Tiết lộ hoàn hảo
Sự hoàn hảo, cái được gọi như hoàn hảo, sẽ che đậy một cách tuyệt đối. Cái gì gây ấn tượng về hoàn hảo thì cũng gây ấn tượng về bất khả. Bởi vì chẳng bao giờ có cái gì là hoàn hảo, thế mà ta chẳng thể nào dứt bỏ được cái ý kiến tựa như là tất lẽ về một sự hoàn hảo phải tồn tại đâu đó trên đời. Dường như Georges Simenon thích thú diễn giải cái lưỡng đề ấy, không chỉ một lần, như cách một nhà triết học có thể nghĩ, nhưng phải là một triết học mỉa mai. Dĩ nhiên, bởi vì ông là nhà văn.
Trong
tiểu thuyết Sự thật về Bébé Donge,
Simenon kể một vụ án mạng hoàn hảo kỳ quặc: việc dự mưu, cuộc tiến hành, ý chí
thủ ác, hiện trường tội phạm, tất cả đều rành rẽ tiết lộ, được thú nhận đầy đủ,
mau lẹ và thẳng thắn chẳng khác gì thủ phạm làm để thị phạm cho giới chức; còn
nạn nhân thì đã sớm ngờ vực từ tiềm thức, rồi rất mau chóng ý thức được tai họa
lúc nó phát tác, nên anh ta được cấp cứu kịp thời và, tất nhiên là may mắn,
thoát chết. Truyện từ đầu đến cuối tường trình các sự kiện - tức là những việc
đã thực xảy ra - và những sự thật - tức là những gì người ta tin, hay không chối
cãi, rằng khớp với thực tế thực chất. Nhưng “Sự thật” về thiếu phụ đặc biệt kiều
diễm, mà mọi người xung quanh đã quen gọi theo biệt danh là “Bébé” (Madame
Donge), thì là cái gì đây, giữa hàng loạt những “sự thật” kia? - Đấy là và vẫn
là một câu đố, loại câu đố của con Nhân Sư. Toàn bộ những điều tiết lộ, những
điều được kể ra, cứ lần lượt dâng lên tràn lên như những đợt sóng thủy triều:
chúng xóa dấu vết, để lại những khoảng trắng.
Thực
ra, câu đố nào cũng chứa gợi ý trả lời cho nó. Cái lẫy nỏ thần chẳng phải ở dưới
gối An Dương Vương. “Sự thật” trong vụ Bébé Donge đầu độc François Donge chồng
bà hiển nhiên không nằm ở vụ án, kể từ lúc xảy ra buổi trưa Chủ nhật êm đềm ở
Trang viên Cây Dẻ cho đến khi kết thúc ở phòng xử sau bản tuyên án của Tòa án
thành phố.
Rồi,
François-nạn nhân-chồng cuống quýt níu kéo Eugénie-Blanche-Clémentine- kẻ mưu
sát-vợ:
- Anh xin lỗi em… Anh
nghĩ là anh đã hiểu… Anh từng hy vọng…
[…]
- Chẳng ích gì đâu,
François!… Đã quá muộn rồi, anh hiểu không?… Vỡ mất rồi… Chính bản thân em cũng đã không biết là đến mức nào… Khi anh uống tách cà phê… Em đã nhìn anh… Em đã nhìn anh vì tò mò, chỉ vì tò mò… Anh đã không còn tồn tại với em nữa rồi… Và khi anh đứng dậy, một tay đặt lên ngực, rồi anh chạy vội vào nhà… em đã chỉ có độc một ý nghĩ:
“Miễn sao cho chóng
lên!…
“Vỡ…
Trong
vài ba lời thoại, đã toát yếu cái tình thế căn bản của câu chuyện diễn ra suốt
tiểu thuyết này: “- Anh nghĩ là anh đã hiểu…/- Đã quá muộn rồi, anh hiểu
không?…” Và bà Bébé nhìn nhận đúng. Ông François thật ra vẫn chẳng hiểu - về
chuyện “… em đã chỉ có độc một ý nghĩ”, thì ông đón lấy ngay, bám víu một cách
tuyệt vọng, rằng “Miễn sao cho chóng lên!…” nhưng bà Bébé nhắc khô khan rằng
đáp án ở ngay câu trên của bà rồi: “Vỡ…”
Bà
Bébé cho thấy bà biết cái suy nghĩ của chồng mình, dẫu đã chẳng còn đoái hoài
ông. Bà không cần hỏi lại, chẳng hạn - Anh hiểu cái gì? Mà bà nhắc ông bằng câu
hỏi tu từ “Đã quá muộn rồi, anh hiểu không?” Hai động thái của “hiểu”, cứ đường
ai nấy đi. Thật là một bế tắc hoàn hảo hay một sự dở dang hoàn hảo.
Qua
đó thì thấy, rất có lẽ, những dấu chấm lửng không chỉ là có nghĩa mà có hơn một
lớp nghĩa. Những “ngữ đoạn” của chấm lửng xuyên suốt tiểu thuyết này, gây một ấn
tượng chúng là những biểu lộ không liên tục của một biểu đạt thực ra không hề đứt
đoạn. Ở đó, có thể nghe, “The sound of silence”.
Sự
tiết lộ ở trích dẫn trên: ba đoạn chấm lửng trong câu thoại của François biểu
thị tính ý hướng nền của ba đoạn lời lẽ “xin lỗi em-anh đã hiểu-anh từng hy vọng”.
Logic của biện minh. Các đoạn ngừng ngắt của chấm lửng biểu cảm một gắn bó: sự
liền mạch mà các quãng ngừng đó tiết lộ là một liền mạch tạo dựng về các thời
điểm rời rạc, chẳng có vẻ gì là chắc chắn, trong quá khứ liên quan. Đây là “đài
từ” sân khấu (không chỉ một Shakespeare trước đã khẳng định thế gian là một sân
khấu khổng lồ). Những quãng lặng đó là cách duy nhất hiệu quả để François giành
giật với thời lượng ngắn ngủi trong không gian đang đóng lại.
Sự
thể không như vậy với tám đoạn chấm lửng trong phần lời đáp của Bébé. Vẫn là
phong cách của “đài từ” sân khấu. Các ngừng ngắt này lập tức nhân bội gương mặt
khả biến của “Sự thật”: “Chẳng ích gì đâu, François!… - tức là “xin lỗi em”, hoặc
“anh đã hiểu”, hoặc “anh từng hy vọng”, là “chẳng ích gì”? hay là cả ba? hay là
cả những gì rồi anh sắp nói?…? - mê cung mở tiếp: “Đã quá muộn rồi, anh hiểu
không?…” - quá muộn để “xin lỗi”, có thể quá muộn từ lúc “anh đã hiểu”, hoặc để
nói rằng “anh từng hy vọng”, hay là quá muộn cho chính “em”, như thế nào nhỉ,
hay là “anh” đến đây quá muộn?…? - và mê cung mở tiếp: “Vỡ mất rồi…”
Mỗi
khoảng lặng trong “đài từ” của Bébé đều mở ra một bình diện thời gian khác,
không như tuyến tính thời gian tạo dựng trong “đài từ” bằng chấm lửng của François.
Bébé
Donge tiết lộ “Sự thật về Bébé Donge” qua những khoảng lặng đó - chúng biểu đạt
một liên tục ngầm ẩn tuy nhiên rất rõ ràng. Mỗi khoảng chấm lửng đó diễn đạt sự
lặng im của một số câu hỏi; và những câu hỏi đó tăng theo cấp số nhân từ khoảng
chấm lửng thứ nhất đến khoảng chấm lửng thứ tám. Đó là một mê cung. Những người
khác, Jeanne chị gái của Bébé, Boniface ông luật sư lọc lõi đầy lông mũi ngang
với mưu mẹo tư pháp, cho đến François Donge nhà tư sản tài ba lẫy lừng và đào hoa,
v.v… tất cả đều đứng ngoài - chỉ một Bébé Donge đứng trong mê cung ấy.
Đoạn
kết tiểu thuyết, sau cái lời tuyên cáo về mê cung đó, chỉ còn rất ngắn là chấm
dứt. Nhưng hẳn không phải vì thế mà không còn một lời nào thêm có thể làm rõ
hơn cho câu đáp án nghiêm trọng nhất, từ Bébé Donge, “Vỡ mất rồi…”
Bébé
không giành giật thời gian như François, chỉ đơn giản cho thấy đây là bi kịch: “Sự
thật” có ích gì cho anh đâu, François! “…” “…”
Cũng như ngày xưa, bi kịch hé lộ sự hoàn hảo mà không cái gì trên đời đạt được; nhưng chỉ là hé lộ để kết thúc.
nhân tiện: đã tiếp tục về Madame Bovary
"Kẻ không tham chiến" (Nguyễn Chí Hoan viết về Chuyến tàu định mệnh)
Simenon trở lại
Hi, Neat post. There's an issue along with your website
ReplyDeletein internet explorer, might check this? IE still is the marketplace leader and a big component to other folks will leave out your
wonderful writing due to this problem.
Tôi cứ có cảm giác rằng giữa Bébé và mọi thứ đã có khoảng cách ngay từ đầu, và dường như trong cuộc hôn nhân với François, ở một thời điểm nào đó (rất có thể là trước lúc nàng muốn có một đứa con), Bébé dứt hẳn ra ngoài, nhìn mọi sự diễn ra với vị thế người xem; tách cà phê như một loại thuốc thử của nàng nhúng vào mớ hỗn độn mà nàng dường như phớt lờ ấy (như kiểu giấy quỳ tím vậy). Đến lượt François sau tai nạn cũng dần tách ra để nhìn cho rõ lại, nhưng cả việc này nữa dường như Bébé cũng đang thấy được từ xa.
ReplyDeletecảm giác "không đi vào được", hoặc "không bao giờ ở trong", nhưng không hẳn là lạc lõng: người lạc lõng thì lại có năng lực lớn trong việc tự xây dựng một "nơi khác"
ReplyDeletenói tóm lại, Simenon rất giỏi làm ra một sự khó ở, từ đầu đến cuối (đoạn giấc mơ lúc gần hết truyện rất đặc biệt)
trước đây vụ án nhà báo HH bị vợ phóng hoả ám ảnh em mấy tháng trời, bởi em cố tìm cách lý giải, trả lời những câu hỏi tại sao. Mãi đến nay, đọc xong Sự thật về Bébé Donge và bài viết trên của anh Nguyễn Chí Hoan, em đã hiểu ra nhiều điều.
ReplyDelete