Oct 28, 2013

Văn học miền Nam: Nguyên Vũ

Trước 1975, Nguyên Vũ là tác giả của nhiều tác phẩm về cuộc đời lính.

Sinh năm 1942 ở Hải Dương, Nguyên Vũ (tên thật Vũ Ngự Chiêu) học khóa 16 Thủ Đức, sau khi tốt nghiệp trở thành lính pháo binh.

Sau 1975, Vũ Ngự Chiêu học tiếp ở Mỹ, lấy bằng tiến sĩ sử học, viết nhiều công trình sử học bằng tên thật và bút danh Chính Đạo.


Oct 23, 2013

Haruki Murakami: Samsa yêu


(đăng trên The New Yorker số ngày 28 tháng Mười 2013)

(chuẩn bị 1Q84 tập 3 nhé :p)

Oct 22, 2013

3

Ba tác phẩm Nhật Bản gần đây:


là ba tác phẩm có thể gọi là cùng thời, thời kỳ đầu của "văn chương hiện đại Nhật Bản".

Oct 21, 2013

Alice Munro trên The New Yorker

Ngay sau khi có thông tin giải Nobel Văn chương 2013, tờ The New Yorker đăng lại truyện ngắn của Alice Munro; truyện này đã đăng vào cuối năm 1999 ở đây.


Oct 18, 2013

Banana Yoshimoto

Tôi còn nhớ, cái ấn tượng về sự kỳ dị sau đó đổ xuôi xuống thành dịu dàng, mơ hồ bảng lảng, trở nên một cái nền êm ái đôi khi nhói lên một nỗi đau khó nắm bắt, khi lần đầu tiên gặp văn chương của Banana Yoshimoto.

Đó là khi tôi cầm bản thảo để đọc bản dịch KitchenNP, cách đây bảy năm.

Kể từ bấy, Banana Yoshimoto đã trở thành một trong những nhà văn Nhật Bản có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng Việt nhất. Tôi còn nhớ khi xem bìa Kitchen trước lúc bản dịch tiếng Việt được đem đi nhà in, Yoshimoto đã gửi thư khen ngợi cái bìa thật đẹp.

Oct 15, 2013

Phan Khôi tác phẩm đăng báo

Trong vòng 10 năm, bộ sách này (7 tập) đã cung cấp (trở lại) lượng bài báo khổng lồ của Phan Khôi từ 1928 đến 1935.

Hai tập mới nhất gồm giai đoạn 1933-1934-1935, đây là lúc Phan Khôi rời Sài Gòn ra Bắc, cộng tác với Thực nghiệp dân báo và vài tờ khác, sau đó vào Huế làm Tràng An báo; năm 1936 Phan Khôi sẽ mở tờ Sông Hương, sự kiện vừa có thể coi là đỉnh cao nghiệp làm báo của Phan Khôi lại vừa đánh dấu kết thúc một quãng thời gian vô cùng hiệu quả.



bài liên quan

Oct 11, 2013

Bonjour tristesse ở Việt Nam

Trong lịch sử đã có bao nhiêu bản dịch Bonjour Tristesse của Françoise Sagan ra tiếng Việt?

Nhiều người trước nay vẫn nói là cuối những năm 50 Nguyễn Vỹ đã dịch đăng quyển này trên tờ Phổ Thông của ông, và quả thật, khi tôi tìm được vài số Phổ Thông giai đoạn đầu thì tình hình như sau:

Bonjour Tristesse đã khởi đăng trên Phổ Thông từ số 1 và liên tục kéo trong vòng trên dưới 10 số đầu tiên, người dịch ký "Diệu Huyền" (tôi chưa có đầy đủ các số đăng bản dịch này).

Nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy đã xác nhận Diệu Huyền hay Cô Diệu Huyền chính là bút danh của Nguyễn Vỹ, như vậy quả thật Nguyễn Vỹ đã dịch Bonjour Tristesse. Đây là bản dịch đầu tiên tác phẩm này ở Việt Nam và gần như chắc chắn bản dịch này chỉ tồn tại trên tạp chí chứ không in thành sách.


Oct 8, 2013

Một vụ Sokal mới

Trước đây, vụ "Sokal hoax" làm người ta đặt ra nhiều hoài nghi trong mảng nghiên cứu xã hội.

Mới gần đây lại có thêm một vụ hao hao, nhưng ở trong mảng nghiên cứu khoa học tự nhiên, có thể gọi là "Bohannon hoax".

Link bài viết ở đây.

Cũng như nhiều thứ khác, nghiên cứu khoa học phình ra quá to cũng dẫn tới những hậu quả tai hại. Cũng tương tự nghệ thuật, hehe.

Bài liên quan

Oct 4, 2013

Bùi Giáng dịch thơ

Nhân vừa đọc bài này, hốt nhiên tôi nghĩ ra chuyện này: hình như trước nay chưa bao giờ có ai bàn luận thực sự nghiêm túc về Bùi Giáng ở tư cách dịch giả.

Tác giả của bài viết ở đường link dường như là một đại biểu Quốc hội Việt Nam; tác giả đã sai lầm một cách căn bản khi viết "Lại có thêm một nhân vật nữa của Miền Nam trước 1975 được dựng dậy một cách đột nhiên", vì trong hơn cả chục năm qua tác phẩm của Bùi Giáng đã tái bản rất nhiều, không có gì là "đột nhiên" cả.

Nhưng Bùi Giáng dịch thuật như thế nào? 

Bùi Giáng từng dịch 1) thơ trong đó có a) thơ ra thơ b) thơ ra văn xuôi 2) tác phẩm văn xuôi 3) tác phẩm phi-hư cấu (ví dụ các tiểu luận triết học).

Tôi có một ví dụ về 1a ở dưới đây.


Oct 2, 2013

Đà Linh Nguyễn Đức Hùng

Ở trong ngành xuất bản Việt Nam rất lâu năm và có một vị thế đặc biệt, anh Đà Linh Nguyễn Đức Hùng liên quan đến nhiều quyển sách, liên quan đến không ít bước thăng trầm của ngành xuất bản nói chung.

Anh lại là một con người mạnh mẽ, sự mạnh mẽ mà ngay một người không có quá nhiều tiếp xúc với anh như tôi cũng nhận thấy. Tôi gặp anh Nguyễn Đức Hùng lần đầu tiên cách đây gần chục năm, có một lần cuối 2006-đầu 2007 ngồi ăn đêm với anh ở chợ Hàng Da, còn những lần gặp khác chủ yếu đều có đông người, ít "riêng tư" hơn nhiều. Góc Hàng Da-Đường Thành có lẽ là một nơi mà anh Nguyễn Đức Hùng gắn bó ở đất Hà Nội. Tuy không thực sự gần gũi, nhưng tôi cũng có thể biết anh là một người mạnh mẽ, và rất khôn ngoan. Anh cũng gặp nhiều, rất nhiều sóng gió, nhất là ở những thời điểm không yên tĩnh của ngành xuất bản Việt Nam.