Lần trước, đã là (trọn vẹn) một chương. Giờ, ta sẽ bắt đầu chuyển sang một chương khác.
(tiếp tục "Marcel Granet")
Đây là một "Chapitre VI" - vậy là đã có không ít chương, chẳng hạn như II, hoặc IV.
Chương VI: Truyền thống không mấy chắc chắn: James và nước Anh
Mona Ozouf
Chỉ vừa đặt chân lên đất Anh, nơi ông đến ở hẳn vào năm 1876, James đã khẳng định là mình cảm thấy đang được ở nhà. Hai năm sau, trong một bức thư gửi William, ông tuyên bố kể từ nay, xét trên nhiều phương diện, ông là một người London. Sự dễ dàng khó tin nổi với đó sự nhập tịch kia diễn ra có các rễ trong ngôn ngữ và trong lòng tin đinh ninh vào nhất thể của thế giới Anglo-Saxon: trong khi giữa Pháp và Anh James thấy một vực thẳm đào sâu xuống, thì ông không thấy có gì tương tự vậy giữa Mỹ và Anh: điều đó là mặc cho sự bất tương thích giữa hai thiên tài quốc gia, mà rất nhiều tiểu thuyết cùng truyện ngắn phát triển. Nhưng sự bất tương thích ấy nổi bật lên trên một sự thân thuộc ở mức sinh thành, sự thân thuộc của các câu chuyện, các hình ảnh và giấc mơ chui ra từ những cuốn sách.
Nước Anh là một tuyển tập các vi nhét tuổi thơ: trước hết có lâu đài, sáng chế lớn của Anh, manor tua tủa đầu hồi và tháp nhỏ, với những cửa sổ rào lưới, rồi thì lũ quạ Anh bay quanh và sự tượng hình không thể thiếu của một bóng ma, hoặc nhiều bóng ma, thứ chứng nhận cho những lô hàng của tình ái, của các vụ giết người và của những bí ẩn mà các địa điểm chứa đầy. Vượt quá lâu đài, là tới các dải sương mù cùng trảng đất màu tía, nếu đang ở Scotland. Và nếu người ta ở Sussex, thì những khu vườn rộng mênh mông, các arpent truyền nhiều đời rậm lục, với lũ hoẵng thả tự do của chúng. Còn có ngôi làng gạch đỏ hung nằm rậm rịt quanh một nhà thờ Normand và một tháp canh, vắt vẻo trên cao các phố lát đá tròn, với một bãi cỏ của khu cùng một nghĩa địa có những tấm bia loang lổ dưới các cây thông; những ngôi nhà thời Elizabeth, ẩn mình trong các vườn rau cổ xưa bao quanh là tường gạch nơi lê mọc theo giàn chín ửng: những ngôi nhà có các cửa sổ thấp, kính chia ô, cả trăm lần được vá víu lại nhưng chẳng vì thế mà bớt diễn tả sự cường tráng cốt yếu của nước Anh. Khắp xung quanh, dưới sự náo động của các đám mây, vùng nông thôn lởm chởm, với lừa, lũ ngỗng, bà già và thợ cày đúng theo mẫu gốc, tên ma cà bông của các cuốn tiểu thuyết, anh phục vụ trang trại huýt sáo. Còn có những Giáng sinh Anh quanh lò sưởi, bên dưới các vòng lá tầm gửi cuộn lại. Và quán rượu, với các ngăn nhỏ hẹp và cứng đơ của nó, hệt các khoang chuồng. Và những trấn thôn dã, nơi các demoiselle của Jane Austen đến mua găng tay đăng ten. Và những đô thị của học vấn, với các trường college đáng kính của chúng, những nhà tu của chúng và hiện diện lớn đầy sức đảm bảo về an ninh của các mặt tiền với những cửa sổ đặt phân cách của chúng: hai lữ khách trong A Passionate Pilgrim, phát hiện được vùng nông thôn đầy tính cách văn chương ấy, nơi cây sồi của Tennyson nói, được các nhân vật hay đi bộ của Smolett băng ngang, ăn mừng điều mà họ tìm thấy với những hình ảnh mà họ từng yêu quý trong một "quyển truyện cổ đã mất, đã được khóc thương và đã được tìm thấy lại." Và không gì diễn giải những tình cảm của James hay hơn so với chàng thanh niên Mỹ trong The Author of Beltraffio khi, đến thăm cottage của nhà văn người Anh mà anh ngưỡng mộ, ngôi nhà cùng khu vườn đối với anh dường không phải các bản gốc mà những bài thơ và tiểu thuyết sao chép, mà ngược lại là các bản sao chép từ văn chương: đó là, ông kết luận: "cách thức rất nhiều điều từng gây ấn tượng mạnh lên tôi vào quãng thời gian ấy tại Anh, như thể đó là các tái tạo của những gì trước hết tồn tại trong nghệ thuật và văn chương."
Rời nông thôn để tới London, vốn dĩ bị thiếu mất nhiều sự thu hút cùng vẻ duyên dáng hơn so với mọi đô thị châu Âu khác, tức là bước vào một thế giới cũng có tính cách tiểu thuyết ngang bằng, nhưng lần này có nét quyến rũ u tối, nơi khí hậu làm cho sự nghèo trở nên thấy rõ hơn là ở Pháp hay Ý: đô thị đen được dựng lên bởi một dòng giống hùng mạnh, chốn bảo quản lớn của các truyền thống Anh. Khi Isabel của Vẽ một phụ nữ lên kế hoạch đi London cùng cô bạn Henrietta, thêm một lần nữa đó lại là sự hiện thực hóa một giấc mơ văn chương và tuổi thơ: biết một thành phố mà quyền năng thống trị và sự to lớn từng lúc nào cũng gây cảm động cho cô, trú ngụ tại một nhà trọ theo kiểu Dickens, với những cái sân nơi xưa kia những cỗ xe ngựa tiến vào; đi thăm Tu viện [Westminster]; thăm thú thật chu đáo British Museum; run rẩy ở Tháp [London Tower]. Và thậm chí bước vào các ngôi nhà nhớp bẩn, tìm lại những hình mẫu sống về kinh hoàng cho thế giới của [họa sĩ] Hogarth, dỏng tai nghe "dòng lời lẽ cứng rắn và chán ngắt của nỗi khốn cùng", đi theo những phố bất khả xâm nhập dẫn xuôi về phía sông giữa các bức tường hắc ám; thấy trôi qua ở đó "đám diễu kiểu Dickens". Bởi Isabel, như James sẽ tâm sự, và là cho chính ông, tưởng niệm trên một ban thờ riêng sự thờ phụng Dickens.
Như vậy là có cả một sự chuẩn bị ngầm của tinh thần Mỹ cho những nét pittoresque thuộc văn hóa Anh, bắt rễ rất sâu trong các kỷ niệm của một tuổi thơ được nuôi dưỡng bằng các nhà văn cổ điển Anh. Nhưng mối xúc động thuộc cảm năng tinh xảo và vượt trội này được cân bằng bởi các khám phá khác, ít vui thú hơn đối với những bản năng Mỹ: thứ gây choáng hơn cả là cấu tạo đầy tính cách quý tộc của xã hội, sự vị lớn của Anh, vĩnh viễn hiện diện trong tâm trí người nước ngoài. Nhân vật chính buồn bã của A Passionate Pilgrim đã vượt Đại Tây Dương không chỉ để xúc động với phong cảnh mà còn nhằm đòi quyền của mình đối với một lãnh địa Anh, cái quyền bị phản đối bởi hệ thống trưởng thứ hung dữ, thứ đã buộc biết bao nhiêu đứa con sinh sau phải di cư sang Mỹ, và ở đây được hiện thân bởi sự tàn bạo với đó nhà quyền quý nông thôn Anh bảo vệ tài sản cùng những đặc quyền của mình: thành thử chàng thành niên đến tìm ở Anh vẻ đẹp của truyền thống và của quá khứ phải lĩnh thẳng vào mặt sự tàn nhẫn của thói snob xã hội. Người ta cảm thấy trong truyện ngắn này một James cũng hết sức nhạy cảm với sự bất công nhằm vào người thừa kế bị truất quyền: ở ông đó là dấu hiệu cho sự dị ứng trước đặc quyền và cho lòng trung thành sâu sắc với tinh thần dân chủ. Cũng như trong Lady Barbarina, cảm tình của ông, ngay cả khi ông gia giảm nó bằng sự vui tươi nhuốm mỉa mai, một cách bộc phát hướng đến Jackson Lemon, người đầy kiêu hãnh công nhận sự vắng mặt tại Mỹ, đất nước nơi chẳng thể tìm được các Lord, của đám thường nhân. Bởi "chính các Lord làm nên đám thường nhân và vice versa".
Là mảnh đất của các vi nhét tuyệt diệu, như vậy nước Anh cũng là mảnh đất của những con người bị chiều hư bởi sự dồn đống tài sản, thói snob di truyền, mà sự gắn chặt vào các hình thức được dùng làm tấm màn bảo vệ bất khả xâm nhập. Đối với James người Anh không bao giờ đánh mất đi tính cách đánh đố của mình. Và ông đặt nỗi hoang mang của mình vào miệng nhân vật Amerigo của ông, prince người Ý trong The Golden Bowl; vào buổi tối một bữa tiệc nông thôn, anh suy nghĩ về các dây liên hệ đã kết hợp những người khách lại với nhau trong vòng vài hôm, và kết luận là mình đã rơi vào "vực thẳm không đáy của đám người Anh trơn truội". Anh đã chia sẻ các thú vui của những người đó, đi săn, bắn súng, picnic, ăn tối. Anh không được soi sáng hơn về các ý nghĩ sâu sắc của họ, và sự chắc chắn duy nhất của anh là những hoàn cảnh sắc nét cùng những cảm xúc được biểu hiện một cách mạnh mẽ là những gì mà người Anh kinh tởm. "Tránh chúng trong tất tật các địa hạt đã tạo dựng thiên tài quốc gia của họ và thành công quốc gia của họ." Nỗi ghê tởm mà họ gọi tên, với chút dễ dãi, là ý thức thỏa hiệp của họ.
Cảm giác đó về một nước Anh chất quá nhiều bí ẩn, những sự kỳ quặc và định kiến dẫn James, trong Notebooks, ba năm sau khi đã nói ra ấn tượng mạnh mà các tập quán Anh gây cho ông, đến chỗ thấy ở Anh một đất nước bị ngáng trở "bởi một trọng lượng lớn những điều thừa thãi, đống lổn nhổn cùng mớ rác quét dồn lại của các thế kỷ mà nó kéo lê ở đằng sau, vấy bẩn sương mù và khói". Và có khả năng chính cảm giác về tính hai mặt này là thứ giải thích cho một text rất kỳ lạ của James, được viết vào một trong những hoàn cảnh đau đớn hơn cả của cuộc đời ông, khi Minny Temple yêu quý của ông, người tự tạo cho mình niềm vui với một chuyến đi sang Anh trong tương lai, chết. James cảm thấy gần như một cảm giác nhẹ nhõm khi nghĩ rằng giấc mơ ấy lẽ ra đã có thể được hiện thực hóa, và rằng bông hoa bộc phát nhường ấy, tự nhiên nhường ấy của Tân Thế giới lẽ ra đã có thể bị chiều hư bởi nước Anh nhiều đánh đố và nhân tạo mà cô gái trong trắng đã tưởng tượng mình có thể yêu.
Các tình cảm khó hiểu, niềm kinh ngạc không thể vét cạn mà nước Anh và người Anh gây ra đánh mất đi toàn bộ sự mù mờ lúc người ta tiếp cận những bờ của nghệ thuật. Ngay khi họ xâm nhập, hoặc tìm cách xâm nhập, cái vùng được nhận đặc quyền hết sức quý giá với trái tim của James này, những người Anh liền trở thành đối tượng cho các chân dung-chế nhạo hung dữ. Họ làm nên vinh dự cho những chuồng chó của họ, chứ không phải cho những thư viện của họ. Những người vợ của họ thiếu mất, ở mức thảm thiết, sự duyên dáng về trí năng cùng sự bộc phát về luân lý vốn dĩ là những gì làm nên nét quyến rũ cho các thiếu nữ Mỹ. Họ tỏa ra nỗi buồn chán, như Lady Barbarina: ở cô, "một trí năng gây ấn tượng mạnh không đi vào hình thức hài hòa của hỗn hợp Anh", James nói, đầy chế giễu cay độc. Trước những bức tranh và những bức tượng của Salon parisien, bộ lạc Dormer trong The Tragic Muse, cuốn tiểu thuyết được cung hiến cho sự không hiểu nghệ thuật của người dân đảo, trưng bày một sự đờ đẫn nghệch ra và lắm hoang mang, "dáng vẻ của năng lực đầy cần cù mà lữ khách Anh khoác lên mình, như thể người đó tự chuẩn bị để đương đầu với tất tật những mối nguy ở lĩnh vực thể chất hoặc tinh thần". Đúng ra thì những mối nguy nào? Những mối nguy mà sự trộn lộn đầy khả nghi của cảm năng và luân lý giúp tiên đoán: mối ngờ vực rất hài, nhưng nó có thể xoay sang thành bi, như trong The Author of Beltraffio, nơi một bà mẹ để mặc cho chết đứa con trai nhỏ tuyệt vời của mình trong nỗi hởi lòng khủng khiếp và u tối rằng bằng cách đó nó sẽ không thể đọc tác phẩm đáng ngờ của nhà văn bố nó, nơi bà thấy một mối đe dọa về sự băng hoại. Năm 1872, James đã tán thành Taine khi Taine bình luận, trong Les Notes sur l'Angleterre, sự thờ ơ với các ý, nỗi kinh tởm sự khái quát hóa - cái mà Lord Lambeth của An International Episode minh họa - những thứ, trong mắt ông, là các đặc trưng của tinh thần Anh. Trong khi phân tích, cùng năm ấy, L'Histoire de la littérature anglaise, vẫn của Taine, James quay trở lại với tính cách thô lậu, thậm chí tàn bạo, của người Anh và kết luận rằng nơi dòng giống sinh ra từ sương mù miền Bắc ấy, chất đống hơn bất kỳ dòng giống nào khác các quy ước, quy tắc cùng chuẩn mực, sự man rợ nguyên ủy và sự vô cảm về cảm năng sớm xuất hiện trở lại dưới những hình thức xã hội.
Trong Notes of a Son and Brother, James đã kể một giai thoại từng ghi dấu lên tuổi thơ ông. Câu chuyện có vẻ rất tầm thường. Bố mẹ của James khi đó vừa "cháy bùng lên" - cụm từ này không hề quá mạnh - với Adam Bede, cuốn tiểu thuyết của George Eliot. Họ cho một gia đình người Anh mượn quyển sách của mình, những người kia trả nó lại cho họ kèm lời bình luận gây chưng hửng rằng các thợ dựng nhà ở làng cùng những người Giám lý chẳng thể nào khơi dậy ở độc giả bất kỳ mối quan tâm nào. Trong mắt James, sự không hiểu này có ý nghĩa lớn, và thêm nữa lại nhân đôi. Nó có vẻ bê bối do "sự thuần khiết của không khí dân chủ mà chúng tôi từng hít thở trong vòng tròn gia đình nhỏ của chúng tôi". Và thế nhưng, nó hé lộ sự ép buộc to lớn thực thi lên người Anh bởi bổn phận dựa vào một ngọn núi những quy ước và định kiến và vào một trật tự xã hội phức tạp đến nỗi cần phải làm sao để cuộc sống hấp dẫn hơn và đa dạng hơn.
Như vậy, chất liệu phong phú mà một xã hội tôn ti, không đồng chất và phức tạp cung cấp cho tiểu thuyết gia là nền cho sự gắn chặt của James vào cuộc sống Anh, và đặc biệt London, về nó ông sẽ nói, sau khi đã viết xong The Princess Casamassima [đây rồi], rằng đó chính là nơi mang tới cho cuộc đời biểu nghĩa cao nhất của nó. London dâng tặng một trường không giới hạn cho dục vọng quan sát, một khối đông đặc các tồn tại hoàn chỉnh hơn mọi chỗ nào khác, một sự tổng hợp của thế giới. Và chính vì thế bản danh sách gây nhiều ấn tượng của những phiền nhược hẳn biến London trở nên không thể chịu nổi - bẩn nhớp, ẩm ướt, các chiều phi nhân tính, xã hội bầm máu - chịu thua trước sự dồi dào đầy tính cách tiểu thuyết phi thường của nó. Trong nghĩa ấy, nước Anh là một hình ảnh lộn ngược của nước Mỹ trần trụi và trống rỗng. Sau Hawthorne [tiểu luận về Howthorne - James viết không chỉ một text về Hawthorne], trong đó Jamé đặt ra giả thuyết rằng tiểu thuyết gia đã quay về phía các kỷ niệm Thanh giáo của New England do thiếu một chất liệu xã hội đủ, người bạn Howells của ông đã phản đối. Dẫu thiếu đi mất lịch sử, nước Mỹ vẫn có "toàn bộ những gì còn lại của cuộc sống con người cùng một cấu trúc xã hội bày ra cho tiểu thuyết những khả thể mới và mạnh". James tự vệ trước Howells, nhấn mạnh rằng ông đã muốn nói tới "các cung cách, các thói quen, các tập quán, các sử dụng, các hình thức", tới tất tật "những điều đã chín muồi và được lập dựng" không thể thiếu đối với tiểu thuyết gia. Mỗi lần nào James nhắc đến "các hình thức", chính nước Anh là điều ông có ở trong óc, và ý theo đó cái đã biến đổi một cách sâu sắc xã hội Mỹ trong tương quan với mảnh đất nguồn cội, ấy là sự năng động dân chủ.
Thành thử, chống lại sự năng động kia mà ông e ngại sự trôi dạt, nước Anh hẳn là thành lũy vững chắc nhất: đấy là do phong cảnh lớn nhiều trầm tích của nó, sự hợp chuẩn theo kiểu đảo không thể khuấy động của nó, sự miễn nhiễm trước những tấm gương cùng các ý phát xuất từ nước ngoài của nó, và thậm chí do sự hài hước của nó, bởi theo James, năng lực bản địa ấy luôn luôn được hướng về phía bên ngoài, chứ chẳng bao giờ quay ngược vào chính nó. Cái thế giới đầy ngập các luật ngầm cùng những quy tắc bất thành văn đó, nơi án lệ thì mạnh hơn các nguyên tắc, những con người bị nốt vào trong một thứ coóc-xê của các tập tục kia theo lý thuyết hẳn phải được giữ thoát khỏi sự mất chất, hoặc sự lật đổ có tính cách dân chủ. Tuy nhiên, trong những tiểu thuyết của đoạn 1885-1895, được dành cho khung cảnh Anh, James đã không ngừng gặt lấy các dấu hiệu cho sự suy đồi của xã hội vẻ bề ngoài hết sức cứng đó, sự đi xuống về mặt luân lý của một giới quý tộc đã thôi tự coi mình là quan trọng, sự tàn bạo tăng vọt của các cung cách, sự xâm chiếm bi thảm của những điều thô lậu, những khoái lạc chung. Và dàn dựng cảnh thất bại của những người nắm giữ truyền thống, những người lảo đảo bên bờ một vực sâu chưa từng có từ trước.
"London, trái tim của than, bông hoa thuốc phiện bằng gạch hồng, nơi người ta ngái ngủ mà bước đi": những câu thơ của Cocteau dường được viết ra cho London của Princess Casamassima, mà các nhân vật chính nện gót giày trên những phố đen, trong các cuộc dạo chơi mộng du bất tận, chìm khẳm trong đêm và sương. Thành phố mù mờ: mọi thứ trộn lộn vào nhau và rối ren với nhau tại London, nơi vật vờ một tấm voan của sự ẩm ướt bốc lên từ dòng sông, làm mờ đi mớ hỗn độn u tối các ke sông Thames, những vòm cầu cùng cần cẩu, nơi nước đục đập bì bõm vào các trụ cầu.
💐🥰
ReplyDeletetiếp tục
ReplyDeleteXem taboo thì thấy rất giống
ReplyDelete