Cao, Thềm hoang của Nhật Tiến (trong dòng "tiểu thuyết ven đô"). "Ven đô" này hẳn là "ven Hà Nội", "bãi sông Hồng". Nhưng "Vợ nhặt" và "Lão Hạc" có ở trong cùng bối cảnh đó đâu nhỉ? Thềm hoang thì tôi đọc lâu rồi không nhớ, nếu nhà văn Nhật Tuấn quá bộ qua đây có nhã ý rảnh rỗi cho ý kiến thì hay quá. Tôi đã đọc Chảy qua bóng tối, bản thân tôi không hề thấy các nhân vật trong đó gợi chút nào đến truyện của Kim Lân, Nam Cao, Nhật Tiến. Hay tôi nhầm? Hay Nguyễn Thanh Sơn nhất định chuyện là phải như thế, cũng giống hệt như khi viết "chào cô Nhàn, một cô gái quá lứa với bộ mặt đầy trứng cá, nhất định phải là ngọn hỏa diệm sơn đầy ắp ngọn lửa nhục dục"? Đỗ Phấn cliché, hay Nguyễn Thanh Sơn bắt Đỗ Phấn phải cliché? và ai tìm hộ tôi trong lịch sử văn học Việt Nam có cô gái quá lứa bộ mặt đầy trứng cá đầy ắp ngọn lửa nhục dục nào không mới.
Đi chê bai người khác, mà Nguyễn Thanh Sơn còn không hề biết Chảy qua bóng tối không phải "cuốn tiểu thuyết gần đây nhất của anh [tức Đỗ Phấn]". Sau Chảy qua bóng tối, Đỗ Phấn đã in tiểu thuyết Rừng người. Nhà phê bình nói cứ như thật, như thật như lúc nói về đại lộ ngoại vi với cả nhà văn Hà Nội và bãi sông Hồng.
Đây cũng như thật nữa: để đả phá cách xây dựng thời gian trong Chảy qua bóng tối, Nguyễn Thanh Sơn nói đại ý thời chống Mỹ lấy đâu ra chuyện buôn ma túy. Tôi chẳng tin.
Những lời kết tội của Nguyễn Thanh Sơn về "chủ nghĩa hiện thực" và những lời tán thêm về "người thư ký của thời đại" là những điều rất ngớ ngẩn. Tôi chưa bao giờ nghĩ văn Đỗ Phấn có thể thuộc vào "chủ nghĩa hiện thực" theo cách hiểu vài chục năm trước đây. Nguyễn Thanh Sơn mới là một "thư ký thời đại" kém cỏi, áp đặt vớ vẩn, không thấy được cái gì ngoài mấy cliché nửa mùa có sẵn trong đầu. Đã thế lại còn phi logic: "Nếu như sáng tác theo phương pháp của chủ nghĩa hiện thực...": chủ nghĩa hiện thực đâu có đòi hỏi nhất nhất nói về cái ngay hiện tại đâu, một nhà văn hiện thực như Émile Zola viết về quãng thời gian trước đó vài năm, vài chục năm là vô cùng bình thường.
Đến đoạn cuối, nhà phê bình còn lên giọng dạy dỗ (à mà cái này thì logic, logic kiểu Nguyễn Thanh Sơn: chê cho lung tung, leng keng hết cả lên, rồi bắt đầu dạy). Giễu nhại với chả tượng trưng, siêu thực. Tượng trưng siêu thực thì chắc chắn hơn hiện thực ha? Mà các "ông thầy" Nguyễn Thanh Sơn đưa ra thì tôi thấy đúng là tệ hại: Đới Tư Kiệt thì dạy được gì về viết văn? Nếu không nhầm thì Nguyễn Thanh Sơn cũng từng dạy nhà văn Việt Nam phải viết văn như Vệ Tuệ.
Nhà phê bình lại còn không viết nổi cho đúng chính tả: "rập khuôn" thì cứ thành "dập khuôn", "giãi bày" thì thành "dãi bày", "giễu nhại" thì thành "diễu nhại". Và câu này thì có nghĩa là gì: "Nhưng trong Chảy qua bóng tối, chỉ có một cách kể chuyện duy nhất, đó kể lể dông dài về cuộc đời..."
Nguyễn Thanh Sơn cũng chính là người ôm ngay chi tiết "phố Jefferson, hạt Yoknapatawpha" như tôi nói hôm trước, khi bàn tới tập truyện ngắn Tiếng hát người cá.
-----------
Hình một tác phẩm quan trọng của nhà văn Nhật Tiến:
Great work!
ReplyDeletelike thôi, hông comment gì nha, :)
ReplyDeletewhoa . like
ReplyDeleteHai bạn trên đây dùng từ "like" ở đây như là "as", như là "giống như". Không thể nào dùng như là "thích" được. Tiếng Anh không khi nào dùng động từ trống không. Ví dụ họ nói "been there, done that".
DeleteNhà bác Ano bị chặn facebook phỏng?
DeletePhê bình gia Nguyễn Thanh Sơn từng nói như phán: "Trên đời làm gì có cái gọi là đọc trực tuyến".
ReplyDeleteHô hô hô!
Qua cái này có thể thấy rõ như ban ngày rằng, sau mười năm kể từ "Phê bình văn học của tôi", Nguyễn Thanh Sơn chả tiến được một ly nào, nếu không nói là thụt lùi. Thảm.
ReplyDeleteTay chơi Hy Lạp
"Những đại lộ ngoại vi" in năm 1989 bác NL ạ. Nxb Tác Phẩm Mới. Tình cờ quá, hôm nay cũng đang đọc lại cuốn này.
ReplyDeletePhố những cửa hiệu u tối và Quảng trường Ngôi sao đọc hết chưa?
DeleteCông nhận đoạn dạy dỗ buồn cười thật :)). Anh Sơn thì mình thấy không phải kém, nhưng mà đọc phê bình của anh thấy anh viết như thật nhưng quá thiếu sự chuyên nghiệp cần thiết trong khi lại thừa sự hợm hĩnh.
ReplyDeleteĐúng là nói như thật.
ReplyDeleteMình chả bao giờ coi Nguyễn Thanh Sơn là nhà phê bình cả. Anh ta nói gì thì chỉ như một người đọc phán chơi thôi.
ReplyDeleteBác bênh bạn ha:
ReplyDeletehttp://nhilinhblog.blogspot.com/2011/07/quang-cao-ngay-chu-nhat-p.html
trước tiên là chuyện quan điểm: về quyển "Chảy qua bóng tối" tôi cũng từng viết:
ReplyDeletehttp://nhilinhblog.blogspot.com/2011/08/van-chuong-cua-su-khong-vo-can.html
sau đó thì đúng là chuyện bạn bè, không bênh bạn thì bênh ai :p nếu thấy mình không thể làm gì thì trật tự, ủng hộ tinh thần, tuyệt đối không đổ dầu vào lửa, hoặc lợi dụng cơ hội để thể hiện mình fair này fair nọ, còn nếu có thể làm gì thì làm, với tôi bạn bè là như thế
[...Thềm hoang của Nhật Tiến (trong dòng "tiểu thuyết ven đô"). "Ven đô" này hẳn là "ven Hà Nội", "bãi sông Hồng". Nhưng "Vợ nhặt" và "Lão Hạc" có ở trong cùng bối cảnh đó đâu nhỉ? Thềm hoang thì tôi đọc lâu rồi không nhớ, nếu nhà văn Nhật Tuấn quá bộ qua đây có nhã ý rảnh rỗi cho ý kiến thì hay quá...]
ReplyDeleteXin ý kiến nhà văn Nhật Tuấn về Thềm hoang của Nhật Tiến là sao? :D
Nói như đúng rồi :D
ReplyDeleteNhưng nếu thực sự cái " bãi Sông Hồng" đó mà có trở thành nguồn cảm hứng dồi dào, thậm chí vô tận đi nữa cho các nhà văn VN thì có làm sao nhỉ? Chẳng phải lâu nay bao nhiêu người ăn theo Truyện Kiều, rồi khói lửa Trường Sơn vẫn được khuyến kích đó sao?
ReplyDelete