Về câu chuyện Trần Dần dịch sách, cũng từng có người đi tìm hiểu, ví dụ như bài viết ở đây.
Nhưng rõ ràng, cần đẩy vấn đề đi xa hơn nữa: Trần Dần đã thực sự dịch những tác phẩm nào? Liệu ta có thể thống kê đầy đủ những gì Trần Dần từng dịch in thành sách không?
Tôi đã đeo đuổi hướng tìm kiếm này từ nhiều năm, và đến giờ tạm có thể kết luận mình đã biết được đầy đủ phương diện "Trần Dần dịch giả".
Thứ nhất: ở các bản dịch của mình, Trần Dần ký tên gì? Tổng cộng có bốn cái tên: 1) Trọng Kha 2) Vũ Văn Kha 3) không ký tên 4) Trần Dần (ở các bản dịch in lại sau này, kể cả khi Trần Dần còn sống lẫn sau đó).
Tình hình các dịch phẩm cụ thể thì như sau:
Hai bản dịch được nhắc đến nhiều nhất là Những người chân đất và bộ sách của Jules Vallès.
(ảnh đi mượn; bản 1974 này không ghi tên người dịch)
(bản in sau này)
Nhưng nhìn chung, ngoài hai bộ này, ít người nói được Trần Dần còn dịch những gì. Dưới đây là ba quyển tương đối ít được biết đến.
(cũng là bản in sau này)
Trên đây có lẽ là tác phẩm giàu tính văn chương nhất mà Trần Dần từng dịch: La Mort est mon métier của Robert Merle.
Quyển dưới đây rất ít người biết. Điều oái oăm là thêm một lần nữa, Thư viện Quốc gia Việt Nam không đáng tin cậy: quyển này không tìm được ở mục "Trọng Kha" hay "Vũ Văn Kha", nhưng tìm được theo nhan đề, và tên người dịch ghi là "Võ Văn Kha".
Và đến quyển cuối cùng dưới đây thì mới là bí hiểm. Chưa từng có ai nhắc đến trong sách vở hay trên báo chí Căn cứ nguyên tử, mà theo tôi là dịch phẩm đầu tiên của Trần Dần. Phải mất rất nhiều thời gian tôi mới tìm được nó:
Sở dĩ tôi biết đến nó rồi bỏ công đi tìm, là vì một lần nói chuyện với anh Trần Trọng Văn, hỏi về các bản dịch của Trần Dần, thì anh Văn nhớ ra quyển này. Đúng lúc ấy cũng có bà quả phụ Trần Dần, anh hỏi thì bà cũng xác nhận có quyển Căn cứ nguyên tử, Trần Dần dịch cho NXB Văn học, và nhớ là năm 1960.
Thực tế thì nó in năm 1963, cho đến nay đã tròn 50 năm.
Ta còn cần đi sâu vào từng tác phẩm mà Trần Dần đã dịch, tìm cách lý giải tại sao Trần Dần lại chọn những tác phẩm này để dịch, rồi quan niệm dịch thuật của Trần Dần là như thế nào thể hiện qua công việc thực tế... thì mới có thể tạm gọi là đủ về một hiện tượng dịch thuật.
Ngoài ra, có thể tham khảo bài này, khi tôi thử đi tìm hiểu về tình hình dịch một tác giả nước ngoài ở Việt Nam (và cũng đã bày tỏ nghi ngờ về lưu trữ của Thư viện Quốc gia Việt Nam), rồi bài này, một phần đóng góp của tôi cho tọa đàm về lịch sử dịch thuật Việt Nam tổ chức vào giữa năm 2010; diễn giả cùng tôi hôm ấy còn có TS Nguyễn Duy Bình trình bày về dịch thuật văn học Pháp ở Việt Nam và TS Phạm Quốc Lộc bàn về lý thuyết dịch; đó là một nỗ lực của chúng tôi nhằm loại bỏ dần những cách phát ngôn về dịch thuật bao nhiêu năm cứ quanh quẩn với "tín đạt nhã" từ thời Nghiêm Phục, rồi thì "belle infidèle" từ thuở hồng hoang nào đó, nghe ngán đến tận cổ mà chẳng có ích lợi thực tế nào.
Bài hay quá, đọc rất xúc động :3
ReplyDeleteVừa bị nhắc khéo nên thêm chi tiết này :p Lần đầu tiên có tên Trần Dần ở vị trí "người dịch" trong sách một cách chính thức là năm 1995, khi bộ sách của Jules Vallès được tái bản dưới cái tên chung "Kẻ bất bình". Mời người có liên quan vào xác nhận xem đã chuẩn beng chưa ;))
ReplyDeleteĐính chính: lần đầu tiên tên Trần Dần xuất hiện với tư cách dịch giả là "Những người chân đất", bản 1994. (cám ơn tiền bối :p)
ReplyDeleteCòn một mảng TD dich thơ nữa rất quan trọng. Nhị Linh có thể tiếp cận anh Vương Trí Nhàn, anh Nhàn hiện có giữ tương đối các bản dịch thơ của TD.
ReplyDeleteCám ơn. Chốt xong được phần văn xuôi (tương đối dễ kiểm kê hơn) tôi cũng sẽ tìm cách đi vào mảng thơ dịch của TD, cũng như tác phẩm lẻ (không phải sách).
DeleteCảm ơn a. Bài hay quá ạ. TD còn có bản dịch Chàng Me mét mảnh khảnh in năm 196 mấy ý ạ, e khônh nhớ rõ năm sáu mấy, nhưng chắc chắn là có bản in này. Vì e thấy họ bán sách này. Gồm 2 tập.
ReplyDeletenên làm Trần Dần dịch giả quay lại không?
ReplyDelete