Hoàng Anh Tuấn là một cái tên ít nhiều bí hiểm cho người đọc hiện nay. Ở trong nhóm chủ trương tạp chí Hiện đại (nhân vật chủ chốt là Nguyên Sa), Hoàng Anh Tuấn đăng nhiều thơ trên tờ này, một tờ tạp chí thuộc hàng sớm của Sài Gòn giai đoạn 1954-1975, sau Sáng tạo không lâu lắm. Có thể đọc nhiều bài thơ của Hoàng Anh Tuấn tại trang này. "Điệu xưa" là nhóm ba bài thơ đăng trên một số Hiện đại năm 1960, trong đó "Nhớ xuống" các bác có thể đọc ở đường link. "Bài ca dao sau này" cũng trên trang đó là một bài rất hay.
Ý qua
Lá vườn múc cạn hồn đêm
Trăng ôm tưởng nhớ, gió chuyền cảm thông
Môi say gói lấy môi buồn
Đôi bàn tay úp lên cồn bơ vơ
Gió từ kẽ lụa, khe tơ
Ban đi ngàn rộng cởi bờ dặm khơi
Kề yêu loãng nét lông mày
Đục lờ mỗi nhịp thở dài gởi trao
Sóng đàn gợi ngón tay phao
Tóc mềm chợt thấy lả vào dư hương
Im vắng
Nhớ từ cuối gót chân xanh
Vẩn vơ mắt gởi trong vành nón hoa
Trưa mòn phẳng bóng cây thưa
Thoảng nghe áo trắng vờn qua sân trường
Gọi tên e nắng động vàng
Ý mây gỡ đẹp hai hàng mi cong
Nhớ xuống
Nước suôi buồn lả mái chèo
Hai hàng mi gọi đìu hiu cuối ngày
Nhớ gần buộc gót chân mây
Ngẩn-ngơ vạt áo chiều dài khẽ xanh
Buồn theo mộng nhỏ đi quanh
Nắng trăm lối rộng độc hành về khơi
Tóc thôi lưu bước sông dài
Thuyền xưa chót lạc ra ngoài mắt xưa
Tuy còn nguyên điệu chèo thơ
Khoang tình đã lặng cơn mưa gối đầu
NB. các bác đặc biệt chú ý câu "Đôi bàn tay úp lên cồn bơ vơ" :d
------------
Ngoài Nguyên Sa và Hoàng Anh Tuấn, ban biên tập của Hiện đại còn có những người sau đây: Đinh Hùng, Lưu Trung Khảo, Mặc Đỗ, Nguyễn Duy Diễn, Nguyễn Thức, Tạ Tỵ, Thái Thủy, Thanh Nam, Trịnh Viết Thành, Tạ Quang Khôi, Song Linh, Hoàng Hải Thủy.
Cùng với Sáng tạo, Văn nghệ, Nghệ thuật, tờ Hiện đại là một trong những tờ tạp chí đặt nền móng và "định giọng" cho sinh hoạt văn nghệ trên báo chí Sài Gòn, là một tờ tạp chí thuộc giai đoạn tiền-1963, sau này sẽ bị phê phán theo hai đợt: đợt đầu là trước 1975 bởi chính báo chí Sài Gòn, đợt tiếp theo, dĩ nhiên, sau 1975, cả hai lần đều chủ yếu tập trung vào "viễn mơ" và nhận tiền Mỹ (vụ nhận tiền này thì chính Nguyên Sa cũng đã công nhận ngay trước 1975).
Jul 31, 2010
Jul 29, 2010
Huyền thoại, ngày nay
Đang nghiên cứu vấn đề huyền thoại :d, một vấn đề cứ lâu lâu lại phải xem dượt lại vì corpus không phải lớn lên mà nở to tướng theo cấp nhân cấp lũy thừa cấp gì gì đó chẳng biết nữa, chạy theo muốn hụt hơi, mà thật ra thì tôi cũng không chạy theo. Phải bay vù vù theo thì may ra mới kịp í.
Northrop Frye: "Từ huyền thoại ngày nay được sử dụng trong các bối cảnh đa dạng đến đáng kinh ngạc, tới mức bất kỳ ai nói đến nó trước hết phải nói rõ bối cảnh của anh ta là gì".
Eric Gould cho rằng khái niệm "huyền thoại" đã trở thành khái niệm "omnibus" (các bác đọc lịch sử Paris sẽ biết cái loại xe xửa xưa này) của thời đại chúng ta, vừa nói lên mọi thứ vừa chẳng nói lên cái thứ gì cả. Gould cho rằng "huyền thoại" là "một tổng hợp về giá trị, rất đặc biệt là nó mang nghĩa của phần lớn mọi thứ đối với phần lớn mọi người. Nó là phúng dụ và trùng ngôn, lý lẽ và phi lý lẽ, logic và huyễn tưởng, nghĩ trong lúc thức và giấc mơ, khởi thủy và chung cục".
"fantasy" ok là huyễn tưởng, huyễn hoặc, huyền ảo đi, thế còn "fantasmagorie" thì tình hình như thế nào nhỉ :d
một khái niệm hay thuật ngữ mà đến cái mức phồng tôm như thế kia thì chẳng biết là còn có ý nghĩa gì nữa không
cũng như từ "tác giả" hiện nay, hehe một trường hợp xâm phạm ngữ nghĩa điển hình, một "huyền thoại" của thời chúng ta: nó đúng là trùng ngôn, vì ai cũng là tác giả, từ đó suy ra tác giả là tác giả, một tautology, một pleonasm không phải bàn cãi
dù vậy, tautology và pleonasm là tu từ học, nó cũng có phân hạng, xếp loại, giá trị etc. mình chỉ mong các "tác giả là tác giả" trước khi in sách chơi trò tay ngang cống hiến cho nhân loại thì nhìn vào những gì động chạm đến người khác, người thật có thật ở trên đời, rồi nghĩ đến việc chuyển đổi bối cảnh (context): huyền thoại mà anh đang nói đến, nó là huyền thoại nếu anh ở chỗ ấy, nhưng ra đến đằng kia thôi nó đã là cái khác
tay ngang thì trách nhiệm với những gì mình nói càng phải cao, không thì chẳng đáng giá đến một xu, vì trách nhiệm ở đây, ở các trường hợp tay ngang, chính là điều thay thế cho "credit": bởi một tay ngang không bao giờ có credit, tay ngang là một thứ bong bóng xà phòng
mấy cái này mình cứ nghĩ các bác lớn rồi phải tự hiểu chứ, hóa ra là không à
Northrop Frye: "Từ huyền thoại ngày nay được sử dụng trong các bối cảnh đa dạng đến đáng kinh ngạc, tới mức bất kỳ ai nói đến nó trước hết phải nói rõ bối cảnh của anh ta là gì".
Eric Gould cho rằng khái niệm "huyền thoại" đã trở thành khái niệm "omnibus" (các bác đọc lịch sử Paris sẽ biết cái loại xe xửa xưa này) của thời đại chúng ta, vừa nói lên mọi thứ vừa chẳng nói lên cái thứ gì cả. Gould cho rằng "huyền thoại" là "một tổng hợp về giá trị, rất đặc biệt là nó mang nghĩa của phần lớn mọi thứ đối với phần lớn mọi người. Nó là phúng dụ và trùng ngôn, lý lẽ và phi lý lẽ, logic và huyễn tưởng, nghĩ trong lúc thức và giấc mơ, khởi thủy và chung cục".
"fantasy" ok là huyễn tưởng, huyễn hoặc, huyền ảo đi, thế còn "fantasmagorie" thì tình hình như thế nào nhỉ :d
một khái niệm hay thuật ngữ mà đến cái mức phồng tôm như thế kia thì chẳng biết là còn có ý nghĩa gì nữa không
cũng như từ "tác giả" hiện nay, hehe một trường hợp xâm phạm ngữ nghĩa điển hình, một "huyền thoại" của thời chúng ta: nó đúng là trùng ngôn, vì ai cũng là tác giả, từ đó suy ra tác giả là tác giả, một tautology, một pleonasm không phải bàn cãi
dù vậy, tautology và pleonasm là tu từ học, nó cũng có phân hạng, xếp loại, giá trị etc. mình chỉ mong các "tác giả là tác giả" trước khi in sách chơi trò tay ngang cống hiến cho nhân loại thì nhìn vào những gì động chạm đến người khác, người thật có thật ở trên đời, rồi nghĩ đến việc chuyển đổi bối cảnh (context): huyền thoại mà anh đang nói đến, nó là huyền thoại nếu anh ở chỗ ấy, nhưng ra đến đằng kia thôi nó đã là cái khác
tay ngang thì trách nhiệm với những gì mình nói càng phải cao, không thì chẳng đáng giá đến một xu, vì trách nhiệm ở đây, ở các trường hợp tay ngang, chính là điều thay thế cho "credit": bởi một tay ngang không bao giờ có credit, tay ngang là một thứ bong bóng xà phòng
mấy cái này mình cứ nghĩ các bác lớn rồi phải tự hiểu chứ, hóa ra là không à
Jul 28, 2010
(8) Bây giờ thì Nam Phong
Phong hóa đã nghe, giờ nhìn Nam phong một tí cho nó cân bằng lực lượng, nhỉ :d
Bài này đăng trên Nam phong số 119, Juillet 1927, tên bài ở ngay trang nhất phần Quốc ngữ là "Báo Nam Phong được mười tuổi", mấy chi tiết cũng hay về lịch sử báo chí Việt Nam giai đoạn ấy:
"Năm 1917 bên Âu-châu chiến-tranh đương dữ-dội; bên này thì chính-trị cẩn-nghiêm, dư-luận trong nước hình như vắng ngắt, trong Nam ngoài Bắc, thật là tịch-mịch không có tăm tiếng gì. Báo-quán thì ở Hà-nội ở Sài-gòn lơ-thơ có một vài tờ báo quốc-ngữ, còn báo bằng chữ tây của người mình, tuyệt-nhiên chưa có cái nào. Báo quốc-ngữ cũng là báo phổ-thông mà thôi, chửa có nghị-luận gì. Vả lại bàn đến chính-trị, nói về việc nước, bấy giờ coi như câu chuyện quái-gở, không ai dám công-nhiên đả-động. Còn văn quốc-ngữ thời hãy còn non-nớt, chưa ai nghĩ dùng để bàn-bạc những vấn-đề quan-trọng hay nghiên-cứu những nghĩa-lý cao-xa. Tiếng "quốc-văn" dùng để chỉ văn quốc-ngữ cũng mới thông-dụng tự năm 1917 trở đi. Đến cái "phong-trào quốc-văn", về sau này tràn khắp cả xã-hội, thì hồi ấy còn phẳng-lặng êm-đềm cả.
Giữa lúc ấy, báo Nam-Phong ra đời.
Bài này đăng trên Nam phong số 119, Juillet 1927, tên bài ở ngay trang nhất phần Quốc ngữ là "Báo Nam Phong được mười tuổi", mấy chi tiết cũng hay về lịch sử báo chí Việt Nam giai đoạn ấy:
"Năm 1917 bên Âu-châu chiến-tranh đương dữ-dội; bên này thì chính-trị cẩn-nghiêm, dư-luận trong nước hình như vắng ngắt, trong Nam ngoài Bắc, thật là tịch-mịch không có tăm tiếng gì. Báo-quán thì ở Hà-nội ở Sài-gòn lơ-thơ có một vài tờ báo quốc-ngữ, còn báo bằng chữ tây của người mình, tuyệt-nhiên chưa có cái nào. Báo quốc-ngữ cũng là báo phổ-thông mà thôi, chửa có nghị-luận gì. Vả lại bàn đến chính-trị, nói về việc nước, bấy giờ coi như câu chuyện quái-gở, không ai dám công-nhiên đả-động. Còn văn quốc-ngữ thời hãy còn non-nớt, chưa ai nghĩ dùng để bàn-bạc những vấn-đề quan-trọng hay nghiên-cứu những nghĩa-lý cao-xa. Tiếng "quốc-văn" dùng để chỉ văn quốc-ngữ cũng mới thông-dụng tự năm 1917 trở đi. Đến cái "phong-trào quốc-văn", về sau này tràn khắp cả xã-hội, thì hồi ấy còn phẳng-lặng êm-đềm cả.
Giữa lúc ấy, báo Nam-Phong ra đời.
Jul 23, 2010
Vẫn ô trọc lắm :ddd
Được đề tặng cho “tất cả những ai, mà một ngày nào đó, từng ngồi mơ mộng, một mình, trong góc phòng”, cuốn “Bách khoa thư học sinh lười” viết riêng về “những kẻ phá cách, bậc thiên tài”, đưa ra một ý tưởng không phải thiên tài nhưng cũng không hay gặp: nhìn lại những con người xuất chúng từ nhược điểm của họ, ở đây là nhược điểm hồi còn đi học, vì “Bách khoa thư” này được viết cho trẻ em. Cuốn sách của hai tác giả, Jean-Bernard Pouy và Serge Bloch, dựa trên ý tưởng của Anne Blanchard, in trong tủ sách thiếu niên của nhà xuất bản Gallimard năm 2006, mới được NXB Kim Đồng ấn hành bản tiếng Việt năm 2009 qua bản dịch của Vũ Đức Tâm.
Cuốn sách này rất tự nhiên lôi tuột ta vào những câu chuyện nho nhỏ về các nhân vật chủ chốt đã làm nên lịch sử của chúng ta. Thường thì các tác giả chọn cách thức phổ thông là thuật chuyện, ông ấy là con nhà ai, ông ấy đã làm gì trong đời, ông ấy đã hư hỏng không nghe lời bố mẹ như thế nào, vân vân và vân vân, nhưng cũng có lúc họ đặt lời kể vào miệng nhân vật, để cho Claude Debussy hay Thomas Edison xưng “tôi” và ngay lập tức câu chuyện của họ trở nên đáng tin hơn nhiều. Mục đích chính của cuốn sách có lẽ là làm cho bạn đọc nhỏ tuổi lỡ học không giỏi hiểu ra một điều (cái điều chúng ta người lớn rồi cũng sẽ hiểu) là học hành thì quan trọng thật đấy nhưng học giỏi chưa chắc đã nhất định phải là mục đích cuộc đời trường lớp của chúng ta.
Các bậc cha mẹ chắc cũng không hẳn đồng ý với cách nhìn này, trường lớp bây giờ thì đắt đỏ, mỗi ngày đưa con đi học đưa con về học đã mất bao nhiêu thời gian rồi thì chồng chất khó khăn đời sống, ai chẳng muốn ít nhất cũng mang trong mình niềm hãnh diện là con mình học giỏi (hơn con nhà hàng xóm). Nhưng điều hữu lý ở đây là đâu có thể nào mọi đứa trẻ đều đứng nhất lớp được, cũng như bố mẹ của chúng thôi, đâu có thể nào ai cũng là giám đốc hay luật sư “in house”. Các bố mẹ tìm đến liệu pháp tinh thần chẳng hạn như thiền, yoga hay đi phượt, thì lũ trẻ con cũng nên có một chút an ủi tinh thần như là biết được cái ông nghĩ ra cái định lý vật lý thật là mù mờ kia thực chất hồi nhỏ còn chưa chắc đã giải đúng một bài số học đơn giản. Tinh thần quan trọng hơn vật chất, tương lai quan trọng hơn hiện tại, ít nhất là ở điểm này.
Vì là một “Bách khoa thư” nên cuốn sách có nhiều “mục từ”, mỗi mục từ gồm bốn trang giấy nhiều tranh ảnh, bao quát nhân vật của nhiều ngành nghề, lĩnh vực, từ các nhà bác học (Bell, Einstein, Darwin…), các quân vương tướng lĩnh (Charlemagne, Napoléon…) cho tới văn nghệ sĩ (Balzac, Cézanne, Cocteau…). Họ rất khác nhau, dĩ nhiên, nhưng họ đều không phải là học sinh giỏi. Ngoài những người hồi nhỏ học dốt nổi tiếng như Albert Einstein hay Alexandre Dumas, khi đọc bộ “Bách khoa thư” này ta sẽ hào hứng mà phát hiện còn khối người cứ tưởng học giỏi lắm hóa ra cũng rất tệ.
Khi học đại học Edinburg, Darwin “không chịu được các cuộc giải phẫu cơ thể để nghiên cứu các bộ phận bên trong, cái đó làm cậu kinh tởm”, nhưng “về sau này cậu hối hận vì không chịu nỗ lực”. Darwin vẽ rất kém nên có kết quả không thể tồi hơn ở môn giải phẫu là môn đòi hỏi sinh viên phải vẽ chi tiết các bộ phận cơ thể con người. Bù vào đó Darwin thời tuổi trẻ biết nhồi rơm các con thú đã chết. Nhạc sĩ thiên tài Debussy thì “chả đi học bao giờ và suốt đời toàn mắc lỗi ngữ pháp”. Thật là buồn khi đọc thấy Edison hồi tám, chín tuổi đã “khóc lóc trở về nhà vì một thầy giáo mắng tôi là kẻ hay ngọ nguậy và làm mất trật tự”.
Cũng cần để ý rằng tâm lý chung của con người là khi về già nhìn lại cuộc đời người ta hay có khuynh hướng nhấn mạnh vào những gì không dễ dàng từng phải đối mặt (khía cạnh tô hồng của hồi ký, tiểu sử bắt nguồn từ nơi đây và từ nhiều nơi khác); cứ nghe các vĩ nhân nói thì họ chẳng bao giờ bẩm sinh mà khá cả, toàn phải nỗ lực rất ghê gớm. Vả lại, đặt giả định theo chiều ngược lại, ta cũng nên hiểu rằng nếu hồi nhỏ các vĩ nhân chịu học hành hơn thì biết đâu thế giới đã có máy bay từ hồi Leonardo da Vinci và Einstein đã hiểu ra từ sớm rằng năng lượng nguyên tử là một thứ rất nguy hiểm.
Nhị Linh
---------------
Bonus, phần tiếp theo và cuối cùng của đợt foreplay Manolito này. Warning: các bác có thói quen vừa đọc vừa cầm cốc nước hay bát cơm thì cứ liệu hồn. [đến lần này thì tôi lại quyết định "lợn" chứ không phải "heo" :d]
Những con lợn con
Cách đây một năm rưỡi, tôi vẫn còn tin rằng bác Luisa, hàng xóm của tôi, sở hữu một trong những gia sản lớn nhất nước. Cả bạn cũng thế thôi, bạn sẽ tin như vậy nếu nhìn thấy cái máy trộn năm tốc độ của bác ấy, con rô-bốt nấu bếp của bác ấy và cái máy hút bụi siêu thanh của bác ấy. Thế nhưng mẹ tôi đã tiết lộ Sự thật của cuộc đời:
- Luisa, lúc nào chị ấy cũng vênh vang.
Ông tôi góp thêm cho Sự thật của cuộc đời:
- Dù thế nào đi chăng nữa, Manolito ạ, cháu cứ biết rằng có nhiều tiền hơn chúng ta thì chẳng có gì để mà tự hào hết, vì việc đó thì quá ư là dễ.
Sự thật của cuộc đời thật khủng khiếp, đừng biết đến nó thì tốt hơn. Vậy nên cái ngày bác Luisa sang nhà chúng tôi để thông báo rằng Bernabé, ông chồng nhỏ bé yêu quý của bác và đồng thời cũng là bố đỡ đầu của tôi, vừa được thăng chức ở hãng, rồi thì bác muốn chúng tôi sang nhà bác để tiến hành một cuộc ăn mừng bác Bernabé, nho nhỏ thôi nhưng thật là nồng nhiệt, rồi thì mẹ tôi hét lên những tiếng hét vui mừng của một người bị động kinh, thì tôi không còn biết bác Luisa thích vênh vang hay là mẹ tôi thật ra là một kẻ đạo đức giả. Thêm một lần nữa, tôi đã nhầm. Mẹ giải thích về chuyện Bernabé thì là thật đấy, cho đến giờ bác ấy là đại diện về quả ôliu có hạt, giờ thì bác sẽ là đại diện về các món khai vị, dưa chuột muối, rồi cả ôliu tách hạt nhồi vào cá. Loại ôliu này chỉ tồn tại ở Tây Ban Nha; đừng hỏi tôi các bác nông dân làm thế nào mà trồng được loại cây ôliu mọc ra cả ôliu lẫn cá nhé, không ai biết được tại sao cá lại trèo lên được cao đến thế đâu. Đã từng có các hội nghị khoa học bên Mỹ nghiên cứu loại cây ôliu này nhưng họ không tìm ra được câu trả lời; các bác nông dân thì cứ nhất định không chịu tiết lộ gì cả. Đây là một điều bí ẩn lớn, lớn ngang cỡ công thức Coca-Cola.
Nói thật lòng, việc bác Bernabé trở thành đại diện về ôliu nhồi cá là cực quan trọng. Trước hết, chúng tôi sẽ đỡ phải chịu đựng cái cảnh Ngốc luôn luôn bị hóc hạt, và rồi bác Bernabé sẽ kiếm được nhiều tiền hơn và, vì bác là bố đỡ đầu của tôi mà lại không có con cái gì, bác sẽ nêu tên tôi trong di chúc của bác, nhưng Luisa và mẹ tôi bảo không được nói đến di chúc chừng nào những cái tai vẫn còn ve vẩy (ở đây những cái tai là tai của Ngốc và tôi).
Thật là đỉnh vì bác Bernabé chính là bố đỡ đầu của tôi. Khi nào chúng tôi tụ họp vào dịp Giáng sinh hoặc các bữa tiệc trong khu, thế nào bác cũng sẽ nhảy điệu twist, và bởi đầu bác ra mồ hôi rất nhiều, bác sẽ giao cho Ngốc và tôi quản lý bộ tóc giả của bác. Bác Luisa không hề thích bác Bernabé để tóc giả của bác lưu lạc lung tung vì bác phải trả rất nhiều tiền để mua nó tại một cửa hàng trên Phố Lớn, nơi Frank Sinatra từng mua đồ khi ông ấy đến hát ở Madrid. Bạn choáng chưa, bố đỡ đầu của tôi mang cùng bộ tóc giả với Frank Sinatra đấy, sợ chưa nào? Giờ đây khi nghĩ lại, có được bác Bernabé làm bố đỡ đầu không phải là đỉnh, mà là cực cực đỉnh.
Ngốc và tôi, chúng tôi hộ tống bác Luisa và mẹ đến siêu thị để mua những món ăn thật ngon cho xứng đáng với cuộc ăn mừng nồng nhiệt. Chúng tôi cho Ngốc ngồi vào một cái xe đẩy hàng để nó không bị lạc, nhưng vì nó cứ thượng lên mấy quả trứng nên lại phải cho nó xuống dưới đất. Kết quả: sau năm phút, nó đã biến mất. Mẹ đòi cái cô phụ trách vụ trẻ lạc đưa cho mẹ cái micro rồi mẹ gọi qua hệ thống loa:
- Về đây ngay, con yêu, mẹ có một gói Kit-Kat cho con này.
Cứ như là toán học vậy: đúng ba giây sau, Ngốc từ sau một tấm pa nô bước ra. Trước hết mẹ cho nó một cái đét, nó liền òa lên khóc, rồi mẹ đưa cho nó gói Kit-Kat và vài nụ hôn theo kiểu chùn chụt chùn chụt. Tiết mục đi lạc và giải cứu Ngốc thường xuyên xảy ra lắm, ít nhất là một lần mỗi tuần, bây giờ cái trò ấy muỗi lắm lắm rồi.
Chúng tôi quay về nhà bác Luisa, mang theo rất nhiều đồ ăn. Bác trang hoàng phòng ăn hết sức rực rỡ, đặt lên trên bàn mấy cái giá nến chiếm gần hết cả mặt bàn. Nhân tiện, ông tôi vẫn hay kể cách đây khoảng một năm ông có một giấc mơ kỳ cục lắm: đang giữa đêm ông bắt gặp bác Luisa trên cầu thang, tay cầm một trong mấy giá nến này. Mỗi lần nhớ lại cảnh tượng ấy, ông vẫn còn run lên vì sợ.
Luisa giải thích với chúng tôi là bác Bernabé không biết chúng tôi đang chuẩn bị cuộc ăn mừng khiêm tốn nhưng nồng nhiệt này, rằng ông bố đỡ đầu của tôi là một người rất đơn giản, bác ấy không phải là loại người đem kể với cả thế giới là bác mới được lên chức.
- Cần gì đâu, chuyện đó thì bác ấy có thể cứ để cho bác lo mà.
Tôi là người nói điều này, nhưng không hề có dụng ý xấu nào, tôi xin thề đấy, đặt tay lên Kinh Thánh mà thế: tôi nói vậy bởi tôi nghĩ thế. Ngay lập tức cùi chỏ bố tôi và cùi chỏ mẹ tôi đậu ngay vào miệng tôi. Một ngày nào đó, họ đến là phải mua cho tôi một bộ răng giả và rồi họ sẽ phải hối tiếc bởi một đứa trẻ mang toàn răng giả thì thật là tội nghiệp quá chừng.
9 giờ, chúng tôi nghe tiếng chìa khóa xoay trong ổ khóa: bác Bernabé đấy! Chúng tôi ngừng nói. Ngốc thì thầm vào tai tôi:
- Bé em muốn hạt.
Thằng này điên thật! Nó cứ thích cấu quả ôliu ra để tìm hạt. Nó đau lòng lắm vì không còn có thể tự làm nó tắc họng nữa: lúc nào nó cũng rất gắn bó với các thói quen của mình.
Bác Bernabé hét lên từ sau cánh cửa:
- Lợn Con Bé Nhỏ, em ở đó không?
Chúng tôi suýt cắm đầu xuống sàn nhà mà cười. Ai mà tưởng tượng nổi bác Luisa lại tên là như thế… Lợn Con Bé Nhỏ!
Bác ném về phía chúng tôi một cái nhìn ngùn ngụt căm thù.
- Vâng, em ở đây.
Lẽ ra bác phải nói thêm: Anh Lợn Con. Nhưng điều này đã trở nên không còn cần thiết bởi bố đỡ đầu của tôi đã tự lĩnh lấy trách nhiệm chứng tỏ điều ấy với chúng tôi. Chuyện xảy ra tiếp theo giờ đây đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuốn biên niên sử khu phố nhà tôi và tôi chính là nhân chứng chính yếu: Bernabé vừa đi suốt dọc hành lang vừa đánh rắm. Những phát rắm như là những tiếng sấm gớm ghiếc, những phát rắm không phù hợp với bác một chút nào, vì bác thì nhỏ xíu mà lại đeo tóc giả như thế. Những phát rắm này như thể thoát ra từ một con người có kích cỡ vào hạng siêu nhiên. Đúng lúc ấy, cả người tôi bỗng run lên vì sợ: thế nhỡ ra bác Bernabé đã biến thành một con quái vật thì sao? Tôi tin tất cả chúng tôi đều ít nhiều cảm thấy cùng điều đó, bắt đầu là bác Luisa, đang đỏ lựng như một quả cà chua, và bố mẹ tôi cùng ông tôi đang mỗi người nhìn đi một hướng. Bố nhìn chăm chăm một cái ổ cắm điện, mẹ nhìn chăm chăm một cái dĩa, còn ông tôi thì săm soi sàn nhà, cắn cắn môi trên. Người duy nhất còn ở trạng thái bình thường (ngay cả khi “bình thường” cũng đã là nói quá lên rồi) là Ngốc, vẫn tiếp tục tìm hạt bên trong mấy quả ôliu.
Nhưng bác Bernabé không hề biến thành quái vật. Khi bước vào căn phòng nhỏ, nhìn thấy chúng tôi đang yên ắng đến thế, mặt bác đỏ dừ, đỏ đến nỗi trông bác thật là giống Chuột Mickey, chú chuột bị chúng tôi đốt cái đầu vào ban đêm nhằm làm cho Ngốc đỡ sợ bóng tối. Bác Bernabé nuốt nước bọt trong vòng ít nhất ba mươi giây, rồi bác nói:
- Sao mà có những lúc khó tiêu hóa mấy cái bữa ăn đấy thế!
Rồi xảy đến một chuyện rất lạ: mọi người đều làm ra vẻ không có chuyện gì xảy ra, làm ra vẻ những phát rắm kinh thiên động địa kia chưa từng tồn tại. Chúng tôi ngồi vào bàn. Ngốc và tôi, chúng tôi mỗi đứa nhấm một giọt sâm banh vì phải nâng cốc chúc mừng Bernabé được lên chức. Bác cho chúng tôi mượn bộ tóc giả của bác và khi ra cửa tiễn chúng tôi về bác vừa đi vừa xoay người theo điệu twist. Khi chào tạm biệt, bố đỡ đầu của tôi hôn tôi và lại nhắc đến bản di chúc, thế là lại như thường lệ, bác liền bị bác Luisa và mẹ tôi mắng cho một trận.
Không một ai mang chuyện này ra nói đùa trước mặt Bernabé, về cái ngày bác gặp cơn khó tiêu đồ ăn ấy. Nhưng tối hôm đó, như mọi tối khác, tôi cùng mẹ đi đến chỗ cái nôi của thằng bé con khổng lồ của chúng tôi, hát cho nó nghe một bài. Mẹ hỏi nó:
- Đêm nay con muốn nghe bài gì nào?
Ngốc, thỉnh thoảng nó cũng rất hài mặc dù chẳng hề tự biết là nó rất hài, đáp:
- Mấy chú lợn nhỏ.
Thế là mẹ tôi, nước mắt đã dàn dụa, bắt đầu hát:
Mấy chủ lợn nhỏ đã nằm trên giường
Mẹ các chú đến bên mà hát ru
Nhưng mẹ cười dữ dội đến mức không sao hát tiếp được nữa. Bố định thay chỗ mẹ nhưng bố cũng gặp chuyện giống i xì, rồi đến lượt ông tôi, ông tôi cười rụng bộ răng giả. Chứng kiến cả ba cười đến quằn quại trên giường, Ngốc nhảy tưng tưng vỗ tay hoan hô. Còn tôi, người cũng có mặt trong cái cảnh ấy, tôi những muốn thời khắc này là thời khắc dài nhất trong đời tôi, không bao giờ chấm dứt.
-------------
Theo tôi tiên đoán thì tôi sắp có một loạt fan là các bà mẹ và các bà sắp làm mẹ. Chưa biết phải chống đỡ như thế nào đây :ppppppp
Cuốn sách này rất tự nhiên lôi tuột ta vào những câu chuyện nho nhỏ về các nhân vật chủ chốt đã làm nên lịch sử của chúng ta. Thường thì các tác giả chọn cách thức phổ thông là thuật chuyện, ông ấy là con nhà ai, ông ấy đã làm gì trong đời, ông ấy đã hư hỏng không nghe lời bố mẹ như thế nào, vân vân và vân vân, nhưng cũng có lúc họ đặt lời kể vào miệng nhân vật, để cho Claude Debussy hay Thomas Edison xưng “tôi” và ngay lập tức câu chuyện của họ trở nên đáng tin hơn nhiều. Mục đích chính của cuốn sách có lẽ là làm cho bạn đọc nhỏ tuổi lỡ học không giỏi hiểu ra một điều (cái điều chúng ta người lớn rồi cũng sẽ hiểu) là học hành thì quan trọng thật đấy nhưng học giỏi chưa chắc đã nhất định phải là mục đích cuộc đời trường lớp của chúng ta.
Các bậc cha mẹ chắc cũng không hẳn đồng ý với cách nhìn này, trường lớp bây giờ thì đắt đỏ, mỗi ngày đưa con đi học đưa con về học đã mất bao nhiêu thời gian rồi thì chồng chất khó khăn đời sống, ai chẳng muốn ít nhất cũng mang trong mình niềm hãnh diện là con mình học giỏi (hơn con nhà hàng xóm). Nhưng điều hữu lý ở đây là đâu có thể nào mọi đứa trẻ đều đứng nhất lớp được, cũng như bố mẹ của chúng thôi, đâu có thể nào ai cũng là giám đốc hay luật sư “in house”. Các bố mẹ tìm đến liệu pháp tinh thần chẳng hạn như thiền, yoga hay đi phượt, thì lũ trẻ con cũng nên có một chút an ủi tinh thần như là biết được cái ông nghĩ ra cái định lý vật lý thật là mù mờ kia thực chất hồi nhỏ còn chưa chắc đã giải đúng một bài số học đơn giản. Tinh thần quan trọng hơn vật chất, tương lai quan trọng hơn hiện tại, ít nhất là ở điểm này.
Vì là một “Bách khoa thư” nên cuốn sách có nhiều “mục từ”, mỗi mục từ gồm bốn trang giấy nhiều tranh ảnh, bao quát nhân vật của nhiều ngành nghề, lĩnh vực, từ các nhà bác học (Bell, Einstein, Darwin…), các quân vương tướng lĩnh (Charlemagne, Napoléon…) cho tới văn nghệ sĩ (Balzac, Cézanne, Cocteau…). Họ rất khác nhau, dĩ nhiên, nhưng họ đều không phải là học sinh giỏi. Ngoài những người hồi nhỏ học dốt nổi tiếng như Albert Einstein hay Alexandre Dumas, khi đọc bộ “Bách khoa thư” này ta sẽ hào hứng mà phát hiện còn khối người cứ tưởng học giỏi lắm hóa ra cũng rất tệ.
Khi học đại học Edinburg, Darwin “không chịu được các cuộc giải phẫu cơ thể để nghiên cứu các bộ phận bên trong, cái đó làm cậu kinh tởm”, nhưng “về sau này cậu hối hận vì không chịu nỗ lực”. Darwin vẽ rất kém nên có kết quả không thể tồi hơn ở môn giải phẫu là môn đòi hỏi sinh viên phải vẽ chi tiết các bộ phận cơ thể con người. Bù vào đó Darwin thời tuổi trẻ biết nhồi rơm các con thú đã chết. Nhạc sĩ thiên tài Debussy thì “chả đi học bao giờ và suốt đời toàn mắc lỗi ngữ pháp”. Thật là buồn khi đọc thấy Edison hồi tám, chín tuổi đã “khóc lóc trở về nhà vì một thầy giáo mắng tôi là kẻ hay ngọ nguậy và làm mất trật tự”.
Cũng cần để ý rằng tâm lý chung của con người là khi về già nhìn lại cuộc đời người ta hay có khuynh hướng nhấn mạnh vào những gì không dễ dàng từng phải đối mặt (khía cạnh tô hồng của hồi ký, tiểu sử bắt nguồn từ nơi đây và từ nhiều nơi khác); cứ nghe các vĩ nhân nói thì họ chẳng bao giờ bẩm sinh mà khá cả, toàn phải nỗ lực rất ghê gớm. Vả lại, đặt giả định theo chiều ngược lại, ta cũng nên hiểu rằng nếu hồi nhỏ các vĩ nhân chịu học hành hơn thì biết đâu thế giới đã có máy bay từ hồi Leonardo da Vinci và Einstein đã hiểu ra từ sớm rằng năng lượng nguyên tử là một thứ rất nguy hiểm.
Nhị Linh
---------------
Bonus, phần tiếp theo và cuối cùng của đợt foreplay Manolito này. Warning: các bác có thói quen vừa đọc vừa cầm cốc nước hay bát cơm thì cứ liệu hồn. [đến lần này thì tôi lại quyết định "lợn" chứ không phải "heo" :d]
Những con lợn con
Cách đây một năm rưỡi, tôi vẫn còn tin rằng bác Luisa, hàng xóm của tôi, sở hữu một trong những gia sản lớn nhất nước. Cả bạn cũng thế thôi, bạn sẽ tin như vậy nếu nhìn thấy cái máy trộn năm tốc độ của bác ấy, con rô-bốt nấu bếp của bác ấy và cái máy hút bụi siêu thanh của bác ấy. Thế nhưng mẹ tôi đã tiết lộ Sự thật của cuộc đời:
- Luisa, lúc nào chị ấy cũng vênh vang.
Ông tôi góp thêm cho Sự thật của cuộc đời:
- Dù thế nào đi chăng nữa, Manolito ạ, cháu cứ biết rằng có nhiều tiền hơn chúng ta thì chẳng có gì để mà tự hào hết, vì việc đó thì quá ư là dễ.
Sự thật của cuộc đời thật khủng khiếp, đừng biết đến nó thì tốt hơn. Vậy nên cái ngày bác Luisa sang nhà chúng tôi để thông báo rằng Bernabé, ông chồng nhỏ bé yêu quý của bác và đồng thời cũng là bố đỡ đầu của tôi, vừa được thăng chức ở hãng, rồi thì bác muốn chúng tôi sang nhà bác để tiến hành một cuộc ăn mừng bác Bernabé, nho nhỏ thôi nhưng thật là nồng nhiệt, rồi thì mẹ tôi hét lên những tiếng hét vui mừng của một người bị động kinh, thì tôi không còn biết bác Luisa thích vênh vang hay là mẹ tôi thật ra là một kẻ đạo đức giả. Thêm một lần nữa, tôi đã nhầm. Mẹ giải thích về chuyện Bernabé thì là thật đấy, cho đến giờ bác ấy là đại diện về quả ôliu có hạt, giờ thì bác sẽ là đại diện về các món khai vị, dưa chuột muối, rồi cả ôliu tách hạt nhồi vào cá. Loại ôliu này chỉ tồn tại ở Tây Ban Nha; đừng hỏi tôi các bác nông dân làm thế nào mà trồng được loại cây ôliu mọc ra cả ôliu lẫn cá nhé, không ai biết được tại sao cá lại trèo lên được cao đến thế đâu. Đã từng có các hội nghị khoa học bên Mỹ nghiên cứu loại cây ôliu này nhưng họ không tìm ra được câu trả lời; các bác nông dân thì cứ nhất định không chịu tiết lộ gì cả. Đây là một điều bí ẩn lớn, lớn ngang cỡ công thức Coca-Cola.
Nói thật lòng, việc bác Bernabé trở thành đại diện về ôliu nhồi cá là cực quan trọng. Trước hết, chúng tôi sẽ đỡ phải chịu đựng cái cảnh Ngốc luôn luôn bị hóc hạt, và rồi bác Bernabé sẽ kiếm được nhiều tiền hơn và, vì bác là bố đỡ đầu của tôi mà lại không có con cái gì, bác sẽ nêu tên tôi trong di chúc của bác, nhưng Luisa và mẹ tôi bảo không được nói đến di chúc chừng nào những cái tai vẫn còn ve vẩy (ở đây những cái tai là tai của Ngốc và tôi).
Thật là đỉnh vì bác Bernabé chính là bố đỡ đầu của tôi. Khi nào chúng tôi tụ họp vào dịp Giáng sinh hoặc các bữa tiệc trong khu, thế nào bác cũng sẽ nhảy điệu twist, và bởi đầu bác ra mồ hôi rất nhiều, bác sẽ giao cho Ngốc và tôi quản lý bộ tóc giả của bác. Bác Luisa không hề thích bác Bernabé để tóc giả của bác lưu lạc lung tung vì bác phải trả rất nhiều tiền để mua nó tại một cửa hàng trên Phố Lớn, nơi Frank Sinatra từng mua đồ khi ông ấy đến hát ở Madrid. Bạn choáng chưa, bố đỡ đầu của tôi mang cùng bộ tóc giả với Frank Sinatra đấy, sợ chưa nào? Giờ đây khi nghĩ lại, có được bác Bernabé làm bố đỡ đầu không phải là đỉnh, mà là cực cực đỉnh.
Ngốc và tôi, chúng tôi hộ tống bác Luisa và mẹ đến siêu thị để mua những món ăn thật ngon cho xứng đáng với cuộc ăn mừng nồng nhiệt. Chúng tôi cho Ngốc ngồi vào một cái xe đẩy hàng để nó không bị lạc, nhưng vì nó cứ thượng lên mấy quả trứng nên lại phải cho nó xuống dưới đất. Kết quả: sau năm phút, nó đã biến mất. Mẹ đòi cái cô phụ trách vụ trẻ lạc đưa cho mẹ cái micro rồi mẹ gọi qua hệ thống loa:
- Về đây ngay, con yêu, mẹ có một gói Kit-Kat cho con này.
Cứ như là toán học vậy: đúng ba giây sau, Ngốc từ sau một tấm pa nô bước ra. Trước hết mẹ cho nó một cái đét, nó liền òa lên khóc, rồi mẹ đưa cho nó gói Kit-Kat và vài nụ hôn theo kiểu chùn chụt chùn chụt. Tiết mục đi lạc và giải cứu Ngốc thường xuyên xảy ra lắm, ít nhất là một lần mỗi tuần, bây giờ cái trò ấy muỗi lắm lắm rồi.
Chúng tôi quay về nhà bác Luisa, mang theo rất nhiều đồ ăn. Bác trang hoàng phòng ăn hết sức rực rỡ, đặt lên trên bàn mấy cái giá nến chiếm gần hết cả mặt bàn. Nhân tiện, ông tôi vẫn hay kể cách đây khoảng một năm ông có một giấc mơ kỳ cục lắm: đang giữa đêm ông bắt gặp bác Luisa trên cầu thang, tay cầm một trong mấy giá nến này. Mỗi lần nhớ lại cảnh tượng ấy, ông vẫn còn run lên vì sợ.
Luisa giải thích với chúng tôi là bác Bernabé không biết chúng tôi đang chuẩn bị cuộc ăn mừng khiêm tốn nhưng nồng nhiệt này, rằng ông bố đỡ đầu của tôi là một người rất đơn giản, bác ấy không phải là loại người đem kể với cả thế giới là bác mới được lên chức.
- Cần gì đâu, chuyện đó thì bác ấy có thể cứ để cho bác lo mà.
Tôi là người nói điều này, nhưng không hề có dụng ý xấu nào, tôi xin thề đấy, đặt tay lên Kinh Thánh mà thế: tôi nói vậy bởi tôi nghĩ thế. Ngay lập tức cùi chỏ bố tôi và cùi chỏ mẹ tôi đậu ngay vào miệng tôi. Một ngày nào đó, họ đến là phải mua cho tôi một bộ răng giả và rồi họ sẽ phải hối tiếc bởi một đứa trẻ mang toàn răng giả thì thật là tội nghiệp quá chừng.
9 giờ, chúng tôi nghe tiếng chìa khóa xoay trong ổ khóa: bác Bernabé đấy! Chúng tôi ngừng nói. Ngốc thì thầm vào tai tôi:
- Bé em muốn hạt.
Thằng này điên thật! Nó cứ thích cấu quả ôliu ra để tìm hạt. Nó đau lòng lắm vì không còn có thể tự làm nó tắc họng nữa: lúc nào nó cũng rất gắn bó với các thói quen của mình.
Bác Bernabé hét lên từ sau cánh cửa:
- Lợn Con Bé Nhỏ, em ở đó không?
Chúng tôi suýt cắm đầu xuống sàn nhà mà cười. Ai mà tưởng tượng nổi bác Luisa lại tên là như thế… Lợn Con Bé Nhỏ!
Bác ném về phía chúng tôi một cái nhìn ngùn ngụt căm thù.
- Vâng, em ở đây.
Lẽ ra bác phải nói thêm: Anh Lợn Con. Nhưng điều này đã trở nên không còn cần thiết bởi bố đỡ đầu của tôi đã tự lĩnh lấy trách nhiệm chứng tỏ điều ấy với chúng tôi. Chuyện xảy ra tiếp theo giờ đây đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuốn biên niên sử khu phố nhà tôi và tôi chính là nhân chứng chính yếu: Bernabé vừa đi suốt dọc hành lang vừa đánh rắm. Những phát rắm như là những tiếng sấm gớm ghiếc, những phát rắm không phù hợp với bác một chút nào, vì bác thì nhỏ xíu mà lại đeo tóc giả như thế. Những phát rắm này như thể thoát ra từ một con người có kích cỡ vào hạng siêu nhiên. Đúng lúc ấy, cả người tôi bỗng run lên vì sợ: thế nhỡ ra bác Bernabé đã biến thành một con quái vật thì sao? Tôi tin tất cả chúng tôi đều ít nhiều cảm thấy cùng điều đó, bắt đầu là bác Luisa, đang đỏ lựng như một quả cà chua, và bố mẹ tôi cùng ông tôi đang mỗi người nhìn đi một hướng. Bố nhìn chăm chăm một cái ổ cắm điện, mẹ nhìn chăm chăm một cái dĩa, còn ông tôi thì săm soi sàn nhà, cắn cắn môi trên. Người duy nhất còn ở trạng thái bình thường (ngay cả khi “bình thường” cũng đã là nói quá lên rồi) là Ngốc, vẫn tiếp tục tìm hạt bên trong mấy quả ôliu.
Nhưng bác Bernabé không hề biến thành quái vật. Khi bước vào căn phòng nhỏ, nhìn thấy chúng tôi đang yên ắng đến thế, mặt bác đỏ dừ, đỏ đến nỗi trông bác thật là giống Chuột Mickey, chú chuột bị chúng tôi đốt cái đầu vào ban đêm nhằm làm cho Ngốc đỡ sợ bóng tối. Bác Bernabé nuốt nước bọt trong vòng ít nhất ba mươi giây, rồi bác nói:
- Sao mà có những lúc khó tiêu hóa mấy cái bữa ăn đấy thế!
Rồi xảy đến một chuyện rất lạ: mọi người đều làm ra vẻ không có chuyện gì xảy ra, làm ra vẻ những phát rắm kinh thiên động địa kia chưa từng tồn tại. Chúng tôi ngồi vào bàn. Ngốc và tôi, chúng tôi mỗi đứa nhấm một giọt sâm banh vì phải nâng cốc chúc mừng Bernabé được lên chức. Bác cho chúng tôi mượn bộ tóc giả của bác và khi ra cửa tiễn chúng tôi về bác vừa đi vừa xoay người theo điệu twist. Khi chào tạm biệt, bố đỡ đầu của tôi hôn tôi và lại nhắc đến bản di chúc, thế là lại như thường lệ, bác liền bị bác Luisa và mẹ tôi mắng cho một trận.
Không một ai mang chuyện này ra nói đùa trước mặt Bernabé, về cái ngày bác gặp cơn khó tiêu đồ ăn ấy. Nhưng tối hôm đó, như mọi tối khác, tôi cùng mẹ đi đến chỗ cái nôi của thằng bé con khổng lồ của chúng tôi, hát cho nó nghe một bài. Mẹ hỏi nó:
- Đêm nay con muốn nghe bài gì nào?
Ngốc, thỉnh thoảng nó cũng rất hài mặc dù chẳng hề tự biết là nó rất hài, đáp:
- Mấy chú lợn nhỏ.
Thế là mẹ tôi, nước mắt đã dàn dụa, bắt đầu hát:
Mấy chủ lợn nhỏ đã nằm trên giường
Mẹ các chú đến bên mà hát ru
Nhưng mẹ cười dữ dội đến mức không sao hát tiếp được nữa. Bố định thay chỗ mẹ nhưng bố cũng gặp chuyện giống i xì, rồi đến lượt ông tôi, ông tôi cười rụng bộ răng giả. Chứng kiến cả ba cười đến quằn quại trên giường, Ngốc nhảy tưng tưng vỗ tay hoan hô. Còn tôi, người cũng có mặt trong cái cảnh ấy, tôi những muốn thời khắc này là thời khắc dài nhất trong đời tôi, không bao giờ chấm dứt.
-------------
Theo tôi tiên đoán thì tôi sắp có một loạt fan là các bà mẹ và các bà sắp làm mẹ. Chưa biết phải chống đỡ như thế nào đây :ppppppp
Jul 22, 2010
Một sai lầm chết người
Chừng nào thấy cõi đời ô trọc quá mức chịu đựng, ta nên quay lại với trẻ con.
Manolito là tên nhân vật thiếu nhi trong loạt truyện của Elvira Lindo, nhà văn nữ Tây Ban Nha. Manolito Gafotas nghĩa là Manolito cận thị, Manolito đeo kính, ở đây gọi là Manolito Mắt Kính.
Nếu giới thiệu Manolito với bạn, Manolito hẳn sẽ nói như sau: "Hello, cháu chào chú. Cháu tên là Manolito García Moreno, mọi người, kể cả thằng Yihad đầu gấu lẫn thằng Tai To bạn thân nhất của cháu nhưng nó đích thị là một kẻ phản bội con heo, đều gọi cháu là Manolito Mắt Kính. Kể từ thời hồng hoang của lịch sử, từ khởi thủy của thời gian, chưa có một thằng bé tám tuổi rưỡi nào ở khu Carabanchel, tức là nhà tù Madrid, nổi tiếng trên toàn nước Tây Ban Nha như cháu. Cháu sẽ kể cho chú nghe về đời cháu, từ màn đêm của thế kỷ, chuyện đời cháu muốn kể lại chi tiết thì phải tốn cả một bộ bách khoa toàn thư đấy".
"Một sai lầm chết người" rút từ tập Pobre Manolito, tương ứng trong tiếng Pháp là tập Super Manolito, Gallimard Jeunesse xuất bản. Sách được họa sĩ Emilio Urberuaga minh họa.
--------------
Tôi ấy mà, trong đời tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc trở thành người hâm mộ câu lạc bộ Real Madrid. Bố tôi ủng hộ Real Madrid, ông bác Nicolás của tôi (đang làm phục vụ bàn tại Nauy) ủng hộ Real Madrid, tất cả mọi người trong dòng giống của tôi đều ủng hộ Real Madrid. Thời kỳ hang hốc, khi Real Madrid còn chưa tồn tại, những García Moreno đầu tiên sống trên Trái đất này một buổi tối nọ bước ra khỏi cái hang của mình để ngắm nhìn một cuộc mặt trời lặn thời tiền sử đẹp vô vàn, đã cảm khái mà thốt lên với nhau rằng:
- Một ngày nào đó sẽ có bóng đá và sẽ có một câu lạc bộ tên là Real Madrid. Nhưng chúng ta sẽ không có ở đó để xem họ chơi bóng.
- Thế nhưng con cháu của chúng ta sẽ ở đó để xem cơ mà.
Cảnh tượng xúc động quá phải không! Sự thật là nếu sống ở Carabanchel mà lại không ủng hộ Real Madrid, tốt hơn hết là bạn nên im miệng vĩnh viễn hoặc đi nơi khác mà sống. Nếu không là người hâm mộ đội Real Madrid, tôi sẽ là nỗi xấu hổ của gia đình. Yihad (thằng đầu gấu) sẽ đánh tôi, bố tôi sẽ phải từ bỏ ý định bước đi trên phố và bác Luisa (hàng xóm sống ở tầng dưới) sẽ nói với mẹ tôi như sau:
- Con trai chị không ủng hộ Real Madrid hả? Chị đã nói chuyện đó với bác sĩ tâm lý ở trường nó chưa?
Tôi tin là mình không quá lời đâu. Tôi sẽ bắt đầu câu chuyện của tôi từ thuở hồng hoang, nghĩa là ngày 7 tháng Giêng năm 1995.
Ngày thứ Bảy lịch sử ấy, Real Madrid chơi một trận với F.C. Barcelona, thế là mẹ tôi bèn làm hai cái tortilla: một rất nhẽo và ướt cho ông tôi và bố tôi, hai người thích trứng mềm nhợt như nước mũi, còn cái kia cho Ngốc và tôi, chúng tôi thì lại thích thật là khô vào. Mẹ cho tất cả vào một cái phích giữ nhiệt mua qua kênh truyền hình bán hàng, rồi mẹ chào tạm biệt chúng tôi, nước mắt lưng tròng.
Không phải chỉ có chúng tôi đi xem trận đấu: trên phố chúng tôi gặp cả một đoàn diễu hành một trăm nghìn hàng xóm. Chúng tôi không tiến quân về phía sân vận động Santiago Bernabeu mà về phía Tropezón, quán bar nổi tiếng nhất trong khu chúng tôi.
Mỗi lần có trận đấu, toàn bộ khách khứa trong quán Tropezón đều mang theo đồ ăn bởi vì bác chủ quán nói rằng, vào những ngày lịch sử như thế, đừng hòng có chuyện bác chui vào bếp nấu nướng cho mọi người ăn. Bác nói trong đời bác đã làm nô lệ quá đủ rồi, và cũng chính vì vậy mà bác đã bỏ lỡ những bàn thắng quan trọng nhất của lịch sử bóng đá.
Một hôm, ông tôi nói với bác:
- Anh chỉ cần làm một việc là đóng cửa quán bar của anh lại rồi ngừng phàn nàn thôi.
Nhưng bác chủ quán Tropezón nói xem các trận đấu ở nhà thì còn ra cái gì, đứng sau quầy ở quán Tropezón của bác mà xem thì mới thực là đỉnh cao. Chiến thuật của bác là hỏi các ông bố như sau: “Trong trận anh sẽ uống bao nhiêu cốc bia?” hoặc “Bao nhiêu cốc rượu?” Ông bố đáp, chẳng hạn: “Mười bảy”, thế là bác chủ quán bèn nói bác thấy chưa được nhiều cho lắm đâu, ông bố phải nghĩ kỹ hơn đi, trước khi mọi chuyện quá muộn. Khi ấy ông bố mới nói: “Thôi vậy thì thêm ba bia nữa nhé, thừa còn hơn thiếu mà”. Thế là bác chủ quán bèn xếp cả một dãy cốc lên mặt bàn. Vào lúc trận đấu nghỉ giải lao, tôi từng chứng kiến nhiều ông bố khóc lóc, xin xỏ:
- Ezequiel, xin anh đấy, rót thêm cho tôi một cốc nữa đi, tôi khát quá!
Nhưng bác chủ quán cứ đứng yên sau quầy bar mà nói như đinh đóng cột:
- Rất tiếc nhé, anh phải nghĩ từ trước chứ.
Tin hay không thì tùy bạn nhưng cách tổ chức này hoạt động tốt ghê lắm nhé; chưa từng có một ông bố nào đổi quán bar cả đâu.
Bác ấy có một châm ngôn như thế này:
- Cứng rắn với khách. Chủ quán luôn luôn có lý, chính vì thế mà chủ quán mới là chủ quán. Nếu khách không thích các quy tắc này, họ cứ việc đi chỗ khác: “quán bar thì còn nhiều hơn cả người Trung Quốc!”
Điều này được viết trên một tấm bảng treo phía trên quầy bar, bên cạnh bức ảnh lồng khung chụp năm đứa con của bác. Bên dưới khung ảnh có thể đọc được dòng chữ: “Bố ơi, đứng lái xe nhanh quá nhé”. Ezequiel không có cả ôtô lẫn bằng lái, và lúc nào bác cũng ghen tị với bố tôi vì bố để bức ảnh lồng khung chụp chúng tôi trên chiếc xe tải của bố, bên cạnh đài radio. Vậy là, thứ Bảy mồng 7 tháng Giêng ấy, toàn khu Carabanchel tập trung ở quán Tropezón. Người ta mang theo ghế từ các quán bar khác, nhìn rất là choáng nhé. Cả tôi cũng ở đó, làm ra vẻ thích món bóng đá lắm (tôi giả vờ kể từ khi biết suy nghĩ), để không bị bố tôi truất quyền thừa kế. Tôi sẽ đau lòng lắm nếu Ngốc được lấy cái xe tải. Thế nên kể từ khởi đầu cuộc tồn tại của tôi, tôi không hề thú nhận với bất kỳ ai là tôi không hiểu gì khi xem đá bóng hết cả.
Để trở thành một ai đó trong cuộc đời, tôi phải làm ra vẻ là mình hiểu biết lắm.
Khi các cầu thủ ghi bàn thắng, tôi trở nên điên loạn luôn, tôi hét to hơn mọi người khác, nói tóm lại tôi cũng tự khẳng định được mình trước người khác. Nhưng mà đôi khi tôi nói quá nhiều, thành ra nói hớ và thế là thôi đấy, thảm họa liền. Đó chính là chuyện đã xảy ra vào buổi chiều đáng nguyền rủa ấy, khi tôi quá đà.
Sai lầm này thiếu điều làm tôi mất mạng. Khi Real Madrid ghi bàn thắng thứ tư, tôi trèo lên ghế, tôi hít một hơi thật dài và tôi lấy hết sức lực mà gào lên:
- Nào tất cả mọi người, cùng hét hu-ra ba lần chúc mừng Romario đi!
Tôi hét to đến nỗi kính tôi bị mờ tịt đi, thành thử tôi không thấy ngay là mọi khuôn mặt đều hướng cả về phía tôi. Thế nhưng tôi vẫn nghe được xung quanh tôi một “sự im lặng đáng sợ”. Một sự im lặng chết chóc. Tôi chùi kính để nhìn chuyện gì đang diễn ra. Khi ấy họ đã quay sang nhìn bố tôi, như thể họ là những tay trong các quán rượu miền Viễn Tây đang nhìn một kẻ lạ mặt bước vào. Tất cả những người này đều muốn bố tôi thanh toán tôi, nhưng bố tôi luôn luôn phản đối bạo lực thân thể (khác hẳn mẹ tôi) nên việc duy nhất mà bố làm là cúi đầu xuống đầy vẻ ngượng ngập. Còn tôi thì thấy đầu đau như búa bổ, hệt những lúc ăn một cái tát. Nhưng tại Tropezón, người ta không chỉ chơi trò tra tấn tâm lý theo kiểu cổ điển đâu. Thế nên tôi đi tìm ông tôi để ông bảo vệ tôi nhưng, vào đúng thời điểm gay cấn của đời tôi ấy, ông lại đang ngủ gật trong góc quán. Thế là Yihad ra hiệu bảo tôi bỏ kính ra rồi tung một cú đấm nhẹ vào mặt tôi. Vì bố tôi đang có mặt ở đó nên nó không dám đi xa hơn. Thiếu chút nữa thì tôi đã nói cảm ơn nó rồi.
Bố tôi nói với bố Yihad:
- Này, liệu có lúc nào con trai anh thôi đánh thằng con tội nghiệp của tôi không?
Bố thằng Yihad mới đáp:
- Nghe này Manolo, hãy thú nhận là lần này thì con trai anh xứng đáng với cái đó đi! Một thằng nhóc không biết Romario đang chơi cho F.C. Barcelona thì làm sao mà thoát thân dễ dàng như vậy được. Trời ơi, phải có chút hiểu biết tối thiểu chứ! Lại còn nhé, làm gì có thiệt hại vật chất, kính của nó không bị vỡ, xâm phạm lên người thì chỉ ở mức tối thiểu. Lần này thì cách cư xử của thằng Yihad nhà tôi là không thể chê trách. Thậm chí nó còn báo trước cơ mà. Manolo, bảo con trai anh hoặc nó phải tỉnh ra hoặc đừng có quay lại đây nữa nhé.
Bố chưa kịp trả lời thì vừa lúc Real Madrid đã ghi bàn thắng thứ năm, các vị khách liền quên biến các thiệt hại tâm lý, đó mới chính là cái làm tôi đau đớn nhất.
Tôi những muốn quên đi tất cả để Yihad cũng quên đi câu chuyện này nhưng tôi cũng biết chắc rằng, đến thứ Hai, ở trường, tất cả chúng nó sẽ biết câu nói hớ của tôi. Về tới nhà, bố vào phòng tôi để chúc tôi ngủ ngon:
- Đừng lo lắng, Manolito ạ, mai bố sẽ dạy cho con đội hình thi đấu của đội Real Madrid. Như vậy thì sẽ không có ai còn dám giơ tay hay lên giọng trước mặt con nữa.
Bố tắt đèn. Thời gian trôi đi. Tôi tin mình là người duy nhất trên cõi đời không ngủ, nhưng hóa ra ông cũng chưa ngủ, ông nói:
- Manolito, vào ngủ với ông, ủ chân cho ông đi.
Tôi bèn đi nằm, hai chúng tôi đều quay ra cửa sổ. Chúng tôi thường ngủ ở tư thế này.
- Manolito ơi, đừng lo lắng, trận đấu tới, khi nào ăn xong cái tortilla, cháu cứ cùng ông chui vào một góc, ta sẽ đánh một giấc. Sẽ không có ai để ý đâu.
- Ông ơi, thực sự là với ông chẳng có gì là quan trọng hết cả.
- Có chứ, hai thứ: cháu và Ngốc.
Ông tôi, ông tuyệt đỉnh của tôi lúc nào cũng đứng về phe tôi. Tôi nhận ra là ông đang bắt đầu thiếp đi thì bỗng nhiên tôi lay nhẹ người ông để ông giúp tôi cất đi mối nghi ngờ chết người đè nặng lên tôi lâu nay:
- Nhưng mà ông ơi, cháu phải quan trọng hơn Ngốc một tí chút chứ có phải không?
- Một chút, đúng rồi, nhưng không được nhắc lại điều đó đâu đấy.
Một lúc sau, ông đã phát ra tiếng ngáy đầu tiên, tôi bèn thò tay vào trong miệng ông để nhấc bộ răng giả của ông ra. Tôi bảo ông:
- Nếu không có cháu thì ông làm được gì hả ông ơi? Lúc nào cháu cũng phải để ý đến mọi chuyện thôi.
Ông đáp lời tôi bằng một tiếng ngáy rung chuyển toàn thể khu phố.
---------------
Hạng bét của hạng bét
Tôi tên là Manolito García Moreno, nhưng nếu bạn tới khu phố tôi ở mà hỏi bất kỳ một ai:
- Xin cho hỏi Manolito García Moreno?
Thì người kia sẽ nhún vai hoặc sẽ trả lời:
- Làm sao mà tôi biết được.
Bởi không ai biết tôi tên là Manolito García Moreno, ngay cả Tai To, bạn thân nhất của tôi mặc dù đôi khi nó là một kẻ phản bội và là đồ con heo, đôi khi còn là một kẻ phản bội con heo, đúng, nói luôn như thế đấy, cả hai cái cùng lúc, thế nhưng đó là bạn thân nhất của tôi và nó thật tuyệt đỉnh, Tai To cũng không biết đâu.
Ở Carabanchel - khu phố của tôi đấy, đề phòng trường hợp tôi còn chưa nói với bạn - mọi người gọi tôi là Manolito Gafotas, tức Manolito Mắt Kính. Tức là những người có quen biết tôi, dĩ nhiên. Những người không quen biết tôi còn không biết là tôi đeo kính từ khi lên năm. Nói vậy thôi, mặc kệ bọn họ chứ. Người ta gọi tôi là Manolito theo tên cái xe tải chở hàng của bố tôi, còn cái xe được đặt tên Manolito là vì bố tôi có tên Manolo. Và người ta gọi bố tôi là Manolo theo tên bố của bố tôi, rồi cứ thế ngược mãi lên tận thời xửa thời xưa. Phòng khi Steven Spielberg còn chưa biết, tôi xin nói ngay con khủng long Siêu Tốc đầu tiên tên là Manolo đấy, sau đó kéo mãi đến tận cùng của các Manolito García nghĩa là tôi, hạng bét của hạng bét.
Mẹ tôi gọi tôi như vậy vào những thời điểm long trọng. Nhưng mẹ tôi đâu có chịu điều tra gì về nguồn gốc của loài người, mẹ gọi tôi như vậy trước khi cho tôi một cái tát hoặc một cái đét. Tôi ngấy cái vụ mẹ tôi gọi tôi là hạng bét của hạng bét lắm, còn mẹ, mẹ thì ngấy cái vụ trong khu người ta cứ gọi tôi là Mắt Kính. Rõ là hai chúng tôi chán ngấy hai điều khác nhau dù cho chúng tôi là người một nhà.
Tôi thì lại thích được gọi là Mắt Kính. Ở trường tôi, trường có tên Diego Velázquez, bất kỳ ai quan trọng một chút đều có biệt hiệu cả. Trước lúc có biệt hiệu tôi nhát lắm. Khi một thằng đầu gấu cà khịa với tôi, thế nào nó cũng sỉ nhục tôi bằng cách gọi tôi là “bốn mắt” hoặc “mắt kính”. Giờ đây khi tôi đã trở thành Manolito Mắt Kính thì sỉ nhục tôi chỉ là một việc mất thời gian. À ừ thì chúng nó có thể gọi tôi là Thằng Lùn, nhưng lúc này vẫn còn chưa đứa nào nghĩ ra và tôi thì nhất định không cho chúng nó biết ý tưởng này rồi. Thằng bạn Tai To của tôi cũng gặp đúng chuyện tương tự: kể từ khi nó mang biệt hiệu Tai To, chẳng còn ai đi chế giễu cặp tai của nó nữa.
Một hôm khi đi học về chúng tôi xông vào đánh nhau vì nó nói nó thích cặp tai của nó hơn cặp kính đít chai của tôi còn tôi thì nói tôi thích cặp kính của tôi hơn cặp tai đít khỉ của nó. Nó không khoái cái từ “đít khỉ” một tẹo nào thế nhưng như vậy lại là rất chuẩn xác đấy: khi trời lạnh, tai nó ngả sang màu giống hết đít lũ khỉ trong vườn bách thú. Mẹ Tai To nói với nó là chẳng việc gì phải lo vì khi con người ta lớn lên tai sẽ nhỏ lại, mà nếu chúng không nhỏ lại thì các bác sĩ phẫu thuật cắt gọt chúng dễ ợt.
Mẹ Tai To thì tuyệt lắm: cô ấy đã ly dị chồng, cô ấy cảm thấy có lỗi nên không bao giờ nặng tay với thằng con nhằm tránh làm cho chấn thương tâm lý bị trầm trọng thêm, cái chấn thương vẫn được cô Esperanza bác sĩ tâm lý ở trường rất quan tâm. Mẹ tôi cũng không muốn tôi bị chấn thương tâm lý nhưng vì mẹ chưa ly dị thành ra thỉnh thoảng mẹ lại đét tôi một cái, mà mẹ thì thạo cái món ấy lắm.
Đét là một cú đập mà mẹ bạn tặng cho bạn, hoặc nếu không phải mẹ thì sẽ là bất kỳ ai khác, vào trúng cái phần cơ thể con người có tên là gáy. Tôi nói ra điều này không phải vì đó là mẹ tôi, nhưng quả thực mẹ tôi giỏi môn này lắm, trong lĩnh vực đét này mẹ tôi là độc nhất, vô đối, không có người thứ hai. Ông tôi không thích mẹ đét tôi nên ông luôn luôn nói với mẹ: “Nếu con muốn đánh nó thì phải nhằm chỗ thấp thấp thôi chứ, trời ạ, đừng có nhằm vào đầu, nó còn phải đi học cơ mà.” Ông tôi thì siêu đẳng lắm, thực sự ông rất tuyệt, cực kỳ tuyệt. Cách đây ba năm, ông bỏ làng lên đây sống, thế là mẹ cải tạo ban công thành phòng ở rồi đặt vào đó cho ông và tôi một cái đi văng để nằm ngủ. Ngày nào cũng phải gập giường lại thì mệt chết lên được nhưng tôi không hề phàn nàn, vì lần nào ông cũng cho tôi một đồng xu để nhét lợn - tức là ống tiền tiết kiệm chứ không phải lợn thật - thế nên tôi đang ở trên con đường dẫn tới chỗ vô cùng giàu có.
Thỉnh thoảng ông gọi tôi là thái tử thừa kế ngai vàng vì ông nói toàn bộ tiền lương hưu ông tiết kiệm được sẽ là để cho tôi. Mẹ không thích chúng tôi nói đến chuyện chết chóc, nhưng ông đáp rằng trong năm năm còn lại trên cõi đời ông cứ nói tất cả những gì ông muốn. Lúc nào ông cũng nói muốn chết trước năm 2000, ông nói không hề có ý định chứng kiến những gì xảy ra ở thế kỷ tới, ông đã chứng kiến quá đủ ở thế kỷ này rồi. Ông nhất định muốn chết vào năm 1999, và là chết vì cái tuyến tiền liệt, bởi vì đã từ rất lâu người ta cứ quầy rầy ông vì cái thứ đó thành thử sẽ không hay ho gì nếu ông lại chết vì một cái gì khác. Tôi thì tôi nói thích được thừa kế hết tiền lương hưu của ông mà ông lại không chết vì tôi thích ngủ bên cạnh ông Nicolás của tôi, thực sự là cực kỳ tuyệt: tối nào chúng tôi cũng ngủ thiếp đi trong khi đài radio vẫn bật và nếu mẹ tìm cách lấy đài đi thì thế nào chúng tôi cũng tỉnh dậy. Chúng tôi là như vậy đấy. Nếu ông chết đi rồi tôi phải chia sẻ căn phòng cơi nới này với Ngốc thì đúng là chết dở chứ chả chơi.
Ngốc là em trai tôi, em duy nhất đấy. Mẹ không thích tôi gọi nó là “Ngốc”, đúng hơn thì mẹ không thích một cái biệt hiệu nào cả. Nói vậy thôi, tôi cứ tự nhiên mà khởi sự gọi nó như thế chứ chẳng nghĩ ngợi gì. Điều này không giống những lần bạn đặt tay lên trán vắt óc suy nghĩ làm cái đầu của bạn như sắp nổ tung tới nơi, cái tên ấy đến với tôi vào đúng cái ngày nó sinh ra. Ông đưa tôi đến bệnh viện, khi đó tôi năm tuổi; tôi còn nhớ mình vừa có cặp kính đầu tiên và bác Luisa hàng xóm cứ luôn miệng nói: “Tội nghiệp chưa kìa, mới có năm tuổi!” Để thật ngắn gọn, tôi đã tiến lại gần cái nôi với mục đích vạch một mắt nó ra xem, vì Tai To nói nếu mắt em trai tôi bị đỏ thì có nghĩa nó bị quỷ ám. Thế là tôi rắp tâm làm việc vạch mắt với ý định tốt đẹp nhất trên đời, nhưng nó lại oe oe khóc rõ to rõ là thành thạo. Mọi người bèn nhảy bổ vào tôi, cứ như thể tôi mới là kẻ bị ám, thế là lần đầu tiên trong đời tôi bèn tự nhủ: “Đúng là đồ Ngốc!”
Chuyện này thuộc vào những sự việc đã chui vào đầu bạn là không chịu chui ra nữa. Không ai có thể buộc tội tôi đã cố tình đặt biệt hiệu ấy cho nó; thằng em tôi sinh ra là để thế giới này trở nên ngốc nghếch, thế nên nó xứng đáng với biệt hiệu ấy.
Cũng như là chuyện tôi xứng đáng được ông tôi gọi là “Manolito, Joselito Mới”. Bởi ông đã dạy tôi bài hát mà ông thích nhất tên là Campanera; đó là một bài hát rất cổ, từ cái thời còn chưa có phòng vệ sinh ở trong nhà ông tôi còn vô tuyến thì cứ im tịt. Tối đến, chúng tôi chơi trò Joselito, cái thằng bé cổ xưa từng hát trong quá khứ; tôi hát bài hát và sau đó tôi giả vờ ăn cắp hoặc làm những trò xuẩn ngốc tương tự bởi nếu không, một khi đã hát xong Campanera mà chơi trò Joselito là chết dở đấy. Thêm vào đó, ông tôi cứ nước mắt lưng tròng vì bài hát cũ kỹ đến thế và vì thằng bé cổ xưa cuối cùng phải vào tù, còn tôi thì thấy rất ngượng khi nhìn ông tôi khóc vì một thằng bé cổ xưa đến thế, mà ông thì già lắm rồi.
Nói tóm lại, nếu bạn tới khu Carabanchel mà hỏi thăm “Manolito, Joselito Mới”, họ cũng sẽ không nói gì được cho bạn đâu, hoặc là họ sẽ chỉ cho bạn nhà tù ở khu phố tôi để tỏ ra mình hài hước lắm như nhiều người vẫn hay làm. Họ cũng sẽ không biết Manuel, Manolo hay Manuel García Moreno, hoặc nữa là Joselito Mới, nhưng bất kỳ ai cũng sẽ cho bạn biết rất nhiều chi tiết về Manolito, được biết đến nhiều hơn ở bờ bên này sông Manzanares dưới cái tên Mắt Kính, và ở trong nhà thì còn được biết đến nhiều hơn dưới cái tên “hạng bét của hạng bét”.
-----------------
Sinh ra là để cho nhau
Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện tình từ tận khởi thủy của thời gian.
Một hôm, ông tôi đến đón tôi ở lớp học võ karate; tôi đến đó bởi vì ông nói trông tôi bước đi như một người Trung Quốc và tôi phải sửa ngay đi bởi nếu không mọi người sẽ rất khó chịu khi thấy tôi cứ đi như Fumanchu. Nói vậy chứ tôi đâu có để móng tay dài, có thể móng tay tôi bẩn nhưng chúng không dài, tôi xin nói rõ như vậy.
Thế là ông đến đón tôi và hỏi như thế này:
- Tại sao Tai To bạn chí thiết của cháu không đến học?
- Bạn chí thiết của cháu? Con heo chí chết của cháu thì đúng, tôi đáp, không che giấu nỗi căm hận chất chồng.
Tôi kể cho ông rằng trong khi tôi khởi sự đi học võ karate nhằm thôi đi đứng giống như một người Trung Quốc, thì nó lại dẫn Susana về nhà xem phim Con quỷ Tasmania. Mà nó biết rất rõ là Susana ấy, tôi đã chọn cho tôi ngay vào ngày đầu tiên đi học; hồi năm ngoái, những đứa khác đã giành giật lấy cô ấy trước tôi, như một lũ ấm đầu, rốt cuộc tôi chỉ còn lại có mỗi Jessica Béo Ị. Chúng tôi làm một cặp đính hôn được hai ngày. Ngày đầu tiên, kiểu như là định hỏi một điều gì đó thật thú vị, tôi nói với nó:
- Thế cậu, tại sao cậu lại béo?
- Bởi vì khi nào lớn tớ muốn trở thành ca sĩ hát opera, nó đáp.
Ngày hôm sau con bé ấy chơi lại tôi ngay. Cái con bé đầy lòng hận thù ấy mới hỏi tôi:
- Thế còn cậu, Mắt Kính, tại sao cậu lại đeo kính?
- Để Yihad đập vỡ đấy, nó là một thằng đầu gấu và là bạn tớ.
Chúng tôi không nói gì với nhau nữa. Năm nay, Jessica Béo Ị không còn béo, nó đã được một thằng khác chọn, thằng đó nói nó đẹp trai hơn tôi. Nó nói nó đẹp trai hơn vì nó không đeo kính nhưng ông tôi, sau một lúc ngẫm nghĩ, bảo đàn bà con gái thích những người đàn ông đeo kính vì thường là họ có nhiều tiền hơn. Thế thì, từ giờ đến năm mươi năm nữa cái thằng tay chơi ấy sẽ bớt kiêu kỳ đi nhiều. Thôi được rồi, như tôi đã nói với bạn cách đây một tiếng, Susana Quần Xi líp Bẩn đã cùng Tai To xem phim Con quỷ Tasmania. Tôi nói với ông rằng Susana không chịu tôn trọng cái gì cả, rằng ngay cả khi ai đó đã có lời với nó rồi, nó vẫn sẵn sàng chuồn ngay đi với thằng đầu tiên nhử nó bằng bất kỳ cái gì. Thế nên tính toán hết cỡ thì nó có bốn mươi nghìn hôn phu còn tôi chỉ có một, thế cơ chứ. Ông tôi bèn giải thích rằng tự mình nghĩ mình gắn kết với một cô gái là chưa đủ đâu, còn phải chính thức tuyên bố nữa cơ, phải dẫn cô ấy tới công viên Cây Treo cổ mà nói:
- Anh thích em buổi sáng, buổi chiều và buổi tối.
Nói thế xong rồi là chuyển sang ngày khác, rồi một ngày khác nữa, một ngày khác khác nữa, cho đến mãi mãi, ở trên trái đất này cũng như trong không gian vũ trụ. Ông nói chắc như đinh đóng cột rằng mọi người trên cõi đời này đều từng nói điều đó vào một lúc nào đó trong đời mình.
Tôi không hào hứng lắm với cái việc tuyên bố ấy nhưng mẹ vẫn luôn nói với tôi: “Con thì đừng có giở trò chơi trội, đừng có giở trò chơi trội. Lúc nào con cũng cứ phải nhất định không chịu làm giống như những đứa trẻ con khác!”
Thế là ngày hôm sau, tôi nói với Susana rằng tôi muốn gặp cô ấy sau khi học xong ở công viên Cây Treo cổ để nói với cô ấy một điều khá là quan trọng. Susana nói vào giờ ấy thì phim Con quỷ Tasmania bắt đầu chiếu rồi và cô ấy không muốn vì bất kỳ cái gì trên đời mà để lỡ mất, rồi thì rằng tôi chỉ việc nói thẳng ngay với cô ấy cái điều quan trọng này, vì cô ấy sẽ không đến công viên Cây Treo cổ đâu; hôm trước cô ấy thấy ở đó có một cái bơm kim tiêm trên mặt đất, cô ấy đã cầm nó về tặng mẹ cô ấy thế rồi mẹ cô ấy bỗng dưng nổi cơn động kinh hét lên với cô ấy: “Ngày mai con sẽ không được ra khỏi nhà, cả ngày mai lẫn không bao giờ nữa”. Và thế là kể từ ngày đó, cô ấy chỉ còn đến nhà đứa này hay đứa kia để ăn uống hay để xem phim Con quỷ Tasmania vì ở nhà mọi người thì không có bơm kim tiêm trên mặt đất, trừ khi bố thằng bạn lại làm đúng nghề y tá.
Vậy nên tôi mời cô ấy đến nhà. Thế càng tốt, vì ở nhà tôi có hệ thống sưởi ấm còn trong công viên Cây Treo cổ thì làm gì có. Mẹ để mấy cái gối dựa xuống đất cho chúng tôi để chúng tôi không làm bẩn cái ghế sofa mẹ mua mới toanh cách đây năm năm. Cũng cần phải nói hôm trước đó tôi đã thông báo với mẹ:
- Ngày mai Susana Quần Xi líp Bẩn sẽ đến nhà mình để ăn uống.
Mẹ mắng tôi vì mẹ nói chẳng còn gì tệ hại hơn để mà nói với một cô gái nữa, rằng tốt hơn hết quần xi líp của các cô gái thì đừng có mà nhìn, ngắn gọn thế thôi. Nhưng khi Susana đến nơi và kéo váy lên để ngồi xuống ghế sofa, việc này thì cô ấy luôn làm, mẹ tôi là người đầu tiên nhìn thấy quần xi líp của cô ấy. Mẹ bèn ngay lập tức quyết định để mấy cái gối dựa xuống đất. Sau đó, mẹ gọi tôi vào bếp để đưa tôi mấy cốc sôcôla và thì thầm hỏi tôi:
- Sao lại thế nhỉ, mẹ nó không thay quần xi líp cho nó hằng ngày à?
Tôi đáp là có chứ nhưng quần xi líp của Susana là cả một vụ việc cần được giải thích trên chương trình truyền hình Những Điều Bí ẩn. Mẹ cô ấy đã đến gặp cô Asunción nói rằng Susana làm bẩn quần xi líp ngay cả khi cô ấy có mặc quần áo bên ngoài đi chăng nữa, và cần phải mời các nhà khoa học trên toàn thế giới đến Tây Ban Nha để tìm hiểu tại sao mà mới buổi sáng một cái quần xi líp trắng tinh rời khỏi nhà bên trong một bộ quần áo kín cửa cao tường thì đến trưa khi trở về đã lại đen kịt. Làm sao lại như thế được? Không ai giải thích nổi, điều này thuộc vào loại những điều bí hiểm vĩ đại của hành tinh Trái đất. Tôi đang kể hết những chuyện này cho mẹ thì đột nhiên mẹ lại nói:
- Thôi được rồi, Manolito, thế là đủ với đống quần xi líp rồi, con thì mỗi khi đi giải thích điều gì đó là y như rằng không ai ngăn con lại được nữa. Quay về với cô bạn của con đi.
Mẹ tôi là như thế đấy: mẹ thích tôi trả lời các câu hỏi của mẹ bằng cách nói đúng hoặc không để có thể chạy ra chỗ điện thoại mà thì thụt với bà bạn của mẹ. Vậy thế nên mẹ thích Ngốc hơn, vì nó thuộc loại “con không nói gì nhưng không phải vì thế mà con không nghĩ gì”. Đó là loại trẻ con mà mẹ tôi thích và chính vì vậy nên mẹ đã cưới bố tôi, bởi bố chỉ nói ba lần trong năm: dịp Giáng sinh, ngày sinh nhật và khi đội bóng đá của bố, tức đội Real Madrid, thắng một trận đấu.
Thôi được rồi, thế là tôi quay lại với Susana, cô ấy nói cô ấy thích vô tuyến nhà thằng Tai To hơn vô tuyến nhà tôi bởi vì cái vô tuyến ấy to hơn bao nhiêu xăng ti mét gì đó, và cô ấy không bao giờ uống sôcôla mà không có món Chocopic ăn kèm. Tôi mới bèn nhờ ông tôi xuống dưới nhà mua Chocopic. Tôi nói nếu ông giúp tôi việc này, tôi sẽ nhớ mãi ngay cả sau khi ông đã chết. Ông tôi vừa đi xuống cầu thang vừa nói:
- Susana ghê gớm, rồi nó sẽ vật chết hết tất cả chúng ta.
Sau khi cái bộ phim Con quỷ Tasmania đáng nguyền rủa đó đã hết, giờ của lời tuyên bố đã tới:
- À… tớ muốn nói với cậu rằng… tớ rất thích cái bờm tóc của cậu.
Tất cả những gì tôi tìm ra được để nói là như vậy. Cô ấy mới đáp:
- Đừng hòng, tớ sẽ không cho cậu đâu.
Đúng, tôi công nhận, lẽ ra tôi phải tìm ra một cái gì đó hay ho hơn để nói nhưng dù sao thì cô ấy cũng không nên trả lời tôi như vậy chứ. Giữa chúng tôi bức màn im lặng rơi xuống. Cô ấy xem quảng cáo một lúc rồi nói:
- Chỉ còn thiếu điều cậu là pêđê nữa thôi.
Đến phát này thì đúng là tôi không hề chờ đợi. Tôi bèn giải thích cho cô ấy hiểu:
- Đâu có, tớ thích cái bờm tóc ở trên đầu cậu, chứ có phải là trên đầu tớ đâu.
Thế là cái con bé ấy nó mới phá lên cười vì nó tưởng tượng tôi đeo kính, rồi diêm dúa với cái bờm tóc của nó. Nó cứ nằn nì bắt tôi đeo bờm, tôi thì không hề muốn nhưng nó cứ nằn nì mãi.
Tôi bèn nói:
- Được rồi, tớ sẽ đeo nó nhưng cậu phải là hôn thê của tớ đấy nhé.
Nó đáp liền:
- O.K., O.K., O.K.
Nhìn tôi đeo cái bờm tóc nó cứ thế cười lăn lộn. Tôi đã đeo bờm lên đầu vì rốt cuộc bao giờ tôi cũng làm những gì người ta bảo tôi làm. Ngày hôm ấy, tôi nghĩ chưa từng có ai cười nhiều như Susana: nó nhìn tôi cười như nắc nẻ, vừa cười vừa lấy tay vò lấy vò để cái váy của nó.
Tiếng cười của nó lây truyền sang cho Ngốc; thằng này vẫn luôn đứng về phe người nào cười nhiều nhất. Mẹ cũng đến xem tại sao trong nhà ầm ĩ thế. Khi thấy tôi đeo cái bờm, mẹ nói:
- Manolito, con làm cái trò hề gì kinh thế.
Chỉ còn thiếu cái nước ấy! Sau nửa tiếng đồng hồ cái con bé dở hơi kia cũng ngừng lại được. Nó bắt đầu trách móc tôi vì cái điều nó chán quá và nói cách duy nhất để chiến đấu chống buồn chán là cải trang và trang điểm. Tôi phải rón rén đi vào lấy trộm hộp đồ trang điểm và áo ngủ của mẹ. Susana nói nó là nàng công chúa của Aladin. Tôi thì nó muốn tôi chỉ mặc nhõn cái quần xi líp và đội khăn trên đầu, nó nói tôi là thần đèn của Aladin. Thế là nó bắt đầu chùi chùi cây đèn, có nghĩa cái bình pha lê màu xanh da trời của mẹ, và cứ không ngừng cầu xin:
- Giờ thì hãy dẫn Ngốc, đứa con trai bị đánh cắp của ta, lại đây. Giờ thì hãy giết kẻ đang chiếm giữ cung điện kia. Giờ thì mang cho ta Chocopic, giờ thì một cốc nước…
Tôi chán đến tận cổ vì cứ phải chạy từ phòng này qua phòng khác toát hết cả mồ hôi; so với tôi thì vị thần đèn của Aladin sống sung sướng như một chàng hoàng tử Trung Quốc. Và rồi, đến một lúc, trong khi chùi chùi vào cái đèn thần, nó làm vỡ cái bình xanh da trời và đỏ của mẹ tôi. Tôi tự nhủ trong đầu đúng cái câu mẹ thế nào cũng nói mỗi khi có ai làm vỡ cái gì đó: “Đã biết trước rồi mà.”
Thật là may vì chỉ có chúng tôi ở đó nếu không mẹ sẽ cho tôi một cái tát nghiêm chỉnh ngay trước mặt Susana. Vì nếu mẹ mà đã muốn tát cho bạn một cái vào một thời điểm trong đời mẹ, thì mẹ sẽ làm ngay cả trước hàng triệu khán giả xem truyền hình. Mẹ không hề ngần ngại một tí tẹo nào.
Chúng tôi nhìn ông tôi nhặt các mảnh vỡ của cái bình. Susana nói:
- Nếu cậu là hôn phu của tớ thì đừng có nói là tớ làm vỡ đấy nhé.
Sau đó, Susana cho một nắm Chocopic vào túi áo măng tô và oai vệ đi khỏi như một bà hoàng.
Chúng tôi phải đặt Ngốc lên ghế sofa để nó không bị mảnh vỡ cứa phải nhưng nó vẫn xoay xở rất tài vớ được một mảnh thủy tinh và ngay lập tức cứa đứt tay. Chính tôi là người phải chăm sóc cho nó vì ông tôi, do tình hình đang bị đau tuyến tiền liệt, ông xỉu ngay khi nào nhìn thấy máu. Ngốc mãi không chịu ngừng khóc và, để làm nó nín, tôi phải đưa cho nó nghịch bình đựng bọt cạo râu của bố. Mấy cái lọ bọt này làm nó yên đi được.
Và rồi mẹ tôi xuất hiện. Mẹ không làm cho CIA vì ở CIA người ta không biết mẹ là ai, nhưng tôi thề với bạn là mẹ tôi còn giỏi hơn James Bond cùng tất cả kẻ thù của anh ấy đến cả trăm lần. Mẹ đặt bàn chân xuống đất, sàn nhà kêu “rắc” dưới gót giày mẹ, thế là mẹ nhìn cái bàn và mẹ biết ngay là cái bình đã bị vỡ. Sau đó, mẹ nhìn ghế sofa và mẹ đã biết Ngốc trèo lên đó cùng đôi giày dùng để điều chỉnh hình dạng hai chân của nó; mẹ ngửi thấy mùi bọt cạo râu và mẹ đã đoán ra là Ngốc xịt hết cả bình rồi. Ngó sang phía ông, mẹ đã biết ông nản lắm rồi, và rồi khi nhìn thấy tôi đầu chui sâu vào cổ áo, mẹ đã biết là tôi đang chờ đón một trận mắng. Mẹ hít lấy một hơi trước khi bắt đầu bài diễn văn của mình nhưng ông tôi không để mẹ có thời gian để nói:
- Đừng có nói gì thằng bé vì bố làm vỡ cái bình đấy, cũng là bố đưa bọt cạo râu cho thằng bé kia và đặt nó lên sofa.
Mẹ tôi bắt đầu mắng ông tôi và ông tôi đã tận dụng điều đó để đi ra quán bar uống tách cà phê của ông và ăn những con tôm của ông, ông vẫn có thói quen làm như vậy khi nào không vừa lòng về một cảnh đời nào đó.
Tối đến, tôi chui lên giường ông tôi để ủ chân cho ông. Ông vẫn luôn cho tôi một đồng xu để cảm ơn tôi nhưng tối hôm ấy, tôi nói rằng tôi ủ chân miễn phí vì ông đã cứu tôi thoát khỏi ghế điện.
Ông báo với tôi rằng nếu vẫn là hôn phu của Susana thì tôi sẽ đứa trẻ con đầu tiên trên cõi đời bị nhồi máu cơ tim.
Ngày hôm sau, trong giờ ra chơi, Susana bảo tôi đi chửi một thằng học sinh lớp bốn, mang cát cho nó xây lâu đài và chơi trò dịch hạch với đám bạn gái của nó. Đứa nào bị dịch hạch phải chạy đuổi theo để bắt những đứa khác và không đứa nào được sờ vào người hay thậm chí là sờ thật nhẹ vào người nó vì nếu không đứa đó cũng sẽ bị lây bệnh dịch hạch. Susana bắt tôi làm đứa bị dịch hạch trong suốt giờ ra chơi. Tôi mới tự nhủ: “Tệ kinh lên được!” Lần đầu tiên tôi thấy muốn giờ ra chơi hết sớm. Đó chính là giờ ra chơi khủng khiếp nhất trong cuộc đời của tôi trên cái hành tinh này. Khi lên lớp, tôi nói với Tai To:
- Chiều nay mày có thể mời Susana đến nhà mày mà xem Con quỷ vùng Tasmania, tao phải đi học võ karate.
Không ai có thể nói rằng Tai To là một người giỏi quan sát; tôi tự hỏi làm thế nào mà nó lại không hề bất ngờ gì trước hành động đầy rộng rãi của tôi.
Tôi tha hồ sung sướng tít mù trong buổi học karate. Thầy giáo bảo tôi nhảy lên đá xông phi vào một thằng khổng lồ lực lưỡng học lớp năm. Trong thoáng chốc, tôi tự hỏi không biết thầy tôi có bị điên không hay là thầy muốn tôi teo đời luôn cho xong. Thầy giải thích cách làm cho tôi hiểu. Tôi luôn hiểu ngay lý thuyết và thậm chí còn đủ sức hình dung nó ở trong đầu. Tôi thấy mình đang nhảy những bước dài ba mét, giống như kiểu Karate Kid ở vùng núi đá hiểm trở Colorado nhưng trong thực hành, tôi không biết tại sao nữa, lúc nào cũng hỏng ăn. Như ông tôi nói ấy: “Đời là thế mà”.
Thôi được rồi nhé, bạn sẽ không tin đâu nhưng tôi đã xông phi vào cái đống thịt khổng lồ học lớp năm đó. Giống như là đá chân vào một ngọn núi ấy: thằng kia không nhúc nhích lấy một ly, nhưng dù sao tôi cũng đã xông phi xong xuôi. Vấn đề là khi nhảy lên đá, kính tôi bị văng ra; thế mà mẹ đã dùng dây chun buộc nó vào đầu cho tôi rồi đấy. Tôi thực sự rũ cả người ở môn karate và lại càng rũ ra hơn hơn khi mẹ về đến nhà và nói mẹ hoàn toàn không quan tâm đến việc tôi bước đi như một người Trung Quốc, và tôi sẽ không bao giờ quay lại học karate nữa vì mẹ từ chối mua kính mới cho tôi trong năm nay.
Đây là tin mừng nhất trong năm vì tôi đã quá chán phải đánh nhau với tất cả cái bọn đô con ở trường rồi. Ngày hôm sau, khi tôi nói với Tai To là tôi sẽ không quay lại học karate nữa, trừ khi Tây Ban Nha bị quân Nhật xâm chiếm, nó nói với tôi:
- Tốt quá, giờ thì chiều nào mày cũng có thể dẫn Susana về nhà rồi nhé. Hôm qua nó làm gãy cái điều khiển vô tuyến nhà tao. Nó là nàng công chúa của Aladin còn tao là một vị thần nhưng nó bảo nó thấy rất lố nếu chùi vào một cái đèn thành ra nó quyết định ra lệnh cho tao bằng điều khiển từ xa. Chơi được hai tiếng đồng hồ thì tao nói tao chán cứ phải nghe lời nó lắm rồi thế là nó ném ngay cái điều khiển vào đầu tao. Mẹ tao hỏi hay là tao cố kiếm một con hôn thê khác đỡ man rợ hơn như thế được không.
- Vì nó cũng là hôn thê của mày à?
Chúng tôi bắt đầu cãi nhau về việc đứa nào đã phản bội đứa nào nhưng sau một phút rưỡi thì chúng tôi nhận ra như thế này thì ngu quá, vì Susana có số lượng hôn phu bằng số lượng bọn con trai trong trường chúng tôi. Nó cũng có hôn phu trong cái trường ở đối diện nữa, trong khu nhà của tôi và cả trong cái làng của mẹ nó. Gần như tất tật trẻ con trai Tây Ban Nha đều là hôn phu của Susana. Tai To và tôi chúng tôi bàn luận những chuyện ấy trên đường đi về nhà. Chúng tôi là hai người bạn chí thiết với cùng một vấn đề, như trong các bộ phim khi đến đoạn cuối có thể nhìn thấy hai người bạn chí thiết bước đi xa dần trong cái lạnh, trong màn sương mù kinh khiếp. Chúng tôi thân tình với nhau tuyệt vời nhưng tôi không biết tại sao mọi chuyện lại cứ bị rối tung lên trở lại và chúng tôi đã lại cãi nhau để biết đứa nào có nhiều quyền xem Con quỷ Tasmania cùng Susana vào buổi chiều hơn.
Sự thực là không ai trong chúng tôi muốn phải phụ trách cái con bé Susana nhưng chúng tôi cũng không muốn buổi chiều nó ở với thằng bạn thân nhất của mình. Đối diện với những tình huống kinh khủng đó, ông tôi vẫn luôn nói: “Con người ta ấy, ai ai cũng thật là kỳ cục.”
Thôi được rồi, vậy là chúng tôi sắp sửa đánh nhau đến nơi vì một điều mà chúng tôi không hề muốn thì đột ngột, không hề được báo trước, chúng tôi nhìn thấy Susana cùng một thằng con trai đang nhảy nhót trên một cái ghế băng trong công viên Cây Treo cổ. Chúng tôi tiến lại gần, và thằng đó là… Yihad!
Chúng tôi nhìn chúng nó một lúc lâu, chúng nó vui vẻ với nhau như một bọn điên thực thụ: chúng chơi trò lấy chân đá cặp sách, chúng đẩy nhau để chiếm lấy chỗ ngồi tốt hơn trên cái bập bênh, và khi đã trèo lên rất cao rồi, chúng lại nhảy vù xuống đất. Yihad giật lấy cái bờm tóc của Susana rồi bỏ chạy. Thế là Susana đuổi theo tóm lấy tóc nó rồi nhổ nước bọt. Nhổ nước bọt vào Yihad! Thằng đầu gấu của lớp tôi, của khu phố tôi, của cả nước Tây Ban Nha! Không ai trên đời từng dám nhổ vào Yihad, việc đó sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Tai To và tôi nín cả thở, nó nín thở của nó tôi nín thở của tôi. Tiếng trái tim chúng tôi đập nghe như những cái trống châu Phi báo hiệu một cuộc chiến tranh đầy kinh hãi. Giờ chuyện gì sẽ xảy ra đây?
Sẽ không bao giờ có ai tin cái chuyện xảy ra khi ấy, cả bạn nữa bạn cũng sẽ không muốn tin đâu thế nhưng lại là thật luôn. Tôi thề với bạn điều đó trên đầu ông tôi. Yihad lau bãi nước bọt. Tai To nói thật nhỏ, giọng nó run lên dập dồn:
- Mày sắp được nhìn thấy cái tát mà con bé phải nhận rồi. Sẽ lật cả mặt ra đằng sau đấy.
Thế nhưng nó, tôi, cả thế giới đều nhầm tuốt. Yihad nói:
- O.K., tớ xin lỗi cậu nhé, chỉ là đùa thôi mà, việc gì phải nhổ vào người tớ lắm nước bọt thế.
Sau khi điều đó được nói ra, chúng lại tiếp tục chơi, tiếp tục đẩy nhau và tiếp tục nhảy tanh tách như bọn điên. Tai To và tôi, chúng tôi quay gót bước đi: trước tiên là vì chúng tôi chẳng có liên quan gì trong câu chuyện này và sau đó bởi chúng tôi sợ bọn kia bắt chúng tôi chơi cùng.
Đến nước này rồi thì sẽ thật là đần độn nếu còn cãi cọ để giành Susana. Chúng tôi không nói ra điều đó, nhưng tôi cá rằng cả hai thằng đều nghĩ vậy, và cả hai chúng tôi đều tự nhủ thật là nhẹ cả người vì con bé thích Yihad.
Chiều hôm ấy, tôi mời Tai To đến nhà tôi xem phim Con quỷ Tasmania. Hai thằng tôi tha hồ mà vừa cười giỡn trên ghế sofa vừa xem hoạt hình và nhấm nháp bánh ngọt phết bơ chiêu với nước sôcôla. Hai thằng tôi ngồi dồn về một góc vì chân thằng Tai To hôi rình, cái thằng tội nghiệp này nó không phải là một người hoàn hảo. Ông tôi nhìn chúng tôi rồi nói với mẹ:
- Chúng được sinh ra là để cho nhau.
Và, vào lúc ấy, tôi còn chưa biết ông nói điều này cho tôi và Tai To hay cho Susana và Yihad, cái bọn chắc chắn vẫn tiếp tục chơi ném cát vào mắt nhau ở công viên Cây Treo cổ. Cả chúng nữa, chúng cũng được sinh ra là để cho nhau. Chắc chính cái đó là cái người ta gọi bằng tình yêu.
Manolito là tên nhân vật thiếu nhi trong loạt truyện của Elvira Lindo, nhà văn nữ Tây Ban Nha. Manolito Gafotas nghĩa là Manolito cận thị, Manolito đeo kính, ở đây gọi là Manolito Mắt Kính.
Nếu giới thiệu Manolito với bạn, Manolito hẳn sẽ nói như sau: "Hello, cháu chào chú. Cháu tên là Manolito García Moreno, mọi người, kể cả thằng Yihad đầu gấu lẫn thằng Tai To bạn thân nhất của cháu nhưng nó đích thị là một kẻ phản bội con heo, đều gọi cháu là Manolito Mắt Kính. Kể từ thời hồng hoang của lịch sử, từ khởi thủy của thời gian, chưa có một thằng bé tám tuổi rưỡi nào ở khu Carabanchel, tức là nhà tù Madrid, nổi tiếng trên toàn nước Tây Ban Nha như cháu. Cháu sẽ kể cho chú nghe về đời cháu, từ màn đêm của thế kỷ, chuyện đời cháu muốn kể lại chi tiết thì phải tốn cả một bộ bách khoa toàn thư đấy".
"Một sai lầm chết người" rút từ tập Pobre Manolito, tương ứng trong tiếng Pháp là tập Super Manolito, Gallimard Jeunesse xuất bản. Sách được họa sĩ Emilio Urberuaga minh họa.
--------------
Tôi ấy mà, trong đời tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc trở thành người hâm mộ câu lạc bộ Real Madrid. Bố tôi ủng hộ Real Madrid, ông bác Nicolás của tôi (đang làm phục vụ bàn tại Nauy) ủng hộ Real Madrid, tất cả mọi người trong dòng giống của tôi đều ủng hộ Real Madrid. Thời kỳ hang hốc, khi Real Madrid còn chưa tồn tại, những García Moreno đầu tiên sống trên Trái đất này một buổi tối nọ bước ra khỏi cái hang của mình để ngắm nhìn một cuộc mặt trời lặn thời tiền sử đẹp vô vàn, đã cảm khái mà thốt lên với nhau rằng:
- Một ngày nào đó sẽ có bóng đá và sẽ có một câu lạc bộ tên là Real Madrid. Nhưng chúng ta sẽ không có ở đó để xem họ chơi bóng.
- Thế nhưng con cháu của chúng ta sẽ ở đó để xem cơ mà.
Cảnh tượng xúc động quá phải không! Sự thật là nếu sống ở Carabanchel mà lại không ủng hộ Real Madrid, tốt hơn hết là bạn nên im miệng vĩnh viễn hoặc đi nơi khác mà sống. Nếu không là người hâm mộ đội Real Madrid, tôi sẽ là nỗi xấu hổ của gia đình. Yihad (thằng đầu gấu) sẽ đánh tôi, bố tôi sẽ phải từ bỏ ý định bước đi trên phố và bác Luisa (hàng xóm sống ở tầng dưới) sẽ nói với mẹ tôi như sau:
- Con trai chị không ủng hộ Real Madrid hả? Chị đã nói chuyện đó với bác sĩ tâm lý ở trường nó chưa?
Tôi tin là mình không quá lời đâu. Tôi sẽ bắt đầu câu chuyện của tôi từ thuở hồng hoang, nghĩa là ngày 7 tháng Giêng năm 1995.
Ngày thứ Bảy lịch sử ấy, Real Madrid chơi một trận với F.C. Barcelona, thế là mẹ tôi bèn làm hai cái tortilla: một rất nhẽo và ướt cho ông tôi và bố tôi, hai người thích trứng mềm nhợt như nước mũi, còn cái kia cho Ngốc và tôi, chúng tôi thì lại thích thật là khô vào. Mẹ cho tất cả vào một cái phích giữ nhiệt mua qua kênh truyền hình bán hàng, rồi mẹ chào tạm biệt chúng tôi, nước mắt lưng tròng.
Không phải chỉ có chúng tôi đi xem trận đấu: trên phố chúng tôi gặp cả một đoàn diễu hành một trăm nghìn hàng xóm. Chúng tôi không tiến quân về phía sân vận động Santiago Bernabeu mà về phía Tropezón, quán bar nổi tiếng nhất trong khu chúng tôi.
Mỗi lần có trận đấu, toàn bộ khách khứa trong quán Tropezón đều mang theo đồ ăn bởi vì bác chủ quán nói rằng, vào những ngày lịch sử như thế, đừng hòng có chuyện bác chui vào bếp nấu nướng cho mọi người ăn. Bác nói trong đời bác đã làm nô lệ quá đủ rồi, và cũng chính vì vậy mà bác đã bỏ lỡ những bàn thắng quan trọng nhất của lịch sử bóng đá.
Một hôm, ông tôi nói với bác:
- Anh chỉ cần làm một việc là đóng cửa quán bar của anh lại rồi ngừng phàn nàn thôi.
Nhưng bác chủ quán Tropezón nói xem các trận đấu ở nhà thì còn ra cái gì, đứng sau quầy ở quán Tropezón của bác mà xem thì mới thực là đỉnh cao. Chiến thuật của bác là hỏi các ông bố như sau: “Trong trận anh sẽ uống bao nhiêu cốc bia?” hoặc “Bao nhiêu cốc rượu?” Ông bố đáp, chẳng hạn: “Mười bảy”, thế là bác chủ quán bèn nói bác thấy chưa được nhiều cho lắm đâu, ông bố phải nghĩ kỹ hơn đi, trước khi mọi chuyện quá muộn. Khi ấy ông bố mới nói: “Thôi vậy thì thêm ba bia nữa nhé, thừa còn hơn thiếu mà”. Thế là bác chủ quán bèn xếp cả một dãy cốc lên mặt bàn. Vào lúc trận đấu nghỉ giải lao, tôi từng chứng kiến nhiều ông bố khóc lóc, xin xỏ:
- Ezequiel, xin anh đấy, rót thêm cho tôi một cốc nữa đi, tôi khát quá!
Nhưng bác chủ quán cứ đứng yên sau quầy bar mà nói như đinh đóng cột:
- Rất tiếc nhé, anh phải nghĩ từ trước chứ.
Tin hay không thì tùy bạn nhưng cách tổ chức này hoạt động tốt ghê lắm nhé; chưa từng có một ông bố nào đổi quán bar cả đâu.
Bác ấy có một châm ngôn như thế này:
- Cứng rắn với khách. Chủ quán luôn luôn có lý, chính vì thế mà chủ quán mới là chủ quán. Nếu khách không thích các quy tắc này, họ cứ việc đi chỗ khác: “quán bar thì còn nhiều hơn cả người Trung Quốc!”
Điều này được viết trên một tấm bảng treo phía trên quầy bar, bên cạnh bức ảnh lồng khung chụp năm đứa con của bác. Bên dưới khung ảnh có thể đọc được dòng chữ: “Bố ơi, đứng lái xe nhanh quá nhé”. Ezequiel không có cả ôtô lẫn bằng lái, và lúc nào bác cũng ghen tị với bố tôi vì bố để bức ảnh lồng khung chụp chúng tôi trên chiếc xe tải của bố, bên cạnh đài radio. Vậy là, thứ Bảy mồng 7 tháng Giêng ấy, toàn khu Carabanchel tập trung ở quán Tropezón. Người ta mang theo ghế từ các quán bar khác, nhìn rất là choáng nhé. Cả tôi cũng ở đó, làm ra vẻ thích món bóng đá lắm (tôi giả vờ kể từ khi biết suy nghĩ), để không bị bố tôi truất quyền thừa kế. Tôi sẽ đau lòng lắm nếu Ngốc được lấy cái xe tải. Thế nên kể từ khởi đầu cuộc tồn tại của tôi, tôi không hề thú nhận với bất kỳ ai là tôi không hiểu gì khi xem đá bóng hết cả.
Để trở thành một ai đó trong cuộc đời, tôi phải làm ra vẻ là mình hiểu biết lắm.
Khi các cầu thủ ghi bàn thắng, tôi trở nên điên loạn luôn, tôi hét to hơn mọi người khác, nói tóm lại tôi cũng tự khẳng định được mình trước người khác. Nhưng mà đôi khi tôi nói quá nhiều, thành ra nói hớ và thế là thôi đấy, thảm họa liền. Đó chính là chuyện đã xảy ra vào buổi chiều đáng nguyền rủa ấy, khi tôi quá đà.
Sai lầm này thiếu điều làm tôi mất mạng. Khi Real Madrid ghi bàn thắng thứ tư, tôi trèo lên ghế, tôi hít một hơi thật dài và tôi lấy hết sức lực mà gào lên:
- Nào tất cả mọi người, cùng hét hu-ra ba lần chúc mừng Romario đi!
Tôi hét to đến nỗi kính tôi bị mờ tịt đi, thành thử tôi không thấy ngay là mọi khuôn mặt đều hướng cả về phía tôi. Thế nhưng tôi vẫn nghe được xung quanh tôi một “sự im lặng đáng sợ”. Một sự im lặng chết chóc. Tôi chùi kính để nhìn chuyện gì đang diễn ra. Khi ấy họ đã quay sang nhìn bố tôi, như thể họ là những tay trong các quán rượu miền Viễn Tây đang nhìn một kẻ lạ mặt bước vào. Tất cả những người này đều muốn bố tôi thanh toán tôi, nhưng bố tôi luôn luôn phản đối bạo lực thân thể (khác hẳn mẹ tôi) nên việc duy nhất mà bố làm là cúi đầu xuống đầy vẻ ngượng ngập. Còn tôi thì thấy đầu đau như búa bổ, hệt những lúc ăn một cái tát. Nhưng tại Tropezón, người ta không chỉ chơi trò tra tấn tâm lý theo kiểu cổ điển đâu. Thế nên tôi đi tìm ông tôi để ông bảo vệ tôi nhưng, vào đúng thời điểm gay cấn của đời tôi ấy, ông lại đang ngủ gật trong góc quán. Thế là Yihad ra hiệu bảo tôi bỏ kính ra rồi tung một cú đấm nhẹ vào mặt tôi. Vì bố tôi đang có mặt ở đó nên nó không dám đi xa hơn. Thiếu chút nữa thì tôi đã nói cảm ơn nó rồi.
Bố tôi nói với bố Yihad:
- Này, liệu có lúc nào con trai anh thôi đánh thằng con tội nghiệp của tôi không?
Bố thằng Yihad mới đáp:
- Nghe này Manolo, hãy thú nhận là lần này thì con trai anh xứng đáng với cái đó đi! Một thằng nhóc không biết Romario đang chơi cho F.C. Barcelona thì làm sao mà thoát thân dễ dàng như vậy được. Trời ơi, phải có chút hiểu biết tối thiểu chứ! Lại còn nhé, làm gì có thiệt hại vật chất, kính của nó không bị vỡ, xâm phạm lên người thì chỉ ở mức tối thiểu. Lần này thì cách cư xử của thằng Yihad nhà tôi là không thể chê trách. Thậm chí nó còn báo trước cơ mà. Manolo, bảo con trai anh hoặc nó phải tỉnh ra hoặc đừng có quay lại đây nữa nhé.
Bố chưa kịp trả lời thì vừa lúc Real Madrid đã ghi bàn thắng thứ năm, các vị khách liền quên biến các thiệt hại tâm lý, đó mới chính là cái làm tôi đau đớn nhất.
Tôi những muốn quên đi tất cả để Yihad cũng quên đi câu chuyện này nhưng tôi cũng biết chắc rằng, đến thứ Hai, ở trường, tất cả chúng nó sẽ biết câu nói hớ của tôi. Về tới nhà, bố vào phòng tôi để chúc tôi ngủ ngon:
- Đừng lo lắng, Manolito ạ, mai bố sẽ dạy cho con đội hình thi đấu của đội Real Madrid. Như vậy thì sẽ không có ai còn dám giơ tay hay lên giọng trước mặt con nữa.
Bố tắt đèn. Thời gian trôi đi. Tôi tin mình là người duy nhất trên cõi đời không ngủ, nhưng hóa ra ông cũng chưa ngủ, ông nói:
- Manolito, vào ngủ với ông, ủ chân cho ông đi.
Tôi bèn đi nằm, hai chúng tôi đều quay ra cửa sổ. Chúng tôi thường ngủ ở tư thế này.
- Manolito ơi, đừng lo lắng, trận đấu tới, khi nào ăn xong cái tortilla, cháu cứ cùng ông chui vào một góc, ta sẽ đánh một giấc. Sẽ không có ai để ý đâu.
- Ông ơi, thực sự là với ông chẳng có gì là quan trọng hết cả.
- Có chứ, hai thứ: cháu và Ngốc.
Ông tôi, ông tuyệt đỉnh của tôi lúc nào cũng đứng về phe tôi. Tôi nhận ra là ông đang bắt đầu thiếp đi thì bỗng nhiên tôi lay nhẹ người ông để ông giúp tôi cất đi mối nghi ngờ chết người đè nặng lên tôi lâu nay:
- Nhưng mà ông ơi, cháu phải quan trọng hơn Ngốc một tí chút chứ có phải không?
- Một chút, đúng rồi, nhưng không được nhắc lại điều đó đâu đấy.
Một lúc sau, ông đã phát ra tiếng ngáy đầu tiên, tôi bèn thò tay vào trong miệng ông để nhấc bộ răng giả của ông ra. Tôi bảo ông:
- Nếu không có cháu thì ông làm được gì hả ông ơi? Lúc nào cháu cũng phải để ý đến mọi chuyện thôi.
Ông đáp lời tôi bằng một tiếng ngáy rung chuyển toàn thể khu phố.
---------------
Hạng bét của hạng bét
Tôi tên là Manolito García Moreno, nhưng nếu bạn tới khu phố tôi ở mà hỏi bất kỳ một ai:
- Xin cho hỏi Manolito García Moreno?
Thì người kia sẽ nhún vai hoặc sẽ trả lời:
- Làm sao mà tôi biết được.
Bởi không ai biết tôi tên là Manolito García Moreno, ngay cả Tai To, bạn thân nhất của tôi mặc dù đôi khi nó là một kẻ phản bội và là đồ con heo, đôi khi còn là một kẻ phản bội con heo, đúng, nói luôn như thế đấy, cả hai cái cùng lúc, thế nhưng đó là bạn thân nhất của tôi và nó thật tuyệt đỉnh, Tai To cũng không biết đâu.
Ở Carabanchel - khu phố của tôi đấy, đề phòng trường hợp tôi còn chưa nói với bạn - mọi người gọi tôi là Manolito Gafotas, tức Manolito Mắt Kính. Tức là những người có quen biết tôi, dĩ nhiên. Những người không quen biết tôi còn không biết là tôi đeo kính từ khi lên năm. Nói vậy thôi, mặc kệ bọn họ chứ. Người ta gọi tôi là Manolito theo tên cái xe tải chở hàng của bố tôi, còn cái xe được đặt tên Manolito là vì bố tôi có tên Manolo. Và người ta gọi bố tôi là Manolo theo tên bố của bố tôi, rồi cứ thế ngược mãi lên tận thời xửa thời xưa. Phòng khi Steven Spielberg còn chưa biết, tôi xin nói ngay con khủng long Siêu Tốc đầu tiên tên là Manolo đấy, sau đó kéo mãi đến tận cùng của các Manolito García nghĩa là tôi, hạng bét của hạng bét.
Mẹ tôi gọi tôi như vậy vào những thời điểm long trọng. Nhưng mẹ tôi đâu có chịu điều tra gì về nguồn gốc của loài người, mẹ gọi tôi như vậy trước khi cho tôi một cái tát hoặc một cái đét. Tôi ngấy cái vụ mẹ tôi gọi tôi là hạng bét của hạng bét lắm, còn mẹ, mẹ thì ngấy cái vụ trong khu người ta cứ gọi tôi là Mắt Kính. Rõ là hai chúng tôi chán ngấy hai điều khác nhau dù cho chúng tôi là người một nhà.
Tôi thì lại thích được gọi là Mắt Kính. Ở trường tôi, trường có tên Diego Velázquez, bất kỳ ai quan trọng một chút đều có biệt hiệu cả. Trước lúc có biệt hiệu tôi nhát lắm. Khi một thằng đầu gấu cà khịa với tôi, thế nào nó cũng sỉ nhục tôi bằng cách gọi tôi là “bốn mắt” hoặc “mắt kính”. Giờ đây khi tôi đã trở thành Manolito Mắt Kính thì sỉ nhục tôi chỉ là một việc mất thời gian. À ừ thì chúng nó có thể gọi tôi là Thằng Lùn, nhưng lúc này vẫn còn chưa đứa nào nghĩ ra và tôi thì nhất định không cho chúng nó biết ý tưởng này rồi. Thằng bạn Tai To của tôi cũng gặp đúng chuyện tương tự: kể từ khi nó mang biệt hiệu Tai To, chẳng còn ai đi chế giễu cặp tai của nó nữa.
Một hôm khi đi học về chúng tôi xông vào đánh nhau vì nó nói nó thích cặp tai của nó hơn cặp kính đít chai của tôi còn tôi thì nói tôi thích cặp kính của tôi hơn cặp tai đít khỉ của nó. Nó không khoái cái từ “đít khỉ” một tẹo nào thế nhưng như vậy lại là rất chuẩn xác đấy: khi trời lạnh, tai nó ngả sang màu giống hết đít lũ khỉ trong vườn bách thú. Mẹ Tai To nói với nó là chẳng việc gì phải lo vì khi con người ta lớn lên tai sẽ nhỏ lại, mà nếu chúng không nhỏ lại thì các bác sĩ phẫu thuật cắt gọt chúng dễ ợt.
Mẹ Tai To thì tuyệt lắm: cô ấy đã ly dị chồng, cô ấy cảm thấy có lỗi nên không bao giờ nặng tay với thằng con nhằm tránh làm cho chấn thương tâm lý bị trầm trọng thêm, cái chấn thương vẫn được cô Esperanza bác sĩ tâm lý ở trường rất quan tâm. Mẹ tôi cũng không muốn tôi bị chấn thương tâm lý nhưng vì mẹ chưa ly dị thành ra thỉnh thoảng mẹ lại đét tôi một cái, mà mẹ thì thạo cái món ấy lắm.
Đét là một cú đập mà mẹ bạn tặng cho bạn, hoặc nếu không phải mẹ thì sẽ là bất kỳ ai khác, vào trúng cái phần cơ thể con người có tên là gáy. Tôi nói ra điều này không phải vì đó là mẹ tôi, nhưng quả thực mẹ tôi giỏi môn này lắm, trong lĩnh vực đét này mẹ tôi là độc nhất, vô đối, không có người thứ hai. Ông tôi không thích mẹ đét tôi nên ông luôn luôn nói với mẹ: “Nếu con muốn đánh nó thì phải nhằm chỗ thấp thấp thôi chứ, trời ạ, đừng có nhằm vào đầu, nó còn phải đi học cơ mà.” Ông tôi thì siêu đẳng lắm, thực sự ông rất tuyệt, cực kỳ tuyệt. Cách đây ba năm, ông bỏ làng lên đây sống, thế là mẹ cải tạo ban công thành phòng ở rồi đặt vào đó cho ông và tôi một cái đi văng để nằm ngủ. Ngày nào cũng phải gập giường lại thì mệt chết lên được nhưng tôi không hề phàn nàn, vì lần nào ông cũng cho tôi một đồng xu để nhét lợn - tức là ống tiền tiết kiệm chứ không phải lợn thật - thế nên tôi đang ở trên con đường dẫn tới chỗ vô cùng giàu có.
Thỉnh thoảng ông gọi tôi là thái tử thừa kế ngai vàng vì ông nói toàn bộ tiền lương hưu ông tiết kiệm được sẽ là để cho tôi. Mẹ không thích chúng tôi nói đến chuyện chết chóc, nhưng ông đáp rằng trong năm năm còn lại trên cõi đời ông cứ nói tất cả những gì ông muốn. Lúc nào ông cũng nói muốn chết trước năm 2000, ông nói không hề có ý định chứng kiến những gì xảy ra ở thế kỷ tới, ông đã chứng kiến quá đủ ở thế kỷ này rồi. Ông nhất định muốn chết vào năm 1999, và là chết vì cái tuyến tiền liệt, bởi vì đã từ rất lâu người ta cứ quầy rầy ông vì cái thứ đó thành thử sẽ không hay ho gì nếu ông lại chết vì một cái gì khác. Tôi thì tôi nói thích được thừa kế hết tiền lương hưu của ông mà ông lại không chết vì tôi thích ngủ bên cạnh ông Nicolás của tôi, thực sự là cực kỳ tuyệt: tối nào chúng tôi cũng ngủ thiếp đi trong khi đài radio vẫn bật và nếu mẹ tìm cách lấy đài đi thì thế nào chúng tôi cũng tỉnh dậy. Chúng tôi là như vậy đấy. Nếu ông chết đi rồi tôi phải chia sẻ căn phòng cơi nới này với Ngốc thì đúng là chết dở chứ chả chơi.
Ngốc là em trai tôi, em duy nhất đấy. Mẹ không thích tôi gọi nó là “Ngốc”, đúng hơn thì mẹ không thích một cái biệt hiệu nào cả. Nói vậy thôi, tôi cứ tự nhiên mà khởi sự gọi nó như thế chứ chẳng nghĩ ngợi gì. Điều này không giống những lần bạn đặt tay lên trán vắt óc suy nghĩ làm cái đầu của bạn như sắp nổ tung tới nơi, cái tên ấy đến với tôi vào đúng cái ngày nó sinh ra. Ông đưa tôi đến bệnh viện, khi đó tôi năm tuổi; tôi còn nhớ mình vừa có cặp kính đầu tiên và bác Luisa hàng xóm cứ luôn miệng nói: “Tội nghiệp chưa kìa, mới có năm tuổi!” Để thật ngắn gọn, tôi đã tiến lại gần cái nôi với mục đích vạch một mắt nó ra xem, vì Tai To nói nếu mắt em trai tôi bị đỏ thì có nghĩa nó bị quỷ ám. Thế là tôi rắp tâm làm việc vạch mắt với ý định tốt đẹp nhất trên đời, nhưng nó lại oe oe khóc rõ to rõ là thành thạo. Mọi người bèn nhảy bổ vào tôi, cứ như thể tôi mới là kẻ bị ám, thế là lần đầu tiên trong đời tôi bèn tự nhủ: “Đúng là đồ Ngốc!”
Chuyện này thuộc vào những sự việc đã chui vào đầu bạn là không chịu chui ra nữa. Không ai có thể buộc tội tôi đã cố tình đặt biệt hiệu ấy cho nó; thằng em tôi sinh ra là để thế giới này trở nên ngốc nghếch, thế nên nó xứng đáng với biệt hiệu ấy.
Cũng như là chuyện tôi xứng đáng được ông tôi gọi là “Manolito, Joselito Mới”. Bởi ông đã dạy tôi bài hát mà ông thích nhất tên là Campanera; đó là một bài hát rất cổ, từ cái thời còn chưa có phòng vệ sinh ở trong nhà ông tôi còn vô tuyến thì cứ im tịt. Tối đến, chúng tôi chơi trò Joselito, cái thằng bé cổ xưa từng hát trong quá khứ; tôi hát bài hát và sau đó tôi giả vờ ăn cắp hoặc làm những trò xuẩn ngốc tương tự bởi nếu không, một khi đã hát xong Campanera mà chơi trò Joselito là chết dở đấy. Thêm vào đó, ông tôi cứ nước mắt lưng tròng vì bài hát cũ kỹ đến thế và vì thằng bé cổ xưa cuối cùng phải vào tù, còn tôi thì thấy rất ngượng khi nhìn ông tôi khóc vì một thằng bé cổ xưa đến thế, mà ông thì già lắm rồi.
Nói tóm lại, nếu bạn tới khu Carabanchel mà hỏi thăm “Manolito, Joselito Mới”, họ cũng sẽ không nói gì được cho bạn đâu, hoặc là họ sẽ chỉ cho bạn nhà tù ở khu phố tôi để tỏ ra mình hài hước lắm như nhiều người vẫn hay làm. Họ cũng sẽ không biết Manuel, Manolo hay Manuel García Moreno, hoặc nữa là Joselito Mới, nhưng bất kỳ ai cũng sẽ cho bạn biết rất nhiều chi tiết về Manolito, được biết đến nhiều hơn ở bờ bên này sông Manzanares dưới cái tên Mắt Kính, và ở trong nhà thì còn được biết đến nhiều hơn dưới cái tên “hạng bét của hạng bét”.
-----------------
Sinh ra là để cho nhau
Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện tình từ tận khởi thủy của thời gian.
Một hôm, ông tôi đến đón tôi ở lớp học võ karate; tôi đến đó bởi vì ông nói trông tôi bước đi như một người Trung Quốc và tôi phải sửa ngay đi bởi nếu không mọi người sẽ rất khó chịu khi thấy tôi cứ đi như Fumanchu. Nói vậy chứ tôi đâu có để móng tay dài, có thể móng tay tôi bẩn nhưng chúng không dài, tôi xin nói rõ như vậy.
Thế là ông đến đón tôi và hỏi như thế này:
- Tại sao Tai To bạn chí thiết của cháu không đến học?
- Bạn chí thiết của cháu? Con heo chí chết của cháu thì đúng, tôi đáp, không che giấu nỗi căm hận chất chồng.
Tôi kể cho ông rằng trong khi tôi khởi sự đi học võ karate nhằm thôi đi đứng giống như một người Trung Quốc, thì nó lại dẫn Susana về nhà xem phim Con quỷ Tasmania. Mà nó biết rất rõ là Susana ấy, tôi đã chọn cho tôi ngay vào ngày đầu tiên đi học; hồi năm ngoái, những đứa khác đã giành giật lấy cô ấy trước tôi, như một lũ ấm đầu, rốt cuộc tôi chỉ còn lại có mỗi Jessica Béo Ị. Chúng tôi làm một cặp đính hôn được hai ngày. Ngày đầu tiên, kiểu như là định hỏi một điều gì đó thật thú vị, tôi nói với nó:
- Thế cậu, tại sao cậu lại béo?
- Bởi vì khi nào lớn tớ muốn trở thành ca sĩ hát opera, nó đáp.
Ngày hôm sau con bé ấy chơi lại tôi ngay. Cái con bé đầy lòng hận thù ấy mới hỏi tôi:
- Thế còn cậu, Mắt Kính, tại sao cậu lại đeo kính?
- Để Yihad đập vỡ đấy, nó là một thằng đầu gấu và là bạn tớ.
Chúng tôi không nói gì với nhau nữa. Năm nay, Jessica Béo Ị không còn béo, nó đã được một thằng khác chọn, thằng đó nói nó đẹp trai hơn tôi. Nó nói nó đẹp trai hơn vì nó không đeo kính nhưng ông tôi, sau một lúc ngẫm nghĩ, bảo đàn bà con gái thích những người đàn ông đeo kính vì thường là họ có nhiều tiền hơn. Thế thì, từ giờ đến năm mươi năm nữa cái thằng tay chơi ấy sẽ bớt kiêu kỳ đi nhiều. Thôi được rồi, như tôi đã nói với bạn cách đây một tiếng, Susana Quần Xi líp Bẩn đã cùng Tai To xem phim Con quỷ Tasmania. Tôi nói với ông rằng Susana không chịu tôn trọng cái gì cả, rằng ngay cả khi ai đó đã có lời với nó rồi, nó vẫn sẵn sàng chuồn ngay đi với thằng đầu tiên nhử nó bằng bất kỳ cái gì. Thế nên tính toán hết cỡ thì nó có bốn mươi nghìn hôn phu còn tôi chỉ có một, thế cơ chứ. Ông tôi bèn giải thích rằng tự mình nghĩ mình gắn kết với một cô gái là chưa đủ đâu, còn phải chính thức tuyên bố nữa cơ, phải dẫn cô ấy tới công viên Cây Treo cổ mà nói:
- Anh thích em buổi sáng, buổi chiều và buổi tối.
Nói thế xong rồi là chuyển sang ngày khác, rồi một ngày khác nữa, một ngày khác khác nữa, cho đến mãi mãi, ở trên trái đất này cũng như trong không gian vũ trụ. Ông nói chắc như đinh đóng cột rằng mọi người trên cõi đời này đều từng nói điều đó vào một lúc nào đó trong đời mình.
Tôi không hào hứng lắm với cái việc tuyên bố ấy nhưng mẹ vẫn luôn nói với tôi: “Con thì đừng có giở trò chơi trội, đừng có giở trò chơi trội. Lúc nào con cũng cứ phải nhất định không chịu làm giống như những đứa trẻ con khác!”
Thế là ngày hôm sau, tôi nói với Susana rằng tôi muốn gặp cô ấy sau khi học xong ở công viên Cây Treo cổ để nói với cô ấy một điều khá là quan trọng. Susana nói vào giờ ấy thì phim Con quỷ Tasmania bắt đầu chiếu rồi và cô ấy không muốn vì bất kỳ cái gì trên đời mà để lỡ mất, rồi thì rằng tôi chỉ việc nói thẳng ngay với cô ấy cái điều quan trọng này, vì cô ấy sẽ không đến công viên Cây Treo cổ đâu; hôm trước cô ấy thấy ở đó có một cái bơm kim tiêm trên mặt đất, cô ấy đã cầm nó về tặng mẹ cô ấy thế rồi mẹ cô ấy bỗng dưng nổi cơn động kinh hét lên với cô ấy: “Ngày mai con sẽ không được ra khỏi nhà, cả ngày mai lẫn không bao giờ nữa”. Và thế là kể từ ngày đó, cô ấy chỉ còn đến nhà đứa này hay đứa kia để ăn uống hay để xem phim Con quỷ Tasmania vì ở nhà mọi người thì không có bơm kim tiêm trên mặt đất, trừ khi bố thằng bạn lại làm đúng nghề y tá.
Vậy nên tôi mời cô ấy đến nhà. Thế càng tốt, vì ở nhà tôi có hệ thống sưởi ấm còn trong công viên Cây Treo cổ thì làm gì có. Mẹ để mấy cái gối dựa xuống đất cho chúng tôi để chúng tôi không làm bẩn cái ghế sofa mẹ mua mới toanh cách đây năm năm. Cũng cần phải nói hôm trước đó tôi đã thông báo với mẹ:
- Ngày mai Susana Quần Xi líp Bẩn sẽ đến nhà mình để ăn uống.
Mẹ mắng tôi vì mẹ nói chẳng còn gì tệ hại hơn để mà nói với một cô gái nữa, rằng tốt hơn hết quần xi líp của các cô gái thì đừng có mà nhìn, ngắn gọn thế thôi. Nhưng khi Susana đến nơi và kéo váy lên để ngồi xuống ghế sofa, việc này thì cô ấy luôn làm, mẹ tôi là người đầu tiên nhìn thấy quần xi líp của cô ấy. Mẹ bèn ngay lập tức quyết định để mấy cái gối dựa xuống đất. Sau đó, mẹ gọi tôi vào bếp để đưa tôi mấy cốc sôcôla và thì thầm hỏi tôi:
- Sao lại thế nhỉ, mẹ nó không thay quần xi líp cho nó hằng ngày à?
Tôi đáp là có chứ nhưng quần xi líp của Susana là cả một vụ việc cần được giải thích trên chương trình truyền hình Những Điều Bí ẩn. Mẹ cô ấy đã đến gặp cô Asunción nói rằng Susana làm bẩn quần xi líp ngay cả khi cô ấy có mặc quần áo bên ngoài đi chăng nữa, và cần phải mời các nhà khoa học trên toàn thế giới đến Tây Ban Nha để tìm hiểu tại sao mà mới buổi sáng một cái quần xi líp trắng tinh rời khỏi nhà bên trong một bộ quần áo kín cửa cao tường thì đến trưa khi trở về đã lại đen kịt. Làm sao lại như thế được? Không ai giải thích nổi, điều này thuộc vào loại những điều bí hiểm vĩ đại của hành tinh Trái đất. Tôi đang kể hết những chuyện này cho mẹ thì đột nhiên mẹ lại nói:
- Thôi được rồi, Manolito, thế là đủ với đống quần xi líp rồi, con thì mỗi khi đi giải thích điều gì đó là y như rằng không ai ngăn con lại được nữa. Quay về với cô bạn của con đi.
Mẹ tôi là như thế đấy: mẹ thích tôi trả lời các câu hỏi của mẹ bằng cách nói đúng hoặc không để có thể chạy ra chỗ điện thoại mà thì thụt với bà bạn của mẹ. Vậy thế nên mẹ thích Ngốc hơn, vì nó thuộc loại “con không nói gì nhưng không phải vì thế mà con không nghĩ gì”. Đó là loại trẻ con mà mẹ tôi thích và chính vì vậy nên mẹ đã cưới bố tôi, bởi bố chỉ nói ba lần trong năm: dịp Giáng sinh, ngày sinh nhật và khi đội bóng đá của bố, tức đội Real Madrid, thắng một trận đấu.
Thôi được rồi, thế là tôi quay lại với Susana, cô ấy nói cô ấy thích vô tuyến nhà thằng Tai To hơn vô tuyến nhà tôi bởi vì cái vô tuyến ấy to hơn bao nhiêu xăng ti mét gì đó, và cô ấy không bao giờ uống sôcôla mà không có món Chocopic ăn kèm. Tôi mới bèn nhờ ông tôi xuống dưới nhà mua Chocopic. Tôi nói nếu ông giúp tôi việc này, tôi sẽ nhớ mãi ngay cả sau khi ông đã chết. Ông tôi vừa đi xuống cầu thang vừa nói:
- Susana ghê gớm, rồi nó sẽ vật chết hết tất cả chúng ta.
Sau khi cái bộ phim Con quỷ Tasmania đáng nguyền rủa đó đã hết, giờ của lời tuyên bố đã tới:
- À… tớ muốn nói với cậu rằng… tớ rất thích cái bờm tóc của cậu.
Tất cả những gì tôi tìm ra được để nói là như vậy. Cô ấy mới đáp:
- Đừng hòng, tớ sẽ không cho cậu đâu.
Đúng, tôi công nhận, lẽ ra tôi phải tìm ra một cái gì đó hay ho hơn để nói nhưng dù sao thì cô ấy cũng không nên trả lời tôi như vậy chứ. Giữa chúng tôi bức màn im lặng rơi xuống. Cô ấy xem quảng cáo một lúc rồi nói:
- Chỉ còn thiếu điều cậu là pêđê nữa thôi.
Đến phát này thì đúng là tôi không hề chờ đợi. Tôi bèn giải thích cho cô ấy hiểu:
- Đâu có, tớ thích cái bờm tóc ở trên đầu cậu, chứ có phải là trên đầu tớ đâu.
Thế là cái con bé ấy nó mới phá lên cười vì nó tưởng tượng tôi đeo kính, rồi diêm dúa với cái bờm tóc của nó. Nó cứ nằn nì bắt tôi đeo bờm, tôi thì không hề muốn nhưng nó cứ nằn nì mãi.
Tôi bèn nói:
- Được rồi, tớ sẽ đeo nó nhưng cậu phải là hôn thê của tớ đấy nhé.
Nó đáp liền:
- O.K., O.K., O.K.
Nhìn tôi đeo cái bờm tóc nó cứ thế cười lăn lộn. Tôi đã đeo bờm lên đầu vì rốt cuộc bao giờ tôi cũng làm những gì người ta bảo tôi làm. Ngày hôm ấy, tôi nghĩ chưa từng có ai cười nhiều như Susana: nó nhìn tôi cười như nắc nẻ, vừa cười vừa lấy tay vò lấy vò để cái váy của nó.
Tiếng cười của nó lây truyền sang cho Ngốc; thằng này vẫn luôn đứng về phe người nào cười nhiều nhất. Mẹ cũng đến xem tại sao trong nhà ầm ĩ thế. Khi thấy tôi đeo cái bờm, mẹ nói:
- Manolito, con làm cái trò hề gì kinh thế.
Chỉ còn thiếu cái nước ấy! Sau nửa tiếng đồng hồ cái con bé dở hơi kia cũng ngừng lại được. Nó bắt đầu trách móc tôi vì cái điều nó chán quá và nói cách duy nhất để chiến đấu chống buồn chán là cải trang và trang điểm. Tôi phải rón rén đi vào lấy trộm hộp đồ trang điểm và áo ngủ của mẹ. Susana nói nó là nàng công chúa của Aladin. Tôi thì nó muốn tôi chỉ mặc nhõn cái quần xi líp và đội khăn trên đầu, nó nói tôi là thần đèn của Aladin. Thế là nó bắt đầu chùi chùi cây đèn, có nghĩa cái bình pha lê màu xanh da trời của mẹ, và cứ không ngừng cầu xin:
- Giờ thì hãy dẫn Ngốc, đứa con trai bị đánh cắp của ta, lại đây. Giờ thì hãy giết kẻ đang chiếm giữ cung điện kia. Giờ thì mang cho ta Chocopic, giờ thì một cốc nước…
Tôi chán đến tận cổ vì cứ phải chạy từ phòng này qua phòng khác toát hết cả mồ hôi; so với tôi thì vị thần đèn của Aladin sống sung sướng như một chàng hoàng tử Trung Quốc. Và rồi, đến một lúc, trong khi chùi chùi vào cái đèn thần, nó làm vỡ cái bình xanh da trời và đỏ của mẹ tôi. Tôi tự nhủ trong đầu đúng cái câu mẹ thế nào cũng nói mỗi khi có ai làm vỡ cái gì đó: “Đã biết trước rồi mà.”
Thật là may vì chỉ có chúng tôi ở đó nếu không mẹ sẽ cho tôi một cái tát nghiêm chỉnh ngay trước mặt Susana. Vì nếu mẹ mà đã muốn tát cho bạn một cái vào một thời điểm trong đời mẹ, thì mẹ sẽ làm ngay cả trước hàng triệu khán giả xem truyền hình. Mẹ không hề ngần ngại một tí tẹo nào.
Chúng tôi nhìn ông tôi nhặt các mảnh vỡ của cái bình. Susana nói:
- Nếu cậu là hôn phu của tớ thì đừng có nói là tớ làm vỡ đấy nhé.
Sau đó, Susana cho một nắm Chocopic vào túi áo măng tô và oai vệ đi khỏi như một bà hoàng.
Chúng tôi phải đặt Ngốc lên ghế sofa để nó không bị mảnh vỡ cứa phải nhưng nó vẫn xoay xở rất tài vớ được một mảnh thủy tinh và ngay lập tức cứa đứt tay. Chính tôi là người phải chăm sóc cho nó vì ông tôi, do tình hình đang bị đau tuyến tiền liệt, ông xỉu ngay khi nào nhìn thấy máu. Ngốc mãi không chịu ngừng khóc và, để làm nó nín, tôi phải đưa cho nó nghịch bình đựng bọt cạo râu của bố. Mấy cái lọ bọt này làm nó yên đi được.
Và rồi mẹ tôi xuất hiện. Mẹ không làm cho CIA vì ở CIA người ta không biết mẹ là ai, nhưng tôi thề với bạn là mẹ tôi còn giỏi hơn James Bond cùng tất cả kẻ thù của anh ấy đến cả trăm lần. Mẹ đặt bàn chân xuống đất, sàn nhà kêu “rắc” dưới gót giày mẹ, thế là mẹ nhìn cái bàn và mẹ biết ngay là cái bình đã bị vỡ. Sau đó, mẹ nhìn ghế sofa và mẹ đã biết Ngốc trèo lên đó cùng đôi giày dùng để điều chỉnh hình dạng hai chân của nó; mẹ ngửi thấy mùi bọt cạo râu và mẹ đã đoán ra là Ngốc xịt hết cả bình rồi. Ngó sang phía ông, mẹ đã biết ông nản lắm rồi, và rồi khi nhìn thấy tôi đầu chui sâu vào cổ áo, mẹ đã biết là tôi đang chờ đón một trận mắng. Mẹ hít lấy một hơi trước khi bắt đầu bài diễn văn của mình nhưng ông tôi không để mẹ có thời gian để nói:
- Đừng có nói gì thằng bé vì bố làm vỡ cái bình đấy, cũng là bố đưa bọt cạo râu cho thằng bé kia và đặt nó lên sofa.
Mẹ tôi bắt đầu mắng ông tôi và ông tôi đã tận dụng điều đó để đi ra quán bar uống tách cà phê của ông và ăn những con tôm của ông, ông vẫn có thói quen làm như vậy khi nào không vừa lòng về một cảnh đời nào đó.
Tối đến, tôi chui lên giường ông tôi để ủ chân cho ông. Ông vẫn luôn cho tôi một đồng xu để cảm ơn tôi nhưng tối hôm ấy, tôi nói rằng tôi ủ chân miễn phí vì ông đã cứu tôi thoát khỏi ghế điện.
Ông báo với tôi rằng nếu vẫn là hôn phu của Susana thì tôi sẽ đứa trẻ con đầu tiên trên cõi đời bị nhồi máu cơ tim.
Ngày hôm sau, trong giờ ra chơi, Susana bảo tôi đi chửi một thằng học sinh lớp bốn, mang cát cho nó xây lâu đài và chơi trò dịch hạch với đám bạn gái của nó. Đứa nào bị dịch hạch phải chạy đuổi theo để bắt những đứa khác và không đứa nào được sờ vào người hay thậm chí là sờ thật nhẹ vào người nó vì nếu không đứa đó cũng sẽ bị lây bệnh dịch hạch. Susana bắt tôi làm đứa bị dịch hạch trong suốt giờ ra chơi. Tôi mới tự nhủ: “Tệ kinh lên được!” Lần đầu tiên tôi thấy muốn giờ ra chơi hết sớm. Đó chính là giờ ra chơi khủng khiếp nhất trong cuộc đời của tôi trên cái hành tinh này. Khi lên lớp, tôi nói với Tai To:
- Chiều nay mày có thể mời Susana đến nhà mày mà xem Con quỷ vùng Tasmania, tao phải đi học võ karate.
Không ai có thể nói rằng Tai To là một người giỏi quan sát; tôi tự hỏi làm thế nào mà nó lại không hề bất ngờ gì trước hành động đầy rộng rãi của tôi.
Tôi tha hồ sung sướng tít mù trong buổi học karate. Thầy giáo bảo tôi nhảy lên đá xông phi vào một thằng khổng lồ lực lưỡng học lớp năm. Trong thoáng chốc, tôi tự hỏi không biết thầy tôi có bị điên không hay là thầy muốn tôi teo đời luôn cho xong. Thầy giải thích cách làm cho tôi hiểu. Tôi luôn hiểu ngay lý thuyết và thậm chí còn đủ sức hình dung nó ở trong đầu. Tôi thấy mình đang nhảy những bước dài ba mét, giống như kiểu Karate Kid ở vùng núi đá hiểm trở Colorado nhưng trong thực hành, tôi không biết tại sao nữa, lúc nào cũng hỏng ăn. Như ông tôi nói ấy: “Đời là thế mà”.
Thôi được rồi nhé, bạn sẽ không tin đâu nhưng tôi đã xông phi vào cái đống thịt khổng lồ học lớp năm đó. Giống như là đá chân vào một ngọn núi ấy: thằng kia không nhúc nhích lấy một ly, nhưng dù sao tôi cũng đã xông phi xong xuôi. Vấn đề là khi nhảy lên đá, kính tôi bị văng ra; thế mà mẹ đã dùng dây chun buộc nó vào đầu cho tôi rồi đấy. Tôi thực sự rũ cả người ở môn karate và lại càng rũ ra hơn hơn khi mẹ về đến nhà và nói mẹ hoàn toàn không quan tâm đến việc tôi bước đi như một người Trung Quốc, và tôi sẽ không bao giờ quay lại học karate nữa vì mẹ từ chối mua kính mới cho tôi trong năm nay.
Đây là tin mừng nhất trong năm vì tôi đã quá chán phải đánh nhau với tất cả cái bọn đô con ở trường rồi. Ngày hôm sau, khi tôi nói với Tai To là tôi sẽ không quay lại học karate nữa, trừ khi Tây Ban Nha bị quân Nhật xâm chiếm, nó nói với tôi:
- Tốt quá, giờ thì chiều nào mày cũng có thể dẫn Susana về nhà rồi nhé. Hôm qua nó làm gãy cái điều khiển vô tuyến nhà tao. Nó là nàng công chúa của Aladin còn tao là một vị thần nhưng nó bảo nó thấy rất lố nếu chùi vào một cái đèn thành ra nó quyết định ra lệnh cho tao bằng điều khiển từ xa. Chơi được hai tiếng đồng hồ thì tao nói tao chán cứ phải nghe lời nó lắm rồi thế là nó ném ngay cái điều khiển vào đầu tao. Mẹ tao hỏi hay là tao cố kiếm một con hôn thê khác đỡ man rợ hơn như thế được không.
- Vì nó cũng là hôn thê của mày à?
Chúng tôi bắt đầu cãi nhau về việc đứa nào đã phản bội đứa nào nhưng sau một phút rưỡi thì chúng tôi nhận ra như thế này thì ngu quá, vì Susana có số lượng hôn phu bằng số lượng bọn con trai trong trường chúng tôi. Nó cũng có hôn phu trong cái trường ở đối diện nữa, trong khu nhà của tôi và cả trong cái làng của mẹ nó. Gần như tất tật trẻ con trai Tây Ban Nha đều là hôn phu của Susana. Tai To và tôi chúng tôi bàn luận những chuyện ấy trên đường đi về nhà. Chúng tôi là hai người bạn chí thiết với cùng một vấn đề, như trong các bộ phim khi đến đoạn cuối có thể nhìn thấy hai người bạn chí thiết bước đi xa dần trong cái lạnh, trong màn sương mù kinh khiếp. Chúng tôi thân tình với nhau tuyệt vời nhưng tôi không biết tại sao mọi chuyện lại cứ bị rối tung lên trở lại và chúng tôi đã lại cãi nhau để biết đứa nào có nhiều quyền xem Con quỷ Tasmania cùng Susana vào buổi chiều hơn.
Sự thực là không ai trong chúng tôi muốn phải phụ trách cái con bé Susana nhưng chúng tôi cũng không muốn buổi chiều nó ở với thằng bạn thân nhất của mình. Đối diện với những tình huống kinh khủng đó, ông tôi vẫn luôn nói: “Con người ta ấy, ai ai cũng thật là kỳ cục.”
Thôi được rồi, vậy là chúng tôi sắp sửa đánh nhau đến nơi vì một điều mà chúng tôi không hề muốn thì đột ngột, không hề được báo trước, chúng tôi nhìn thấy Susana cùng một thằng con trai đang nhảy nhót trên một cái ghế băng trong công viên Cây Treo cổ. Chúng tôi tiến lại gần, và thằng đó là… Yihad!
Chúng tôi nhìn chúng nó một lúc lâu, chúng nó vui vẻ với nhau như một bọn điên thực thụ: chúng chơi trò lấy chân đá cặp sách, chúng đẩy nhau để chiếm lấy chỗ ngồi tốt hơn trên cái bập bênh, và khi đã trèo lên rất cao rồi, chúng lại nhảy vù xuống đất. Yihad giật lấy cái bờm tóc của Susana rồi bỏ chạy. Thế là Susana đuổi theo tóm lấy tóc nó rồi nhổ nước bọt. Nhổ nước bọt vào Yihad! Thằng đầu gấu của lớp tôi, của khu phố tôi, của cả nước Tây Ban Nha! Không ai trên đời từng dám nhổ vào Yihad, việc đó sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Tai To và tôi nín cả thở, nó nín thở của nó tôi nín thở của tôi. Tiếng trái tim chúng tôi đập nghe như những cái trống châu Phi báo hiệu một cuộc chiến tranh đầy kinh hãi. Giờ chuyện gì sẽ xảy ra đây?
Sẽ không bao giờ có ai tin cái chuyện xảy ra khi ấy, cả bạn nữa bạn cũng sẽ không muốn tin đâu thế nhưng lại là thật luôn. Tôi thề với bạn điều đó trên đầu ông tôi. Yihad lau bãi nước bọt. Tai To nói thật nhỏ, giọng nó run lên dập dồn:
- Mày sắp được nhìn thấy cái tát mà con bé phải nhận rồi. Sẽ lật cả mặt ra đằng sau đấy.
Thế nhưng nó, tôi, cả thế giới đều nhầm tuốt. Yihad nói:
- O.K., tớ xin lỗi cậu nhé, chỉ là đùa thôi mà, việc gì phải nhổ vào người tớ lắm nước bọt thế.
Sau khi điều đó được nói ra, chúng lại tiếp tục chơi, tiếp tục đẩy nhau và tiếp tục nhảy tanh tách như bọn điên. Tai To và tôi, chúng tôi quay gót bước đi: trước tiên là vì chúng tôi chẳng có liên quan gì trong câu chuyện này và sau đó bởi chúng tôi sợ bọn kia bắt chúng tôi chơi cùng.
Đến nước này rồi thì sẽ thật là đần độn nếu còn cãi cọ để giành Susana. Chúng tôi không nói ra điều đó, nhưng tôi cá rằng cả hai thằng đều nghĩ vậy, và cả hai chúng tôi đều tự nhủ thật là nhẹ cả người vì con bé thích Yihad.
Chiều hôm ấy, tôi mời Tai To đến nhà tôi xem phim Con quỷ Tasmania. Hai thằng tôi tha hồ mà vừa cười giỡn trên ghế sofa vừa xem hoạt hình và nhấm nháp bánh ngọt phết bơ chiêu với nước sôcôla. Hai thằng tôi ngồi dồn về một góc vì chân thằng Tai To hôi rình, cái thằng tội nghiệp này nó không phải là một người hoàn hảo. Ông tôi nhìn chúng tôi rồi nói với mẹ:
- Chúng được sinh ra là để cho nhau.
Và, vào lúc ấy, tôi còn chưa biết ông nói điều này cho tôi và Tai To hay cho Susana và Yihad, cái bọn chắc chắn vẫn tiếp tục chơi ném cát vào mắt nhau ở công viên Cây Treo cổ. Cả chúng nữa, chúng cũng được sinh ra là để cho nhau. Chắc chính cái đó là cái người ta gọi bằng tình yêu.
Jul 20, 2010
Tình hình
Trả lời câu hỏi của nhà báo: dịch thuật văn học Việt Nam hiện nay như thế nào.
Nếu xét dịch thuật văn học theo các tiêu chí mức độ đa dạng, chất lượng, sự tham gia tích cực của giới trẻ thì tôi cho rằng chưa bao giờ dịch thuật văn học tại Việt Nam được như hiện nay. Từ cuối thập niên 1950 cho tới cuối thập niên 1980 dịch thuật của miền Bắc sống trong vòng bao cấp như mọi thứ của xã hội, thành phần tư nhân hoàn toàn bị gạt ra khỏi ngành xuất bản kể từ sau vụ án Nhân văn-Giai phẩm. Quãng thời gian ấy độ đa dạng dĩ nhiên là kém, chất lượng cũng không thực sự cao như người ta vẫn hay nói; các bản dịch do nhà xuất bản Cầu Vồng hay Tiến Bộ chỉ toàn bích, lung linh trong vẻ đẹp của sự hoài niệm, giờ đây đọc lại ta có thể thấy những cuốn sách hồi ấy cũng rất nhiều lỗi dịch và lỗi in ấn, ngay cả ở sách cho trẻ em. Dịch thuật của Sài Gòn chỉ bắt đầu thực sự đa dạng vào những năm ngay trước biến cố 30/4/1975, khi mà số lượng sách dịch hằng năm bỗng tăng đột biến, vả lại cũng phải nói rằng hồi ấy lựa chọn về dịch sách của giới dịch giả Sài Gòn cũng mang nhiều yếu tố chính trị, hiểu theo nghĩa có một sự xung đột ngầm giữa ý chí của chế độ trong việc truyền bá văn hóa Mỹ (có cả ủy ban dịch thuật để ấn hành chẳng hạn tác phẩm của nhà văn cổ điển Herman Melville) và sự phản kháng của các cá nhân, không ưa văn hóa Mỹ mà tập trung nhiều vào văn hóa Pháp cũng như các tác phẩm nói không tốt về chế độ cộng sản; thực tế là phần lớn tác phẩm nước ngoài hồi ấy ở Sài Gòn được dịch qua tiếng Pháp, đặc biệt là tác phẩm văn học Nga.
Nếu xét dịch thuật văn học theo các tiêu chí mức độ đa dạng, chất lượng, sự tham gia tích cực của giới trẻ thì tôi cho rằng chưa bao giờ dịch thuật văn học tại Việt Nam được như hiện nay. Từ cuối thập niên 1950 cho tới cuối thập niên 1980 dịch thuật của miền Bắc sống trong vòng bao cấp như mọi thứ của xã hội, thành phần tư nhân hoàn toàn bị gạt ra khỏi ngành xuất bản kể từ sau vụ án Nhân văn-Giai phẩm. Quãng thời gian ấy độ đa dạng dĩ nhiên là kém, chất lượng cũng không thực sự cao như người ta vẫn hay nói; các bản dịch do nhà xuất bản Cầu Vồng hay Tiến Bộ chỉ toàn bích, lung linh trong vẻ đẹp của sự hoài niệm, giờ đây đọc lại ta có thể thấy những cuốn sách hồi ấy cũng rất nhiều lỗi dịch và lỗi in ấn, ngay cả ở sách cho trẻ em. Dịch thuật của Sài Gòn chỉ bắt đầu thực sự đa dạng vào những năm ngay trước biến cố 30/4/1975, khi mà số lượng sách dịch hằng năm bỗng tăng đột biến, vả lại cũng phải nói rằng hồi ấy lựa chọn về dịch sách của giới dịch giả Sài Gòn cũng mang nhiều yếu tố chính trị, hiểu theo nghĩa có một sự xung đột ngầm giữa ý chí của chế độ trong việc truyền bá văn hóa Mỹ (có cả ủy ban dịch thuật để ấn hành chẳng hạn tác phẩm của nhà văn cổ điển Herman Melville) và sự phản kháng của các cá nhân, không ưa văn hóa Mỹ mà tập trung nhiều vào văn hóa Pháp cũng như các tác phẩm nói không tốt về chế độ cộng sản; thực tế là phần lớn tác phẩm nước ngoài hồi ấy ở Sài Gòn được dịch qua tiếng Pháp, đặc biệt là tác phẩm văn học Nga.
Jul 19, 2010
Foucault về diễn ngôn
Các ghi chép của tôi về nội dung bài diễn văn của Foucault Trật tự diễn ngôn (L'Ordre du discours):
Foucault quan niệm về sự đối đầu thường trực giữa ham muốn (désir) và thiết chế (institution): ham muốn coi diễn ngôn là một cái gì đó trong suốt, yên bình, có độ mở vô tận, nơi những người khác đáp lại trông chờ của ham muốn, nơi các chân lý lần lượt tự mình đứng dậy, ham muốn chỉ cần làm một việc là thả mình mặc cho nó đưa đi như một con thuyền trên mặt nước, trong khi đó với thiết chế thì diễn ngôn nằm trong trật tự của các luật lệ, luôn được giám sát, có một vị trí được ấn định sẵn, và nếu như diễn ngôn có một quyền lực nào đó thì là bởi thiết chế trao cho. Thế nhưng, cả thiết chế và ham muốn đều chỉ đưa ra hai lời đáp ngược nhau cho cùng một nỗi lo lắng: lo lắng về việc diễn ngôn là gì ở trong thực tại vật chất (réalité matérielle) của điều được phát ngôn hoặc viết ra: nỗi lo lắng này bắt nguồn từ việc sự tồn tại của diễn ngôn là một sự tồn tại mang tính chất tạm thời, rồi sẽ bị xóa nhòa, nhưng bị xóa nhòa trong bao lâu là việc không thuộc về chúng ta; sự lo lắng này còn bắt nguồn từ việc cảm nhận được rằng ở dưới cái hành động diễn ngôn rất thường hằng này lại có những quyền lực và hiểm nguy rất khó hình dung, bởi qua những từ ngữ được sử dụng lờ mờ hiện lên rất nhiều cuộc tranh đấu, những chiến thắng, những vết thương, những sự thống trị, những sự phục tùng.
Tiếp theo, Foucault giải thích “hiểm nguy” nằm ở đâu: giả thuyết của Foucault là trong mọi xã hội sự sản xuất ra diễn ngôn đều vừa bị kiểm soát, lựa chọn, tổ chức và tái phân phối thông qua một số quy trình (procédure) có vai trò điều hòa quyền lực và hiểm nguy, làm chủ được sự kiện (événement) có tính bấp bênh, làm cho diễn ngôn tránh khỏi tính chất vật chất nặng nề và đáng gờm.
Các cách thức trong xã hội nằm ở các hình thức loại trừ (exlusion). Hình thức loại trừ hiển nhiên nhất là cấm đoán (interdit), thể hiện ở ba khía cạnh: không phải điều gì cũng có thể nói (cấm kỵ về mặt đối tượng), không phải ai cũng được quyền nói (đặc quyền của chủ thể nói) và điều kiện của hoàn cảnh. Foucault cho rằng hai “vùng cấm” lớn nhất trong xã hội là tính dục và chính trị: như thể diễn ngôn, thay vì phải là cái yếu tố trong suốt/trung tính nơi tính dục bị tước bỏ vũ khí và chính trị trở nên hiền hòa, thì lại là một trong những nơi để chúng thực thi những sức mạnh đáng sợ nhất của mình. Với tác động của các cấm đoán, diễn ngôn nhanh chóng bộc lộ mối liên quan tới ham muốn và quyền lực: diễn ngôn không đơn giản là những gì biểu lộ (hoặc che giấu) ham muốn, mà chính nó còn là đối tượng của ham muốn; diễn ngôn cũng không đơn giản là những gì biểu lộ các tranh đấu hoặc các hệ thống thống trị, mà còn là cái vì nó người ta tranh đấu, cái quyền lực mà người ta tìm cách chiếm đoạt lấy.
Hình thức loại trừ lớn nữa là hai cách thức: phân chia (partage) và vứt bỏ (rejet). Foucault đưa ra ví dụ về sự đối lập giữa lý trí và sự điên. Diễn ngôn của người điên bị vứt bỏ, nhưng lại có những quyền lực kỳ lạ, vì người ta coi nó phát ra được những chân lý bị che giấu, nói lên tương lai. Thông qua lời nói mà người ta nhận ra người điên, bởi vậy diễn ngôn chính là địa điểm cho sự phân chia, nhưng đồng thời diễn ngôn cũng bị vứt bỏ, bởi không một bác sĩ nào cho tới trước khi kết thúc thế kỷ XVIII dành cho lời nói người điên một tầm quan trọng bất kỳ. Vị trí của diễn ngôn người điên chỉ được thể hiện theo lối biểu tượng trên sân khấu kịch, ở vai trò chân lý đeo mặt nạ. Foucault phát triển thêm khi khẳng định hiện nay, tưởng chừng mọi chuyện đã khác, diễn ngôn người điên đã được lắng nghe, nhưng không phải như vậy, chỉ đơn giản là đã có các thiết chế mới. Bác sĩ lắng nghe người điên nói, nhưng bản thân hành động nghe này đã thực thi việc giữ nguyên sự kiểm duyệt: sự nghe đã có sẵn giả định về việc diễn ngôn ấy phải thấm đẫm ham muốn và diễn ngôn ấy tin vào việc mình chứa đựng những quyền lực khủng khiếp. Như vậy là sự phân chia vẫn tồn tại.
Foucault quan niệm về sự đối đầu thường trực giữa ham muốn (désir) và thiết chế (institution): ham muốn coi diễn ngôn là một cái gì đó trong suốt, yên bình, có độ mở vô tận, nơi những người khác đáp lại trông chờ của ham muốn, nơi các chân lý lần lượt tự mình đứng dậy, ham muốn chỉ cần làm một việc là thả mình mặc cho nó đưa đi như một con thuyền trên mặt nước, trong khi đó với thiết chế thì diễn ngôn nằm trong trật tự của các luật lệ, luôn được giám sát, có một vị trí được ấn định sẵn, và nếu như diễn ngôn có một quyền lực nào đó thì là bởi thiết chế trao cho. Thế nhưng, cả thiết chế và ham muốn đều chỉ đưa ra hai lời đáp ngược nhau cho cùng một nỗi lo lắng: lo lắng về việc diễn ngôn là gì ở trong thực tại vật chất (réalité matérielle) của điều được phát ngôn hoặc viết ra: nỗi lo lắng này bắt nguồn từ việc sự tồn tại của diễn ngôn là một sự tồn tại mang tính chất tạm thời, rồi sẽ bị xóa nhòa, nhưng bị xóa nhòa trong bao lâu là việc không thuộc về chúng ta; sự lo lắng này còn bắt nguồn từ việc cảm nhận được rằng ở dưới cái hành động diễn ngôn rất thường hằng này lại có những quyền lực và hiểm nguy rất khó hình dung, bởi qua những từ ngữ được sử dụng lờ mờ hiện lên rất nhiều cuộc tranh đấu, những chiến thắng, những vết thương, những sự thống trị, những sự phục tùng.
Tiếp theo, Foucault giải thích “hiểm nguy” nằm ở đâu: giả thuyết của Foucault là trong mọi xã hội sự sản xuất ra diễn ngôn đều vừa bị kiểm soát, lựa chọn, tổ chức và tái phân phối thông qua một số quy trình (procédure) có vai trò điều hòa quyền lực và hiểm nguy, làm chủ được sự kiện (événement) có tính bấp bênh, làm cho diễn ngôn tránh khỏi tính chất vật chất nặng nề và đáng gờm.
Các cách thức trong xã hội nằm ở các hình thức loại trừ (exlusion). Hình thức loại trừ hiển nhiên nhất là cấm đoán (interdit), thể hiện ở ba khía cạnh: không phải điều gì cũng có thể nói (cấm kỵ về mặt đối tượng), không phải ai cũng được quyền nói (đặc quyền của chủ thể nói) và điều kiện của hoàn cảnh. Foucault cho rằng hai “vùng cấm” lớn nhất trong xã hội là tính dục và chính trị: như thể diễn ngôn, thay vì phải là cái yếu tố trong suốt/trung tính nơi tính dục bị tước bỏ vũ khí và chính trị trở nên hiền hòa, thì lại là một trong những nơi để chúng thực thi những sức mạnh đáng sợ nhất của mình. Với tác động của các cấm đoán, diễn ngôn nhanh chóng bộc lộ mối liên quan tới ham muốn và quyền lực: diễn ngôn không đơn giản là những gì biểu lộ (hoặc che giấu) ham muốn, mà chính nó còn là đối tượng của ham muốn; diễn ngôn cũng không đơn giản là những gì biểu lộ các tranh đấu hoặc các hệ thống thống trị, mà còn là cái vì nó người ta tranh đấu, cái quyền lực mà người ta tìm cách chiếm đoạt lấy.
Hình thức loại trừ lớn nữa là hai cách thức: phân chia (partage) và vứt bỏ (rejet). Foucault đưa ra ví dụ về sự đối lập giữa lý trí và sự điên. Diễn ngôn của người điên bị vứt bỏ, nhưng lại có những quyền lực kỳ lạ, vì người ta coi nó phát ra được những chân lý bị che giấu, nói lên tương lai. Thông qua lời nói mà người ta nhận ra người điên, bởi vậy diễn ngôn chính là địa điểm cho sự phân chia, nhưng đồng thời diễn ngôn cũng bị vứt bỏ, bởi không một bác sĩ nào cho tới trước khi kết thúc thế kỷ XVIII dành cho lời nói người điên một tầm quan trọng bất kỳ. Vị trí của diễn ngôn người điên chỉ được thể hiện theo lối biểu tượng trên sân khấu kịch, ở vai trò chân lý đeo mặt nạ. Foucault phát triển thêm khi khẳng định hiện nay, tưởng chừng mọi chuyện đã khác, diễn ngôn người điên đã được lắng nghe, nhưng không phải như vậy, chỉ đơn giản là đã có các thiết chế mới. Bác sĩ lắng nghe người điên nói, nhưng bản thân hành động nghe này đã thực thi việc giữ nguyên sự kiểm duyệt: sự nghe đã có sẵn giả định về việc diễn ngôn ấy phải thấm đẫm ham muốn và diễn ngôn ấy tin vào việc mình chứa đựng những quyền lực khủng khiếp. Như vậy là sự phân chia vẫn tồn tại.
Jul 16, 2010
Mông, à, mông
Jul 14, 2010
Sách (XV) Rồi, đã ra rồi
Trời mưa các bác ạ. Ehem, tôi biết thừa các bác lại đang chờ món sperm nhưng thôi nhá, tôi cũng biết thừa các bác lại đang chờ món cà phê một mình nhưng thôi nhá, mà có bác nào chờ cùng một lúc cả đôi thì... ờ... khó nghĩ quá :)
Tôi vào đề chẳng ăn nhập gì, chỉ định nói là trời bắt đầu mát ở Hà Nội thì cũng bắt đầu có sách mới zồi. Đã hết hạn hán chúng ta đã có thể ăn xôi.
Mấy quyển sách mới cho các bác đọc này:
1. Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật, Cynthia Freeland, Như Huy dịch, giới thiệu và chú thích, NXB Tri Thức, tủ sách "Tri thức phổ thông". Quyển này có thể coi là quyển tiếp sau của Thế mà cũng gọi là nghệ thuật ư? cũng Cynthia Freeland và cũng Như Huy. Bác Như Huy bây giờ có biệt danh mới rồi, oách cực: triết gia bộ đội há há, hoặc một ca rất khó trong lịch sử nhân loại :d Nghiêm túc thì tôi thấy An Introduction to Art Theory không phải "dẫn về" mà là "dẫn vào".
2. Du khách bất đắc dĩ của Anne Tyler, oách đấy.
Tôi vào đề chẳng ăn nhập gì, chỉ định nói là trời bắt đầu mát ở Hà Nội thì cũng bắt đầu có sách mới zồi. Đã hết hạn hán chúng ta đã có thể ăn xôi.
Mấy quyển sách mới cho các bác đọc này:
1. Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật, Cynthia Freeland, Như Huy dịch, giới thiệu và chú thích, NXB Tri Thức, tủ sách "Tri thức phổ thông". Quyển này có thể coi là quyển tiếp sau của Thế mà cũng gọi là nghệ thuật ư? cũng Cynthia Freeland và cũng Như Huy. Bác Như Huy bây giờ có biệt danh mới rồi, oách cực: triết gia bộ đội há há, hoặc một ca rất khó trong lịch sử nhân loại :d Nghiêm túc thì tôi thấy An Introduction to Art Theory không phải "dẫn về" mà là "dẫn vào".
2. Du khách bất đắc dĩ của Anne Tyler, oách đấy.
Jul 12, 2010
Niên biểu Foucault
Niên biểu và tác phẩm của Foucault mà tôi soạn ra, nhiều thuật ngữ vẫn ở tình trạng tạm bợ. Bộ sách Dits et Écrits (Nói và viết) gồm 4 tập, khoảng 3.000 trang, Gallimard ấn hành năm 1994, tập hợp các bài viết lẻ và trả lời phỏng vấn của Foucault. Di chúc của Foucault viết rõ: Pas de publication posthume, không được in những gì còn ở dạng bản thảo, nên sau này ngoài bộ Dits et Écrits này sẽ chỉ có 13 quyển bài giảng của Foucault tại Collège de France (1971-1984) cùng một số bài giảng khác in bên Mỹ, được coi là các phát ngôn chính thức của Foucault.
Niên biểu Michel Foucault
(các sự kiện chính; nguồn: bộ sách Dits et Écrits)
1926. 15/10: Foucault sinh ra tại Poitiers, trong một gia đình cả nội ngoại đều là bác sĩ; ông nội Foucault từng là bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo tại Nanterre, tại đây có một phố mang tên Foucault.
1942. Nhận bằng tú tài cổ điển (baccalauréat classique) mặc dù chưa đủ tuổi.
1943. Vào học lớp dự bị dành cho học sinh muốn thi các trường lớn (grande école) tại Poitiers (trường Henri-IV).
Niên biểu Michel Foucault
(các sự kiện chính; nguồn: bộ sách Dits et Écrits)
1926. 15/10: Foucault sinh ra tại Poitiers, trong một gia đình cả nội ngoại đều là bác sĩ; ông nội Foucault từng là bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo tại Nanterre, tại đây có một phố mang tên Foucault.
1942. Nhận bằng tú tài cổ điển (baccalauréat classique) mặc dù chưa đủ tuổi.
1943. Vào học lớp dự bị dành cho học sinh muốn thi các trường lớn (grande école) tại Poitiers (trường Henri-IV).
Jul 10, 2010
Thư viện. Cơ thể. Cái chết
Tôi có khuynh hướng thích đọc nhiều của những ai từng viết hay về thư viện. Trong số những người viết đặc biệt hay về thư viện, có hai người thuộc vào hàng cao nhất trong bảng xếp hạng của cá nhân tôi.
Thứ nhất là Walter Benjamin, cái câu mà tôi cũng đã nhiều lần nhắc tới (thì phải), câu Benjamin nói Paris giống như một thư viện có dòng sông chảy cắt ngang. Cầu (passerelle) Simone de Beauvoir mà tôi nói tới hôm trước chính là cây cầu nối thẳng vào Thư viện Quốc gia (mới), François Mitterand (chứ không phải Richelieu như trước kia), và phòng đọc ở dưới hầm dành cho dân nghiên cứu, nơi tôi chôn thân suốt mấy mùa mưa (hehe) còn ở dưới mực nước sông Seine. Mỗi lần lên khỏi đó lúc chập choạng tối là lại thấy như mình đội mồ sống dậy, con vampire khát máu đang bay đi tìm nạn nhân mới cho bữa đêm :p
Người còn lại là Michel Foucault, người từng nói về thư viện ở New York, đại ý đây là nơi có tất tật mọi người đã chết trên đời, và cái chốn này lại nằm ở giữa nơi có tất tật người còn đang sống trên đời.
Nhu cầu lớn nhất của tôi hiện nay (thật ra mình nhiều nhu cầu lắm nhưng thôi cứ nói thế cho nó khiêm tốn :d) là tìm lại được những gì đã viết về các thư viện từng lê chân qua, í lộn, lê mông qua.
Thứ nhất là Walter Benjamin, cái câu mà tôi cũng đã nhiều lần nhắc tới (thì phải), câu Benjamin nói Paris giống như một thư viện có dòng sông chảy cắt ngang. Cầu (passerelle) Simone de Beauvoir mà tôi nói tới hôm trước chính là cây cầu nối thẳng vào Thư viện Quốc gia (mới), François Mitterand (chứ không phải Richelieu như trước kia), và phòng đọc ở dưới hầm dành cho dân nghiên cứu, nơi tôi chôn thân suốt mấy mùa mưa (hehe) còn ở dưới mực nước sông Seine. Mỗi lần lên khỏi đó lúc chập choạng tối là lại thấy như mình đội mồ sống dậy, con vampire khát máu đang bay đi tìm nạn nhân mới cho bữa đêm :p
Người còn lại là Michel Foucault, người từng nói về thư viện ở New York, đại ý đây là nơi có tất tật mọi người đã chết trên đời, và cái chốn này lại nằm ở giữa nơi có tất tật người còn đang sống trên đời.
Nhu cầu lớn nhất của tôi hiện nay (thật ra mình nhiều nhu cầu lắm nhưng thôi cứ nói thế cho nó khiêm tốn :d) là tìm lại được những gì đã viết về các thư viện từng lê chân qua, í lộn, lê mông qua.
Jul 8, 2010
Sách (XIV) Đọc gì khi không có gì để đọc
Để tôi tiết lộ với các bác một bí mật cực kỳ bí mật nhé: trời nóng như thế này ở Việt Nam người ta không in sách mới đâu, từ cả tháng nay chẳng có gì mới cả. Bí mật này cũng tương tự bí mật về bọn gấu suốt mùa đông chỉ có ngủ là ngủ :)
Thế thì làm gì? Hỏi làm gì là hỏi làm gì thật, chứ không phải để nhại cái bác gì đầu hói hay có ảnh trên mấy cái huy hiệu. Làm gì bây giờ?
Không có gì mới, thì ta nên đọc cổ điển.
Thật ra tôi muốn nói là ngay cả ở hoàn cảnh bình thường, tức là không nóng đến như thế này, các bác cũng nên đọc cổ điển.
Thế thì làm gì? Hỏi làm gì là hỏi làm gì thật, chứ không phải để nhại cái bác gì đầu hói hay có ảnh trên mấy cái huy hiệu. Làm gì bây giờ?
Không có gì mới, thì ta nên đọc cổ điển.
Thật ra tôi muốn nói là ngay cả ở hoàn cảnh bình thường, tức là không nóng đến như thế này, các bác cũng nên đọc cổ điển.
Jul 4, 2010
(7) Phong Hóa chửi
Thật ra thì Phong hóa đã làm gì để có được danh tiếng và tiếng tăm như vậy trong lịch sử báo chí Việt Nam? Ở đây tôi trích lục lại một số bông hoa tươi thắm nhất :d trong kho tàng chửi của Phong hóa, trích lục từ phần trích lục của Thanh Lãng trong Phê bình văn học thế hệ 1932, làm thế cho nhanh vì ngồi lục lại Phong hóa để chép thì ngại lắm.
Nước Nam có hai người tài
Thứ nhất sừ Ĩnh, thứ hai sừ Uỳnh
Một sừ béo núng rung rinh
Một sừ lểu đểu như hình cò hương
Không vốn liếng chẳng ruộng nương
Chỉ đem dư luận bán buôn làm giàu
Bây giờ đang sỉa sói nhau:
Người câu “lập hiến”, kẻ câu “trực quyền”
- “Thưa các ngài, thực vi tiên
Muốn xem chiến đấu quẳng tiền vào đây”
“Báo Phong-Hóa ra buổi sớm, buổi chiều đi chơi rong phố, nghe thấy trẻ con hát:
Nước Nam có hai người tài
Thứ nhất sừ Ĩnh, thứ hai sừ Uỳnh
Hai câu phong dao có lọt vào tai hai ông lãnh tụ hai đảng lập hiến và trực trị, chắc hai ông tài cũng… mát dạ.
Ông Quỳnh có lẽ chưa vừa lòng. Ông có giận, xin đừng giận người làm thơ, nên giận cái người đặt ra điệu thơ sáu tám. Chả nhẽ lại viết, thứ nhất sừ Uỳnh, thứ hai sừ Ĩnh.”
“Mừng cụ Hoàng Tăng-Bí tăng phúc, tăng lộc, tăng thọ, tăng… bí.
Mừng cụ Huỳnh-Thúc-Kháng dùng chữ nho nhiều bằng năm bằng mười năm ngoái.
Mừng ông Nguyễn-Khắc-Hiếu say bằng năm bằng mười năm ngoái.
Mừng ông Nguyễn-Trọng-Thuật sinh thêm được năm bảy người An-Nam mới.
Mừng ông Dương-bá-Trạc đầu năm học xong tiếng Ăng-Lê, giữa năm học xong tiếng Quảng-Đông, cuối năm nói truyện ông Đinh-bộ-Lĩnh.
Mừng búi tó ông Nguyễn-văn-Tố năm nay được vào viện Bác-cổ Hà-Nội.”
“Trứng vịt khó tiêu, không biết còn cái gì khó tiêu hơn nữa không? Hỏi thế tất ai cũng buồn sắc mặt mà đáp lại rằng: Có văn của cụ Hoàng-tăng-Bí.
Nhưng văn cụ bảng tuy có bí, nhưng chưa đến nỗi bí như văn ông cử Dương-bá-Trạc, tự là Tuyết-Huy, văn cụ Hoàng bí vì thể văn cụ dài lướt thướt như cái áo thụng nhưng cụ còn có tư tưởng. Đến như ông Dương-Bá-Trạc, văn ông giống như cái thùng sắt tây, ngoài bóng trong rỗng không có tư tưởng gì. Vì thế văn ông lại bí hơn một bực mà bí lại bí “rỗng”.
Ngày xưa, Chu Du 3 lần hộc máu, ngẩng cổ lên giời mà than rằng:
“Giời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?”
Độc giả báo chí nước Nam mấy lần ngủ gật cũng nên ngáp mà than rằng:
Giời đã sinh ra cụ bảng Hoàng, sao còn sinh ra ông cử Dương?”
“Bà Tương Phố xưa làm bài thơ “giọt lệ thu” đăng trong Nam-phong, ai cũng khen là lâm ly, sầu thảm, thảm thiết, ảo não, và buồn rầu.
Tính ra bài văn đó có 61 chữ vừa “than ôi”, “ôi”, và “lệ”, chia ra như sau này:
29 chữ “than ôi”
18 chữ “ôi”
14 chữ “lệ”
Một bài độ bốn trang, mà có những 61 những ấy chữ, thì than ôi! Làm gì mà chẳng bi thương!”
“Báo “Annam” của ông Vĩnh đã là báo “Annam mới” thì báo “Annam” của ông Hiếu hẳn là báo “Annam cũ”. Ông Vĩnh mới ít, mà ông Hiếu cũ nhiều. Nên báo ông Vĩnh phải đặt là “Annam mới và cũ” mà báo ông Hiếu là “Annam cũ cũ” hay “cũ cũ” không cho xong chuyện.”
Làm thơ chửi Tản Đà (họa nguyên vận một bài thơ của Tản Đà chửi trước):
Anh lên giọng rượu khuyên Phong-hóa
Sặc sụa hơi men khó ngửi quá
Đã dạy bao lần tai chẳng nghe
Hẳn còn nhiều phen mồm bị khóa
Thân mềm chưa chắc đứng ngay đâu
Lưỡi ngắn thì nên co lại nhé
Phong-hóa mà không hóa nổi anh
Túy nhân quả thực là nan hóa
“Trong nước Nam tưởng chỉ có một tờ báo cổ là báo Nam-Phong. Dè đâu lại có báo Đông-Thanh. Báo Nam-Phong không định cổ mà thành ra cổ, báo Đông-Thanh định tâm cổ mà cổ thật.”
---------------
Cuộc đối đầu thế hệ bao giờ cũng diễn ra ở bất kỳ nền văn hóa nào có một chút độc lập tính, có lúc nó cũng âm thầm, nhưng vài lúc nó bùng phát. Cuộc tranh luận (đúng hơn là cãi cọ) mang tên La Querelle des Anciens et des Modernes trong văn học Pháp cuối thế kỷ XVII là một ví dụ: thủ lĩnh bên “cựu” là Boileau, thủ lĩnh bên “tân” là Perrault.
Việt Nam đến đầu những năm 1930 có một cuộc như vậy. Ngay Nhân văn-Giai phẩm giai đoạn sau theo tôi cũng có nhiều phần là như vậy. Lúc nào cũng có đối đầu giữa thế hệ này và thế hệ kia, sẽ có lúc nó trở thành một cuộc chiến thực thụ. Sở dĩ các nhân vật Nhân văn bị đàn áp như vậy, theo tôi, cũng một phần là vì họ đã thắng thế.
Điều hay là trong những cuộc chống chọi, khi có độ lùi thời gian để nhìn lại, thì ta sẽ thấy rằng không hẳn phe nào thắng hẳn như trận Waterloo. Cuộc tranh cãi giữa Picard và Barthes xung quanh Racine đầu những năm 1960 cho thấy rằng khi viết Critique et Vérité để trả lời pamphlet của Picard, nhiều lần Barthes đã cố cãi chứ không thực sự có lý. Phe cựu cũng có lý, phe tân cũng có lý, nhưng điều quan trọng hơn hết là trong những cuộc tranh cãi ấy, phe già có lý ít.
Nước Nam có hai người tài
Thứ nhất sừ Ĩnh, thứ hai sừ Uỳnh
Một sừ béo núng rung rinh
Một sừ lểu đểu như hình cò hương
Không vốn liếng chẳng ruộng nương
Chỉ đem dư luận bán buôn làm giàu
Bây giờ đang sỉa sói nhau:
Người câu “lập hiến”, kẻ câu “trực quyền”
- “Thưa các ngài, thực vi tiên
Muốn xem chiến đấu quẳng tiền vào đây”
“Báo Phong-Hóa ra buổi sớm, buổi chiều đi chơi rong phố, nghe thấy trẻ con hát:
Nước Nam có hai người tài
Thứ nhất sừ Ĩnh, thứ hai sừ Uỳnh
Hai câu phong dao có lọt vào tai hai ông lãnh tụ hai đảng lập hiến và trực trị, chắc hai ông tài cũng… mát dạ.
Ông Quỳnh có lẽ chưa vừa lòng. Ông có giận, xin đừng giận người làm thơ, nên giận cái người đặt ra điệu thơ sáu tám. Chả nhẽ lại viết, thứ nhất sừ Uỳnh, thứ hai sừ Ĩnh.”
“Mừng cụ Hoàng Tăng-Bí tăng phúc, tăng lộc, tăng thọ, tăng… bí.
Mừng cụ Huỳnh-Thúc-Kháng dùng chữ nho nhiều bằng năm bằng mười năm ngoái.
Mừng ông Nguyễn-Khắc-Hiếu say bằng năm bằng mười năm ngoái.
Mừng ông Nguyễn-Trọng-Thuật sinh thêm được năm bảy người An-Nam mới.
Mừng ông Dương-bá-Trạc đầu năm học xong tiếng Ăng-Lê, giữa năm học xong tiếng Quảng-Đông, cuối năm nói truyện ông Đinh-bộ-Lĩnh.
Mừng búi tó ông Nguyễn-văn-Tố năm nay được vào viện Bác-cổ Hà-Nội.”
“Trứng vịt khó tiêu, không biết còn cái gì khó tiêu hơn nữa không? Hỏi thế tất ai cũng buồn sắc mặt mà đáp lại rằng: Có văn của cụ Hoàng-tăng-Bí.
Nhưng văn cụ bảng tuy có bí, nhưng chưa đến nỗi bí như văn ông cử Dương-bá-Trạc, tự là Tuyết-Huy, văn cụ Hoàng bí vì thể văn cụ dài lướt thướt như cái áo thụng nhưng cụ còn có tư tưởng. Đến như ông Dương-Bá-Trạc, văn ông giống như cái thùng sắt tây, ngoài bóng trong rỗng không có tư tưởng gì. Vì thế văn ông lại bí hơn một bực mà bí lại bí “rỗng”.
Ngày xưa, Chu Du 3 lần hộc máu, ngẩng cổ lên giời mà than rằng:
“Giời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?”
Độc giả báo chí nước Nam mấy lần ngủ gật cũng nên ngáp mà than rằng:
Giời đã sinh ra cụ bảng Hoàng, sao còn sinh ra ông cử Dương?”
“Bà Tương Phố xưa làm bài thơ “giọt lệ thu” đăng trong Nam-phong, ai cũng khen là lâm ly, sầu thảm, thảm thiết, ảo não, và buồn rầu.
Tính ra bài văn đó có 61 chữ vừa “than ôi”, “ôi”, và “lệ”, chia ra như sau này:
29 chữ “than ôi”
18 chữ “ôi”
14 chữ “lệ”
Một bài độ bốn trang, mà có những 61 những ấy chữ, thì than ôi! Làm gì mà chẳng bi thương!”
“Báo “Annam” của ông Vĩnh đã là báo “Annam mới” thì báo “Annam” của ông Hiếu hẳn là báo “Annam cũ”. Ông Vĩnh mới ít, mà ông Hiếu cũ nhiều. Nên báo ông Vĩnh phải đặt là “Annam mới và cũ” mà báo ông Hiếu là “Annam cũ cũ” hay “cũ cũ” không cho xong chuyện.”
Làm thơ chửi Tản Đà (họa nguyên vận một bài thơ của Tản Đà chửi trước):
Anh lên giọng rượu khuyên Phong-hóa
Sặc sụa hơi men khó ngửi quá
Đã dạy bao lần tai chẳng nghe
Hẳn còn nhiều phen mồm bị khóa
Thân mềm chưa chắc đứng ngay đâu
Lưỡi ngắn thì nên co lại nhé
Phong-hóa mà không hóa nổi anh
Túy nhân quả thực là nan hóa
“Trong nước Nam tưởng chỉ có một tờ báo cổ là báo Nam-Phong. Dè đâu lại có báo Đông-Thanh. Báo Nam-Phong không định cổ mà thành ra cổ, báo Đông-Thanh định tâm cổ mà cổ thật.”
---------------
Cuộc đối đầu thế hệ bao giờ cũng diễn ra ở bất kỳ nền văn hóa nào có một chút độc lập tính, có lúc nó cũng âm thầm, nhưng vài lúc nó bùng phát. Cuộc tranh luận (đúng hơn là cãi cọ) mang tên La Querelle des Anciens et des Modernes trong văn học Pháp cuối thế kỷ XVII là một ví dụ: thủ lĩnh bên “cựu” là Boileau, thủ lĩnh bên “tân” là Perrault.
Việt Nam đến đầu những năm 1930 có một cuộc như vậy. Ngay Nhân văn-Giai phẩm giai đoạn sau theo tôi cũng có nhiều phần là như vậy. Lúc nào cũng có đối đầu giữa thế hệ này và thế hệ kia, sẽ có lúc nó trở thành một cuộc chiến thực thụ. Sở dĩ các nhân vật Nhân văn bị đàn áp như vậy, theo tôi, cũng một phần là vì họ đã thắng thế.
Điều hay là trong những cuộc chống chọi, khi có độ lùi thời gian để nhìn lại, thì ta sẽ thấy rằng không hẳn phe nào thắng hẳn như trận Waterloo. Cuộc tranh cãi giữa Picard và Barthes xung quanh Racine đầu những năm 1960 cho thấy rằng khi viết Critique et Vérité để trả lời pamphlet của Picard, nhiều lần Barthes đã cố cãi chứ không thực sự có lý. Phe cựu cũng có lý, phe tân cũng có lý, nhưng điều quan trọng hơn hết là trong những cuộc tranh cãi ấy, phe già có lý ít.
Jul 1, 2010
Tàu hỏa đối chiếu
Một ai đó, hình như Ngô Phan Lưu, từng ví tiếng còi tàu với tiếng kèn saxophone. Của đáng tội, nhìn một đoàn tàu bò đi ở xa xa tôi thường xuyên nghĩ tới một con giun đất. Con giun đất mãi mà không đào hết đất, các đoàn tàu thì mãi mãi không dừng lại.
Tàu Shinkansen của Nhật Bản có một sự thuận tiện kinh hoàng: khách đi tàu không bao giờ phải ngồi quay lưng về hướng đi của đoàn tàu, vì băng ghế ngồi có thể dễ dàng xoay ngược lại. Dĩ nhiên, bạn cũng có thể nhất định lúc nào cũng ngồi ngược, nếu thuyết phục được những người bên cạnh. Tàu hỏa Việt Nam còn thuận tiện hơn: những chuyến tàu tôi đi hồi bé, người ta mắc võng nằm ngay phía trên những cái ghế, mỗi lần tàu lắc là như có thể bắn ra khỏi cửa sổ (hồi đó mới thế, sau này tài ném đá của mấy chú bé nông thôn làm nhà tàu phải may lưới sắt bịt hết cửa sổ lại). Người ta còn trải áo mưa nằm trên sàn tàu, dưới gầm ghế. Ký ức của tôi hẳn là có biệt tài thiên vị những điều tốt đẹp, nên tôi chỉ còn nhớ đã từng nằm trên bao nhiêu là người chứ không nhớ có lần nào nằm dưới ai.
Tàu Shinkansen của Nhật Bản có một sự thuận tiện kinh hoàng: khách đi tàu không bao giờ phải ngồi quay lưng về hướng đi của đoàn tàu, vì băng ghế ngồi có thể dễ dàng xoay ngược lại. Dĩ nhiên, bạn cũng có thể nhất định lúc nào cũng ngồi ngược, nếu thuyết phục được những người bên cạnh. Tàu hỏa Việt Nam còn thuận tiện hơn: những chuyến tàu tôi đi hồi bé, người ta mắc võng nằm ngay phía trên những cái ghế, mỗi lần tàu lắc là như có thể bắn ra khỏi cửa sổ (hồi đó mới thế, sau này tài ném đá của mấy chú bé nông thôn làm nhà tàu phải may lưới sắt bịt hết cửa sổ lại). Người ta còn trải áo mưa nằm trên sàn tàu, dưới gầm ghế. Ký ức của tôi hẳn là có biệt tài thiên vị những điều tốt đẹp, nên tôi chỉ còn nhớ đã từng nằm trên bao nhiêu là người chứ không nhớ có lần nào nằm dưới ai.