Aug 13, 2015

Văn học miền Nam: Thơ

Nguyễn Bắc Sơn mới qua đời, không biết có bao nhiêu người thực sự hiểu được rằng nhà thơ Việt Nam lớn nhất vừa qua đời.

Một thời, đã có những nhà thơ rất lớn, sống cùng không gian và một khoảng thời gian: Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng và Nguyễn Bắc Sơn. Điều đặc biệt của Nguyễn Bắc Sơn nằm ở ngay cái tên bài thơ và tập thơ ấy: "Chiến tranh Việt Nam và tôi". "Chiến tranh Việt Nam và..." sau dấu ba chấm người ta chờ đợi một cái gì đối trọng được với cuộc chiến tranh, nhưng với Nguyễn Bắc Sơn, ở sau dấu (...) là "tôi". Một vị thế như thế lớn vô cùng, đó là một thơ ca rất lớn ngay từ đầu, từ chỗ đặt một cá nhân thản nhiên đối diện, một cách lẻ loi, với chết chóc và chém giết tập thể. Ai đủ sức như thế? Và thơ Nguyễn Bắc Sơn càng lớn vì cái phần không phải chiến tranh ấy, cái phần "tôi", hay cũng có thể gọi là đời thường. Xuất chúng nhất ở Nguyễn Bắc Sơn chính là phần ngược lại của chiến tranh kia.

Thơ ca của một thời, tôi từng có lần đem ra trưng bày một phần (xem ở đây). Nhưng lần này tôi làm lại, theo cách thức giản dị nhất, là xếp theo trình tự thời gian.

- Trước

Các tiền bối miền Nam: Đông Hồ, Ưng Bình Thúc Giạ Thị, rồi Khuê sầu thi thảo Cao Ngọc Anh, Thơ ý Hồ Văn Hảo, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng của Mê hồn ca, những thơ ca đi trước:


- 1956

Thanh Tâm Tuyền, Tôi không còn cô độc


- 1959

Trụ Vũ, Thơ


Chế Vũ, Khát vọng


Hà Liên Tử, Tiếng bên trời


- 1960

Đoàn Thêm, Nhạc dế (mất bìa)


Mây thu, một tuyển tập


- 1961

Đinh Hùng, Đường vào tình sử


- 1962

Hoàng Bảo Việt, Những dòng nước trong


Lê Minh Ngọc, Hoa thề


Bùi Giáng, Mưa nguồn


Kiên Giang, Hoa trắng thôi cài lên áo tím


- 1963

Quách Thoại, Giữa lòng cuộc đời (mất bìa)


Lâm Vị Thủy, Sao em không về làm chim thành phố


Trần Văn Nam, Tập thơ độc nhất


- 1964

Viên Linh, Hóa thân


Thanh Tâm Tuyền, Mặt trời tìm thấy


- 1965

Trần Văn Hương, Bó hoa cuối mùa


Một tuyển tập, trong này có cả thơ miền Bắc, Trần Dần, Hoàng Cầm


Tường Linh, Nghìn khuya


Thế Viên, Khuôn mặt của chúng ta (bên phải là bản đặc biệt)


- 1966

Thật kỳ lạ vì tôi không có tập thơ nào in năm 66 này

- 1967

Vũ Hoàng Chương, Bút nở hoa đàm


Kiên Giang, Quê hương thơ ấu


Phạm Công Thiện, Mặt trời không bao giờ có thực, bên phải là ấn bản 69


- 1968

Vũ Hoàng Chương, Cành mai trắng mộng (mất bìa)


- 1969

Bùi Giáng, Sa mạc phát tiết


- 1970

Huy Tưởng, Một mùa tóc mộ


Trần Đồng Vọng, Mười lăm năm ấy


Hoài Khanh, Gió bấc trẻ nhỏ đóa hồng và dế


Trần Tuấn Kiệt, Em còn hái trái


Bùi Giáng, Mùa thu thi ca


- 1971

Trần Dạ Từ, Thủa làm thơ yêu em


Hoài Linh Phương, Thơ


Vương Nguyện, Ngày không có mặt trời


Uyển Hương, Hoa trắng


- 1972

Hoàng Thoại Châu, Tình biển nghĩa sông


Nguyễn Đức Sơn, Vọng


Nhã Ca, Thơ (mất bìa), đây là ấn bản Thương Yêu


Tường Linh, Thu ơi từ đó


Năm 1972 này chính là năm tập Chiến tranh Việt Nam và tôi của Nguyễn Bắc Sơn được ấn hành, bộ sưu tập thơ của tôi khôn nguôi bực bội vì vẫn còn thiếu quyển ấy.

Để bù lại, dưới đây là một tập thơ khác, in về sau này. Tập thơ là cả một kỷ niệm, những dòng chữ của Nguyễn Bắc Sơn đề tặng một người đã bị gỡ đi, thay vào đó là những lời của người chuyển tập thơ Nguyễn Bắc Sơn ấy cho tôi viết, để tặng lại, kèm với một lá thư.

Trong viết lách của riêng tôi, cứ lâu lâu một mảnh nhỏ của thơ Nguyễn Bắc Sơn lại lẳng lặng lọt vào. Khi viết phần cuối của cái này, tôi biết tin Nguyễn Bắc Sơn vừa mới qua đời, và tất nhiên trong phần ấy có nguyên một câu thơ của Nguyễn Bắc Sơn.


- 1973

Đinh Hùng, Tiếng ca bộ lạc


Nguyễn Đức Sơn, Du sỹ ca


Trần Huiền Ân, Năm năm dòng sông thơ


Du Tử Lê, Thơ, một ấn bản


- 1974

Vũ Hoàng Chương, Ta đợi em từ ba mươi năm


Du Tử Lê, Đời mãi ở phương Đông


- 1975

Trần Đức Oanh, Cánh tay thơ


Nguyên Sa, Thơ, ấn bản Thương Yêu


----------

Bổ sung

Còn để sót tập này, 1969, Hoàng Bảo Việt, Quê hương như một thánh tích


Một số tập thơ thời trước được tái bản ở Sài Gòn:

- Xuân Diệu, Thơ thơ, bản dùng trong trường đại học


- Xuân Diệu, Trường ca, bản Hoa Tiên


- Vũ Hoàng Chương, Say, bản Nguyễn Đình Vượng


- Nguyễn Nhược Pháp, Ngày xưa, bản Cảo Thơm


- Hàn Mặc Tử, Chơi giữa mùa trăng, bản An Tiêm


-----------

Một số thủ bút nhà thơ

Đông Hồ


Hà Liên Tử


Bùi Giáng


Trụ Vũ


Hoài Khanh


Thế Viên


Trần Văn Hương


Trần Văn Nam


Nguyễn Đức Sơn


Trần Huiền Ân


Hoàng Thoại Châu


Vương Nguyện


Vũ Hoàng Chương (ở tư cách người viết lời tựa)


23 comments:

  1. Trời, tưởng giới thiệu thơ, té ra người ta chỉ khoe của. :)

    ReplyDelete
  2. Trần Văn Hương cựu thủ tướng VNCH cũng làm thơ hả cụ?

    ReplyDelete
  3. TVH có tập Lao trung lãnh vận còn nổi tiếng hơn í chứ

    ReplyDelete
  4. Nếu Nhị Linh thích tôi có thể tặng 1 tập CTVN&T bản phục dựng gần như 99% bản in năm 1972. Rất tiếc là bây giờ kg có chữ ký của tác giả nữa. Lh thaibinhnhatphan@gmail.com

    ReplyDelete
  5. Không thấy Tô Thùy Yên, ta ?

    Cuccu

    ReplyDelete
    Replies
    1. Rất chính xác, theo tôi Tô Thùy Yên mới là đỉnh cao

      Delete
    2. chậc, đã biết TTY là "đỉnh cao" thì cũng nên biết trước 75 TTY không xuất bản tập thơ nào chứ nhỉ

      Delete
    3. Mình không biết. Cách đây lâu lâu vô tình đọc được "Ải Tây" thì mới biết TTY, không thể ngờ là thi sĩ Sài Gòn lại có thể làm thơ hay đến như vậy.

      Delete
    4. TTY đã nổi tiếng ngay từ khi tờ Sáng Tạo đăng bài thơ đầu tiên, "Cánh đồng con ngựa chuyến tàu", khi đó TTY còn rất trẻ, hình như chưa đầy hai mươi

      Delete
    5. Giờ mới biết cụ ấy không có tập nào trước 75. Cẩm chướng :p.

      Cuccu

      P/s : Có tán tỉnh chính chủ, nhưng chẳng gặt hái được gì 😢

      Delete
    6. mê TTY thì đã biết bản dịch L'Amant (Duras) "Gã nhân tình" năm xưa in nxb Trẻ ký Đình Kinh Hiệt chính là TTY chưa?

      Delete
    7. Thơ TTY hòa lẫn với chất sến của nhạc Nhật Trường,cộng thêm giọng ca của Lê Uyên đã tạo ra được những ca từ thật ám ảnh:
      Giờ này em ngồi quán nước quen
      Nơi chúng ta thường hẹn
      Rồi bập bềnh buông tâm trí...
      Trên từng
      Ngọn sóng lao xao...

      Delete
  6. Nguyễn Thái Bình: rất cám ơn, tôi sẽ liên hệ

    cuccu: tặng đê :p

    ReplyDelete
  7. Bìa tập thơ ngày xưa đẹp thật.

    ReplyDelete
  8. Tìm quyển "Đêm Việt Nam" của Đỗ Quý Toàn ráp vào chỗ năm 1966 nhỉ, hehe

    ReplyDelete
  9. hehe ừ nhỉ, tiền thân Ngô Nhưn Dụng lại trúng cái năm sáu sáu í, bảo sao :p

    ReplyDelete
  10. Tự dưng nhớ ra Nguyễn Bắc Sơn nên mò vào đây đọc lại. Quyển Đường vào tình sử ở trên có phải là quyển anh đã tặng em không nhỉ?

    ReplyDelete
  11. Haha em cũng ngờ ngợ vì quyển này ít rách hơn :p

    ReplyDelete