Dec 16, 2017

Một đế chế

trước tiên, xem ở kia

Tôi bắt đầu đọc Adalbert Stifter một cách có hệ thống thì thấy là cần phải đọc một cuốn sách mà nhiều năm tôi lần lữa không chịu đọc, một cuốn sách của Claudio Magris: Huyền thoại và Đế chế (Il Mito Absburgico), cuốn sách về triều đại Habsburg.




Trong cuốn sách này, Stifter chiếm một đoạn đầu của một chương. Nhà văn được Magris dành cho hẳn một chương là Grillparzer (chắc một số người còn nhớ, Thomas Bernhard khi đi nhận một giải thưởng văn chương của Áo, xem ở kia, thì đó là giải thưởng mang tên Grillparzer).

Cuốn sách của Magris in lần đầu tiên năm 1963. Đây là luận án tiến sĩ của Magris, viết từ 1959 đến 1962; lại thêm một luận án tiến sĩ (về các luận án, xem thêm ở kiaở kia), dưới sự hướng dẫn của giáo sư Leonello Vincenti, một chuyên gia về văn học Đức-Áo. Tất nhiên, khi ấy Magris còn rất trẻ (Magris sinh năm 1939 tại Trieste). Kể từ bấy, cuốn sách này đã trở thành "introduction" (khục khục) không thể thiếu vào văn chương Áo xuyên suốt mối quan hệ của nó với nhà Habsburg.

Đọc khảo luận của Magris, tôi phát hiện ra được một nhà văn cần phải đọc: Heimito von Doderer. Sau giai đoạn Biedermeier rồi quãng đầu và giữa thế kỷ 20 của những Grillparzer và Stifter, Magris sẽ viết về các nhà văn như Schnitzler, Karl Kraus, Joseph Roth, Robert Musil và Franz Werfel (tất nhiên) và đặc biệt Hugo von Hofmannsthal (nhớ kỹ cái tên này nhé, chúng ta sẽ sớm đến với Hofmannsthal thần thánh, một tương ứng của Novalis).

Sau khi viết về "huyền thoại" gắn liền với Đế chế Habsburg, không gian ấy còn được Claudio Magris khám phá theo một chiều khác hẳn, kết quả là cuốn sách Danube, một trong những gì hay nhất từng được viết về một dòng sông.

Và kể từ bấy, Magris đã làm nhiều việc khác (nhưng chủ yếu dạy học về văn chương Áo, tại Ý), cũng đi nhiều nơi. Một cuốn sách về những chuyến đi, mà chắc hẳn nhiều người ở đây biết rõ:


Đây là "Ba phương Đông" của Claudio Magris. Ba phương Đông ấy là Iran, Trung Quốc và Việt Nam. Năm 2003, Magris sang Việt Nam.

Đây là Hữu Thỉnh:


Đây là Nguyễn Văn Hoàn, có nhắc tới Lê Trí Viễn và Khương Hữu Dụng:


Đây là Đặng Thai Mai và "çao dao" (tức là ca dao), "Yêu nhau yêu cả đường đi":


Đây là Hà Minh Đức, và một vị độc giả nào đó trong một cuộc thuyết trình, đứng lên tự nhận mình hâm mộ Carlo Rossi, và thấy cần nhắc đến cả Moravia, và Magris chua thêm: "tôi không có đủ lòng can đảm để nói với người ấy là tôi chẳng hề biết ông ta [Moravia] là ai".


Đây là Bảo Ninh và Dương Thu Hương:


Đây là "Wang Thuy Toan" tức Hoàng Thúy Toàn danh tiếng:


Đây là Nguyễn Huy Thiệp:


Và người khách năm ấy ghé qua Việt Nam, bằng sự nhạy cảm kinh người, nhận ngay ra đất nước này là một chốn bị nguyền rủa. Magris viết rằng mình đã đờ đẫn ra khi nghe nói đây là lần đầu tiên, kể từ khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, có một nhà văn Ý đặt chân đến đây.




(đây là "một đế chế", có thể coi là "đế chế thứ nhất", hoặc "đệ nhất thế chế", ta sẽ sớm đến một "đệ nhị đế thế")



nhân tiện: đã viết tiếp bài "Lý thuyết văn học và triết học", cùng bài "Thơ Mới: cấu trúc"

1 comment:

  1. khái niệm "địa ngục trần gian" ko phải do tu từ mà có.

    ReplyDelete