Aug 9, 2019

Báo năm 1919

trong khi vẫn tiếp tục với khoảng cách 50 năm: xem ởkia, thì chúng ta cũng nên đẩy điểm mốc đi xa hơn: báo ra tại Tonkin, Indochine cách đây đúng 100 năm thì như thế nào? (đây cũng là cách để thông báo rằng loạt thuyết trình về Lịch sử báo chí Việt Nam đã thực sự imminent)

(nhân tiện, cũng tiếp tục Mai-nương Lệ-cốt cũng như loạt bài của Hồ Hữu Tường về Tạ Thu Thâu)

Vừa ởkia là Đông Dương tạp chí, thì bây giờ ta tập trung vào một tờ khác, tờ báo ởkia.

Schneider lừng danh nhưng ngày nay có thực sự được biết đến hay không? Ít nhất, nhờ bài báo năm 1919 dưới đây, ta biết chắc nhân vật ấy sinh ngày 1 tháng Mười hai năm 1851 - và được "báo quán" đánh giá là "một bậc rất khiêm nhún" (không những vậy lại còn kèm luôn hình ảnh):


Một bài thuộc mục "Hà-thành thời-đàm", tác giả là Bình Sơn:


"Nhà-máy thuốc-lá Yên-phụ Hanoi" và "Trường Canh-nông thực hành ở Tuyên-quang":


Một kỳ thuộc loạt bài "Vẻ hưng vượng của thành-phố Hanoi" của Phan Kế Bính, bên cạnh là mục "Âu-châu điện tín":


"Âu-châu điện tín" và hiểm họa "Nước Đức thôn tính":


Một bài đăng lại (từ Lục tỉnh tân văn) của Chương Dân tức Phan Khôi, "Bàn về những danh-hiệu các quan-chức bởi tiếng Tây dịch ra tiếng ta nên sửa lại thế nào" (đặc biệt nhấn mạnh vào chính từ "toàn quyền": quan toàn quyền có toàn quyền thật hay không?):


Một bài rất hấp dẫn của Nguyễn Văn Vĩnh: "Việc để chế Bắc hóa trong Nam-kỳ" ("để chế" tức là "tẩy chay"), bàn về chuyện có bài trừ các hiệu Khách hay không (Tòa kiểm duyệt can thiệp thấy rõ):


Bình luận về giá báo, cho thấy đầu óc kinh doanh không tầm thường, tất nhiên không có gì chung với hiện tượng ngày nay, hạng người tốt nghiệp Văn khoa trường đại học Tổng hợp mà lại cứ đi bàn kinh tế học:


Mục "Hài đàm" từng rất nổi tiếng trên báo chí một thời, nó có thể như thế nào:


"Một hội mới thành lập", ấy chính là "Khai trí tiến đức" (bài của Dương Bá Trạc):


"Một xứ thuộc-địa của Hoa-kỳ" và "Đại-tướng Foch tại Londres":


Nên đọc kỹ nội dung trong ảnh dưới đây: vô cùng hấp dẫn; đã có "Nguyễn Văn Vĩnh kính cáo", giờ lại có "Nguyễn Văn Vĩnh cám ơn riêng":


Một kỳ "Khảo cứu về sự thi ta" (tức là chế độ thi cử, thi Hương, thi Hội etc. thời điểm này đã bãi bỏ):


Quay trở lại với nhân vật François-Henri Schneider đã nói đến ngay ở trên (đây là người rất quan trọng trong câu chuyện lịch sử báo chí Việt Nam nhưng ngày nay rất ít được biết); cả một bức ảnh:






(còn nữa)




Nguyễn Văn Vĩnh:

Mai-nương Lệ-cốt (phần 3, cũng là phần cuối)
Mai-nương Lệ-cốt (phần 2)
Mai-nương Lệ-cốt (phần 1)
Nguyễn Văn Vĩnh kính cáo
Nguyễn Văn Tố về Nguyễn Văn Vĩnh
Nguyễn Văn Vĩnh-Mặc Đỗ-Bùi Giáng
Tiểu luận về Nguyễn Văn Vĩnh
Nguyễn Văn Vĩnh dịch Miếng da lừa
Ba chương Ba người ngự-lâm pháo-thủ
Trung Bắc
Nguyễn Văn Vĩnh trả lời phỏng vấn
Nguyễn Văn Vĩnh là ai
Sử ký Thanh Hoa




các điểm mốc thời gian:

chuỗi về năm 1969:

1969 (1) B. Traven
1969 (2) Ferdydurke
1969 (3) Witold Gombrowicz

1969 (4) Tuần cuối của tháng Bảy

1969 (5) Tuần đầu của tháng Tám



chuỗi về năm 1968:

1968 (8)
1968 (7): Tết
1968 (6): Mồng một Tết Mậu Thân là ngày 29 tháng Giêng dương lịch
1968 (5): báo là báo và nhà báo là nhà báo
1968 (4)
1968 (3): Tết trồng cây
1968 (2): Ngày 5 tháng Giêng
1968 (1)


các năm khác:

1979
1967
1961
1950
1949
1948
1947
1946
1934
1933
1913
1789 (I)


8 comments:

  1. First of all I want to say excellent blog! I had a quick question which I'd like to ask if you do not mind.
    I was curious to know how you center yourself and clear your head before writing.
    I have had trouble clearing my mind in getting my thoughts
    out. I truly do enjoy writing however it just seems
    like the first 10 to 15 minutes tend to be lost just trying to
    figure out how to begin. Any recommendations or hints?
    Many thanks!

    ReplyDelete
  2. Nhân vật chính trong truyện của Thomas Bernhard chạy vào tận đây comment.

    ReplyDelete
  3. Tuấn chàng trai đất Việt đấy hả

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thôi im đi thằng chó điên.

      Delete
  4. ơ, Môi Thâm nhà báo chuyên nặc danh và vu khống, đây chính là lúc có thể học được tí chút về lịch sử báo chí, cái phần không đê tiện như mấy thể loại Tuổi Trẻ ngày nay đấy, sao lại gào lên thế

    ReplyDelete
  5. Thi thoảng ghé thăm blog. Thắc mắc là sao bác chủ blog vẫn để mấy comment vô học trên ở blog của bác nhỉ.

    ReplyDelete
  6. thế thì đừng "thi thoảng ghé thăm" nữa, có gì đâu

    thêm nữa, tôi không bán rượu nên không phải là "bác chủ"

    ReplyDelete