Mar 26, 2019

Trong lúc đọc Lukács (5) Lukács và Bakhtin

tiếp tục câu chuyện "đọc lý thuyết"

nhân tiện: đã kể được xong câu chuyện liên quan đến cùng một lúc vụ mua được một đống sách Alain Badiou ở Hà Nội lại vừa liên quan đến một phụ nữ tuyệt vời (xem ởkia) cũng như đã tiếp tục bài "Milosz và Milosz"

Đặt Lukács cạnh Bakhtin tức là đặt hai sự duy nhất cạnh nhau: gần như điều này đồng nghĩa với phi lai. (không những thế, lại còn rất phi lý: đã duy nhất lại còn hai)




Nhưng có những lúc cần phải đối mặt thẳng với sự phi lý.

Nhất là khi, Lukács ở cạnh Bakhtin cũng chính là chuyện in and out, chuyện của một câu chuyện rất đặc thù: biện chứng.

(nếu đặt thêm một nhân vật thứ ba vào đây thì mọi sự bỗng sẽ rõ lên hẳn: Adorno - đằng nào thì chúng ta cũng sẽ không thể tránh khỏi được Adorno - muốn nói gì với khái niệm biện chứng âm?; cứ như thể Adorno đã có trực giác về một điều gì đó rất khó cắt nghĩa, cuốn sách Biện chứng âm của Adorno, có ai thực sự hiểu nó muốn nói gì không nhỉ?)

Người gọi được tên rất chính xác, và ngay từ rất sớm, lại Maurice Merleau-Ponty (xem ởkia) - điều này không quá đáng ngạc nhiên, bởi vì Merleau-Ponty là con người của yếu tính; Merleau-Ponty còn miêu tả được (hết sức đơn giản và chuẩn xác) yếu tính của hiện tượng luận (yếu tính của hiện tượng luận là yếu tính). Merleau-Ponty và Lukács ở trong mối tương quan của các pair.

Còn Bakhtin có (cùng) tương quan ấy với một nhân vật khác: Roland Barthes.

(bản tiếng Việt cuốn sách bên tay trái trong bức ảnh đầu tiên là một trò đùa; vả lại, điều đó, tức là chuyện bản tiếng Việt cuốn sách về Rabelais của Bakhtin là một trò đùa, tôi đã nói rất rõ trong một buổi hội thảo có đông người; tôi còn nhớ Phạm Vĩnh Cư đã lẩm bẩm: "anh Hoàng Ngọc Hiến làm cái gì thế nhỉ?" thì đúng vậy, câu hỏi "Hoàng Ngọc Hiến thật ra đã làm gì?" là một câu hỏi chẳng phải là không quan trọng)

Từ Lukács đến Bakhtin, chúng ta đi qua thời độ của biện chứng, một thời độ lớn. Tức là, từ Lukács đến Bakhtin, biện chứng đi qua một chuyển động trọng yếu. Tức là, Lukács (ở đây cần phải thấy là Lukács-Balzac) khởi phát biện chứng, còn Bakhtin (tức là Bakhtin-Dostoievki) kết thúc nó. Điều này cũng đồng nghĩa với, từ Balzac đến Dostoievski, có một đảo lộn lớn. Văn chương thế kỷ 19, trong yếu tính của nó, deal với biện chứng. Lukács thì đi vào, Bakhtin thì đi ra.

Muốn nắm bắt được điều này, cần phải quay trở lại với quãng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Có những người kháng cự lại biện chứng, muốn thoát khỏi đó. Đây là cả một truyền thống, hết sức quan yếu cho triết học của thế kỷ 20 (và cả sau đó).

Nhưng trước hết, cuốn sách trong bức ảnh thứ hai trên đây: trong "literature" về Bergson (rất lớn và phong phú), Gaston Bachelard của Biện chứng của thời độ là một khoảnh khắc lớn, nhưng là từ phía đối lập. Muốn nhìn nhận tương quan Bergson-Bachelard tốt nhất là cũng đặt thêm vào một nhân vật thứ ba, ở đây đó là Gaston Roupnel.

(Lukács chính là người nói một điều: thực tại luận lớn (một trong những điểm quan trọng nhất trong cái nhìn vào văn chương của Lukács) dịch chuyển từ Pháp (Balzac) sang Nga của cuối thế kỷ 19; các nhà văn Nga thể hiện điều này theo nhiều cách khác nhau: Tourgueniev thì ở luôn Pháp, trở thành vừa nhân vật được ngưỡng mộ và bị căm ghét ở Nga lại vừa bên cạnh những Goncourt hay Flaubert; Tolstoi treo ảnh Dickens trong phòng làm việc; Dostoievski thì sang tận London để được gặp Dickens, và hồi trẻ là độc giả lớn của Balzac: tuy những tiểu thuyết thời kỳ đầu của Dostoievski xuất hiện Schiller nhiều hơn hẳn, nhưng có thể nói ngắn gọn, Dostoievski của cuốn tiểu thuyết đầu tiên, Những người nghèo, được tạo nên từ một bộ ba: Nekrassov, Bielinski và Balzac)

Sau những gì lớn nhất của một điều gì đó, sẽ đến khoảnh khắc của lộn lại. Kết quả của pha đó sẽ thu gọn về câu hỏi: kết tinh hay kết tủa? Lukács và Bakhtin hút hết vào trong mình phần lớn nhất và quan yếu nhất của những thứ liên quan đến (xung quanh) ý luận cốt tử nhất của suốt một thời. Ở cả Lukács lẫn Bakhtin, cùng xảy ra một chuyện: bởi quá cạn kiệt, nên sau đó đã hết. Hoặc giả, trong một thời, không thể có sự nối tiếp, mọi con đường đều là ngõ cụt.

"Thời độ của biện chứng" và "biện chứng của thời độ": như vậy tức là câu chuyện xảy ra trên chính bình diện thực tại của biện chứng. Có một chỗ, trong nhật ký viết hồi trẻ (cụ thể hơn, quãng 1910-1911 - đó là lúc Lukács trải qua một kinh nghiệm hẳn không xa với kinh nghiệm của Novalis), Lukács nói rằng mình không phát triển bằng hình thức của đấu tranh. Điều này rất then chốt: Lukács là một người quan sát tuyệt hảo - bởi vì, cần phải có một tương quan đặc thù với biện chứng thì mới có thể quan sát được nó.

Bakhtin, trong sự bất động gần như bị cưỡng ép, và lâu dài, cũng có (cũng thiết lập) một sự quan sát có khả năng nắm bắt. Cuốn sách về Dostoievski của Bakhtin, khi tôi đọc lại nó cách đây chừng hai năm, theo đúng nghĩa đen nó rơi khỏi tay tôi (nhưng không phải vì nó buồn ngủ, tất nhiên), những gì tôi đã để lọt mất trong (những) lần đọc trước đây bắt đầu hiện ra, bắt đầu rõ ràng lên.

Đối với bản thân Bakhtin, miêu tả cái mà mình nhìn thấy cũng không hề đơn giản (ở đây, sự không đơn giản xuất phát từ điểm, đó là giới hạn của cái nhìn): Bakhtin đặt ra một khái niệm, mà ngay từ đầu chính Bakhtin đã hiểu là không hoàn toàn thâu tóm được cái đó, do vậy Bakhtin nói rằng vì không tìm được từ nào khác cho nên đành phải dùng nó, như một ẩn dụ; từ đó mà có "polyphony" (mà ở đây người ta hay gọi là "đa thanh", nhưng đó là "đa âm": đa thanh tức là gì, nghĩa là "hát bè" à? nếu vậy, "đối âm" cũng phải gọi là "đối thanh", và như vậy nghĩa là "hát đối": ở đây lại xảy ra câu chuyện kinh điển của vận hành từ tiếng Việt: từ "âm thanh" cần phải lấy yếu tố nào?)

Còn Lukács - trong câu chuyện riêng của mình - dường như không vấp phải điều tương tự. Nhưng xét cho cùng, câu chuyện Lukács cũng không cách quá xa câu chuyện Bakhtin: Lukács cũng phải tìm ra một thứ có số phận lớn: ý luận. Như vậy, cả Lukács lẫn Bakhtin (với "đa âm") đều đi thẳng vào ý thức. Câu chuyện của họ - như vậy - là một câu chuyện chung, câu chuyện nhân đôi ấy làm nên đủ một vòng tròn, trên bình diện ý thức.




(còn nữa)




Jean Starobinski và Jean-Pierre Richard
Trong lúc đọc Lukács (4) Balzac (Lukács đọc Hết ảo tưởng)
Trong lúc đọc Lukács (3) văn chương Đức
Roger Caillois: "Xã hội học về đao phủ"
Gilles Deleuze: "Văn chương và cuộc đời"
Tại sao École de Genève (1)
Georges Bataille: Kinh nghiệm trong
Trong lúc đọc Lukács (2)
Trong lúc đọc Lukács (1)
Claude Lévi-Strauss: Sống và Chín
Thibaudet-Gourmont-Du Bos: những chuỗi
Walter Benjamin: "Eduard Fuchs, nhà sưu tầm và sử gia"
Buổi thuyết trình thứ ba (và cuối cùng)
Gérard Genette
Albert Thibaudet: Sinh lý học phê bình
École de Genève (buổi thuyết trình thứ hai)
Jean Starobinski: "Quan hệ phê bình" (tài liệu cho buổi thuyết trình thứ hai)
École de Genève (buổi thuyết trình thứ nhất)
Jean Rousset: Văn chương thời kỳ baroque ở Pháp
Georges Poulet: La Poésie éclatée. Baudelaire/Rimbaud
Về Barthes
Barthes, Flaubert, Proust
Một người lãng mạn (Heinrich Heine)
Gaston Bachelard: Nước và các giấc mơ
Hugo Friedrich: Cấu trúc thơ hiện đại
Gaston Bachelard: Không khí và mộng
Roger Caillois về Montesquieu
Roland Barthes: "Sociologie và socio-logique"
Leo Spitzer: Phong cách của Marcel Proust
Jean-Pierre Richard: Hiểu biết và dịu dàng ở Stendhal
Thơ Mới: cấu trúc
Sur Barthes (1)
Roland Barthes: "Michelet, Lịch Sử và Chết"
Roland Barthes: "Văn hóa và bi kịch"
Octavio Paz về André Breton
Jean Paulhan: Les Fleurs de Tarbes
George Steiner: Râu Xanh
Maurice Merleau-Ponty: Văn xuôi thế giới
Lý thuyết văn học và triết học
Michel Foucault: "Thư viện huyền hoặc" (về Flaubert)
Albert Béguin: Tâm hồn lãng mạn và giấc mơ
Nghiên cứu văn học: con đường lý thuyết
Nhìn lại lý thuyết


1 comment:

  1. Tức là, Lukács (ở đây cần phải thấy là Lukács-Balzac) khởi phát biện chứng, còn Bakhtin (tức là Bakhtin-Dostoievki) kết thúc nó. Điều này cũng đồng nghĩa với, từ Balzac đến Dostoievski, có một đảo lộn lớn. Văn chương thế kỷ 19, trong yếu tính của nó, deal với biện chứng. Lukács thì đi vào, Bakhtin thì đi ra.

    Lukács cũng phải tìm ra một thứ có số phận lớn: ý luận. Như vậy, cả Lukács lẫn Bakhtin (với "đa âm") đều đi thẳng vào ý thức. Câu chuyện của họ - như vậy - là một câu chuyện chung, câu chuyện nhân đôi ấy làm nên đủ một vòng tròn, trên bình diện ý thức.

    ReplyDelete