Jan 17, 2020

Berdiaeff-Rozanov-Chestov

thêm luôn một trio nữa, một hợp âm ba nốt nữa

(nhân tiện, cũng đã tiếp tục nhóm ba gần đây nhất - cũng trong ngày hôm nay luôn - "bình minh-bình minh-bình minh")

Tôi đã nói (ở đâu đó), rằng Berdiaeff không khiến cho tôi quan tâm nhiều bằng các đối thủ của Berdiaeff (về Nicolas Berdiaeff, xem ởkia). Các bên đối thủ của nhau thì mới tạo thành một sự đủ. Một bên này không những chỉ là một bên này, mà rất dễ có khả năng biến luôn thành bên kia. Trong số các đối thủ lớn của Berdiaeff, hai nhân vật quyến rũ nhất là Chestov và Rozanov.



(Chestov trên đây còn thiếu nhiều lắm, tôi sẽ sớm bổ sung; nan giải là tôi còn chưa nhớ ra đã nhét Rozanov vào đâu mất rồi; trong bức ảnh đầu tiên là hai cuốn sách có thể coi là đầu tiên và cuối cùng của Chestov, đầu tiên thì về Shakespeare, còn cuối cùng thì về Martin Luther)

Toàn những nhân vật lớn như vậy (tức là Berdiaeff-Rozanov-Chestov) thế mà khi bình luận Dostoievski, Mikhail Bakhtin đã khợp cả ba. Cái cú ấy của Bakhtin kinh dị quá, khiến cho tôi phải đi tìm bằng được những gì Bakhtin phê phán (không chỉ gồm ba nhân vật trên đây đâu, còn có nhiều nhân vật khác, trong đó một số người Đức rất quan trọng và không còn được nhớ đến nhiều); tôi đã đọc trên chín mươi phần trăm những bình luận Dostoievski từng trở thành đối tượng cho Bakhtin. Và điều khủng khiếp nhất nằm ở chỗ: Bakhtin hoàn toàn đúng. Riêng điều này, tôi sẽ còn trở lại.

Riêng trong địa hạt Chestov hình như tôi lại để sổng mất cuốn sách về Chestov của Benjamin Fondane, một cuốn sách hết sức quan trọng, một cuốn sách lớn, trong đó Fondane phát biểu một điều rất chính xác về triết học của Chestov: đó là triết học của "connaissance nhìn từ existant" chứ không phải ngược lại (tức là existant nhìn từ connaissance) - để có một trình bày ngắn gọn nhưng rất lớn về "lý thuyết hiểu biết": cf. Habermas.

Một trong những cuốn sách lớn nhất của Chestov - đặt Athènes và Jérusalem trong thế đối sánh với nhau (tức là, Hy Lạp và Do Thái; cũng có nghĩa: triết học và tôn giáo, và cũng có nghĩa: lý trí và lòng tin):



ngay trên đây là tiểu sử Chestov do con gái viết (đây mới là tập một)

(còn thiếu nhiều lắm, sẽ tiếp tục sau)

Tên thật Lev Isaakovitch Schwartzmann, sinh năm 1866, ba địa điểm thuộc Russia-Ukraine gắn bó hơn cả với Chestov là mấy thành phố: Kiev, Saint-Petersburg và Matxcơva, nhất là Kiev và S-P. Bên ngoài đó thì đặc biệt là Thụy Sĩ (Chestov dự Congress Thế giới thứ hai của Zionism tại Bâle năm 1898 - ông bố Isaac Schwartzmann thuộc vào số những người đầu tiên theo Zionism: Chestov đi hội nghị theo yêu cầu của bố), rồi Đức và Pháp (những năm cuối đời, Chestov dạy triết học tại Sorbonne và chết ở đây năm 1938 - Chestov tuyệt đối thuộc thế hệ của Henri Bergson nhưng không có tương quan lớn với Bergson giống một triết gia (gốc) Nga khác thế hệ sau, Vladimir Jankélévitch).

Năm lên 12 tuổi, Chestov bị một nhóm anarchie bắt cóc với ý định đòi ông bố (một thương gia giàu có) tiền chuộc, nhưng ông bố nhất quyết không chịu, sáu tháng sau Chestov về nhà. Kinh nghiệm ấy dường như không bao giờ có ai thực sự biết ra sao.

Shakespeare là "ông thầy triết học" đầu tiên của Chestov, như chính Chestov sẽ tự nhận. Chestov thuộc vào số những người ngay lập tức hiểu Shakespeare nói gì khi bảo có một thứ bị trật ra khỏi bản lề, và đó là thời gian. Shakespeare và Nietzsche mang lại những ấn tượng rất lớn cho Chestov trẻ tuổi: họ làm cho Chestov không ngủ được - như vậy, đây cũng là một người thuộc vào gia đình tinh thần của sự mất ngủ: về sau sẽ có chẳng hạn Cioran hay Simic (nhưng cái đó không hề, hoặc rất ít có liên quan gì tới thuốc ngủ).

Tác phẩm đầu tay của Chestov (cú tấn công rất mạnh vào Georg Brandès, nhà phê bình rất nổi tiếng thời ấy, một người Đan Mạch rất hâm mộ Hippolyte Taine - như đã nói, tôi sẽ sớm đến với Brandès trong loạt "Bắc") phần không nhỏ xuất phát từ việc Chestov phát hiện Shakespeare (và cả Nietzsche, vì Brandès cũng viết về Nietzsche - Brandès quan hệ rất rộng, như đã thấy ởkia) không làm Brandès mất ngủ.

Nhưng điều này rất đúng. Tôi nghĩ điều đó (không mất ngủ) lặp lại ở thời chúng ta trong trường hợp các nouveau riche đọc Thomas Bernhard mà không bị đảo lộn, không bị mất ngủ. Điều đó nói lên rằng: ở họ (các nouveau riche) cơ chế tự vệ thực sự lớn, vùng an toàn là toàn bộ tồn tại. Và đó chính là một trong những điều không nhỏ trong sự không biết đọc. Một nouveau riche Việt Nam từng đọc hai cuốn tiểu thuyết của Bernhard (hẳn bằng tiếng Anh). Và nouveau riche đó đọc hai cuốn tiểu thuyết của Bernhard chỉ thuần túy để khoe mình từng đọc (tận) hai tiểu thuyết của Bernhard. Sự ti tiện của thế giới nouveau riche nằm trong mấy điểm sau: thứ nhất, đọc (hoặc làm gì đó) cho biết; và thứ hai, đinh ninh mỗi người có một gu riêng.

Nhưng làm quái có gì như thế, đó là ảo tưởng bourgeois, là sự củng cố cho vùng an toàn (tức là, vùng của sự ti tiện).





(còn nữa)





bình minh-mình minh-bình minh
Bạch vệ-Kỵ binh đỏ-Bồ câu bạc
Pasenow-Esch-Huguenau
Nguyễn Văn Vĩnh-Mặc Đỗ-Bùi Giáng
Lukács-Fink-Heidegger
Vauvenargues-Rivarol-Joubert
Tynianov-Annenkov-Hrabal
Thibaudet-Gourmont-Du Bos
Paul Valéry-Valery Larbaud-Léon-Paul Fargue
Hölderlin-Novalis-Rilke
Krasznahorkai-Jean Améry-Danilo K
Rilke-Benjamin-Gide
Baudelaire-Proust-Kafka


5 comments:

  1. Mỗi người có một gu riêng là sai sao?

    ReplyDelete
  2. Như thế nào mới là đúng? Có nhất thiết phải tách bạch giữa đúng và sai rạch ròi đến thế kia.

    ReplyDelete
  3. đâu, có sai đâu, đúng đấy chứ, quá đúng là khác

    ReplyDelete