Cuối cùng cũng: cuối cùng tôi cũng đã làm được một điều, xơi trọn vẹn một khúc Maldoror; vậy là sau tròn hai năm đánh vật với bài thơ dài của Lautréamont, tôi đã qua được hoàn toàn nửa đầu, chặng khoai nhất.
Và sau hai nhân vật văn chương tiếng Đức (Gottfried Keller và Theodor Fontane: nhân đây cũng đã viết tiếp bài về cuốn tiểu thuyết Trước cơn bão của Fontane), là đến một nhân vật nữa giống thế, Eichendorff. Tức là, nói một cách khác, tôi lại mới có một "giai đoạn Đức"; nói chung không cần để ý quá đến điều đó, vì cứ lâu lâu tôi lại có một "giai đoạn Đức".
Nhưng, để bắt đầu với Eichendorff, cũng cần quay trở lại với một cái đã khá cũ; ởkia.
Chắc không đến nỗi chẳng ai còn nhớ cuốn giáo trình dành cho sự đào tạo ở bậc đại học tại Việt Nam ấy. Ngay lúc đó, tôi đã nói nó rất quan trọng; nó thực sự quan trọng - trước hết, nó tạo ra cả một đống người (trong đó, một số là chủ cơ sở xuất bản) đinh ninh văn chương Pháp chỉ có độc một mình Victor Hugo (xem thêm điều này ởkia).
Đoạn liên quan đến Eichendorff trong cuốn giáo trình vinh quang:
Trước khi quay trở lại với kẻ "ăn không ngồi rồi" của Eichendorff, ta xem thử cuốn giáo trình nói gì về Novalis:
Heinrich von Ofterdingen
Và đây, "vô tích sự" và "ăn không ngồi rồi", trong tiếng Pháp:
Mở rộng vấn đề, Oblomov của Gontcharov:
Thêm hai cuốn sách nữa của Eichendorff:
Nhưng, cuối cùng thì, cuốn giáo trình của Việt Nam muốn làm điều gì? Tôi nghĩ, cuốn giáo trình ấy muốn tiêu diệt văn chương. Dạy văn chương bằng cách tiêu diệt chính văn chương.
Có cả một dòng lớn xung quanh lười biếng, lông bông, vô tích sự - nói tóm lại, có rất nhiều vaurien, propre à rien, bon pour rien trong văn chương. Thậm chí còn có thể nói rằng văn chương không ưa những mẫu người đúng đắn, lành mạnh - chẳng bao giờ là đằng khác: Don Quichotte là gì khác đây, nếu không phải một người vô tích sự đích thị, lại còn rồ dại? Nhưng Hamlet cũng rất dở người. Oblamov như trong cuốn tiểu thuyết của Gontcharov trên đây là thêm một hình mẫu rực rỡ nữa.
Chưa hết, ở một registre "nghiêm túc" hơn nhiều (hoặc là không): Stevenson viết An Apology for Idlers, đến cả một nhân vật không thể ngờ vực về sự nghiêm ngắn, Bertrand Russell, cũng là tác giả một tụng ca về lười biếng: In Praise of Idleness (tôi đặc biệt nhắc đến Russell vì trong tiếng Việt vừa xuất hiện The Problems of Philosophy của Russell). Chưa hết: Paul Lafargue, chính Paul Lafargue, mà không ai không rõ đứng đắn đến mức nào (lại còn là con rể của Karl Marx, lấy Laura con gái thứ của Marx) thì viết Le Droit à la paresse, đòi quyền được lười. Nhân tiện, một nhân vật còn chưa được biết đến ở đây, sẽ rất sớm trở thành "một người" của tôi, Georges Perros, thì: En vue d'une éloge de la paresse, tức là thêm một bản tụng ca sự lười nữa.
Tình hình đã, thoắt một cái, trở nên như sau: nếu một mực ngăn cấm khỏi văn chương những lười biếng (và rồ dại, và hâm dở, và píp píp píp píp) thì không chỉ văn chương sẽ nhợt nhạt vô song, mà rất có thể, sẽ hoàn toàn chẳng có văn chương gì hết nữa.
Thế nhưng, trong giáo trình dạy về văn chương ở đây, một trong những gì tuyệt diệu nhất của văn chương vô tích sự (tức là, văn chương tout court), bị bài trừ mãnh liệt. Nhưng, nếu nhân vật chính của một cuốn tiểu thuyết là một kẻ vô tích sự thật đi nữa, thì có điều gì nói lên rằng tiểu thuyết ấy là vô giá trị? Tất nhiên là không có.
Và Aus dem Leben eines Taugenichts của Eichendorff chính là một kiệt tác. Đọc nó, tôi có cảm giác nó giống như một bản nhạc của Mozart, ta cứ hình dung đó là bản Eine kleine Nachtmusik: đúng, đó là một bản nhạc nhỏ, nhưng đó là kiệt tác.
Thế nhưng, vậy thì, nếu giữ một cái nhìn như vậy, cần phải coi Tìm thời gian mất của Proust là rất tương đương, rất đáng bị phê phán giống như cuốn giáo trình kia đã phê phán văn chương của Eichendorff. Thì có gì khác đâu: Marcel (người kể chuyện) của bộ tiểu thuyết Proust không hề che giấu mình cũng là một kẻ đặc biệt vô tích sự. Lông bông, không chịu làm gì, đã thế lại còn hay dòm ngó lung tung, biến thái và bệnh hoạn, đủ hết cả. Lại còn sadique.
Ấy thế nhưng, cũng chính những người ấy đã tìm cách tiêu diệt văn chương bằng cách viết giáo trình thì cũng dịch Proust - một cách tiêu diệt khác, rất có thể. Thậm chí gần như chắc chắn. Không những thế, vậy còn là hypocrisie.
Nhân trong giáo trình xử lý cùng một lúc Eichendorff và Novalis, tôi nhớ đến một cuốn tiểu thuyết của Thomas Bernhard, trong đó cứ lặp đi lặp lại cảnh người vợ đòi người chồng đọc sách cho mình nghe, đó luôn luôn là Ofterdingen của Novalis, còn người chồng thì chỉ mê một nhân vật khác: Kropotkine.
Eichendorff thuộc vào số các nhà lãng mạn Đức không thực sự được biết đến nhiều. Văn chương (tiếng) Đức có một đặc điểm: nhiều nhân vật hết sức bí mật (rất có thể đó chính là các nhà văn lớn nhất), một ví dụ là Ludwig Hohl mà tôi từng nhắc đến ở đâu đó ("hohl" có nghĩa là rỗng, trống, và quả thật văn chương Hohl giống như một căn hầm), hoặc chính Theodor Fontane. Tôi nghĩ rằng truyền thống ấy được tiếp nối - dẫu vẻ ngoài có là như thế nào, dẫu có sự nổi tiếng trông có vẻ rất lớn - bởi chính Sebald. Eichendorff hay Jean Paul là những nhà lãng mạn lớn không thực sự được biết đến rộng rãi. Trong cuốn sách Về nước Đức, Heinrich Heine cũng nhắc tới nhiều nhân vật gần như không hề được biết ngoài đường biên giới của tiếng Đức.
Ngược lại (đây có lẽ là đối trọng), không ngôn ngữ nào khiến nảy sinh nhiều nhà văn tệ hại nhưng lại trông như là lớn giống tiếng Đức. Chúng ta có cả loạt, hiện nay: Patrick Sueskind hay Bernard Schlink; một nhân vật tương tự tuy là người Pháp nhưng có cái họ đặc Đức: Éric-Emmanuel Schmitt.
Bản nhạc của Mozart tuy là "đêm" nhưng lại đặc biệt sáng; đó dường như cũng chính là đặc trưng cuốn sách của Eichendorff, Aus dem Leben eines Taugenichts.
(còn nữa)
NB. đã tiếp tục bài "Balzac hiện ra"
những kẻ lười "vô tích sự" thường là những Néron bé. mà thế gian này không thể "vắng các bạo chúa" được (@ Cioran).
ReplyDeletecuốn giáo trình khét tiếng đó, nếu ko nhớ nhầm, là một trong vài cuốn giúp xóa sổ từ ngữ "văn chương" trong suốt mấy chục năm.