Jan 27, 2020

Prinzip

"... phần lớn con người quá hèn nên không làm được điều ác và quá yếu nên không làm được điều tốt..."

(Ernst Bloch)


như vậy là lại thêm một lần nữa, câu chuyện nguyên tắc

(nhưng cũng phải thế thôi, vì đó là một trong những gì hiển nhiên nhất (nguyên tắc tức là thứ không thể không thấy, luôn luôn - hay như Machiavel (hoặc Dante, tôi không nhớ rõ) nói rất ngắn gọn, nguyên tắc tức là núi) nhưng lại luôn luôn bị không nhìn thấy)

Đây là Ernst chứ không phải Marc, một Bloch khác (mà tôi từng nhắc đến hồi làm loạt thuyết trình về École de Genève):


như thế là quá thường, vì có vô cùng nhiều Bloch; trong À la recherche cũng có nhân vật Bloch hết sức đáng nhớ.

Ernst Bloch là đối thủ lớn, đối thủ đúng nghĩa của Lukács (cũng đã cần quay trở lại với Lukács rồi), trong khi với Lukács những Heidegger và những Sartre đâu phải là đối thủ: tôi từng nói (ở đâu đó, không nhớ rõ), Lukács búng mũi theo đúng nghĩa đen Martin H. và Jean-Paul S. Nhưng Lukács đụng vào mọi tinh thần của thời ấy. Tại sao lại thế? Bởi vì Lukács lặp lại một nhân vật khác: chính là Karl Marx. Một lần nữa, tinh thần ấy xuất hiện trở lại. Chestov chính là người nhìn ra, tinh thần Socrate tìm được một hiện thân ở Spinoza, và hẳn là Kierkegaard không ở xa đó (lắm).

(a, nhưng tại sao Heidegger lại nổi tiếng đến thế? - còn vượt xa mức nổi tiếng, tràn ngập khắp mọi nơi, không khác gì một tác giả best-seller? vì sự khó lừng danh của triết học Heidegger gây kích thích mãnh liệt cho đầu óc con người ta? vì đằng sau đống lùng nhùng khủng khiếp ấy là những sự thật không có cách nào khác biết được ngoài đi qua Heidegger? rất có thể, nhưng điều chắc chắn hơn nhiều nằm ở chỗ: bởi vì Heidegger là mốt; cuối cùng thì Heidegger được hưởng lợi ích vô biên từ Hannah Arendt, cô sinh viên chưa tròn hai mươi tuổi năm xưa Heidegger từng quỳ xuống trước mặt cầu xin favor gần cửa nhà mình sau một buổi Arendt tới gặp thầy (chi tiết này Hans Jonas - người bạn thân thiết của Arendt thời kỳ ấy, nhưng cũng sẽ là người đoạn tuyệt với Arendt một thời gian khi thấy Arendt bàn về judaism nhưng không hề có hiểu biết gì về cái đó - kể trong hồi ký); Heidegger trở thành mốt rất lớn ở Mỹ: thế hệ sinh viên giai đoạn gần đây của Việt Nam rất có khả năng rơi vào trúng những ông thầy suốt ngày Heidegger; sau giai đoạn sinh viên du học Việt Nam không economics thì IT, bởi vì bố mẹ họ mơ ước con họ giàu, thì đến lúc sinh viên du học Việt Nam đổ xô đi học art, philo, bởi vì bố mẹ họ - đã giàu - hướng con cái mình vào những gì cao cấp hơn; cuối cùng sự học vấn vẫn không ra khỏi được sự phóng chiếu ham muốn của phụ huynh; dẫu thế nào, trông cũng thật hay, cảnh những cô gái trẻ mơ màng với Dasein hay "exposure to death" etc.; sau nạn dịch của kỹ sư cơ khí hay nguyên tử tràn về từ các nước Đông Âu, kinh tế gia, chuyên gia tài chính và thợ viết phần mềm, giờ đây xã hội Việt Nam đang đứng trước nạn dịch nghệ thuật; có lẽ còn kinh hơn cúm; dẫu sao, Ernst Bloch là người mở ra truyền thống nhìn nhận Martin H. là một petit-bourgeois, truyền thống ấy kéo dài mãi đến tận Thomas Bernhard: nhưng đúng thế, Heidegger đặc biệt hấp dẫn thế giới bourgeois, nhất là petit-bourgeois)

Nguyên tắc hy vọng của Bloch đặt vấn đề: triết học chỉ toàn nói đến cái đã là, chứ chưa bao giờ nhìn tới cái Còn-Chưa, hay nói đúng hơn, cái còn-chưa-(có)-ý-thức. Bộ sách tiếng Pháp gồm ba tập, trong ảnh là tập thứ nhất. Ơ, hai tập còn lại đâu nhỉ? chắc phải kiếm lại.





(còn nữa)




NB. đã tiếp tục (à nhầm, bắt đầu) Le Système des Beaux-Arts của Alain

5 comments:

  1. khoai tây luộc đưa cay cốc rượu ngải thì "Dasein" thôi :) còn triết học "cảnh tượng" làm gì có nguyên tắc "Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay" nhỉ.

    ReplyDelete
  2. Dân chúng loạn lạc. Thiên tai, dịch bệnh, chém giết nhau, thời đại của niềm tin thừa mứa và khủng hoảng tinh thần muôn nơi. Làm sao vượt qua được đây? Bằng việc đọc?

    ReplyDelete
  3. cần gì, quá dễ í chứ: đừng dùng những từ như "loạn lạc" nữa, nhất là từ "vượt qua" một cách dễ dãi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ý anh là không có gì để"vượt qua" hết?

      Delete