Jun 6, 2018

Madame Bovary à la TĐ

Quay trở lại với các sự kiện chẳng phải không ồn ào hồi năm 2012 liên quan đến dịch thuật tại Việt Nam. Điều này, tôi đã báo trước ởkia (cũng đã cả năm rồi), cũng như ởkia.

Tại sao xung quanh dịch thuật Việt Nam quãng thời gian ấy lại ồn ào đến thế? Điều này, tôi đã nói qua, tại một trong những buổi thuyết trình về École de Genève (lúc đó, tôi muốn lấy ví dụ về quá trình có thể gọi là hình thành bản thể: lúc đó tôi đang nói tới sự hình thành bản thể của phê bình văn học Việt Nam, và tôi lấy ví dụ về sự hình thành bản thể của dịch thuật Việt Nam, bởi vì, đúng vậy, dịch thuật Việt Nam đã hình thành bản thể chính vào thời điểm 2012 ấy; còn bản thể của phê bình thì sao? tôi sẽ còn trở lại).

Câu chuyện sẽ liên quan rất nhiều đến Flaubert. Ởkia đã nói: dịch thuật Việt Nam (và cả sự đọc), có thể nhìn thấy những lệch lạc lớn nhất của nó trong tương quan với Flaubert. Câu hỏi hết sức nhàm chán lại xuất hiện: đã bao giờ tại Việt Nam có một chuyên gia nào về Flaubert hay chưa? Tôi sẽ hạ mức câu hỏi xuống thấp hơn nhiều: đã bao giờ ở Việt Nam người ta đọc Flaubert hay chưa?

Nhưng trước tiên, tôi muốn kể một câu chuyện. Đây là câu chuyện hay nhất mà tôi từng được nghe liên quan đến các lớp học. Hết sức không tầm thường.

Đó là một lớp học - ta cứ hình dung, một lớp học vùng bán sơn địa miền Bắc Việt Nam, vào một thời điểm nào đó cách đây vài chục năm. Buổi học đầu tiên sau ngày tựu trường, cô giáo ngồi trên bục giảng, giở quyển sổ ra, và điểm danh học sinh trong lớp.

- Nguyễn Thị A?

- Có ạ.

- Trần Văn B?

- Có ạ.

- Lê Tuấn P.

(vân vân và vân vân)

- Nguyễn Thị Phít... ơ, nhưng sao cô Phít lại ở đây? Tôi nhớ năm ngoái đã cho cô Phít lên lớp rồi cơ mà?

- Dạ (cô bé đứng lên, lo sợ, ấp úng)... dạ...

- Sao cô vẫn ở đây? Không chịu lên lớp à?

- Dạ, nhưng...

- Nhưng sao?

- Phít là chị của em, còn em tên là Nguyễn Thị Phịt.

- A, đúng, tôi đọc nhầm. Ngồi xuống.

-----------

Tức là, một buổi điểm danh lớp học (rộng hơn: những lời nói giữa hai phía của lớp học, thấy giáo hoặc cô giáo với học trò) có thể chứa đựng nhiều thứ hơn chúng ta có thể tưởng, nhất là, nó có thể chứa đựng một điều rất bất ngờ: sự gây cười.

Làm thế nào để một "scène" thuộc dạng trên đây có thể gây cười? Xen đó phải đảm bảo mấy yếu tố: những người có mặt hiểu tất tật chuyện đang diễn ra; chuyện xảy ra gây cười tức thì (nhưng làm thế nào để gây cười tức thì? chính là liên quan đến điều nói trên, ai cũng hiểu hết): không có sự cười tập thể nếu không có sự tức thì ở tầm mức tập thể (ông thầy giáo có thể tủm tỉm cười vì một điều gì đó mà ông ta nhìn thấy nhưng điều này vượt ra khỏi tri giác đám học trò khốn khổ của ông; hoặc ngược lại, vài đứa học trò dấm dúi cười vì nhìn thấy trên mặt ông thầy có vết nhọ mà bản thân ông không biết). Và mọi sự diễn ra trên cái nền lớp học: môi trường mặc nhiên được coi là vô cùng nhàm chán, thậm chí khổ sở trong sự nhàm chán của nó (đặc biệt trong tương quan thầy-trò).

Thế nhưng, trong Madame Bovary, có một đoạn (rất ngắn) hoàn toàn tương tự với câu chuyện điểm danh tôi kể trên đây. Nó xuất hiện ngay ở chương đầu, cụ thể hơn ngay sau chỗ đã nói ởkia: Charles Bovary hồi bé xuất hiện lần đầu trong cuốn tiểu thuyết với tư cách học sinh mới. Là học sinh mới, cho nên nó phải được thầy giáo giới thiệu với đám học sinh cũ, đồng thời nó phải bị hỏi han vài điều.

Sự hỏi han dẫn tới kết quả là một trận cười khủng khiếp trong lớp. Giờ, chúng ta có một việc để làm: chắc chắn nhiều người có bản dịch tiếng Việt Bà Bovary của Trọng Đức (tức là Đỗ Đức Dục: giờ đã được đặt tên phố tại Hà Nội, cái phố chạy qua trước khách sạn Marriott). Lấy nó ra đi, mở ngay mấy trang đầu (chương đầu tiên luôn). Thử xem có bất kỳ ai hiểu tại sao bọn trẻ con trong lớp học lại cười như điên sau khi Charles Bovary bị thầy giáo hỏi han không (có hai nấc cười: chỗ cái mũ, rồi ngay sau đó, tiếp sau câu trả lời của Bovary, sự cười vọt lên mức điên loạn). Xem thử có bất kỳ ai thấy buồn cười (như lúc đọc câu chuyện Nguyễn Thị Phít, Nguyễn Thị Phịt trên đây) hay không.

-----------

Ta không thấy lạ khi yếu tố tức thì và yếu tố cười hội tụ theo đường lối rực rỡ vào một nhân vật: Henri Bergson. Đó là hai cuốn sách, Essai sur les données immédiates de la conscience (về các "dữ kiện tức thì của ý thức" - đây là luận án tiến sĩ của Bergson, cũng chính là cuốn sách lớn đầu tiên của Bergson, trong số bốn cuốn sách lớn cả đời) và Le Rire. Cả hai tác phẩm trên đây đều đã có bản dịch tiếng Việt, trong đó tôi đặc biệt lưu ý bản dịch cuốn sách thứ nhất, mang tên Ý thức luận của Cao Văn Luận, in thành sách tại Huế năm 1962 (gọi cái đó là "ý thức luận" tức là siêu đẳng). Cao Văn Luận cũng xuất hiện rất nhiều trên tạp chí Đại học.

Tôi sẽ sớm quay trở lại với Cao Văn Luận trong câu chuyện về các triết gia lớn của Việt Nam (trong câu chuyện này không có Phạm Công Thiện, không có Lương Kim Định, và cũng không có luôn cả Trần Đức Thảo: Trần Đức Thảo chính là một hiểu nhầm lớn, mà chỉ những người triết học vờ vịt kiểu Nguyễn Bá Cường mới có thể tưởng là triết gia lớn; chưa nói đến triết học Sài Gòn của hơn chục năm trở lại đây, tự nhận "danh môn chính phái" nhưng thật ra là trại nuôi chó dại, cộng thêm những cái đuôi như triết học ế đù gì đó).

Giờ, quay trở lại với Gustave Flaubert cùng Madame Bovary, và câu hỏi: tại sao bọn trẻ con trong lớp học lại cười?




(còn nữa)

18 comments:

  1. 'đọc nhầm' là một thuật ngữ gây khó chịu, nên các người biết thì thường rút giảm nó thành 'nhầm' thôi, thì hóa ra đó chính là cái 'nhầm'.

    ReplyDelete
  2. Phít Thi Phịt Nhầm

    (à, câu chuyện Phít Phịt hoàn toàn là chuyện thật đấy nhé)

    ReplyDelete
  3. nói năng vô căn cứ, đoạn đó quá bình thường, cười cái gì

    ReplyDelete
  4. khục khục, trong Rễ trời, Romain Gary để một nhân vật nói, sự thiếu vắng khả năng buồn cười chính là điều cho thấy rõ nhất sự ngu

    ReplyDelete
  5. Có phải do cái từ Charbovari mà Charles Bovary nói ra (làm cả lớp hiểu nhầm tên hắn chính là thế) không giống một cái tên mà giống một từ tượng thanh gây buồn cười?

    ReplyDelete
  6. cũng nhờ gg mà ra thôi ạ

    NDC

    ReplyDelete
  7. tôi cũng biết thế: gần nửa thế kỷ nay đọc bản dịch tiếng Việt của Trọng Đức chắc chắn không có nổi một người biết tại sao bọn trẻ con trong lớp học lại cười

    ReplyDelete
  8. bây giờ nhờ anh nên đã biết tại sao bọn trẻ con trong lớp lại cười, và đã biết cười theo chúng nó ạ

    NDC

    ReplyDelete
  9. từ đó có lẽ một lần nữa có thể thấy được tầm quan trọng của annotation

    NDC

    ReplyDelete
  10. đấy là với điều kiện Trọng Đức (và cả Bạch Năng Thi) biết điều đó để chú thích

    nhưng không những cả hai đều không biết, mà tất tật so-called chuyên gia Flaubert ở Việt Nam (đông lắm đấy nhé, và viết rất nhiều về các bản dịch Bovary) đều không biết

    ở Việt Nam chưa bao giờ người ta đọc Flaubert hết cả, rất funny

    ReplyDelete
  11. không biết nhưng giá như họ đã có chút tò mò rồi tìm hiểu và làm annotation thì có người đã không phải gg ạ, và có lẽ Charbovari/Charivari chỉ là một ví dụ nhỏ bên cạnh rất nhiều lớp lang hay khác

    NDC

    ReplyDelete
  12. avec un si

    vấn đề không nằm ở đấy, mà nhìn chung không nên vì google được một điều gì đó sau khi đã có gợi ý mà xoay ngay sang mấy thứ generalisation

    ReplyDelete
  13. nhưng đúng là nhờ có người chỉ điểm nên mới biết để gg, và câu sau có ý là hy vọng tiếp tục được chỉ điểm ạ

    NDC

    ReplyDelete
  14. có gì mát mẻ đê đọc không nghệ nhân Nhị Linh, lâu rồi không thấy nghệ nhân dịch tay người Pháp Houellebecq

    ReplyDelete
  15. à sắp rồi đấy

    tài thế, biết trước à? mới học thêm tí bói toán?

    ReplyDelete