Jun 30, 2014

[tiện bút] Phụ nữ cứng và mềm, và phụ nữ sai lầm

Cứng và mềm

Không có phụ nữ xấu - điều này là chân lý, cùng dạng với cái chân lý nói rằng trái đất đứng im vào thuở xa xưa rồi sau này lại bảo nó quay tít - nhưng dẫu sao toàn thể đàn ông vẫn thầm mong muốn người phụ nữ của mình nên mềm đúng nơi và cứng đừng sai chỗ. Một bờ môi mềm mại lẽ dĩ nhiên không mang lại điều tương đương cảm giác hơi ớn lạnh khi tưởng như ta đang áp miệng vào một đoạn săm xe đạp Sao Vàng, nhưng bụng và mông mà hơi cứng và có độ nhún hợp lý thì lại tuyệt vời, và cầu mong sao một ngày đẹp trời ta không phải bàng hoàng phát hiện ở một vùng hiểm trở khó nói cô ấy lại có một cấu tạo xương sao đó khiến ta liên tục bị đau đến toát mồ hôi mà không dám mở mồm kêu la than vãn.

Jun 28, 2014

Trương Tửu

Dần dà, Trương Tửu đã "lộ diện" trở lại.

Thời kỳ đầu của Trương Tửu, trong tư cách tiểu thuyết gia:


- Khi chiếc yếm rơi xuống, Minh Phương, 1939
- Trái tim nổi loạn, Văn Thanh, 1940
- Một chiến sĩ, Minh Phương, 1938

Nam Cao

Sống mòn, câu chuyện rất nhiều liên quan đến Chí Phèo, có một số phận bản thảo và xuất bản hết sức đặc biệt.

Bản bên trái là bản in lần thứ tư, 1976, còn bản bên phải là bản đầu tiên, hai mươi năm trước đó, 1956. Tuy nhiên, Nam Cao đã viết xong Sống mòn từ 1944.

1956 không phải là một niên đại gì quá ghê gớm, nhưng bản Văn Nghệ 1956 này thực sự, thực sự hiếm, rất ít khi gặp.


Sau nhiều tìm hiểu, tôi thấy cái chết của Nam Cao vào năm 1951 rất đáng ngờ.

Jun 23, 2014

[tiện bút] Costa Rica đá bóng, và tinh thần tự do

Hòa chung với tinh thần lè phè của đàn ông Việt Nam tay cầm chai bia ngồi thủng thỉnh trước ti vi hét "vào vào" và chửi "mẹ thế mà cũng không sút nổi", tôi đã xem được hai trận đấu ở World Cup lần này, là trận Columbia-Hy Lạp và trận Ý-Costa Rica.

Còn thêm một trận nữa xem vì được à quên bị rủ, trận Đức-Bồ Đào Nha, lần ấy xem có nhiều người tôi mới bần thần nhận ra, cũng như trong "giới" của tôi, nhiều người không biết viết văn nhưng vẫn mỗi năm ra một cuốn tiểu thuyết, nhiều người không biết đọc nhưng bình luận rất rôm rả về tác giả này cuốn sách kia, mấy ông xem cùng tôi chẳng bao giờ đá bóng nhưng bình luận thì chuyên nghiệp hơn cả anh Vũ Quang Huy lẫn anh Tạ Biên Cương cộng lại.

Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn chương Việt Nam: một số nhìn nhận mới

“… trong văn chương tiền chiến khuôn mặt thời đại không phải chỉ có trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, nó có mặt trong rất nhiều tác phẩm của nhiều tác giả, nhưng nó kết tinh, nó điển hình nhất trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, nó điển hình đến độ vượt thoát ra khỏi chính thời đại nó…”
(Dương Nghiễm Mậu)



Người ta hay nghĩ, theo định kiến, rằng khi đã có nhiều thời gian, có “độ lùi thích hợp”, mọi thứ sẽ được nhìn nhận chính xác và thấu đáo hơn, ta có thể hiểu sâu sắc hơn nhiều đối tượng; nhưng điều đó sai, hay ít nhất là không luôn luôn đúng. Kể từ “cột mốc” bài viết của Lê Tràng Kiều, “Vũ Trọng Phụng, một trong những người mở đầu cho nghề phóng sự ở nước ta”[1], gần 80 năm qua những công trình nghiên cứu, bình luận về Vũ Trọng Phụng và tác phẩm của ông đã tích tụ lại khổng lồ, trong đó ta đếm được tên tuổi của hầu như mọi nhà phê bình tên tuổi đã làm nên lịch sử phê bình văn học Việt Nam. Khối công trình ấy, rất nghịch lý, càng làm nổi lên một vấn đề: Vũ Trọng Phụng và tác phẩm của ông rất khó nắm bắt, càng đọc thêm những bình luận về ông càng như thể thấy mông lung hơn một hiện tượng văn học. Kiều là “đá thử vàng phê bình” của rất nhiều thế hệ thì Vũ Trọng Phụng và tác phẩm của ông cũng là một đá thử vàng khác của những thế hệ hoặc tiếp sau hoặc đồng thời, nơi giới thiệu, trình bày và triển khai của rất nhiều ý tưởng, cách tiếp cận, bút pháp và lý thuyết. Càng chất thêm sự diễn giải vào giữa, càng tăng độ mờ giữa đôi mắt chúng ta và đối tượng cần khảo sát.

Jun 17, 2014

Sách tháng Năm 2014

- Cuốn sách của tháng: Nghĩa địa Praha (Umberto Eco, Lê Thúy Hiền dịch)

- Thông báo nhanh:

Bộ manga Itto - Sóng gió cầu trường (thời Itto học cấp ba) đã được nhà Kim Đồng ra trọn bộ 26 tập. Đây là hình ảnh:


Jun 8, 2014

[tiện bút] thời điểm nào cũng thiếu rỗng hoang vu

Cho em xin một chiều vui thứ Bảy
Có nhạc phòng trà có lá me bay