Feb 16, 2020

it won't be long

nghe gì bây giờ nhỉ? tất nhiên là mùa xuân rồi:

hai bản nhạc đều mang tên "Primavera", và đều là valse, một của Agustín Barrios, một của Thierry Tisserand (tự tìm đi, đừng lười), và vẫn thêm một "Primavera" nữa, của Victor Velazquez - đây thì lại là một "milonga"

trừ phi không phải là "Này mùa xuân ơi" của Mozart

Trong ban nhạc The Beatles, George Harrison là nhân vật rất được ưa thích (tưởng niệm của GH, "All Those Years Ago"), nhất là bởi những người "ở khoảng giữa", tôi muốn nói ở đoạn của trung bình. Giống như triết học Aristote đặt trọng tâm vào khoảng ở giữa (commun, médiane, juste milieu, etc.). Những người trung bình thì ưa thích - nơi đối tượng - phản chiếu của nó, chứ không phải chính nó. Người ta thích hào quang, nhưng không bao giờ (hoặc gần như thế) chịu nổi cái phát ra hào quang. Trong một êm đềm, một dịu mát, một dễ chịu. "Dễ chịu" là một từ rất then chốt, không một ai biết như thế nghĩa là như thế nào, nhưng bất kỳ ai cũng chỉ có thể chịu được sự dễ chịu. Vả lại, George Harrison chính là người ở trong cơ chế ấy, tác giả của một bài hát tuyệt vời về "sweet lord". Hoặc còn rõ hơn nữa: một bài hát vô cùng nổi tiếng, về mặt trời, nhưng là về cái bóng của nó - "Here Comes the Sun", tất nhiên.

Anw, không ít người từng qua giai đoạn mấy thập niên: 60, 70, 80, 90 không thể hiểu nổi tại sao bọn trẻ con sau này không hề thích The Beatles.

Tất nhiên điều đó chẳng mấy quan trọng, vả lại rất logic: hồi chúng ta ở tuổi thiếu niên, chẳng gì trong số các cái mà mấy thế hệ trước thờ phụng nói bất kỳ điều vì với chúng ta. Nhưng đâu có gì phải lo: cái gì không chết được thì chúng nó sẽ có lúc quay trở lại thôi.

Anw, "Maroon 5" thì quả thật là quá dã man.


Sự trở lại - trong âm nhạc - có thể theo rất nhiều cách thức. Chẳng hạn, nhạc của Bach tìm được sự duy trì hiện diện trong một khoảng thời gian quan trọng nhờ ở Felix Mendelssohn. Kể cả nhạc pop cũng có thể có tồn tại, biến mất và trở lại không hề kém tương đương. Thời điểm Manuel Barrueco lên sân khấu và nói, sau đây tôi sẽ biểu diễn "Lucy in the Sky with Diamonds" rồi ngay lập tức nói thêm, "theo phong cách baroque", là một khoảnh khắc lớn. Các nhạc sĩ, đặc biệt những người ở bên ngoài châu Âu, làm cho các bài hát của The Beatles sống theo đủ mọi kiểu, mọi hình thức. Các bài hát của The Beatles bỗng đóng chính xác vai trò của những bài hát và bản nhạc dân gian trước đây. Chưa bao giờ pop gần với populaire theo nghĩa đúng của từ ấy, đến như vậy.

Có những bản nhạc (và bài hát) được hưởng tồn tại trong thời gian một cách tráng lệ vô song, thông qua vô số chuyển hóa. Các nhạc sĩ thế kỷ 19 đi nghe opera của Rossini và gần như không một ai không viết các bản thuộc dạng "chủ đề và biến tấu" dựa trên Rossini (một ví dụ lớn: Mauro Giuliani) - thể loại rất thịnh hành, nhất là ở Wien hồi đầu thế kỷ 19; ở mức độ thấp hơn là các nhân vật như Bellini etc. (đó cũng là thời của âm nhạc Ý, trên toàn châu Âu - đoạn cao trào trước đoạn của suy đồi, không khác gì Rome cũng như Vatican, âm nhạc sinh ra từ nước Ý hoặc là đỉnh cao hoặc là vực sâu - đó là một xứ sở không có sự trung bình; một trong những cách thức để phản đối Aristote).

Một trong những gì được viết lại nhiều nhất, đi xuyên qua cả thời gian lẫn các nhạc cụ khác nhau, là bản valse thuộc opus 69 (số 2) của Chopin. Đó là bản nhạc gây sung sướng tối đa và cùng lúc, ác cảm không thể chịu đựng: làm thế nào mà lại có thể tạo được âm thanh một cách dễ dàng đến thế?

Một số trong những gì hao hao (tức là "sống nhiều cuộc đời"): những bài hát của The Beatles, "Love of My Life" của Queen, một số bản nhạc jazz, bản "Alfosina y el mar" của Ariel Ramírez hay "Adiós Nonino" của Astor Piazzolla.

Piazzolla là hiện thân của một đảo lộn lớn. Một đảo lộn lớn là đảo lộn cùng một lúc của rất nhiều thứ (đảo lộn ở mức độ của tổng thể). Ở đây, đó là đảo lộn của các hình thức âm nhạc, nhưng đồng thời cũng là sự mở ra con đường cho một nhạc cụ trước đó không mấy phổ biến. Sau Piazzolla, đã có thêm bao nhiêu người tập đàn bandoneon? Chắc chắn là không ít; cũng như sau Franz Liszt, hay Andrés Segovia, đối với những nhạc cụ khác.


Những đảo lộn đích thực của âm nhạc phát xuất từ Nam Mỹ, trong nửa sau của thế kỷ 20. Trong khi ở châu Âu nhạc rock và "picking" mở rộng biên độ cũng như âm lượng (đó là kỷ nguyên đặc trưng là "to giọng") của âm nhạc, João Gilberto, vào cuối thập niên 50, viết "Bim Bom", và ngay lập tức Roland Dyens, khi ấy vẫn còn là một cậu bé, nắm bắt được làn gió mới. Bossa nova (Tom Jobim, Vinicius de Moraes, etc.) là đối xứng của "Nouvelle vague" trong điện ảnh châu Âu. Và đều là tiếng vọng của những "Vita nuova", "Scienza nuova" nhiều thế kỷ trước. "Bossa nova" cũng có nghĩa là "sóng mới" - nếu tôi nhớ không nhầm, danh xưng ấy bắt nguồn từ một buột miệng của Bonfa.

Bossa nova kết tinh ở nhân vật nào? Tôi nghĩ tôi không sai, mặc dù nhìn bề ngoài thì không có vẻ gì như vậy: nó kết tinh ở Baden Powell.

Dẫu thế nào, một khi đã "sóng" thì cần phải nhìn nhận theo dạng chuyển động đúng của nó. Chuyển động của sóng dẫn tới hệ quả hiển nhiên: cuốn đi mọi thứ. Chẳng còn gì nữa, sau khi đợt sóng rút đi. Nhất là sóng thần. Điều tôi sắp nói sau đây sẽ giống như một koan: chỉ có đúng một thứ không bị sóng cuốn đi, đó là bờ. Hãy là bờ (if you can - "We can work it out").

Trong ban nhạc The Beatles, Paul McCartney có vị trí khó nhất. Có lẽ chính vì vậy cho nên McCartney cầm đàn trái tay, và trông như là đặc biệt hơn cả. Cũng chính McCartney được phong tước "Sir": chỉ những gì tầm thường mới được phong tước hiệu. Bởi vì, đó chính là hiện thân của ngược lại, trong một ban nhạc như The Beatles. Chỉ cần nhìn như vậy, người ta sẽ thoát ngay được khỏi cách nhìn nhận kinh điển (và trẻ con), của thích Paul hay thích John. (anw, nhân vật được yêu thích nhất chắc chắn là Harrison, như đã nói - Ringo Starr thì khỏi phải nói, đó đích thực là một "Bingo").

Bởi vì đó là một "second best" trên mọi phương diện. Chỉ George Harrison mới là guitarist thứ thiệt, và trong một bảng kiểm kê nghiêm túc những nhân vật tương tự, kiểu gì GH cũng có vị trí bên cạnh những Jimmy Page, Brian May hay David Gilmour - một dạng "lý thuyết gia" không thể thiếu. Và linh hồn của The Beatles dĩ nhiên là John Lennon, một người trông không thể tầm thường hơn, tầm thường nhất, trong những hình ảnh có đủ các thành viên, với khuôn mặt to bất thường, dáng vẻ vụng về rất đặc trưng. Nhưng mọi linh hồn đều như vậy hết. Second best thì nghĩa là nothing - you know what I mean (à, còn hay hơn: "you mean what I know"). Dẫu thế nào, Paul McCartney chỉ có đúng một kiệt tác, "Eleanor Rigby".


Paul McCartney có vị trí khó chính là bởi vì dễ. Không khó để nhận ra: riêng về phần lời, những lúc nào là Paul McCartney thuần túy, thì sẽ luôn luôn là chung chung: đó là vì những người trung bình không bao giờ thoát được sự chung chung, nói cách khác, chỉ trừu tượng mà không thể cụ thể (một cách khác để nói, đầm lầy - hoặc cũng có thể là sa mạc). Giọng, hay (nói chung hơn) biểu đạt, của Paul McCartney lúc nào cũng nằm trọn vẹn trong phạm trù của dễ chịu. Một người như thế hiển nhiên cần phải được phong tước hiệu cao quý. Bởi vì dễ.

John Lennon:

"Hey, you've got to hide your love away"

"Everybody's got something to hide except for me and my monkey" (nghe hơi giống "Everyone says I love you" với cả "Everything you wanted to know about sex" - Woody Allen - nhỉ)

và, một bài hát không thể là ai khác ngoài Lennon:

"Nobody loves you when you're down and out" ("what is it what is it what is it" "what to say what to say what to say" - cũng đừng quên bài hát có cái tên rất tương tự, "Nobody knows you when you're down and out", nó từng đi xuyên qua rất nhiều thời kỳ; ở đây là version Scrapper Blackwell)

Mọi ca sĩ lớn đều không tìm cách gây thích thú. Không biểu đạt nghệ thuật nào cổ xưa như hát, nhất là kể từ khi nhảy múa dần dần bị tách đi. Chính vì thế nó khó nhất - khó nhất bởi vì dễ nhất. John Lennon là một trong những người làm được một điều rất nhỏ: bất kỳ lúc nào cũng ở mức của cụ thể. Hát là một dạng sóng, nó cuốn theo nó với một lực rất mạnh, gần như không thể cưỡng nổi. Nghe hát, bất kỳ ai cũng có ham muốn hát theo, điều đó hết sức tự nhiên. Cũng rất dễ gây kinh ngạc, vì con người rất dễ sửng sốt trước âm thanh. Làm thế nào để không như thế (bởi vì, nghệ thuật là cái mà chúng ta cần để chống lại chính chúng ta, chẳng có gì khác làm được cái đó, ngoài nó)? Đó là bí ẩn nho nhỏ của những người như John Lennon. Loạt ba bài "Oh my love", "Woman" và "Jealous guy" là khi John Lennon đặc biệt vụng về - và đặc biệt vĩ đại. "Everything is clear in my heart": đó là khi sự thuần khiết nói lên được. Những khoảnh khắc như vậy (rất hiếm), thế giới được trở về với chính nó, sáng sủa và rõ ràng, tức là thoát khỏi đầm lầy, không phải common nữa - một cách khác để nói sự tầm thường.





(còn nữa)



"It won't be long"

"We can work it out"

l. but not l.:

"Oh when I saw her standing there" (you know what I mean)




NB. đã tiếp tục "tiện bút" về Les Feuillantines, cũng sắp tiếp tục bài "trong hiệu sách" số 6

32 comments:

  1. bây giờ ở đầu nghe gì thiếu chữ ơ huyền kìa bác ! thấy bác cần tuyển gấp một cô thợ sửa mo-rát thất thời gian :v

    ReplyDelete
  2. it won't be long, life is so short (and nasty)

    ReplyDelete
  3. Phê bình văn học lại đi qua phê bình âm nhạc. Cũng như phê bình văn học lại đi bao trùm phê bình văn hóa. Thật dễ hòa giải.

    ReplyDelete
  4. thật dễ nhìn sai hoàn toàn như vậy, cái gì chẳng hao hao cái gì, và luôn luôn có bọn lẫn lộn hết, nhất là bọn nouveau riche

    ReplyDelete
  5. Tôi muốn nó thật rạch ròi và không hao hao.

    ReplyDelete
  6. Chú thử nghe Đen Vâu đi ạ. “Một đời nay ta sẽ có mấy lần mười năm”. Í tưởng nhớn “mười năm” gặp nhau, trừ phi ĐV là fan của chú như cháu :D

    ReplyDelete
  7. một nhạc sĩ không bao giờ có nghĩa vụ đi triết lý

    một bí mật: không gì dễ hơn so với, trong âm nhạc, làm ra "trông như là" philo, và sâu sắc

    tiếp tục

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bởi vì một ai bất kỳ cũng có thể "học" cách tung philo. Ra vẻ sâu sắc.

      Delete
  8. I can, nhưng đừng kiểu kiểu Xuân Diệu “anh không xứng là biển xanh nhưng anh muốn em là bờ cát trắng”

    Ta chào mi, đại dương già nua!

    ReplyDelete
  9. em thích nhất While My Guitar Gently Weeps anh ơi. :)

    ReplyDelete
  10. chính ra anonymous lại rất hay tự ái, đã là cái bóng nhưng kể cả bóng cũng muốn phải oách

    ReplyDelete
  11. NL không biết có người lạnh gáy đến thế nào khi thấy "Nobody loves you" ở đây đâu. Mấy lần định paste vào đây nhưng thôi. Cái câu "I scratch your back, and you scratch mine" như là một idiom ấy nhỉ, trong Bẫy 22 cũng có. Rồi lại còn "Everybody loves you when you six foot in ground". Rồi lại còn huýt sáo.

    ReplyDelete
  12. NL còn nhớ cái clip Bowie cover Imagine không?
    I asked John one day:"How do you write a song?" He said:"It is easy as say what you mean and put a back beat to it." I asked:"What do you think of my rock n roll?" He said:"It's great, but it's just rock n roll with lipstick on."

    ReplyDelete
  13. David Bowie khóc khi hát ấy nhỉ, đó là khóc vì biết không bắt chước được sự unique, kể cả unique này cũng không bắt chước được unique khác

    nine is a lucky number

    ReplyDelete
  14. Paul McCartney thì hay giả vờ, chẳng hạn có mấy bài chàng cứ cố lên gân (hẳn là để vượt qua Lennon), kết quả chẳng mấy khả quan, như get back. Còn Strawberry field forever của Lennon giống như bị phá nát bởi người ta cứ muốn nó hoàn chỉnh.

    ReplyDelete
  15. Tiếp tục John Lennon tribute show :v NL quả thật rất linh :) vừa mới thấy John Lennon trên fb nên bưng về đây ngay
    https://www.bbc.co.uk/programmes/b06f4xm2
    đồng thời tìm được một David Bowie
    https://www.bbc.co.uk/programmes/m000d06f
    nhưng không nghe được chắc do cũ rồi :( có ai biết cách nào nghe được không? Cảm ơn nhiều lắm.
    Nếu NL thấy youtube toàn nhạc dở thì hãy nghe BBC Radio. Bây giờ người ta còn nghe qua các thứ kiểu soundcloud và nhất là spotify :) nhưng nghe radio dĩ nhiên khác hắn. Đây là show đặc biệt về Berlin
    https://corenews.me/iggy-pop-2019-02-15-iggy-konfidential-as-part-of-6-music-loves-berlin/

    ReplyDelete
  16. BBC hồi ở Anh nghe mòn tai rồi

    đó lại chính là đoạn James Blunt rất hot, thế mới nhục

    ReplyDelete
  17. Có lẽ Nhị Linh viết nhầm bandoneon thành banjo khi nhắc đến Piazzolla.

    ReplyDelete
  18. Có Primavera của Ludovico Einaudi; Và thích bản trình diễn My Valentine của Paul.

    ReplyDelete
  19. Cũng chưa hiểu Lucy in the Sky with the Diamond chơi theo kiểu Baroque thì nó có còn liên quan tới LSD nữa ko?

    ReplyDelete
  20. mở Oh My Love cho một người chưa nghe Lennon bao giờ, người ấy nghe xong thì bảo là nghe như hát trong nhà thờ vậy

    ReplyDelete
  21. người ấy toàn nghe Boney M với Modern Talking mới chết chứ :D

    ReplyDelete
  22. cũng chính người í hay xài xe ben để đổ sỏi í đấy hả.

    ReplyDelete
  23. Công chúa ngủ 100 năm hoặc ngủ luôn cũng chả vấn đề gì, cùng lắm quốc gia thiếu mất một bình hoa di động trong cung điện. Cơ mà anh hùng, anh hùng ấy, anh hùng mà lăn ra ngủ im, lại nhằm ngay thời kỳ đất nước có biến, thì dẫu chỉ 1 năm cũng vẫn rất tệ, không phải vậy sao. Cũng đâu bớt tệ, thậm chí trở thành big problem, khi anh hùng thức giấc cầm hoa hồng trong tay ve vẩy thay vì gươm giáo, lại còn :v rồi lại còn music link cho nhau nghe but anw, take it easy, this is my last station because it’s very comfortable and cozy here.

    ReplyDelete
    Replies
    1. You are right, đúng là đã ngủ đúng một năm, but you, I think you should chut up and I promise one day everything will be better for you
      (I wish i was a hero, but I think I am a sucker)

      Delete
    2. Here is "Sucker"
      https://www.youtube.com/watch?v=SMsTx0Zs4ZY

      Delete
  24. Paul McCartney là một Xuân Diệu

    ReplyDelete
  25. "Lưỡng xứ mang nhiên nhất chủng tâm"

    Đường thêu níu bóng hoa
    Oanh líu ríu gần xa
    Đờ đẫn dừng kim
    Lòng xuân thiếu nữ

    ReplyDelete