Feb 24, 2020

CB

"Horreur du domicile"

(Charles Baudelaire, trích từ Nhật ký, được dùng làm mở đầu cho Anatomy of Restlessness của Bruce Chatwin)


tiếp tục Le Spleen de Paris (kỳ 1 ởkia, kỳ 2 ởkia)

Baudelaire là một trong những dẫn lối tốt nhất để đi trong thế kỷ 19. Bởi vì sáng suốt, một sự sáng suốt rợn tóc gáy. Và không chỉ là thế kỷ 19.

Như vậy là, tuy được bắt đầu trước, nhưng Lautréamont (Maldoror) rất có thể về sau Baudelaire (Spleen): spleen luôn luôn có tốc độ khủng khiếp, thậm chí có thể còn vượt được cả mal.


facile de mal dire de Baudelaire, le problème c'est en beau dire


(trong số các bài của Le Spleen de Paris, một bài được đề tặng Manet, một bài đề tặng cho Franz Liszt)




XXVIII

Tiền giả

Chúng tôi rời khỏi tiệm bán thuốc lá,


(còn nữa)






XXIX

Le joueur généreux


(còn nữa)






XXXIV

Đã rồi!

Cả trăm lần rồi mặt trời đã vọt ra, rạng ngời hoặc ủ ê, từ cái chậu biển mênh mông kia, mà các viền bo gần như chẳng tài nào thấy nổi; cả trăm lần nó đã lại ngụp xuống, lấp lánh hoặc ủ dột, vào cuộc tắm rửa mênh mông ban tối. Từ nhiều ngày, chúng tôi có thể chiêm ngưỡng phía bên kia bầu trời và giải mã bảng chữ cái cao xanh ở xa tít. Và ai trong số hành khách cũng rên rỉ cùng càu nhàu. Hẳn có thể nói rằng càng lại gần đất liền nỗi đau đớn của họ càng kịch liệt. “Khi nào đây”, họ nói, “chúng ta sẽ thôi phải ngủ trong giấc bị sóng rung lắc, bị khuấy động bởi một cơn gió ngáy còn to hơn chúng ta? Khi nào đây chúng ta sẽ có thể ăn thứ thịt không mặn chát giống cái yếu tố kinh tởm đang chở chúng ta đây? Khi nào, chúng ta sẽ có thể ngồi trong một chiếc phô tơi bất động mà tiêu hóa?”

Có những kẻ nghĩ tới tổ ấm của họ, bọn họ tiếc nuối những người vợ thiếu chung thủy và âm u, cùng lũ con la hét khôn nguôi. Tất tật đều cuồng hình ảnh mặt đất khiếm diện, đến nỗi chắc hẳn họ, tôi nghĩ thế, sẽ gặm cỏ còn hăng hái hơn lũ thú vật.

Rốt cuộc một dải bờ được báo hiệu; và chúng tôi trông thấy, trong lúc tiến lại gần, rằng đó là một miền đất tuyệt đẹp, bừng sáng. Dường những âm nhạc của sự sống từ đó tách ra thành một thì thầm mơ hồ, và từ bờ bãi ấy, phong nhiêu những sắc lục đủ mọi loại, phả ra, xa tít nhiều dặm, một mùi tuyệt diệu của những hoa cùng các thứ quả.

Ngay lập tức ai ai cũng vui tươi, ai ai cũng trút quẳng tâm trạng u ám. Mọi cãi cọ được quên bẵng, mọi lầm lạc qua lại được tha thứ; những cuộc đấu tay đôi đã thỏa thuận được gạch đi khỏi ký ức, và những căm hận bay vụt đi như các làn khói.

Chỉ mình tôi thấy buồn, buồn không sao mà hình dung nổi. Tương tự như một ông cha đạo bị người ta giật đi mất thần thánh, tôi chẳng thể nào, mà không thấy chua cay cực hình, tách mình khỏi biển kia biết bao quyến rũ một cách quái vật, khỏi biển kia biết bao đa dạng khôn cùng trong sự đơn giản đáng sợ của nó, như thể nó chứa đựng trong mình và trình hiện thông qua những trò chơi của nó, những dáng điệu của nó, những giận dữ và nụ cười của nó, các tâm trạng, cơn hấp hối cùng các ngây ngất của tất tật những tâm hồn từng đã sống, đang sống và rồi đây sẽ sống!

Nói lời vĩnh biệt vẻ đẹp không gì sánh nổi ấy, tôi cảm thấy quỵ xuống tơi tả như chết; và chính vì thế, khi mà ai ai trong số các đồng hành của tôi đều nói: “Rốt cuộc thì!” tôi đã chỉ có thể hét: “Đã rồi!

Tuy nhiên ấy là mặt đất, đất cùng những tiếng ồn của nó, các dục vọng của nó, tiện nghi của nó, những tiệc tùng của nó; đó là một mặt đất phong nhiêu và tuyệt vời, đầy các hứa hẹn, nó gửi đến chúng tôi một mùi hương hoa hồng và mùi xạ đầy bí ẩn, và từ đó những âm nhạc của sống vẳng tới chúng tôi trong một thì thầm yêu đương.






XXXV

Những cửa sổ

Kẻ nào nhìn từ bên ngoài qua một cửa sổ mở, chẳng bao giờ thấy nhiều thứ bằng người nhìn một cửa sổ đóng. Không thứ đồ vật nào sâu hơn, bí hiểm hơn, sinh nở mạnh hơn, tối tăm hơn, chói chang hơn một cửa sổ được ngọn nến rọi sáng. Những gì người ta có thể thấy dưới mặt trời luôn luôn kém hấp dẫn hơn so với những gì xảy ra đằng sau một ô kính. Nơi cái lỗ đen hay sáng rực kia sống sự sống, mơ sự sống, khổ đau sự sống.

Vươn qua các làn sóng mái nhà, tôi trông thấy một phụ nữ nẫu, đã nhăn nheo, nghèo, lúc nào cũng chúi xuống cái gì đó, và không bao giờ đi ra ngoài. Với khuôn mặt ấy, với quần áo ấy, với cử chỉ ấy, với gần như chẳng có gì, tôi đã tái tạo lịch sử của người phụ nữ đó, hay nói đúng hơn, truyền thuyết về người đó, và đôi lúc tôi tự kể nó cho chính tôi, vừa kể vừa khóc.

Đó có là một ông già nghèo khổ, thì hẳn tôi cũng sẽ tái tạo truyền thuyết về ông cũng dễ dàng vậy.

Rồi tôi đi nằm, kiêu hãnh vì đã sống và đã đau khổ nơi những kẻ khác chứ không phải ở chính tôi.

Có lẽ bạn sẽ bảo tôi: “Anh có chắc truyền thuyết ấy đúng?” Có quan trọng gì chuyện thực tại đặt bên ngoài tôi có thể như thế nào, nếu nó đã giúp tôi sống được, giúp tôi cảm thấy tôi là, những gì tôi là?






XXXVII

Những phúc lành của trăng

Mặt Trăng, vốn dĩ chính là nỗi thất thường, nhìn vào qua cửa sổ thấy mi đang nằm ngủ trong nôi, và tự nhủ: “Ta thích đứa trẻ này.”




(còn nữa)







XL

Gương

Một người đàn ông tởm lợm bước vào và ngắm mình trong gương.

“- Tại sao anh lại soi gương, bởi vì anh chỉ có thể hết sức khó chịu khi thấy anh ở đó?”

Kẻ tởm lợm đáp lại tôi: “- Thưa ông, theo những nguyên tắc bất tử của năm 89, tất cả mọi người bình đẳng về các quyền; thế nên tôi có quyền soi gương; còn như dễ chịu hay khó chịu, cái đó chỉ quan hệ tới ý thức của tôi thôi.”

Nhân danh lương tri, hẳn tôi đã đúng; nhưng, theo quan điểm luật pháp, anh ta chẳng sai.






XLIV

Xúp và mây

Cô người yêu bé nhỏ rồ dại của tôi dọn bữa tối cho tôi, và qua cửa sổ mở của phòng ăn tôi ngắm những kiến trúc chuyển dịch không thôi mà Chúa tạo ra bằng những làn hơi, các công trình tuyệt diệu của cái không thể sờ vào được. Và tôi tự nhủ, xuyên cuộc chiêm ngưỡng: “- Tất tật những huyễn ảnh kia cũng gần đẹp như cặp mắt người yêu ta, cái con bé rồ dại quái quỷ có mắt màu lục kia.”

Và đột nhiên tôi lĩnh một cú đấm thật mạnh vào lưng, và tôi nghe thấy một giọng nói khàn và duyên dáng, một giọng như đang lên cơn và dường bị rè đi vì nốc rượu, giọng của cô người yêu bé nhỏ thân thương, giọng ấy bảo: “- Anh có chịu mau chóng ăn xúp đi không hả, cái đồ buôn mây đ… b… kia?”






XLVI

Mất hào quang

“Này! Ơ kìa!








XLVIII

Any where out of the world

Cuộc đời này là một bệnh viện nơi con bệnh nào cũng sục sôi ham muốn đổi giường. Kẻ kia những muốn được đau đớn ngay trước lò sưởi, còn tên ấy, hắn tưởng sẽ khỏi bệnh nếu được ở bên cửa sổ.

Tôi thấy dường tôi sẽ mãi ở hẳn cái nơi tôi không ở, và vấn đề chuyển chỗ là một trong những điều tôi cứ không ngừng tranh luận với tâm hồn tôi.

“Nói ta nghe, hỡi tâm hồn, tâm hồn khốn khổ bị nguội bị lạnh kia, mi nghĩ sao nếu sang sống bên Lisbon? Chắc bên ấy nóng, và mi sẽ hực lên như một con thằn lằn. Thành phố kia nằm bên bờ nước; người ta bảo nó được xây bằng đá hoa cương, và dân chúng ở đó căm ghét thực vật đến nỗi họ nhổ tiệt cây cối đi. Ấy chính là một phong cảnh hợp sở thích của mi; một phong cảnh được làm nên từ ánh sáng cùng khoáng chất, lại thêm chất lỏng để phản chiếu chúng!”

Tâm hồn tôi không đáp.

“Vì mi yêu quý nhường bao sự nghỉ ngơi, với cảnh tượng của chuyển động, hay là mi muốn đến sống tại Hà Lan, cái miền đất đầy phúc lành ấy? Có lẽ mi sẽ được tha hồ giải trí ở cái vùng mà mi từng vẫn thường ngưỡng mộ hình ảnh, nơi các bảo tàng. Mi nghĩ sao về Rotterdam, vốn dĩ mi yêu những khu rừng cột buồm, và những con tàu chằng buộc bên dưới các ngôi nhà?”

Tâm hồn tôi vẫn lặng câm.

“Batavia thì có lẽ mi thích hơn chăng? Vả lại ở đó hẳn chúng ta sẽ tìm được tinh thần của châu Âu cưới lấy vẻ đẹp nhiệt đới.”

Không nói chẳng rằng. - Hay tâm hồn tôi chết mất rồi?

“Chẳng lẽ mi đã đờ đẫn đến độ chỉ còn khoái thú trong cơn bệnh riêng mà thôi? Nếu đúng là vậy, hai ta hãy chạy trốn về phía các đất nước là những tương đồng với Cái Chết. - Cứ để ta xử lý cho, hỡi tâm hồn khốn khổ! Chúng ta sẽ rương hòm lên đường đi Tornéo. Hãy đi xa hơn thế, tới tận đầu mỏm của Baltique; còn xa hơn nữa khỏi cuộc đời, nếu như mà có thể; hai ta hãy đến sống ở cực. Tại đó mặt trời chỉ lướt chếch trái đất, và những thay thế nhau chậm chạp của ánh sáng cùng màn đêm loại bỏ đi sự đa dạng và làm tăng nỗi đơn điệu, vậy là đã được nửa hư vô rồi. Nơi ấy, chúng ta sẽ có thể tắm bóng tối thật lâu, trong lúc, để giải trí, các bình minh địa cực sẽ gửi đến cho chúng ta, thảng hoặc, những chùm hồng của chúng, giống các phản chiếu của một màn pháo hoa Địa Ngục!”

Rốt cuộc, tâm hồn tôi bùng nổ, và rất mực ngoan nó hét lên với tôi: “Đâu cũng được! đâu cũng được! miễn sao ở bên ngoài thế giới này!”



(còn nữa - perhaps)




NB. tiếp tục "giọng rõ": đã ngày càng rõ hơn

10 comments:

  1. tuyệt! một cái cửa sổ đóng đa dạng khôn cùng bởi sự đơn giản của nó (- nhại ko ngoặc kép). một cảnh thảm hại kéo dài khôn cùng bởi sự hiển nhiên của nó (- nhại, kiểu làm bài tập). một sự khốn cùng lặp lại khôn cùng bởi tính vô tri của nó (- nhại, thế thôi).

    ReplyDelete
  2. Dạ, cho phép em thả thêm ❤️❤️❤️❤️ được không, tử tước?

    ReplyDelete
  3. Đương nhiên đọc free thì ko được xin xỏ hay đòi hỏi nhưng vẫn để cmt rằng là NL có thể đăng bài CB đề tặng Manet và bài tặng Liszt để tặng cho người đọc blog NL chứ nhỉ :)

    ReplyDelete
  4. "Những cửa sổ" và những cửa sổ :)

    ReplyDelete
  5. chính xác là "người dẫn đường"! và cái "tâm hồn" bị mắng mỏ đã chạy ra "ngoài thế giới" đến mấy xứ tương đồng với cái-chết và (mk!) ở đó nó "hạnh phúc" hẳn.

    ReplyDelete
  6. la bàn hiệu Baudelaire đã chỉ hướng

    ReplyDelete
  7. "Buổi sớm ngày thứ sáu, tất cả hành khánh đều vui vẻ trông thấy quần đảo Hương Cảng và lúc tàu Kinh Châu đi chậm lại trong vùng Hương Cảng, họ đều reo.
    - Đến rồi.
    Riêng tôi thì ngẩn ngơ như tiếc một cái gì quý giá đã tan mất. [...] Tôi nói như trong giấc mơ:
    - Đã đến rồi kia à!

    thoát ly, Thời Bệnh, chiêm bao, nỗi lặng lẽ không bờ bến của một linh hồn

    ReplyDelete