+ Độ này thấy nhiều người quan tâm đến truyện ngắn. Chính tôi cũng vừa viết về một tập truyện ngắn. Nhưng nói thật thì tôi không quan tâm nhiều đến truyện ngắn. Tôi quan tâm tới văn chương của Bảo Ninh chứ không quan tâm đến truyện ngắn. Cả chục năm nay tôi không còn (gần như không) đọc truyện ngắn đăng trên báo. Nhiều lắm, nhiều vô tận, chắc là nước Mỹ và nước Việt Nam sản xuất truyện ngắn nhiều ngang ngửa với nhau. Được một lần ta (có thể) sánh vai được với nước Mỹ, mừng chưa.
Nói đến truyện ngắn lại nhớ một người, Daniel Grojnowski, tác giả cuốn sách Lire la nouvelle (Đọc truyện ngắn). Grojnowski được coi là chuyên gia về truyện ngắn, nhưng thật ra còn là chuyên gia nhiều cái nữa. Đó là một người gốc Ba Lan, một người bạn của Mme Lê Hồng Sâm. Trong Lire la nouvelle ngay mở đầu có đăng nguyên văn một truyện ngắn được cho là ngắn nhất trong lịch sử. Tác giả tên gì đó hình như có màu sắc Flamand, nghĩa là khó nhớ, còn nội dung truyện như thế này, đại ý chứ không chính xác tuyệt đối:
"Ông ấy là người lịch sự vô cùng, tới mức nhường cho bà vợ chết trước."
Nói "ngắn nhất trong lịch sử" cũng chỉ là một cách nói, nó thông báo rằng truyện ngắn có thể rất ngắn, một lời tuyên bố theo kiểu "ấn định" kiểu như "tin tôi đi, nếu tin thì sẽ có lợi đấy".
Kiểu truyện ngắn như trên có thể coi là một mô hình, đã là mô hình thì ta pastiche được, chẳng hạn như là "Vì rất căm ghét loài người nên hắn quyết định làm một vài điều tốt cho nó."
Cái dở là không tìm được chuyên gia truyện ngắn nào để ghi nhận tác phẩm vừa xong kia, chán thật.
+ Tôi không mấy để ý đến sự trông chờ một cuốn tiểu thuyết thứ hai của Bảo Ninh. Câu hỏi ở cuối bài trước của tôi là một tiến triển logic từ những gì viết ở trên đó thì đúng hơn là "gây thêm sức ép". Trong tập Chuyện xưa kết đi, được chưa? ai cũng nhìn ra nỗi ám ảnh, nhưng nhiều người nhìn ra và nói về thì điều đúng lại rất dễ trở thành điều sai :) Cái chính là ngôn từ không bao giờ đủ cả.
+ Áp lực của nói điều then chốt chưa chắc đã lớn bằng áp lực không nói điều then chốt. Với người viết lách, nhất là viết phê bình, một lần cho tất cả có thể là một lý tưởng, nhưng lại cũng có thể là một ảo tưởng, một cái bẫy tâm lý. Nhìn ra điều then chốt mà không nói là vi phạm lý tưởng, nhưng cắm đầu tìm cách không vi phạm lý tưởng lại là ảo tưởng. Đây không phải là chấp nhận sự đã rồi và sự trốn tránh, đây là đối mặt: đối mặt với tính chất mù mờ của cái bản chất. Thách thức cái bản chất, không tuân theo nó, chống lại nó đúng lúc nó không ngờ xứng đáng ngang hàng với một thách thức đã được nhiều người nói đến, nói tuyệt hay, như là Borges và nhất là Calvino: thách thức mê cung.
+ Một bài thơ tên là "Thừa" trong tập Ta thấy hình ta những miếu đền của Mai Thảo:
Một vũng trời cao đứng bóng trưa
Nhìn lên bỗng thấy nắng mây thừa
Thừa thêm ta nữa tâm tiền tiến
Mà khối đau buồn rất cổ xưa
Sep 30, 2009
Sep 28, 2009
Làm thế nào để sống
trước tiên, xem ở kia, ở kia và nhất là ở kia
Không biết có phải nhà văn Bảo Ninh bị rơi vào một nông nỗi bồng bột (hay bí bách cảm hứng, hay cơ chế của ký ức của ông bị “mắc cạn” ở một điểm nào đó) mà ông lại đặt tên tập truyện ngắn mới nhất của mình là “Chuyện xưa kết đi, được chưa?” gồm 14 truyện, NXB Văn học ấn hành.
Từ đầu đến cuối cái câu hỏi đặt lên bìa sách này hóa ra lại là một câu hỏi tu từ. Bởi vì người viết ra các truyện ngắn ấy không thực sự tìm cách quên, và cũng còn bởi vì không còn gì để quên nữa cả. Những gì quên được thì đã quên mất rồi (nhiều nhân vật trong tập truyện này thực sự bị rơi vào trạng thái quên, như các nhân vật của truyện “Gọi con” phải lần hồi ráp nối ký ức mới “tìm lại được” một người thân trong gia đình). Những gì để quên đã được viết ra hoặc không cần được viết ra thì cũng tan biến, nhưng còn lại ở tập “Chuyện xưa kết đi, được chưa?” thì toàn điều không thể quên, cũng không thể kết.
Không biết có phải nhà văn Bảo Ninh bị rơi vào một nông nỗi bồng bột (hay bí bách cảm hứng, hay cơ chế của ký ức của ông bị “mắc cạn” ở một điểm nào đó) mà ông lại đặt tên tập truyện ngắn mới nhất của mình là “Chuyện xưa kết đi, được chưa?” gồm 14 truyện, NXB Văn học ấn hành.
Từ đầu đến cuối cái câu hỏi đặt lên bìa sách này hóa ra lại là một câu hỏi tu từ. Bởi vì người viết ra các truyện ngắn ấy không thực sự tìm cách quên, và cũng còn bởi vì không còn gì để quên nữa cả. Những gì quên được thì đã quên mất rồi (nhiều nhân vật trong tập truyện này thực sự bị rơi vào trạng thái quên, như các nhân vật của truyện “Gọi con” phải lần hồi ráp nối ký ức mới “tìm lại được” một người thân trong gia đình). Những gì để quên đã được viết ra hoặc không cần được viết ra thì cũng tan biến, nhưng còn lại ở tập “Chuyện xưa kết đi, được chưa?” thì toàn điều không thể quên, cũng không thể kết.
Sep 24, 2009
Châm ngôn của một ngày có thể
Ông Alain Rey ở mục định kỳ viết cho tờ Magazine Littéraire cách đây vài năm có một lần phàn nàn về việc các nhà sản xuất thuốc lá ở Pháp in lên bao thuốc lá dòng chữ (theo luật định) "Fumer tue" (đúng kiểu cấu trúc câu khó dịch đến hai lần: fumer là hút thuốc (lá) còn tue là chia từ động từ tuer nghĩa là giết, ý câu này là (cái việc) hút thuốc (lá) giết (người)); nếu tôi nhớ không nhầm thì ông Rey (đại gia về từ ngữ) nói fumer thì không giết được ai cả, mà phải dùng từ s'enfumer, nghĩa là hút khói vào người, như thế mới là hành động gây chết người.
Trên bao thuốc lá Việt Nam phải ghi: Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi
Trên yên cái xe máy phải ghi: Đi xe máy có thể gây vỡ sụn mông
Trên vô lăng xe ôtô phải ghi: Đi ôtô có thể chẹt chết bốn mươi lăm con vịt
Trên nhà cao tầng phải ghi: Nhà cao tầng có thể ném bã mía qua cửa sổ, và nhà cao tầng có thể gây ngủng ngoẳng đầu gối
Trên mông đứa trẻ sơ sinh phải ghi: Sống có thể gây chết
Trên châm ngôn phải ghi: Ngắn gọn có thể gây hóc xương gà
Trên bút hoặc bàn phím phải ghi: Viết có thể gây bệnh mắt lác, và viết có thể gây ra mùi vị kinh khiếp
Trên bia mộ phải ghi: Chết có thể gây ra sự đầu thai
Trên cái đèn phải ghi: Ánh sáng có thể gây đứt dây tóc
Trên nỗi buồn chán phải ghi: Chán nản có thể gây hứng thú cách mạng
Trên quyển sách phải ghi: Đọc có thể gây rối loạn cơ quan thần kinh chức năng trung ương, hoặc là tuyến tiền liệt
và và và
Trên giọt mưa phải ghi: Mưa rơi có thể không cần phiên dịch, và có thể không
Trên bao thuốc lá Việt Nam phải ghi: Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi
Trên yên cái xe máy phải ghi: Đi xe máy có thể gây vỡ sụn mông
Trên vô lăng xe ôtô phải ghi: Đi ôtô có thể chẹt chết bốn mươi lăm con vịt
Trên nhà cao tầng phải ghi: Nhà cao tầng có thể ném bã mía qua cửa sổ, và nhà cao tầng có thể gây ngủng ngoẳng đầu gối
Trên mông đứa trẻ sơ sinh phải ghi: Sống có thể gây chết
Trên châm ngôn phải ghi: Ngắn gọn có thể gây hóc xương gà
Trên bút hoặc bàn phím phải ghi: Viết có thể gây bệnh mắt lác, và viết có thể gây ra mùi vị kinh khiếp
Trên bia mộ phải ghi: Chết có thể gây ra sự đầu thai
Trên cái đèn phải ghi: Ánh sáng có thể gây đứt dây tóc
Trên nỗi buồn chán phải ghi: Chán nản có thể gây hứng thú cách mạng
Trên quyển sách phải ghi: Đọc có thể gây rối loạn cơ quan thần kinh chức năng trung ương, hoặc là tuyến tiền liệt
và và và
Trên giọt mưa phải ghi: Mưa rơi có thể không cần phiên dịch, và có thể không
Sep 22, 2009
Gặt
Tối hôm qua đến giờ uống sữa và nghe Đô Rê Mi tự dưng tôi thấy bâng khuâng :)
Nghĩ là mình tươi tắn mãi rồi bây giờ cũng phải mốc đi một cái. Ý tôi là làm một cái điểm mốc cho nó vui và để make clear (dịch là “làm rõ” kẻo lại bị mấy bác mắng) tâm trí, chứ không phải người tôi bị mốc xanh mốc đỏ rồi phải đem ra ngoài trời phơi nắng, như khối bác đang nghĩ (tôi biết thừa, biết quá thừa luôn), hay khối bác đã từng bị.
Đợi cho quyển này in xong (lẽ ra phải xong rồi đấy; tôi cũng thích cái bìa trước hơn nhưng không vote được cho nó được chọn, chứ tên sách có “cuốn sách mở” thì bìa lại có hình cuốn sách mở là chân thực quá hehe) thì coi như là gặt xong một vụ. Vụ này gieo cấy cứ cho là trong vòng trên dưới hai năm vừa qua. Coi như là xong một vụ để còn gieo cấy tiếp xen canh cây trồng mở rộng canh tác bón phân tưới nước giải (Tía em là một người nông dân/Má em là một người nông dân/Cuộc sống trên đồng bao la).
Tôi không hề có ý định giấu là mình trồng cây còn sai lầm hỏng hóc nhiều lắm (nhiều cái cũng chưa làm được cũng như để khá nhiều người phải chờ đợi) và lúc nào cũng xác định tư tưởng sống là chiến đấu, có ai bảo mình sai nếu sai thật thì nhận và sửa, mình lại đúng thì hoặc cãi lại hoặc im luôn cho xong, nếu ở giữa sai và đúng thì hoặc tranh đấu tới cùng hoặc chuồn đi hỏi (không biết thì hỏi tự ti làm gì), chứ nhất định không hì hục chày cối nát hết cả gạo và nhất định không tự dưng lại đi nhận là mình sai :)
Tôi cũng không định đang yên đang lành lại đi cảm ơn lung tung cả lên như bác Goldmund ai lại thế hehe, nhất là với ý đồ xấu. Nhưng mới học được bên chỗ bác Hòa Thượng rằng hạnh phúc nằm ở đường đi chứ không phải đích đến (cái này thì nhiều người nói lắm rồi nhưng có thêm toán học vào nó cứ xạ ảnh lung linh hết cả lên) thành thử đến mùa gặt cũng muốn cảm ơn rất nhiều người đã hợp tác, làm cùng, chỉ giáo, chửi rủa etc. Chẳng hạn như quyển Lévai nói ở trên là phải cảm ơn rất nhiều mấy bác Hung Gia Lợi.
Cuối cùng chúc các bác hưởng thụ lành mạnh và không nên lợi dụng tình thân mà gợi ý lộ liễu như bác này, bác này hay bác này. Ở đây tôi chỉ nêu tên mấy bác nhà giàu thôi chứ các bác không giàu (bằng mấy bác này) thì cũng nên lợi dụng tình thân tội gì phải không ạ :) Mấy cái bác kia vừa phải thôi nhá, chứ trong loạt title 3 chữ của tháng này vẫn còn “Bòn” hay “Hút” chưa sử dụng đâu, báo trước cho các bác biết mà đề phòng hehe.
Cuối cùng bâng khuâng bonus các bác thêm cái này (không liên quan gì đâu, tất nhiên).
Nghĩ là mình tươi tắn mãi rồi bây giờ cũng phải mốc đi một cái. Ý tôi là làm một cái điểm mốc cho nó vui và để make clear (dịch là “làm rõ” kẻo lại bị mấy bác mắng) tâm trí, chứ không phải người tôi bị mốc xanh mốc đỏ rồi phải đem ra ngoài trời phơi nắng, như khối bác đang nghĩ (tôi biết thừa, biết quá thừa luôn), hay khối bác đã từng bị.
Đợi cho quyển này in xong (lẽ ra phải xong rồi đấy; tôi cũng thích cái bìa trước hơn nhưng không vote được cho nó được chọn, chứ tên sách có “cuốn sách mở” thì bìa lại có hình cuốn sách mở là chân thực quá hehe) thì coi như là gặt xong một vụ. Vụ này gieo cấy cứ cho là trong vòng trên dưới hai năm vừa qua. Coi như là xong một vụ để còn gieo cấy tiếp xen canh cây trồng mở rộng canh tác bón phân tưới nước giải (Tía em là một người nông dân/Má em là một người nông dân/Cuộc sống trên đồng bao la).
Tôi không hề có ý định giấu là mình trồng cây còn sai lầm hỏng hóc nhiều lắm (nhiều cái cũng chưa làm được cũng như để khá nhiều người phải chờ đợi) và lúc nào cũng xác định tư tưởng sống là chiến đấu, có ai bảo mình sai nếu sai thật thì nhận và sửa, mình lại đúng thì hoặc cãi lại hoặc im luôn cho xong, nếu ở giữa sai và đúng thì hoặc tranh đấu tới cùng hoặc chuồn đi hỏi (không biết thì hỏi tự ti làm gì), chứ nhất định không hì hục chày cối nát hết cả gạo và nhất định không tự dưng lại đi nhận là mình sai :)
Tôi cũng không định đang yên đang lành lại đi cảm ơn lung tung cả lên như bác Goldmund ai lại thế hehe, nhất là với ý đồ xấu. Nhưng mới học được bên chỗ bác Hòa Thượng rằng hạnh phúc nằm ở đường đi chứ không phải đích đến (cái này thì nhiều người nói lắm rồi nhưng có thêm toán học vào nó cứ xạ ảnh lung linh hết cả lên) thành thử đến mùa gặt cũng muốn cảm ơn rất nhiều người đã hợp tác, làm cùng, chỉ giáo, chửi rủa etc. Chẳng hạn như quyển Lévai nói ở trên là phải cảm ơn rất nhiều mấy bác Hung Gia Lợi.
Cuối cùng chúc các bác hưởng thụ lành mạnh và không nên lợi dụng tình thân mà gợi ý lộ liễu như bác này, bác này hay bác này. Ở đây tôi chỉ nêu tên mấy bác nhà giàu thôi chứ các bác không giàu (bằng mấy bác này) thì cũng nên lợi dụng tình thân tội gì phải không ạ :) Mấy cái bác kia vừa phải thôi nhá, chứ trong loạt title 3 chữ của tháng này vẫn còn “Bòn” hay “Hút” chưa sử dụng đâu, báo trước cho các bác biết mà đề phòng hehe.
Cuối cùng bâng khuâng bonus các bác thêm cái này (không liên quan gì đâu, tất nhiên).
Sep 19, 2009
Vấn
Tôi quên chưa nói phỏng vấn là một thể loại, và cũng là một nghệ thuật :) Chừng nào thì nó (phỏng vấn, và, đặc thù hơn, phỏng vấn nhà văn) được coi là như vậy? Chắc có liên quan tới tập phỏng vấn của Jules Huret in năm 1891 với nhan đề chung Enquête sur l’évolution littéraire (Điều tra về tiến triển của văn học), có thể đọc toàn văn trên gallica tức là trang online của Thư viện Quốc gia Pháp (BNF). Cách đây vài năm giới đại học Pháp có cả một trào lưu nghiên cứu tập sách này.
Ở Việt Nam từng có hai tập phỏng vấn nhà văn nổi tiếng, một trước 1945 của Lê Thanh, một trước 1975 của Ngiễn Ngu Í; tiếc thật lần đọc quyển sách của NNI tôi không để ý lưu lại một bản nên đến nay chẳng nhớ rõ là có các nhân vật nào nữa, nhan đề của nó hình như là Sống và viết với…
Ngày nay thật chẳng có nhà văn Việt Nam nào trả lời phỏng vấn hay cả. Người duy nhất giữ được bí quyết trả lời phỏng vấn có lẽ là Tô Hoài :)
Ở Việt Nam từng có hai tập phỏng vấn nhà văn nổi tiếng, một trước 1945 của Lê Thanh, một trước 1975 của Ngiễn Ngu Í; tiếc thật lần đọc quyển sách của NNI tôi không để ý lưu lại một bản nên đến nay chẳng nhớ rõ là có các nhân vật nào nữa, nhan đề của nó hình như là Sống và viết với…
Ngày nay thật chẳng có nhà văn Việt Nam nào trả lời phỏng vấn hay cả. Người duy nhất giữ được bí quyết trả lời phỏng vấn có lẽ là Tô Hoài :)
Sep 14, 2009
Sốt
Nếu đang sống ở Hà Nội, nguy cơ bị sốt xuất huyết của bạn là rất cao. Hà Nội bây giờ bẩn như Sài Gòn. Tôi bị mấy hôm vừa rồi, đến hôm nay mới giảm sốt một chút. Phiền một cái là sốt, sốt virus, sốt xuất huyết, H1N1 cứ hao hao giống nhau nên vớ vẩn là chẩn đoán nhầm, nhất là nếu tự chẩn đoán ở nhà thì dễ nhầm lắm. Thêm nữa là đồng bào ta cứ sốt là truyền nước, tự truyền luôn, hoặc mời y tá gần nhà đến truyền. Hôm qua tôi đi khám bác sĩ, thấy mặt bác sĩ tái mét nói vừa gặp trường hợp bệnh nhân hết xuất huyết rồi nhưng lại phải nhập viện khẩn cấp. Vì bị tràn dịch màng phổi. "Ba lít nước trong phổi", bác sĩ phập phồng. "May không chết".
Trước hết là con muỗi. Muỗi sốt xuất huyết cực kỳ khôn, chứ không lờ đờ như mấy con Apache, nó lại còn có lựa chọn mỗi khi săn mồi. Tôi còn không biết bị con điên đó đốt lúc nào nữa, nói thế để biết nó biệt kích ra làm sao, bây giờ mà bắt được nó tôi thề rút cái kim ra khỏi đít nó rồi đem bêu riếu. Nhưng con muỗi mới chỉ là phụ thôi, ghê chưa. Cái con mà con muỗi chuyên chở mới ác. Năm nay nó biến chứng ác liệt lắm, hôm trước tôi nghe một cô y tá nói: "cái con a virus sốt a xuất huyết a nó là một cái con a rất là tởm lợm a". Giới y tế mà còn phải nói thế thì các bác biết rồi đấy.
Gớm nhất khi bị sốt xuất huyết là đầu đau kinh khủng giống như liên tục có mấy chục con châu chấu béo múp nằm trên đầu thi nhau giật tóc, người thì đau hết chịu nổi, y như có hai hàng mỗi hàng 8 con bọ quờ qua quờ lại, mà lại theo đủ các hướng khác nhau. Và phải uống nhiều nước lắm (uống nhiều thì phải tè nhiều). Nhiếu đến mức tôi nghĩ sau đây khi đã khỏi tôi sẽ nghỉ uống nước một thời gian dài dài. Bây giờ bớt sốt rồi nhưng tiểu cầu trong máu vẫn tiếp tục down, cái đó đáng lo hơn cả, và trong đơn thuốc bác sĩ cũng ghi rõ: "Đau đầu nhiều, nôn, ý thức lơ mơ thì phải nhập viện ngay". Bác nào thấy tôi có ý thức lơ mơ ở chỗ nào bên trên thì bảo hộ nhé.
Trước hết là con muỗi. Muỗi sốt xuất huyết cực kỳ khôn, chứ không lờ đờ như mấy con Apache, nó lại còn có lựa chọn mỗi khi săn mồi. Tôi còn không biết bị con điên đó đốt lúc nào nữa, nói thế để biết nó biệt kích ra làm sao, bây giờ mà bắt được nó tôi thề rút cái kim ra khỏi đít nó rồi đem bêu riếu. Nhưng con muỗi mới chỉ là phụ thôi, ghê chưa. Cái con mà con muỗi chuyên chở mới ác. Năm nay nó biến chứng ác liệt lắm, hôm trước tôi nghe một cô y tá nói: "cái con a virus sốt a xuất huyết a nó là một cái con a rất là tởm lợm a". Giới y tế mà còn phải nói thế thì các bác biết rồi đấy.
Gớm nhất khi bị sốt xuất huyết là đầu đau kinh khủng giống như liên tục có mấy chục con châu chấu béo múp nằm trên đầu thi nhau giật tóc, người thì đau hết chịu nổi, y như có hai hàng mỗi hàng 8 con bọ quờ qua quờ lại, mà lại theo đủ các hướng khác nhau. Và phải uống nhiều nước lắm (uống nhiều thì phải tè nhiều). Nhiếu đến mức tôi nghĩ sau đây khi đã khỏi tôi sẽ nghỉ uống nước một thời gian dài dài. Bây giờ bớt sốt rồi nhưng tiểu cầu trong máu vẫn tiếp tục down, cái đó đáng lo hơn cả, và trong đơn thuốc bác sĩ cũng ghi rõ: "Đau đầu nhiều, nôn, ý thức lơ mơ thì phải nhập viện ngay". Bác nào thấy tôi có ý thức lơ mơ ở chỗ nào bên trên thì bảo hộ nhé.
Sep 8, 2009
Hồi
Tại sao tôi lại cho bài trả lời phỏng vấn lên blog của tôi, nơi bình thường không chứa chấp những cái tương tự? Dĩ nhiên là bởi vì tôi muốn một số người đọc nó (tờ tạp chí đăng bài này không online). Một trong những người đó là Mr. Tin Văn. Không phải phách lối, tôi đã biết trước Mr. TV sẽ phản ứng, và tôi cũng biết chắc Mr. TV sẽ dùng một món mới thửa được, món "văn chương vô hại".
Vài đoạn trên TV:
"Theo tôi, không thể lấy cái sự được yêu thích ngang nhau giữa hai ông nhà văn Garcia Marquez và Kundera mà so sánh, như trên được, mà phải đặt câu hỏi, và sự trả lời, như sau đây, thí dụ:
Liệu có sự giống nhau, về chủ đề nào đó, khiến cả hai ông đều được độc giả Mít hồ hởi đón nhận?
Từ đó, ra câu trả lời:
Kundera, từ lò Đông Âu.
Vài đoạn trên TV:
"Theo tôi, không thể lấy cái sự được yêu thích ngang nhau giữa hai ông nhà văn Garcia Marquez và Kundera mà so sánh, như trên được, mà phải đặt câu hỏi, và sự trả lời, như sau đây, thí dụ:
Liệu có sự giống nhau, về chủ đề nào đó, khiến cả hai ông đều được độc giả Mít hồ hởi đón nhận?
Từ đó, ra câu trả lời:
Kundera, từ lò Đông Âu.
Sep 7, 2009
Đáp
+ Tôi trả lời phỏng vấn anh Nguyễn Trương Quý, cho một tờ tạp chí trong Sài Gòn
Kundera là nhà văn có ý thức sâu sắc về lối viết và được hâm mộ từ lâu trên thế giới. Là người đã dịch một số tác phẩm của Milan Kundera, đến cuốn mới in ở VN là Những mối tình nực cười, anh đánh giá thế nào về ảnh hưởng của Kundera với đời sống viết lách VN?
Một mặt, tôi nhận thấy cái tên Milan Kundera được nhiều nhà văn nhắc tới. Nếu như đó là dấu hiệu của ảnh hưởng thì chắc chắn Kundera có ảnh hưởng không nhỏ ở Việt Nam, theo tôi là ngang với Garcia Márquez, mặc dù Kundera và Garcia Márquez rất khác nhau: nếu một người là biểu tượng của tư duy phân tích lạnh lùng, thậm chí ác độc thì người kia hay được coi là một bậc thầy phóng túng và nồng nhiệt, đầy nhân tính. Ở một số nhà văn lớn tuổi có yếu tố “phản tỉnh” như Nguyễn Khải hay Nguyên Ngọc dấu ấn của Kundera là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng một nhà văn chỉ thực sự lớn khi không ai có thể bắt chước được.
Kundera là nhà văn có ý thức sâu sắc về lối viết và được hâm mộ từ lâu trên thế giới. Là người đã dịch một số tác phẩm của Milan Kundera, đến cuốn mới in ở VN là Những mối tình nực cười, anh đánh giá thế nào về ảnh hưởng của Kundera với đời sống viết lách VN?
Một mặt, tôi nhận thấy cái tên Milan Kundera được nhiều nhà văn nhắc tới. Nếu như đó là dấu hiệu của ảnh hưởng thì chắc chắn Kundera có ảnh hưởng không nhỏ ở Việt Nam, theo tôi là ngang với Garcia Márquez, mặc dù Kundera và Garcia Márquez rất khác nhau: nếu một người là biểu tượng của tư duy phân tích lạnh lùng, thậm chí ác độc thì người kia hay được coi là một bậc thầy phóng túng và nồng nhiệt, đầy nhân tính. Ở một số nhà văn lớn tuổi có yếu tố “phản tỉnh” như Nguyễn Khải hay Nguyên Ngọc dấu ấn của Kundera là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng một nhà văn chỉ thực sự lớn khi không ai có thể bắt chước được.
Sep 4, 2009
Nốt
Cái tạo ra các hình dung về sự không chắc chắn, các hình dung thuộc về cuộc đời con người ngay khi người ta coi cuộc đời không chỉ là một đại lượng giản đơn, một loại lực, một quân cờ trên một bàn cờ hoặc trong một chiến lược, không phải là một khiếm khuyết về tri thức, mà ngược lại, một tri thức tinh tế. Sự không chắc chắn này là sự không chắc chắn của tâm hồn, nếu ta dám nói tới một từ không nhất thiết hàm ý tính siêu vượt - ngay khi ta tin nó không thể được điều chỉnh bởi tay các kỹ sư. Nói chính xác tri thức mà tiểu thuyết truyền cho chúng ta, và cũng là điều duy nhất có thể được truyền cho chúng ta - cả lịch sử lẫn mọi khoa học nhân văn đều không thể làm được - là tri thức sau đây: số phận của tất cả chúng ta đều thấm đẫm sự nước đôi [équivoque], ngay cả những số phận có vẻ đi đường thẳng nhất cũng đều có thể được hướng tới theo nhiều cách, có khả năng cho nhiều sự thật khác nhau. Strum, nhà vật lý người Nga, có dòng máu Do Thái, một trong những nhân vật chính của Cuộc đời và số phận - tác phẩm đồ sộ của Vassili Grossman, và một trong những cuốn sách vĩ đại của thế kỷ XX - là một người yếu đuối và phò chính thống - anh ta đã xúc động tột cùng khi được Staline gọi điện, và đã vì hèn nhát mà chấp nhận ký vào một tài liệu chống lại các bác sĩ Do Thái bị buộc tội đầu độc Gorki - hay một người phản kháng, một Sakharov trước khi có Sakharov - anh ta từ chối tự kiểm thảo khi bị tố cáo là đã vận dụng các lý thuyết vật lý duy tâm xa lạ? Anh ta là cả hai, cũng như công nương Sherbatoff vừa là công nương vừa là tú bà. Lord Jim, nhân vật cuốn sách của Conrad, có phải là một kẻ hèn nhát hay không? Là thuyền phó trên một con tàu sắp đắm, anh ta đã chạy trốn trên một chiếc xuồng, bỏ lại các hành khách cho một cái chết chắc chắn. Anh ta có phải là một con người can đảm hay không? Duy nhất trong số các sĩ quan, anh ta lại là người đối đầu với phiên tòa và “địa ngục” của tội lỗi. “Đó là một trường hợp, Marlow người phát ngôn của Conrad nói, vượt rất xa các năng lực của một hội đồng điều tra. Đó là một cuộc tranh cãi tinh tế và nền tảng về bản chất đích thực của con người; nó không hề cần đến các thẩm phán. […] Điều này buộc tôi xem xét cái quy ước ẩn trốn trong mọi sự thật, cũng như sự thành thực cốt tử của một phản sự thật. Cùng một lúc nó kêu gọi hai phần của tâm hồn: phần thường trực nhìn vào ánh sáng ban ngày, và phần ranh mãnh thu mình trong một bóng tối vĩnh hằng, giống như phần khuất của mặt trăng.” Tôi sẵn sàng nói rằng địa hạt tiểu thuyết chính là cuộc “tranh cãi tinh tế và nền tảng về bản chất đích thực của con người” này. Một cách tinh tế, tiểu thuyết tiến về cái nền tảng, và cái nền tảng này, cái “bản chất con người” này, chính là cái để lộ tính mù mờ của nó: điều thật không sao nghĩ được trong diễn ngôn chính trị, cái ngược hẳn lại luôn muốn có các vai cố định, những “vị thế”. Chính trị sắp xếp [ranger] […], còn tiểu thuyết thì vứt bỏ sự sắp xếp [déranger] [khó dịch cách chơi chữ này: ranger và déranger, hai từ cùng căn].
Sep 3, 2009
New
Trước hết là một bài mới của bác Nguyễn Chí Hoan về Chuyện người tùy nữ, đọc ở đây.
Những quyển sách cuối cùng của mùa hè năm nay cuối cùng cũng đã tới nơi. Như là đi một chuyến tàu chợ đi thì ít lắc thì nhiều. Nghe mẹ tôi kể ngày trước từng đi một chuyến tàu chợ có ông lái tàu đến cái ga xép bỏ thẳng về nhà ngủ một giấc, tỉnh dậy mới quay lại lái tiếp. Nghĩ cũng khiếp.
Trong những quyển ấy quyển mà tôi trông chờ nhất (như đã nói) là hồi ký của Claude Lanzmann, Le Lièvre de Patagonie. Về tác giả: Lanzmann là người làm bộ phim Shoah đồ sộ, chắc chắn là một trong những nhân vật có thẩm quyền nhất về Thế chiến thứ hai, đặc biệt là vấn đề tiêu diệt người Do Thái; những người có uy tín khác hay được nói tới là Anthony Beevor và William Shirer; một nhân vật nữa, có vai trò quan trọng trong Shoah, là Raul Hilberg. Về tên quyển sách: sở dĩ có tên này là vì Lanzmann trích dẫn một đoạn viết về những con thỏ của Silvina Ocampo (những ai rành về Borges chắc chắn biết bà nhà văn này - nghĩa đen cái nhan đề là "Con thỏ vùng Patagonie"). Về cách viết cuốn sách: Lanzmann đọc cho hai người (đều là nữ và đều thuộc tạp chí Les Temps modernes, nơi Lanzmann làm sếp sòng) gõ máy tính lại.
Đọc ngấu nghiến chương đầu. Quả là danh bất hư truyền, một giọng văn tuyệt hảo, một sự làm chủ văn phong và ý tưởng rất đáng nói. Và một chủ đề (của riêng chương một) ám ảnh mạnh mẽ: nó viết về cái chết. Và không phải bất kỳ cái chết nào, cụ thể là cái chết do bị hành hình. Mở đầu là hình ảnh máy chém (guillotine, biệt danh "la veuve" nghĩa là "bà góa"), sản phẩm của Cách mạng Pháp. Rồi những cách thức giết người khác nhau mà Lanzmann từng chứng kiến hoặc nhìn thấy hình ảnh khắp nơi trên đời, Nhật, Pháp, Úc etc.
Lanzmann là người đấu tranh chống án tử hình. Trong chương đầu tiên này ông kể hồi những năm 1960 đã từng đấu tranh đòi chính phủ Tây Ban Nha hủy quyết định xử tử một người. Mãi rồi hơn chục năm sau Tây Ban Nha bỏ án tử hình. Mọi việc đều có thể thay đổi. Một tranh đấu khác (lần này kéo dài) của Lanzmann là tìm cách cứu những người FLN (ai từng đọc về chiến tranh Algérie đều biết nghĩa là gì). Nhân vật lịch sử duy nhất có quan hệ mật thiết với Lanzmann được nhắc tới trong chương này chính là Le Castor, tức Simone de Beauvoir (như tôi đã có lần nói, de Beauvoir là người tình của Lanzmann). Nhiều lần khi được tin có người sắp bị tử hình, de Beauvoir và Lanzmann lại lật đật chạy đôn chạy đáo gọi điện khắp nơi tìm ai đó dám đánh thức tướng de Gaulle dậy giữa đêm để ký lệnh ân xá vào phút chót, vì de Gaulle là người duy nhất có thể làm được như vậy. Có vẻ như là chưa bao giờ cặp tandem này thành công cả.
Đó là các nỗ lực nhằm cứu vãn. Vấn đề là đối diện với một số thứ, câu hỏi không phải là làm thế nào để cứu vãn, mà là còn có thể cứu vãn được hay không. Rất nhiều lúc câu trả lời là không. Cái chết là một điểm cực quá lớn, đứng trước nó đã từng có rất nhiều sự suy tư. Lanzmann chỉ là một người tiếp nối trong mạch đó mà thôi.
Một chương khởi đầu thật là nặng nề, không biết hai người (phụ nữ) gõ máy tính hộ Lanzmann cảm thấy thế nào. Trong tâm trạng nặng nề đó, tôi đọc các tin tức về Phạm Đoan Trang, một người bạn. Tôi tin Đoan Trang vô tội, và tôi mong mọi chuyện sẽ sớm ổn thỏa.
Những quyển sách cuối cùng của mùa hè năm nay cuối cùng cũng đã tới nơi. Như là đi một chuyến tàu chợ đi thì ít lắc thì nhiều. Nghe mẹ tôi kể ngày trước từng đi một chuyến tàu chợ có ông lái tàu đến cái ga xép bỏ thẳng về nhà ngủ một giấc, tỉnh dậy mới quay lại lái tiếp. Nghĩ cũng khiếp.
Trong những quyển ấy quyển mà tôi trông chờ nhất (như đã nói) là hồi ký của Claude Lanzmann, Le Lièvre de Patagonie. Về tác giả: Lanzmann là người làm bộ phim Shoah đồ sộ, chắc chắn là một trong những nhân vật có thẩm quyền nhất về Thế chiến thứ hai, đặc biệt là vấn đề tiêu diệt người Do Thái; những người có uy tín khác hay được nói tới là Anthony Beevor và William Shirer; một nhân vật nữa, có vai trò quan trọng trong Shoah, là Raul Hilberg. Về tên quyển sách: sở dĩ có tên này là vì Lanzmann trích dẫn một đoạn viết về những con thỏ của Silvina Ocampo (những ai rành về Borges chắc chắn biết bà nhà văn này - nghĩa đen cái nhan đề là "Con thỏ vùng Patagonie"). Về cách viết cuốn sách: Lanzmann đọc cho hai người (đều là nữ và đều thuộc tạp chí Les Temps modernes, nơi Lanzmann làm sếp sòng) gõ máy tính lại.
Đọc ngấu nghiến chương đầu. Quả là danh bất hư truyền, một giọng văn tuyệt hảo, một sự làm chủ văn phong và ý tưởng rất đáng nói. Và một chủ đề (của riêng chương một) ám ảnh mạnh mẽ: nó viết về cái chết. Và không phải bất kỳ cái chết nào, cụ thể là cái chết do bị hành hình. Mở đầu là hình ảnh máy chém (guillotine, biệt danh "la veuve" nghĩa là "bà góa"), sản phẩm của Cách mạng Pháp. Rồi những cách thức giết người khác nhau mà Lanzmann từng chứng kiến hoặc nhìn thấy hình ảnh khắp nơi trên đời, Nhật, Pháp, Úc etc.
Lanzmann là người đấu tranh chống án tử hình. Trong chương đầu tiên này ông kể hồi những năm 1960 đã từng đấu tranh đòi chính phủ Tây Ban Nha hủy quyết định xử tử một người. Mãi rồi hơn chục năm sau Tây Ban Nha bỏ án tử hình. Mọi việc đều có thể thay đổi. Một tranh đấu khác (lần này kéo dài) của Lanzmann là tìm cách cứu những người FLN (ai từng đọc về chiến tranh Algérie đều biết nghĩa là gì). Nhân vật lịch sử duy nhất có quan hệ mật thiết với Lanzmann được nhắc tới trong chương này chính là Le Castor, tức Simone de Beauvoir (như tôi đã có lần nói, de Beauvoir là người tình của Lanzmann). Nhiều lần khi được tin có người sắp bị tử hình, de Beauvoir và Lanzmann lại lật đật chạy đôn chạy đáo gọi điện khắp nơi tìm ai đó dám đánh thức tướng de Gaulle dậy giữa đêm để ký lệnh ân xá vào phút chót, vì de Gaulle là người duy nhất có thể làm được như vậy. Có vẻ như là chưa bao giờ cặp tandem này thành công cả.
Đó là các nỗ lực nhằm cứu vãn. Vấn đề là đối diện với một số thứ, câu hỏi không phải là làm thế nào để cứu vãn, mà là còn có thể cứu vãn được hay không. Rất nhiều lúc câu trả lời là không. Cái chết là một điểm cực quá lớn, đứng trước nó đã từng có rất nhiều sự suy tư. Lanzmann chỉ là một người tiếp nối trong mạch đó mà thôi.
Một chương khởi đầu thật là nặng nề, không biết hai người (phụ nữ) gõ máy tính hộ Lanzmann cảm thấy thế nào. Trong tâm trạng nặng nề đó, tôi đọc các tin tức về Phạm Đoan Trang, một người bạn. Tôi tin Đoan Trang vô tội, và tôi mong mọi chuyện sẽ sớm ổn thỏa.
Sep 1, 2009
Tiểu thuyết là một tên xã hội sô vanh
[“tên xã hội sô vanh” dịch từ “social-traître”, từ thuộc hệ thống từ vựng rất đặc trưng của Lenin, xuất hiện từ khoảng Comintern, tức là Quốc tế Cộng sản III; từ này dùng tương đương với các từ chỉ những người theo thuyết dân chủ-xã hội, trong đó có “xã hội sô vanh” hay xuất hiện; nhân ngó thấy bài của bác Trần Thiện Huy cũng sử dụng một từ xuất phát từ Lenin, “fellow traveller”, tức là những người khi cần ta có thể dùng còn đến khi không cần nữa thì loại bỏ, ở Việt Nam hay được gọi là “những người có cảm tình với cộng sản”]
[bài nói của Olivier Rolin ngày 6/8/2009 tại abbaye Lagrasse nhân dịp Banquet du Livre; nội dung chủ yếu của bài này nằm trong một bài giảng tại séminaire của Alain Finkielkraut tại trường Bách khoa Paris trước đó; Olivier Rolin là tác giả cuốn tiểu thuyết này]
Văn chương, và đích danh hơn, văn chương tiểu thuyết, không được tạo ra để phục vụ một điều gì đó, nó đã tự mang trong mình mục đích của chính nó, thế nhưng té ra nó vẫn phục vụ cho một điều gì đó.
[bài nói của Olivier Rolin ngày 6/8/2009 tại abbaye Lagrasse nhân dịp Banquet du Livre; nội dung chủ yếu của bài này nằm trong một bài giảng tại séminaire của Alain Finkielkraut tại trường Bách khoa Paris trước đó; Olivier Rolin là tác giả cuốn tiểu thuyết này]
Văn chương, và đích danh hơn, văn chương tiểu thuyết, không được tạo ra để phục vụ một điều gì đó, nó đã tự mang trong mình mục đích của chính nó, thế nhưng té ra nó vẫn phục vụ cho một điều gì đó.