May 7, 2017

Dien Bien Fou

Chơi chữ một tí í mà: "dien" trong tiếng Pháp là "fou", "fou" ["phu"] trong tiếng Việt là "điên". Hai sự điên ở hai bên, thế nên có sự cân bằng ở giữa, biểu hiện bằng "bien", nghĩa là "tốt", "tuyệt". Comme disaient souvent les colons aux indigènes: "bien, bien, très bien".

Người Việt Nam cách đây nhiều năm có một cảm nhận hết sức chính xác khi nghe thấy người Pháp nói chuyện với nhau: họ gọi đó là "xì xồ". Phải là một dân tộc đặc biệt có truyền thống về ngôn ngữ "tượng thanh" mới đi đến được một miêu tả chuẩn xác như vậy [bản thân từ "colon" đương nhiên vô cùng buồn cười trong mắt người Việt Nam; một quan toàn quyền thời ấy có họ là "Long", Maurice Long, nghĩa là "dài", các quan Nam triều gọi ngay ngài là "Rồng", còn bên ngoài triều đình đương nhiên ông sẽ là "lông", không thể khác]. Người ta kể là ở đoạn đầu khi người Pháp bắt đầu thực sự xuất hiện ở Hà Nội, không có chuyện người bản xứ được lai vãng đoạn phố Hàng Khay.

Điện Biên Phủ ngày càng cần được nhìn nhận (theo cách khác, tôi muốn nói), cũng như thời Đông Dương.

(dường như chính vào lúc người ta bắt đầu thấy không thể chỉ nhìn nhận câu chuyện can dự của người Pháp tại Đông Dương sau 1945 duy nhất thông qua Điện Biên Phủ, thì Điện Biên Phủ mới lại thực sự hiện lên như một vấn đề)

Ta sẽ tham khảo một chút, về những gì "dẫn tới Điện Biên Phủ", đoạn thời gian trước mùa xuân năm 1954, kết thúc vào ngày 7 tháng Năm:


Còn cuốn sách dưới đây là một sản phẩm của Quân đội Pháp:


Nó tập trung mạnh mẽ vào thời điểm 1947: rất thích hợp cho chủ đề mà tôi đã khởi động từ mấy tháng nay: Hà Nội từ 1947 đến 1954.

Có một bảng biên niên các sự kiện quan trọng (theo quan điểm của người Pháp) của năm 1947:





Một số bảng biểu cho thấy người Pháp đã tổ chức một số thứ ra sao, vào thời điểm ấy:









Điện Biên Phủ nghĩa là gì?

Điện Biên Phủ đồng nghĩa với lời hồi đáp lại một điều khác, sau một phần tư thế kỷ. Năm 1954 là tiếng vọng của năm 1930. Dẫu cho mọi thứ trông có thể quái dị đến đâu, những người Việt Nam Quốc dân đảng của những biến động cuối thập niên 20, đầu thập niên 30, chính là những người đã đòi hỏi phải có Điện Biên Phủ.

Thế hệ những người tròn hai mươi tuổi vào quãng 1925-1926 (ta nhắc lại: đó là thế hệ của những Nhượng Tống, Nhất Linh, Hoàng Đạo) có ý thức bị tác động khủng khiếp (người ta hay gọi đó là ảnh hưởng, nhưng theo tôi chuyện diễn ra ở một mức độ sâu hơn trong ý thức: mức độ của ấn tượng hoặc thậm chí còn sâu hơn nữa, sâu hơn rất nhiều: mặc cảm) bởi một người họ Phạm (Phạm Hồng Thái: xem Nhượng Tống viết về Phạm Hồng Thái ở kia) cùng một người họ Phan (Phan Chu Trinh): riêng đối với Phan Chu Trinh, ngày nay người ta lợi dụng quá nhiều cái tên này cho đủ mọi loại chiêu bài, nên rất khó nhìn nhận thực sự (theo tôi, Phan Chu Trinh, xét trên toàn cục, còn xa mới có tầm quan trọng lớn như Phan Khôi, nhưng thời điểm giữa thập niên 20, cái chết của Phan Chu Trinh là sự kiện rất lớn).

Đây là thế hệ đầu tiên ở một xứ thuộc địa (họ học trường Pháp-Việt, rất nhiều người "như tây du học", họ lại hay học Mỹ thuật Đông Dương, hệ chính thức hoặc hệ dự thính) biết khinh bỉ người Pháp.

Thế hệ ấy đã khinh bỉ người Pháp như thế nào? Họ chỉ trích người Pháp không thôi, đó là một, nhưng còn hơn thế nhiều, họ lờ tịt sự hiện diện của người Pháp đi. Ta không thấy những bộ óc xuất chúng nhất của thế hệ này có khi nào nhắc đến người Pháp, không bao giờ hết. Đây là thế hệ khiến cho sự hiện diện de facto của người Pháp tại Đông Dương trở thành một cái bóng mờ. Chỉ lòng khinh bỉ mới dẫn được đến hiện tượng đó. Muốn khinh bỉ, chỉ có một cách duy nhất: phải lên cao.

Lờ đi Việt Nam Quốc dân đảng cũng đồng nghĩa với không bao giờ có thể hiểu câu chuyện Việt Nam, ở độ sâu và ở chiều cao của nó. Một điều rất tương ứng: lờ Tự Lực văn đoàn đi cũng đồng nghĩa với không bao giờ có thể hiểu văn chương Việt Nam. Ấy thế nhưng, chuyện còn rắc rối hơn nữa: Việt Nam Quốc dân đảng và Tự Lực văn đoàn đâu có thể tách rời nhau được (xem thêm ở kia).

Người ta lờ Việt Nam Quốc dân đảng đi chủ yếu vì hèn nhát, điều này quá dễ thấy. Nhưng khi lờ Tự Lực văn đoàn đi, người ta còn hèn nhát hơn nhiều. (hệ lụy rất lớn của việc lờ Tự Lực văn đoàn đi là việc tạo lập một băng giá trị văn chương giả hiệu, hoàn toàn không thuộc vào câu chuyện đích thực của văn chương Việt Nam, chính vì cố quay đi khỏi Tự Lực văn đoàn, người ta đã nâng một loạt nhân vật lên: đặc biệt là Vũ Trọng Phụng; ngành nghiên cứu văn học tại Việt Nam không bao giờ làm được gì có ý nghĩa nếu cứ tiếp tục giữ mãi một thứ cần phải gọi là đạo đức giả như thế này)

Mở rộng perspective thêm nữa: câu chuyện chủ nghĩa thực dân và chế độ thuộc địa.

Mấy năm trở lại đây, thêm một thứ trở thành mốt trong nghiên cứu, kể cả và nhất là nghiên cứu văn học: post-colonialism. Có lẽ tôi sẽ phải viết một tiểu luận thật dài và chi tiết về các thứ mốt từng làm mưa làm gió trong giới nghiên cứu ở cái xứ này, mà trước hết chắc là lý thuyết về chơi (chẳng có cái gì là "lý thuyết trò chơi" hết).

Điều tôi thấy rất rõ là những người đi theo hướng này rất đạo đức giả khi họ gọi đây là "hậu thực dân". Thực dân và thuộc địa là hai mặt của một vấn đề, có thể coi như vậy (tuy không được chuẩn xác cho lắm), nhưng một người Việt Nam, với quá khứ thuộc địa sau lưng, mà tránh né gọi đúng tên thì không khác gì nhắm mắt trước mặc cảm mang trong mình. Như thế, tất nhiên, là hèn nhát.

Một điểm hèn nhát không kém nữa là họ luôn luôn gọi "nationalism" là "dân tộc chủ nghĩa". Đó không phải là dân tộc chủ nghĩa, đó là quốc gia chủ nghĩa. Gọi chệch đi tức là tuân theo các ảo tưởng do ngôn ngữ tạo ra, mà ngôn ngữ, mỗi từ, ngoài nghĩa, còn bao gồm nhiều thứ khác, trong đó có cái được gọi là ideology.

Trong quá trình tìm kiếm để nhìn vào câu chuyện Việt Nam, ở phương diện Đông Dương tôi vấp phải hàng núi và hàng núi sách vở. Cũng chính trong quá trình ấy, tôi nhận ra các nhân vật của Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) tính từ quãng cuối thập niên 80 thế kỷ 20 trở lại đây có trình độ tệ hại như thế nào (về một nhân vật rất nổi bật của trường phái ấy, xem ở kia).


Đây cũng là cách để thông báo một loạt mới, song song với "Hà Nội từ 1947 đến 1954", mà tôi đặt một cái tên chung hết sức nhã nhặn: "Đông Dương thuở ấy".

10 comments:

  1. một ideology khác sẽ ko tránh được. một thái độ nước đôi từng đã mất: năm 1971-72 môn chính trị phổ thông còn giảng "nationalism" là "chủ nghĩa quốc gia-dân tộc" (@ a Trường Chinh ưa các hyphens.) một cái mặc cảm đã lộn ngược thành nỗi kiêu ngạo hehe "Chỉ có cái chết mới chia lìa đôi lứa" và còn được bù đắp bằng rất nhiều tiền. tạm thế đã thấy phải rất nhã nhặn mới được.

    ReplyDelete
  2. Muốn khinh bỉ, chỉ có một cách duy nhất: phải lên cao.

    ReplyDelete
  3. hiểu theo tiếng việt là Điện Biên Phò cũng được bác nhỉ, hehe

    ReplyDelete
  4. đúng, đúng

    cái cụm "quốc gia-dân tộc" lâu lắm không thấy xuất hiện nữa nhỉ, cứ như là đã đi hết con đường sứ mệnh lịch sử hehe

    dân tộc và quốc gia thì cũng không mấy khác độc tài-chuyên chính í

    ReplyDelete
  5. thế thôi không có dân tộc quốc gia gì cả sất nữa nhỉ

    ReplyDelete
  6. Hi! I just wanted to ask if you ever have any problems with hackers?
    My last blog (wordpress) was hacked and I ended up losing months of hard work due to no
    data backup. Do you have any methods to prevent
    hackers?

    ReplyDelete
  7. You really make it seem so easy along with
    your presentation but I in finding this matter to be really something
    that I believe I'd by no means understand. It sort of feels too complex and very vast for me.
    I'm taking a look ahead to your next put up, I'll attempt to get
    the cling of it!

    ReplyDelete