Hôm trước tôi đã nói đến một cuộc trò chuyện giữa hai người
(thật ra là ba nhưng đúng là hai), lần này có một cuộc trò chuyện tay đôi (trước
cử tọa) nữa.
Người đối thoại với Antoine Compagnon là Gérard Genette,
cũng từng rất gần gũi với Roland Barthes. Khác hẳn với Compagnon, Genette là một
lý thuyết gia toàn tòng, bao nhiêu năm trời kể từ thập niên 60 đến nay không rời
bỏ vị thế lý thuyết gia của mình, ngay cả khi lý thuyết văn học đã trở thành một
cái gì đó rất kỳ quặc, một con quái vật của quá khứ.
Mùa xuân năm 2003, ở giờ CM (tại Sorbonne có CM là cours
magistral học ở hội trường lớn, các giáo sư phụ trách, và có thêm TD là travaux
dirigés học ở lớp nhỏ, do các giảng viên hoặc nghiên cứu sinh phụ trách) tôi
nghe Antoine Compagnon giảng (năm ấy là về vấn đề "tác giả", chủ điểm sau này trở thành một chương trong Bản mệnh của lý thuyết), chính xác hơn là ở amphithéâtre Richelieu, còn ở TD thì Vincent Debaene, hồi ấy làm
nghiên cứu sinh tiến sĩ, bắt chúng tôi đọc vài trích đoạn trong Palimpsestes của Gérard Genette.
Đến nay, chục năm sau, tôi mới bắt đầu nghĩ mình thực sự hiểu
Palimpsestes nói gì. Vincent Debaene
có chung tuteur với tôi, Michel Charles, một lý thuyết gia khác, người tấn công
vào thông diễn học văn bản (herméneutique) để xây dựng một tu từ học
(rhétorique) mới. Đây là truyền thống được Roland Barthes xây dựng manh nha rồi
được Gérard Genette mở rộng, nhất là khi Genette giới thiệu trở lại nhà tu từ học
lớn cuối cùng của Pháp, Fontanier. Gérard Genette thuộc thế hệ thầy của Michel
Charles; trước đây Genette (cùng Todorov) mở ra và điều hành tạp chí Poétique, còn từ vài chục năm nay vị trí
đó thuộc về Michel Charles, trụ sở tòa soạn nằm luôn ở văn phòng Michel Charles
ở Normale Sup.
Với Genette, người mà tôi chưa gặp bao giờ, một đại sư đã rất
già, tôi ngưỡng mộ vô biên một đầu óc chặt chẽ chưa từng thấy, một người có thể
bàn suốt nghìn trang sách về parodie, pastiche hay travestissement một cách hài
hước khó tưởng tượng nổi, cũng như ngưỡng mộ sự quyết liệt của con đường lý
thuyết bao trùm cả một cuộc đời, một con đường cực khó. Nhìn chung, Genette
không mấy được ưa chuộng, người ta hay sợ ông, ông là một “cái máy” sản xuất
thuật ngữ, một “taxinomiste”, người giải quyết xong xuôi tự sự học trong chừng
trăm trang sách, xây dựng đầy đủ hệ thống văn bản văn học trong năm trăm trang
khác, in năm tập sách mang tên Figures
ám chỉ các biện pháp tu từ, rồi lại cả nghìn trang sách về “nội tại” và “siêu
vượt” của tác phẩm nghệ thuật. Genette đáng gờm, vì tư duy lý thuyết là cái gì
đó đáng gờm, ở Genette lại không có cái vẻ ủy mị hấp dẫn người khác như Roland
Barthes.
Còn Antoine Compagnon thì đáng ngưỡng mộ ở sự độc đáo vô
song, cách đặt vấn đề: mọi lĩnh vực đã được bàn đến nát nhừ nhiều thế kỷ, khi
Compagnon đi vào thì lại như mới. Và Compagnon cũng cực kỳ hài hước. Theo như
chính Compagnon từng nói với tôi, có lẽ chính ông cũng thuộc vào tập đoàn người
không ưa Genette trong suốt nhiều năm.
Nhưng giờ đây họ nói chuyện với nhau. Trong khuôn khổ một cuộc nhìn lại lý thuyết văn học mà tôi nói hôm trước. Dưới đây là một số ý của cuộc
trò chuyện ấy, theo tôi là một cái gì đó vô tiền khoáng hậu, diễn ra ở Collège
de France trong khuôn khổ séminaire của Antoine Compagnon mang tên “Annus Mirabilis” (Năm Mầu Nhiệm), tức là về năm 1966.
Antoine Compagnon: Hôm nay, khách mời của séminaire là
Gérard Genette, ông đã cho xuất bản tác phẩm Figures vào mùa xuân năm 1966. Tôi sẽ không giới thiệu ông mà chỉ
muốn nhắc là vào thời điểm ấy, bởi vì séminaire của chúng ta có chủ đề là cái
năm đó, Gérard Genette đang làm trợ lý ở trường Sorbonne: có lẽ ta cần nói xem
làm trợ lý ở Sorbonne hồi 1965-1966 có nghĩa là gì. Cùng lúc, ông theo
séminaire của Roland Barthes. Một trong những bài báo rất nổi tiếng của Gérard
Genette về mối liên quan giữa “Tu từ học và giảng dạy” hẳn đã bắt nguồn từ một
bài trình bày của ông tại séminaire của Roland Barthes, séminaire đó có chủ đề
là tu từ học cổ điển, diễn ra từ 1964 đến 1966. Đó chính là thời điểm một số
bài báo của Genette, phần nhiều đã đăng trên tạp chí Tel Quel, được tập hợp trong tập sách Figures ấy, ấn hành trong tủ sách của Philippe Sollers mang tên
“Tel Quel” tại nhà xuất bản Seuil. Quan hệ của ông với Barthes, với Sollers như
thế nào? Sau khi Barthes nói về Robbe-Grillet, người ta quan sát thấy có nhiều
thay đổi và bản thân ông cũng nói về Robbe-Grillet. Ông có thể nói qua cho
chúng tôi biết ông đã viết gì về Robbe-Grillet không? Hôm nay, tôi đã có một
bài giảng về Proust với ý tưởng hẳn chúng ta có thể nói về Proust và cũng như
Barthes trong một văn bản mang tên Proust
và tôi, ông hẳn có thể nói cho tôi biết bằng cách nào mà ông lại bắt đầu
bàn đến Proust hồi những năm ấy. Đó là một số chủ đề mà tôi rất muốn chúng ta đề
cập một cách hoàn toàn tự do, xung quanh giai đoạn 1965-1966, về việc xuất bản
tập sách Figures, về Proust, về
Barthes, có thể cả về mối quan hệ của ông với Tzvetan Todorov nữa […]
Gérard Genette: Nhật xét đầu tiên: tôi có cảm giác mình ở
đây là bởi vì tôi gần như là người duy nhất còn sống sót trong số tất cả những
con người ấy, tất cả các tác giả ấy, tất cả các nhà phê bình ấy, tất cả các nhà
điện ảnh ấy, những người hoặc được phát hiện hoặc khẳng định mình trong cái năm
mầu nhiệm đó.
Antoine Compagnon: Sollers cũng đã được mời đến dự séminaire
này, cả Todorov nữa: họ là những người sống sót.
Gérard Genette: Thế thì nói đúng hơn tôi không hoàn toàn là
người sống sót, nhưng tôi sẽ cố sống sót thêm trong bốn mươi lăm phút nữa. Tôi
nghĩ đến cái danh sách đã trở nên đôi chút “điển phạm” trên vài tờ tạp chí,
danh sách những nhân vật nổi tiếng, nếu tôi dám nói vậy, đã xuất hiện vào năm
1966, nghĩa là chẳng hạn in một cuốn sách hoặc ra một bộ phim vào năm 1966.
Nhìn vào danh sách ấy, tôi buộc phải công nhận rằng chúng tôi không còn lại nhiều.
Dẫu sao thì những người được phát hiện hay khẳng định được mình vào năm 1966
thuộc nhiều độ tuổi: tôi nghĩ rằng Jacques Lacan hoàn toàn không cùng thế hệ với
tôi, vậy nên khi nhìn vào danh sách này, tôi không thể không nhớ đến một trang
trong Thời gian tìm thấy lại, tác phẩm
mà chắc hẳn ông biết rõ hơn tôi, trong đó Charlus, cũng không còn khỏe lắm, lập
ra danh sách tất cả những ai đã biến mất trong những năm người kể chuyện vắng mặt
khỏi Paris.
Thế là có cả một loạt: Hannibal de Bréauté: đã chết; Antoine de Mouchy: đã chết; Charles Swann: đã chết, rồi cứ thế tiếp tục. Thôi, tôi sẽ không thực hiện phép chuyển dịch cái danh sách của Charlus này theo lối thay tên này bằng tên khác đâu, danh sách ấy còn dài lắm, nó kết thúc bằng một câu văn khá đẹp, câu cuối cùng của cái cảnh nổi tiếng đó, người kể chuyện nói đại ý: “mỗi lần từ “đã chết” lại rơi xuống người đã khuất như xẻng đất cuối cùng từ tay một phu đào huyệt đang vội vã ấn người đó sâu hơn vào lòng đất”. Chúng ta còn chưa đến mức đó đâu. Ngay lập tức tôi muốn nói rằng đúng thế, tôi không phải người duy nhất trong danh sách vẫn còn sống. Ông đã nêu tên Tzvetan Todorov rất đúng chỗ, thời đó ông ấy hơi giống alter ego của tôi, năm 1966 ông ấy cũng cho xuất bản một cuốn sách. Ngay cả khi không phải một cuốn sách do ông ấy viết thì Tuyển tập văn bản của các nhà hình thức Nga cũng chứa đựng rất nhiều con người ông ấy, nó được xuất bản trong tủ sách “Tel Quel”, hình như vào đầu năm 1966, tôi nghĩ vậy. Tôi khá xúc động khi nhớ lại cuốn sách ấy, bởi vì chúng tôi đã làm việc cùng nhau rất nhiều để dịch, để chọn các văn bản, v.v… rồi đề xuất với Philippe Sollers […]
Nào, năm 1966. Điều nghịch lý là vào năm 1966 tôi đã không viết gì, nhưng lại cho xuất bản một cuốn sách với nội dung, nếu tôi còn nhớ chính xác, bắt đầu được viết và đăng từ năm 1960, năm ấy đã xuất hiện trên tờ Les Lettres nouvelles những gì sẽ trở thành chương đầu tiên của Figures, nó thuộc một tổng thể có chủ đề là thơ ba rốc Pháp. […] Việc cho xuất bản cuốn sách đầu tiên ở tuổi ba mươi sáu cũng cho thấy tôi chẳng sớm sủa gì cho lắm, và kể từ đó tôi đâm ra có thói quen cứ ba năm lại cho in một cuốn sách. […]
Thế là có cả một loạt: Hannibal de Bréauté: đã chết; Antoine de Mouchy: đã chết; Charles Swann: đã chết, rồi cứ thế tiếp tục. Thôi, tôi sẽ không thực hiện phép chuyển dịch cái danh sách của Charlus này theo lối thay tên này bằng tên khác đâu, danh sách ấy còn dài lắm, nó kết thúc bằng một câu văn khá đẹp, câu cuối cùng của cái cảnh nổi tiếng đó, người kể chuyện nói đại ý: “mỗi lần từ “đã chết” lại rơi xuống người đã khuất như xẻng đất cuối cùng từ tay một phu đào huyệt đang vội vã ấn người đó sâu hơn vào lòng đất”. Chúng ta còn chưa đến mức đó đâu. Ngay lập tức tôi muốn nói rằng đúng thế, tôi không phải người duy nhất trong danh sách vẫn còn sống. Ông đã nêu tên Tzvetan Todorov rất đúng chỗ, thời đó ông ấy hơi giống alter ego của tôi, năm 1966 ông ấy cũng cho xuất bản một cuốn sách. Ngay cả khi không phải một cuốn sách do ông ấy viết thì Tuyển tập văn bản của các nhà hình thức Nga cũng chứa đựng rất nhiều con người ông ấy, nó được xuất bản trong tủ sách “Tel Quel”, hình như vào đầu năm 1966, tôi nghĩ vậy. Tôi khá xúc động khi nhớ lại cuốn sách ấy, bởi vì chúng tôi đã làm việc cùng nhau rất nhiều để dịch, để chọn các văn bản, v.v… rồi đề xuất với Philippe Sollers […]
Nào, năm 1966. Điều nghịch lý là vào năm 1966 tôi đã không viết gì, nhưng lại cho xuất bản một cuốn sách với nội dung, nếu tôi còn nhớ chính xác, bắt đầu được viết và đăng từ năm 1960, năm ấy đã xuất hiện trên tờ Les Lettres nouvelles những gì sẽ trở thành chương đầu tiên của Figures, nó thuộc một tổng thể có chủ đề là thơ ba rốc Pháp. […] Việc cho xuất bản cuốn sách đầu tiên ở tuổi ba mươi sáu cũng cho thấy tôi chẳng sớm sủa gì cho lắm, và kể từ đó tôi đâm ra có thói quen cứ ba năm lại cho in một cuốn sách. […]
Như vậy là, trong vòng sáu năm tôi đã dồn tụ được một ít văn
bản chủ yếu thuộc loại phê bình văn học và thuộc về cái hồi ấy người ta hay gọi
là Phê bình Mới. Lẽ dĩ nhiên, ai cũng biết rồi, thầy tôi và người hướng dẫn cho
tôi là Roland Barthes. Các đối tượng chủ yếu của tôi trong đó là thơ ba rốc
Pháp […], Proust […] Robbe-Grillet […]
Vì chúng ta đang ở trong lịch sử cá nhân nên tôi có thể kể
cho các bạn dăm giai thoại về cách thức những tiểu luận phê bình này, được đăng
từ trước trên Les Lettres nouvelles,
trên NRF, trên Critique, trên Tel Quel,
trở thành cuốn sách này, cuốn sách dĩ nhiên tôi đã không hề nghĩ đến khi viết
tiểu luận đầu tiên.
Một hôm, chắc là vào năm 1965, Philippe Sollers, lúc đó đang
điều hành tờ tạp chí và tủ sách “Tel Quel”, nơi tôi đã cho đăng hai hay ba văn
bản trong cuốn sách, đề nghị gộp chúng lại để in một tuyển tập. Tôi thấy gợi ý này hơi có chút tự phụ, có lẽ là hơi quá sớm,
và tôi cảm thấy mình cần hỏi ý kiến một ai đó có thẩm quyền, ngoải bản thân
Sollers. Lẽ dĩ nhiên tôi đã đi hỏi Roland Barthes. Trong lĩnh vực ấy tôi không
thể làm gì mà không hỏi ý kiến ông ấy và, lần nào làm vậy, tôi đều nhận được từ
ông ấy một câu trả lời, giống như lời sấm đền Delphes, có thể được hiểu theo
nghĩa này hay nghĩa khác, nhưng không bao giờ theo một nghĩa thứ ba. Chắc ông ấy
đã nói với tôi gì đó đại loại “Chà… cứ làm như anh thích đi…” Vì thấy lời
khuyên đó quá mù mờ, tôi bèn đến hỏi một mentor khác của tôi hồi ấy, Georges
Poulet, ông ấy từng khích lệ tôi viết vài tiểu luận, tôi cũng chẳng biết rõ là
những bài nào nữa, và ông ấy là người kiên quyết hơn Roland Barthes. Thế là tôi
hỏi ông ấy: “Ông có nghĩ, vì Sollers vừa đề nghị với tôi, là nên in một tập tiểu
luận phê bình với những gì tôi đã viết và đăng báo không?” Ông ấy đã nói với
tôi câu này, mà tôi vẫn chưa quên: “Làm đi, anh sẽ không bao giờ thấy hối tiếc
đâu!” Lẽ dĩ nhiên, một câu như thế thì ta chẳng thể nào cưỡng lại được.
Thế là tôi bèn nói lại với Philippe Sollers, bảo sẽ thử in tập sách ấy xem sao […]. “Được rồi, Sollers đáp, tốt lắm, tôi sẽ nói với Paul Flamand một câu (Flamand là ông chủ Seuil hồi ấy). Tốt rồi, nhưng cần có một nhan đề nữa”. Lúc nào cũng cần một nhan đề. Thật may mắn là tôi đã có sẵn một cái trong đầu từ vài tháng nay, có lẽ còn từ vài năm nay, mà tôi thấy giống một nhan đề tiểu thuyết hơn. Nhan đề ấy là từ “Figures”. Thế là tôi đã chối từ cuốn tiểu thuyết, mà quả thật chưa bao giờ tôi viết, tôi thực sự không biết có thể viết gì trong đó, tôi đã chối từ tiểu thuyết nói chung, và bảo Sollers: “Nó có thể tên là “Figures”, số nhiều nhé”. Và rồi có một bài báo viết về các biện pháp [figure] tu từ, chắc cũng đăng trên tờ Tel quel, tên là “Tu từ học của ngôn ngữ” hay “Tu từ học và không gian” gì đó, mà cũng chẳng quan trọng […] và vậy là đã có thể cho xuất bản một tập sách mang tên Figures, trong đó có một chương tên là “Figures” luôn: đó là một cách thực hành xuất bản hoàn toàn thông dụng. […]
Tập sách ấy không tên là Figures I: tôi không hề có ý định hướng tới Figures II, v.v… Thế là, nó có tên Figures. Và Sollers bảo: “Nhan đề hay đấy, hoàn toàn có thể lấy làm nhan đề một cuốn tiểu thuyết, nó cũng có thể là nhan đề một tập tiểu luận, chỉ có điều nhìn vào danh mục tủ sách của chúng tôi, người ta sẽ nghĩ đó là một cuốn tiểu thuyết. Cho nên không thể để suy diễn như vậy được, phải có thêm một tít phụ”. Và thế là tôi đã chọn một tít phụ […]: Essais [Tiểu luận], ở số nhiều.
Thế là tôi bèn nói lại với Philippe Sollers, bảo sẽ thử in tập sách ấy xem sao […]. “Được rồi, Sollers đáp, tốt lắm, tôi sẽ nói với Paul Flamand một câu (Flamand là ông chủ Seuil hồi ấy). Tốt rồi, nhưng cần có một nhan đề nữa”. Lúc nào cũng cần một nhan đề. Thật may mắn là tôi đã có sẵn một cái trong đầu từ vài tháng nay, có lẽ còn từ vài năm nay, mà tôi thấy giống một nhan đề tiểu thuyết hơn. Nhan đề ấy là từ “Figures”. Thế là tôi đã chối từ cuốn tiểu thuyết, mà quả thật chưa bao giờ tôi viết, tôi thực sự không biết có thể viết gì trong đó, tôi đã chối từ tiểu thuyết nói chung, và bảo Sollers: “Nó có thể tên là “Figures”, số nhiều nhé”. Và rồi có một bài báo viết về các biện pháp [figure] tu từ, chắc cũng đăng trên tờ Tel quel, tên là “Tu từ học của ngôn ngữ” hay “Tu từ học và không gian” gì đó, mà cũng chẳng quan trọng […] và vậy là đã có thể cho xuất bản một tập sách mang tên Figures, trong đó có một chương tên là “Figures” luôn: đó là một cách thực hành xuất bản hoàn toàn thông dụng. […]
Tập sách ấy không tên là Figures I: tôi không hề có ý định hướng tới Figures II, v.v… Thế là, nó có tên Figures. Và Sollers bảo: “Nhan đề hay đấy, hoàn toàn có thể lấy làm nhan đề một cuốn tiểu thuyết, nó cũng có thể là nhan đề một tập tiểu luận, chỉ có điều nhìn vào danh mục tủ sách của chúng tôi, người ta sẽ nghĩ đó là một cuốn tiểu thuyết. Cho nên không thể để suy diễn như vậy được, phải có thêm một tít phụ”. Và thế là tôi đã chọn một tít phụ […]: Essais [Tiểu luận], ở số nhiều.
Gần như mọi thứ đều đã ổn, trừ mỗi việc thường thì khi ta
cho xuất bản một tuyển tập tiểu luận phê bình, ngay cả (nhất là) thời ấy, sẽ là
tốt nếu đặt ở trước một bài dẫn nhập, ít nhất là vài câu dẫn nhập, một lời mào
đầu, cái gì đó kiểu như thế, và nếu có thể thì vài trang kết luận nữa. […] Tôi
thấy hơi phiền, vì không hiểu làm thế nào mà viết được một bài dẫn luận cho một
tuyển tập kỳ quái đến như thế (nếu tôi dám dùng từ này, nhưng kể từ bấy tôi đã
cho in nhiều tập còn kỳ quái hơn). Lo sao để một tuyển tập mang một tính thống
nhất hư ảo nào đó thực sự không chỉ nằm ngoài khả năng trí tuệ của tôi […] mà
còn ngoài cả libido viết lách của
tôi. Tôi không thấy mình có thể cả viết bài dẫn luận lẫn lời kết luận cho tuyển
tập kỳ quái ấy: tôi đã nói vậy với Sollers. Và Sollers, tôi nghĩ thế, đã đáp:
“Thôi kệ đời” (cười). Điều dễ chịu với
Tel quel thời ấy là ở đó ngự trị một
bầu không khí vô lo, một sự thoải mái nhất định. Khi nhớ lại cuốn sách được xuất
bản trong bầu không khí vô lo này, tôi phải nói rất thành thực về mặt tình cảm
rằng việc xuất bản cuốn sách, và cả một chút cuốn sau đó nữa, thực sự đã nhờ cậy
rất nhiều ở tâm trí nhẹ nhõm, vô lo của ông giám đốc tủ sách “Tel Quel”. Dù cho
sau này đã có những trở ngại, thì tôi cũng không thể quên được điều đó. Và khi
tôi nhìn nhận lại cuốn sách đầu tiên ấy, điều khiến tôi gắn bó với nó, tôi buộc
phải nhún nhường mà thổ lộ như vậy, là một cảm giác, khi đọc cũng như khi đọc lại
[…], về cái mà tôi sẽ gọi là sự tươi mới.
Stendhal nói ở đâu đó về một “sự tươi mới thông qua kỷ niệm”, tôi chẳng biết
mình có tươi mới được đến như thế khi viết cuốn sách đó hay không, nhưng hôm
nay khi nhìn lại nó, tôi thấy quả thật nó mang dấu ấn của sự tươi mới, mà đối
trọng dĩ nhiên phải tên là gì đó giống như sự
ngây thơ. […] Nhưng tôi cũng phải kể thêm, về những gì xung quanh cuốn
sách, rằng sau khi bảo tôi: “Kệ đời bài dẫn luận nhé, ta có ở trường Sorbonne
đâu”, Sollers nói tiếp: “Nhưng không may là dẫu sao anh cũng phải làm một việc,
ít nhất nếu anh không muốn nhờ người khác, là viết vài dòng để in ở trang bìa bốn”.
Bìa bốn dĩ nhiên đã thay đổi rất nhiều kể từ đó: người ta đã bỏ đi một bức ảnh,
vài nét tiểu sử, và rồi, đặc biệt ở ấn bản bỏ túi, bỏ nốt chừng hai chục dòng
mà hồi đó ở nhà xuất bản Seuil người ta gọi là một rempli, còn bây giờ thì gọi khác, nghe ngốc hơn nhiều: bìa bốn. Vậy là Sollers bảo tôi: “Anh phải
làm thôi, nhưng anh biết cách làm việc đó mà”. Quả thật, tôi từng viết […]
rempli cho các tiểu luận phê bình của Roland Barthes. Bắt được ông cho in tuyển
tập ấy, dĩ nhiên là một tuyển tập bất tử, gồm những tiểu luận phê bình mang cái
nhan đề rất ngốc Tiểu luận phê bình,
là cả một cuộc phiêu lưu, và nó được in vào năm 1964. […] thế là cuối cùng tôi
đã viết cái rempli ấy, nó chỉ xuất hiện trên các ấn bản xưa nhất của Figures trong tủ sách “Tel Quel”.
Đó là, theo cách nào đó, sự ra đời, một chút về khía cạnh
tác giả và cũng một chút về khía cạnh xuất bản, của tập sách ấy, một tập sách
mà dẫu sao tôi cũng còn vài lời để nói, thiên về phía tiêu cực. Tôi đã nói rằng
trong năm 1966 tôi không viết gì, nhưng điều đó không đúng bởi vì tôi đã bắt đầu
- nhưng chưa kết thúc, bị chậm trễ do nhiều vấn đề hành chính mà tôi sẽ không kể
ở đây - một tiểu luận về Stendhal. Do vậy, đã không có - và với tôi, lẽ dĩ
nhiên, đó là là một vết thương lòng ghê gớm - chương nào về Stendhal trong Figures. Vậy đó, và rốt cuộc tiểu luận
này đã in trong Figures II xuất bản
năm 1969. Giữa hai mốc thời gian đó đã có năm 1968, nhưng tôi sẽ bỏ qua chi tiết
này của lịch sử lớn. Tức là, nếu tôi không bị chậm trễ bởi hoàn cảnh bên ngoài,
thì Figures lẽ ra đã là một tuyển tập
dài hơn một chút và đã có, để đối trọng với chương về Flaubert, một chương về
Stendhal. Sự thiếu cân xứng tình cờ này, tôi phải mất một thời gian mới sửa chữa
được nhưng tôi đã bù đắp trong tuyển tập sau đó, thực sự nó chẳng là gì khác
ngoài một tập sách tiếp theo, và trong mắt tôi nó thuần túy là một tái bút cho Figures, mang nhan đề Figures II. Để kết thúc với những nhìn
nhận về chuyện xuất bản, tôi cũng không còn biết vào lúc nào, nhưng có lẽ là
khi Figures II đã được ấn hành và
trong một lần tái bản Figures, tôi đã
nghĩ cần phải đặt lại tên cho nó thành Figures
I, bởi vì Figures rồi đến Figures II thì thật lộn xộn. Thế là,
cũng chẳng biết từ khi nào nữa, có Figures
I và Figures II. Kể từ đó cuốn
sách ấy được “biết đến”, nếu có thể nói vậy, dưới nhan đề Figures I. Nhưng nó đã ra đời với cái tên Figures ngắn ngủi. […]
Cũng vào năm 1966 (và điều này cũng thuộc vào cách thức mà
tôi “xuất hiện” vào năm ấy) tôi được Georges Poulet mời tham gia một décade ở
Cerisy [một loại hội thảo rất đặc trưng của giới nghiên cứu Pháp] với cái tên
“Những con đường hiện tại của phê bình”. Décade này được tổ chức vào tháng
Chín, tức là tôi vẫn ở trong giới hạn của năm 1966. Mùa hè năm ấy, để chuẩn bị
cho hội thảo, tôi đã viết một thứ có thể coi là phụ chú cho Figures […] tên là “Các lý do của phê
bình thuần túy”. Nó không chỉ dẫn chiếu đến Kant, mà tôi hết sức kính trọng, nhất
là khi kể từ đó tôi cũng đã đọc ông một chút, nhưng chủ yếu là để ám chỉ đến một
nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết của Louis Guilloux [cuốn tiểu thuyết tên là
Le Sang noir - Máu đen]. Ngày nay tôi
thấy văn bản này hơi mù mờ. Lúc ấy tôi vừa viết một cuốn sách được giới phê
bình đón nhận khá tốt - hồi đó sách phê bình văn học còn bán chạy như bánh mì.
[…]
Bài tham luận của tôi ở décade ấy là sự kiện cuối cùng, nếu
các bạn muốn, của cái với tôi từng là annus
mirabilis. […] décade ấy đã ghi dấu (không phải nhờ tôi, mà nhờ những người
như Georges Poulet, René Girard, Jean-Pierre Richard, Paul De Man, có lẽ là có
ông ấy, tôi cũng không nhớ rõ nữa, nhưng dù sao cũng có Jean Rousset) một thời
khắc nào đó trong lịch sử ngắn ngủi của cái mà người ta vẫn tiếp tục gọi, trong
vòng vài năm, là Phê bình Mới, tòa công trình mà tôi đã đóng góp một viên gạch
nhỏ bé. Tôi xin dừng ở đây. (Vỗ tay).
Antoine Compagnon:
Mùa đông năm 1966 ấy, không phải ông đã viết gì đó để bảo vệ Roland Barthes à?
Hình như tôi đã đọc được trong Bardadrac…
Gérard Genette: Đừng
tin mọi thứ trong Bardadrac.
Antoine Compagnon:
… rằng sau cuốn sách phê phán của Raymond Picard, ông đã khuyến khích Barthes
đáp lời và thậm chí đã viết bìa bốn cho Phê
bình và sự thật.
Gérard Genette:
Không, không, ông ấy đã tự viết toàn bộ.
Antoine Compagnon:
Nhưng…
Gérard Genette:
Đó là sau này: Phê bình và sự thật in
năm 1966. Tiểu luận phê bình của ông ấy
thì…
Antoine Compagnon:
… in năm 1964. Nhưng về Phê bình và sự thật,
ông nói rằng ông không chỉ khuyến khích Barthes viết mà bản thân ông cũng viết,
một ít…
Gérard Genette:
Không, không, chuyện phức tạp hơn. Và ở đây thì hoàn toàn là lịch sử cá nhân, bởi
vì, khi cuốn sách phê phán của Picard in ra, Phê bình Mới, trò bịp mới, tôi nghĩ thế, Barthes bị tác động khá mạnh.
Những năm ấy chúng tôi rất hay nói chuyện với nhau. Ông ấy đã bảo tôi - điều
này thuộc vào những việc cỏ vê nho nhỏ mà thỉnh thoảng ông giao cho tôi: “Phải
đáp lại Picard nhưng tôi lại không muốn”. Tôi nghĩ có thể tìm được điều đó
trong kho lưu trữ Barthes ở IMEC, nếu như đúng là nó nằm ở IMEC. Tôi cũng có
vài bức thư của ông ấy, nó thuộc kho lưu trữ ít ỏi của tôi, bởi vì tôi không
thuộc dạng thiên về lưu trữ cho lắm: dù sao thì những bức thư của Barthes tôi
cũng vẫn còn giữ. Tức là có một số văn bản làm chứng cho các trao đổi này.
Trong một thời gian, Barthes, vì không muốn đáp lại Picard cho lắm, đã đề nghị
tôi viết cho ông ấy những bản phác thảo câu trả lời. Đó là nhiệm vụ của tôi vào
thời điểm đó. Tôi không biết cuốn sách của Picard xuất bản lúc nào nữa…
Antoine Compagnon:
Mùa thu năm 1965.
Gérard Genette: Tức
là rất sát. Thế là, tôi đã phác thảo những câu trả lời mà ông ấy đã rất khôn
ngoan coi là đáng vứt đi, không phù hợp, nhưng chúng đã khuyến khích ông ấy tự
cầm lấy bút, như người ta vẫn nói. Đó là đóng góp của tôi cho Phê bình và sự thật, hoàn toàn chẳng có
gì khác nữa đâu. […] Tôi phải nói rõ rằng, mặc dù tôi đã viết một số phác thảo
hộ ông ấy, cuốn sách của Barthes không nợ nần gì tôi hết. Tôi có can thiệp vào
quá trình nó ra đời, nhưng là theo lối gần như tiêu cực: tôi đã đưa ông ấy những
gì ông ấy không được làm và ông ấy đã làm những gì ông ấy muốn làm.
Đó, cái năm 1966 tuyệt diệu đã diễn ra với tôi như vậy đó, và tôi vẫn phải kể thêm một chuyện nữa. Vẫn trong địa hạt giai thoại nhé, tôi nghĩ vào đúng cái ngày tôi ký vào các bản in thử của Figures, chúng tôi, một người đang ngồi dưới kia và tôi, đã đi xem một bộ phim vừa ra và vài tuần trước đó đã giành giải Cành cọ vàng ở Festival Cannes, không phải một bộ phim của Godard. Tôi sẽ không đúng đắn lắm khi kể điều này, nhưng tôi rất thích: nói tóm lại, chúng tôi, Babette - nếu tôi được phép gọi tên bà ấy ở chỗ đông người như thế này - và tôi, đã đi xem Một người đàn ông và một người đàn bà, bộ phim đó không phải của Godard, mà của Lelouch. Và vì chính hôm đó tôi đã xem bộ phim này, bộ phim mà tôi vẫn rất thích - tôi cũng thích toàn bộ tác phẩm của Lelouch […], lúc thăng lúc trầm, dĩ nhiên - với tôi bộ phim thật khó quên. Bởi tất cả những nguyên do ấy, tôi rất yêu quý tác phẩm này, đó là một trong những điểm khiến tôi gắn bó với kỷ niệm về năm 1966. Và thêm một chỉ dẫn cuối cùng ở một phương diện khác, chúng ta đã chuyển từ viết lách sang phim ảnh: giờ đây tôi sẽ chuyển sang nhạc jazz, để thông báo rằng vào ngày 13 tháng Mười một ở Pleyel, Stan Getz vĩ đại đã tới chơi trong một buổi hòa nhạc với vài đồng sự của ông hồi đó, và buổi hòa nhạc ấy là thời điểm của năm 1966 mà tôi sẽ không quên bao giờ. Cám ơn. (Vỗ tay).
Figures I và Figures II của Genette:
Đó, cái năm 1966 tuyệt diệu đã diễn ra với tôi như vậy đó, và tôi vẫn phải kể thêm một chuyện nữa. Vẫn trong địa hạt giai thoại nhé, tôi nghĩ vào đúng cái ngày tôi ký vào các bản in thử của Figures, chúng tôi, một người đang ngồi dưới kia và tôi, đã đi xem một bộ phim vừa ra và vài tuần trước đó đã giành giải Cành cọ vàng ở Festival Cannes, không phải một bộ phim của Godard. Tôi sẽ không đúng đắn lắm khi kể điều này, nhưng tôi rất thích: nói tóm lại, chúng tôi, Babette - nếu tôi được phép gọi tên bà ấy ở chỗ đông người như thế này - và tôi, đã đi xem Một người đàn ông và một người đàn bà, bộ phim đó không phải của Godard, mà của Lelouch. Và vì chính hôm đó tôi đã xem bộ phim này, bộ phim mà tôi vẫn rất thích - tôi cũng thích toàn bộ tác phẩm của Lelouch […], lúc thăng lúc trầm, dĩ nhiên - với tôi bộ phim thật khó quên. Bởi tất cả những nguyên do ấy, tôi rất yêu quý tác phẩm này, đó là một trong những điểm khiến tôi gắn bó với kỷ niệm về năm 1966. Và thêm một chỉ dẫn cuối cùng ở một phương diện khác, chúng ta đã chuyển từ viết lách sang phim ảnh: giờ đây tôi sẽ chuyển sang nhạc jazz, để thông báo rằng vào ngày 13 tháng Mười một ở Pleyel, Stan Getz vĩ đại đã tới chơi trong một buổi hòa nhạc với vài đồng sự của ông hồi đó, và buổi hòa nhạc ấy là thời điểm của năm 1966 mà tôi sẽ không quên bao giờ. Cám ơn. (Vỗ tay).
Figures I và Figures II của Genette:
Thích từ "tà đạo". Văn chương đỉnh mà còn cuốn hút nữa thì đích thực là tà rồi.
ReplyDelete"Hiện nay, Antoine Compagnon đã trở thành giáo sư của Collège de France, là nơi trước đây Roland Barthes cũng từng có một ghế."
ReplyDeleteThis is the reason why we love to read your blog. " Roland Barthes cũng từng... có một ghế." Aha...
And we thanks for that you left Business school to choose Literature and Language of Literature. Have you ever felt sorry for that change, that you didn't choose the career to work for World Bank, VOA, BBC and Foreign companies to earn more $$?
I don't know why Mr. Gov (government) doesn't send you back to school for Ph.D. degree and why you don't apply for scholarship again.
- GC
Please remove the worm "s" from "thanks". If I mistyped, it's not my fault but the finger of God's. :-p
ReplyDelete- GC
Lục được bài này thích thế. Giờ mới để ý Hannibal de Bréauté. Thomas Harris đặt tên nhân vật Hannibal Lecter chắc cũng có ít nhiều liên quan
ReplyDelete