mới được gửi tặng, cám ơn các bạn bên dtbooks :p
vừa đúng lúc tôi nghĩ phải nhắc đến Hoàng Xuân Hãn, trong bài về Tạ Chí Đại Trường đang viết (nhân tiện thông báo: đã có thêm các phần mới)
La Sơn Phu Tử là một tác phẩm xuất chúng của Hoàng Xuân Hãn, được Tạ Chí Đại Trường trích dẫn không ít trong Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, tất nhiên, cũng như nhiều tác giả khác
điều còn quan trọng hơn nằm ở chỗ: Hoàng Xuân Hãn, với Lý Thường Kiệt, ta tưởng đâu học giả uy phong ấy sẽ không bỏ qua đời Trần, đời Lê, nhưng ông ấy đã thấy nhất thiết cũng phải nhảy ngay tới giai đoạn hậu bán thế kỷ XVIII
tất yếu thôi, bộ óc xuất sắc nào của Việt Nam cũng sẽ đến lúc tự hiểu điều đó
tác phẩm của Hoàng Xuân Hãn kiệt xuất, nhưng dường như, ở Chinh phụ ngâm, ông ấy bị mắc vào một cái bẫy hết sức tinh vi; các chuyên gia trung đại cẩn thận kẻo tôi lại chính là người xử lý câu chuyện í đấy, thế thì kể cũng phiền to :p (tôi muốn nói là phiền cho tôi)
chuyện tạm bỏ đó, tiếp tục về Tạ Chí Đại Trường, tôi đang hơi lo mình sẽ viết thành cả một cuốn sách nho nhỏ mất, hãi hùng quá
Chào bác, lâu rồi chưa có dịp qua lại vài câu với bác. Tôi là người nhắc với bác về Lovecraft trước đây, (hình như bác vẫn chưa đụng tới cái chalenge này thì phải dù đã accept hehe).
ReplyDeleteNay tôi lại muốn hỏi bác về một nhân vật là Cung Giũ Nguyên. Tiếng Pháp của tôi rất võ vẽ, không đủ để đọc các gác phẩm của ông còn lục trên mạng thì thấy có nhõn mấy bài chủ yếu tưởng niệm với một bài tương đối của ông Phạm Văn Quang. Tôi đã thử tìm trên blog của bác nhưng không thấy mà tôi lại không chơi Facebook nên không biết trước đây bác có bài nào chưa. Nếu có thì nhờ bác cho cái link còn chưa thì khi nào rảnh rỗi bác có thể cho vài kiến giải không?
Kính bác
Bài về Cung Giũ Nguyên
Deletehttp://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/cung-giu-nguyn-nh-van-cua-mien-dat-du/
tôi vẫn rất nhớ vụ Lovecraft, bác cứ yên tâm :p
ReplyDeleteCung Giũ Nguyên có quyển con trai ông Nam Hải gì đó dịch ra tiếng Việt lâu rồi, tương đối dễ tìm
trước đây tôi cũng đã cầm Le Boujoum tính tìm người dịch ra tiếng Việt, nhưng sau thôi, nhiều việc khác cấp kỳ hơn, tuy rằng đối với riêng tôi CGN cần được coi là tác giả Pháp ngữ hàng đầu của VN
bác thiết tha với CGN thì có thể đọc hai quyển: một quyển bằng tiếng Anh, của Jack Yeager (hiện đang ở Hà Nội đấy), search phát là biết sách tên gì thôi, với cả trong tiểu thuyết về Yersin của Patrick Deville cũng có đoạn về CGN đấy
Mở mang quá huhu
ReplyDeleteKhông viết xong nhanh về Tạ Chí Đại Trường là bạn viết trước bây giờ :)
ReplyDeletemời mời, nhường đi trước luôn đấy
ReplyDeleteHoàng Xuân Hãn nghiên cứu văn bản Chinh phụ ngâm phải cái thành thật tin con cháu nhà Phan Huy, rite?
ReplyDelete