Sep 6, 2016
Céline: S, W, Y
hai cuốn sách thuộc loại kỳ quặc nhất của Céline, nếu không tính đến bốn pamphlet (ba trong số đó về sau không bao giờ được tái bản, nhưng không phải vì bị cấm, mà chính Céline không cho phép in lại)
gần đây, vẫn có một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng đưa Céline vào câu chuyện (xem ở kia); đó là chi tiết lấy từ đoạn cực kỳ nổi tiếng trong Đi đến cùng đêm, khi Bardamu đến Viện Bioduret Joseph tìm thầy cũ là Parapine để hỏi ý kiến trong lúc tìm cách chữa trị cho thằng bé Bébert (trong cuốn tiểu thuyết, thằng bé chết ngay sau đó); tất nhiên, "Bioduret Joseph" chính là để nhạo Louis Pasteur, và nhân vật Jaunisset trong đó (sếp sòng của viện, rất ghét Parapine) là để nhạo Émile Roux, học trò lỗi lạc của Pasteur; Roux và Yersin từng cùng nhau tiêm vắc xin cho bệnh nhân ở Viện Pasteur
trong Trên đường, đoạn ở Detroit, Jack Kerouac nhắc đến Đi đến cùng đêm: một đoạn khác cực nổi tiếng của cuốn tiểu thuyết này là khi Bardamu đến Detroit và làm việc tại nhà máy Ford; trong Quảng trường ngôi sao, tiểu thuyết đầu tay, Patrick Modiano ngay đoạn đầu nhắc đến "docteur Bardamu"
Céline đã là huyền thoại ngay từ khi Đi đến cùng đêm mới in, năm 1932; năm 1933, Raymond Queneau cho xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay, Le Chiendent, và ảnh hưởng lớn nhất lên Queneau tuổi trẻ là Céline của Đi đến cùng đêm in một năm trước đó, và Ulysses của James Joyce, bản dịch tiếng Pháp ấn hành năm 1929; Elsa Triolet dịch Đi đến cùng đêm sang tiếng Nga; về sau, trong Lâu đài rồi lâu đài, Céline sẽ kể lại chuyện này, gọi Elsa Triolet là "Elsa Triolette" và Louis Aragon là "Larengon"; dường như hồi ấy, chính Trotsky viết lời giới thiệu Đi đến cùng đêm ở Liên Xô; các đồng chí Liên Xô tìm thấy ở Đi đến cùng đêm của Céline bản cáo trạng đanh thép hướng tới chủ nghĩa tư bản thối nát, bản tường trình về cuộc đời tăm tối của nhân dân tại một xã hội nơi giai cấp tư sản là giai cấp áp bức; năm 1936, năm Chết trả góp in, Céline sang Liên Xô, vì một lý do rất đặc biệt: đồng rúp không thể chuyển đổi được sang ngoại tệ nên chỉ có cách là Céline sang đó để tiêu tiền tác quyền; đây chính là cơ sở để về sau, trong Lâu đài rồi lâu đài, Céline nói mình sang Liên Xô bằng tiền của chính mình, chứ không giống những André Gide hay André Malraux
và cả đời, thật ra Céline là một bác sĩ (quân Đồng minh đổ bộ Normandie, Céline trốn sang Đức, bị bắt giữ ở Baden Baden rồi bị đưa về Berlin, rồi xin đến lâu đài Sigmaringen gần Stuttgart nơi nhiều nhân vật Pháp trốn chạy đang tá túc, với tư cách bác sĩ, ở đó chừng bốn tháng rồi sang Đan Mạch, ngồi tù ở đó - đây là đề tài cho bộ ba tiểu thuyết Lâu đài rồi lâu đài, Nord và Rigodon - xem ở kia)
tập sách trên đây thuộc tủ La Pléiade gồm Casse-pipe, cuốn tiểu thuyết hỗn loạn và dang dở (rất ngắn) mà Céline dùng để kể lại kinh nghiệm đi lính (kinh nghiệm đi lính cũng đã được sử dụng ở đoạn đầu Đi đến cùng đêm, nhưng thật ra Céline đi lính không lâu, chỉ tham chiến một thời gian rất ngắn đầu Thế chiến thứ nhất rồi bị thương tại vùng Flandres, nhận huân chương, và giải ngũ); Guignol's Band là tác phẩm gần như duy nhất Céline in thời Đức Chiếm đóng, kể về giai đoạn Céline ở Anh (để đi làm sau khi giải ngũ, chứ không phải sang để đi học tiếng Anh hồi bé - vụ đi học này là đoạn kiệt tác trong Chết trả góp), Guignol's Band II (thật ra tên là London Bridge) in sau khi Céline đã chết (Céline sinh năm 1894, mất năm 1961)
thời Đức Chiếm đóng, ở Paris, Céline làm bác sĩ; trước đó, Céline cũng làm bác sĩ; sau những năm Đan Mạch, về Meudon ngoại ô Paris sống, Céline cũng làm bác sĩ (vợ của Céline, tức là "Lili" trong các tiểu thuyết của Céline, hiện nay hơn trăm tuổi vẫn sống ở đúng ngôi nhà Meudon)
Semmelweis trong bức ảnh đầu tiên chính là luận án tiến sĩ của Céline, được thông qua vào năm 1924 (đây là thời điểm Céline đã qua thời kỳ ở Anh, rồi trôi dạt sang Cameroun, bị ốm ngay lập tức và về lại Pháp rất sớm: đây cũng chính là đoạn rừng rậm lừng danh trong Đi đến cùng đêm)
Semmelweis là bác sĩ Budapest nhưng hành nghề ở Viên hồi đầu thế kỷ 19, là người cho rằng nếu rửa tay khi đỡ đẻ thì sẽ làm giảm rất nhiều tai nạn trong sinh đẻ, nhưng chẳng được ai tin, bị ném vào trại tâm thần và chết ở đó; thật ra, Semmelweis là một tiền thân quan trọng của Pasteur và Lister
Céline tìm thấy ở Semmelweis những gì mình cần cho một luận án tiến sĩ y khoa (cuốn sách là một dạng tiểu sử Semmelweis), nhưng còn nhiều hơn thế: Semmelweis là một tác phẩm văn chương đích thực, nó là kỳ cục trong số các luận án y khoa giống như tiểu thuyết của Céline kỳ cục trong văn chương, giữa các tiểu thuyết; viết về Semmelweis, nhưng trước tiên Céline miêu tả Napoléon
còn Y: đó là khi Céline biện hộ cho văn phong của mình (văn phong của chi chít dấu ba chấm)
về Céline:
phải tuyệt đối đáng ghét
Đi đến cùng đêm
Rất hay và đầy đủ!
ReplyDeletehạt điều rang muối
rất xuất sắc
ReplyDeletephát quảng cáo số tám mươi nghìn