Sep 25, 2019
(Cái) tương lai của Bắc Kỳ
Trong đợt thuyết trình về lịch sử báo chí Việt Nam, số L'Avenir du Tonkin trên đây, mà tôi mang theo để trưng bày, đã thu được thành công lớn (có lẽ lớn nhất, chắc còn hơn cả Tiếng dân, Phụ nữ tân văn hay Phong hóa): điều này tương đối dễ hiểu, vì với L'Avenir du Tonkin, đã có thể thấy rằng cả trong câu chuyện báo chí của Việt Nam cũng có một câu chuyện rất là khác.
Cũng với L'Avenir du Tonkin, cuối cùng tôi cũng đã nối được hai điều: câu chuyện lsbcvn và câu chuyện "Đông Dương thuở ấy".
Số (Cái) tương lai của Bắc Kỳ trên đây là số 4315, ra thứ Sáu ngày 6 tháng Tám năm 1909 (báo ra ở Đông Dương trước 1910 - không tính các "bulletin" - thuộc loại rất hiếm, cực ít khi nhìn thấy). Trên manchette cũng ghi rõ: năm 1909 là năm tồn tại thứ "vingt-sixième" tức là 26. Một phép tính đơn giản cho ta biết chắc chắn, tờ L'Avenir du Tonkin bắt đầu ra trong nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ 19. Đây là niên đại khủng khiếp sớm của lịch sử báo chí Đông Dương-Việt Nam; nếu xét riêng ở Bắc Kỳ thì càng khủng khiếp hơn nữa.
Giờ, ta mới thực sự làm toán: tôi từng nói, các tờ báo do Schneider sáng lập có tuổi thọ ở mức huyền thoại. Lục tỉnh tân văn ra được tổng cộng bao nhiêu số? Trên 7000. Trung Bắc tân văn, bao nhiêu số? Trên 7000 tiếp. Nhưng L'Avenir du Tonkin ra được bao nhiêu số? Tôi đã xác định được, nó ra được ít nhất 14.000 số. Tức là, cộng riêng ba tờ báo này lại, ta có chừng 30.000 số báo. Sẽ rất dễ so sánh với tờ Nhân dân, nếu muốn.
Nhưng một tờ báo còn nói lên nhiều điều hơn nữa - nếu thực sự sờ vào tận tay. Số báo L'Avenir du Tonkin trên đây cho thấy, ít nhất vào một số thời điểm, nó còn ra hai édition (ấn bản) trong một ngày (tức là một số báo có thể có hai édition), vì ở đây mới là "édition du soir" tức là ấn bản buổi chiều, còn "édition du matin" tức là ấn bản buổi sáng nữa - tôi sẽ sớm post hình ảnh édition du matin của ngày 6 tháng Tám năm 1909 ấy. (điều đó - tức là nhiều "édition" khó kiểm kê - làm cho hiểu biết cụ thể về các tờ báo càng khó đạt tới hơn nữa; dường như, cho đến giờ, người ta mới kiểm kê được hiện tượng tương tự với Phụ nữ tân văn, nhưng ở Trung Bắc tân văn cũng vậy - tôi sẽ còn trở lại)
Và, một tờ báo còn có nhiều ý nghĩa hơn bản thân nó: nó hoàn toàn có thể (và rất dễ dàng) nối vào câu chuyện sách. Một tờ báo có thể dùng nội dung (đã có sẵn) của mình để tạo ra sách (và như vậy, càng thấy rõ hơn rằng cuốn sách rất nhiều khi ra đời do vô ý, do sự tồn tại của báo, tức là vì tai nạn), nếu cần. "Cần" tức là thế nào? Là những thời điểm có sự kiện lớn. Ta từng biết đến tờ Tiếng dân và những bài tường thuật các phiên tòa hồi xử Việt Nam Quốc dân đảng (đã nói qua ởkia): người ta rất dễ dàng lấy nội dung tờ báo để tạo ra cuốn sách. Quãng tồn tại của L'Avenir du Tonkin khiến ta thấy rất dễ hiểu, sự kiện lớn mà nó có thể cover (với ý nghĩa lớn) là những gì liên quan đến Hoàng Hoa Thám.
Dưới đây là Le Dé-Tham (Đề Thám), được gọi là "L'homme du jour" - nghe giống khái niệm "plat du jour" tại các restaurant nhỉ:
(còn nữa)
Báo năm 1919
Nguyễn Văn Vĩnh
Hội Trí Tri
Đông Dương thuở ấy (3) Các cò mi
Đông Dương thuở ấy (2) Léopold Cadière
Đông Dương thuở ấy (1) BAVH
Đông Dương ấy, Đông Dương này
Dien Bien Fou
Ngày 19 tháng Chạp năm 1946
I relish, lead to I found exactly what I used to be having
ReplyDeletea look for. You have ended my 4 day long hunt! God Bless you man. Have
a great day. Bye
anh Dũng định viết sách hay khảo cứu nhỏ không ạ :D. Kiến thức của anh mà hệ thống hoá lại sẽ giúp rất nhiều sinh viên truyền thông, báo chí ham học nhưng đang lạc lối ở một chốn nhiễu nhương, tạm bợ về tri thức còn gọi là Học Viện NG đấy ạ
ReplyDelete- sinh viên thất học -
"hệ thống hóa lại"? nghĩa là thế nào? thế không phải "lạc lối" chính là do những cái "hệ thống hóa" đó à?
ReplyDeletehọc viện Ngoại giao Hà Nội luôn luôn là một trong những cái tương lai của BK cơ mà