Giờ, đã nói đến hai người rất khó "chạm" vào rồi, Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Bình Phương, còn cần một nhân vật thứ ba nữa ở giữa hai người ấy. Người này đương nhiên phải là Nguyễn Huy Thiệp, cũng là một đối tượng tôi chưa bao giờ tìm được gì để phân tích, chưa tìm được một lối vào khả dĩ, nhưng đã lờ mờ nhận ra, với sự giúp đỡ của Nabokov, như tôi từng đặt gạch :p
Để nhìn nhận văn chương Nguyễn Huy Thiệp, tôi đề xuất một cách thức như sau: đặt ra một bộ ba nữa để cùng phân tích. Bộ ba này là Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Quang Lập.
Với người biết lịch sử văn chương Việt Nam giai đoạn gần đây, bộ ba này là hữu lý.
Nhưng với người hiểu lịch sử văn chương Việt Nam giai đoạn gần đây, bộ ba này lại rất phi lý.
Năm xưa, tôi cùng mấy người cầm một trang web văn nghệ, nhận được bản thảo một trong những tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi quyết định đăng và tôi được giao trách nhiệm viết lời giới thiệu. Loạt tiểu thuyết ấy, ai cũng đã biết là như thế nào rồi. Tôi đã viết đại ý Nguyễn Huy Thiệp bước chân vào văn chương lớn một cách khó nhọc bao nhiêu thì rút chân khỏi ấy dễ dàng bấy nhiêu. Người có quyền quyết định cuối cùng của trang web ấy rốt cuộc đã thay lời giới thiệu của tôi, bằng một lời ngắn gọn hơn nhiều, đơn giản giới thiệu đây là tác phẩm mới nhất của Nguyễn Huy Thiệp, mặc dù không có gì phản đối ý kiến của tôi.
Nhiều năm đã qua, tôi đã hiểu mình nhìn nhận như thế là đúng, nhưng cũng chẳng đúng. Nguyễn Huy Thiệp phức tạp hơn thế rất nhiều. Nguyễn Huy Thiệp không còn bóng dáng của một thời huy hoàng xưa kia là cả một sự kiện lớn của văn chương Việt Nam. Vấn đề là tại sao Nguyễn Huy Thiệp chấp nhận như vậy, vấn đề là ở chỗ ấy. Không giải thích được thì coi như mới chỉ là nhìn mọi thứ trên bề mặt.
Nhà văn có thể thôi viết luôn, lựa chọn ấy là của Bảo Ninh. Lựa chọn ấy có thể gây khó chịu, hồ nghi, nhưng trong tâm thức chung là hiểu được, cho dù người ta có thể giải thích loạn xạ theo đủ mọi hướng, như là "hết vốn", "sợ" hay thậm chí "hèn nhát". Lựa chọn ngừng viết có ở vô số nhà văn trên thế giới, là đề tài cho cả một cuốn tiểu thuyết của Enrique Vilas-Matas (đây và đây).
Nhưng lựa chọn kiểu Nguyễn Huy Thiệp lại rất khó hiểu.
Cho đến khi biết nhiều hơn về Nabokov tôi mới bắt đầu lờ mờ hiểu ra. Không ở đâu khác, ngạo khí và nộ khí nhà văn thể hiện rõ hơn như ở Nabokov. Nabokov là hiện thân sống động của sự khinh bỉ.
Với Nabokov, Conrad là cửa hiệu đồ lưu niệm, Hemingway có dăm ba thứ lẻ tẻ tí chút ý vị nhưng cũng chỉ đến thế, và Dostoevsky là cả một đối tượng để Nabokov không chỉ châm chích mà còn đến mức sỉ nhục. Danh sách ấy là vô tận.
Jan 31, 2013
Jan 29, 2013
Phạm Duy Khiêm
Ông anh trai của nhạc sĩ Phạm Duy (mới qua đời) là một con người thật nổi bật. Phạm Duy mới qua đời được vài hôm nên nếu không rành lịch sử lắm, khó có thể tưởng tượng nổi là anh ruột của Phạm Duy từng viết sách cùng Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, cuốn Việt Nam văn phạm, có thể coi là cuốn sách văn phạm (ngữ pháp) đầu tiên của Việt Nam theo lối mới (tuy rằng đóng góp cụ thể của mỗi người thì sau này hình như không ai rõ, thậm chí sau này cuốn sách thỉnh thoảng chỉ mang tên Trần Trọng Kim, không hiểu thật vì thế hay người sau này tưởng là Bùi Kỷ và Phạm Duy Khiêm không có vai trò gì). Phạm Duy Khiêm tự sát ở Pháp năm 1974, từng có thời ông làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp.
Jan 27, 2013
Nguyễn Bình Phương
Vũ Trọng Phụng, như tôi nói hôm trước, đúng là một ca cực kỳ khó, vì không biết phải "chạm" vào như thế nào, không phải vì đã có quá nhiều người thử sức (reference lớn nhất và thuộc hàng sớm sủa có lẽ là Văn Tâm - sau cuốn về Vũ Trọng Phụng và cuốn về Tản Đà, Văn Tâm đã bị loại khỏi đời sống nghiên cứu chính thức một cách oan uổng, coi như Việt Nam mất đi một nhà phê bình văn học rất lớn, vì sau này, lúc Văn Tâm đã được viết lại bình thường, những Góp lời thiên cổ sự hay Vườn khuya một mình chỉ là cái bóng mờ của một tài năng lớn đã hiển hiện trước đó hàng chục năm, cái thời Văn Tâm còn là một người trẻ tuổi, kề cận với những bậc đàn anh danh tiếng và sát cánh với một thế hệ mới vô cùng rực rỡ, sau này bị "đì" cả loạt, như Cao Xuân Hạo), mà là vì luôn luôn có cảm giác Vũ Trọng Phụng thoát được mọi cách thức nhìn nhận, mọi nỗ lực theo mọi hướng, vẫn có một cái gì đó rất quan trọng không ai sờ tới được.
Nhưng Nguyễn Bình Phương thì sao?
Nhưng Nguyễn Bình Phương thì sao?
Jan 25, 2013
mặt thì khôn tâm hồn thì chó dại
Ba quyển tiểu thuyết đáng chú ý nhất năm vừa rồi ở Pháp, đều xuất chúng đặc biệt, là Le Sermon sur la chute de Rome của Jérôme Ferrari, Lame de fond của Linda Lê và Peste et Choléra (Hạch và Tả)
Jan 23, 2013
Sách (LXI) Một thời
"một thời" hay được sử dụng trong các mệnh đề rất to tát như "một thời đạn bom một thời hòa bình" hay "một thời để sống, một thời để chết"
trong thời chiến tranh, tâm trạng con người như thế nào?
trong thời chiến tranh, tâm trạng con người như thế nào?
Jan 20, 2013
Sách tháng Giêng 2013
Hồi năm ngoái, mấy danh sách tôi liệt kê những cuốn sách mà tôi cho là đáng quan tâm (tháng Năm, tháng Bảy, tháng Chín) cho một tờ tạp chí, có rất nhiều người xem. Điều ấy cho thấy rõ rằng báo chí Việt Nam mãi vẫn không làm được một việc tưởng chừng nhỏ nhặt như vậy, kể cả những tờ được tiếng là lớn nhất.
Jan 18, 2013
Lựa chọn
lạ thật, nhiều lúc mình định khắm, thì lại thành ra thắm, nhiều lúc định thắm, thì lại thành ra khắm, kết luận tạm thời: đời thật là dơ dáy :p
Tôi từng nghe một người rất đáng nể về đầu óc nói rất chí lý
rằng: “Phàm đã là người có đầu óc, kiểu gì cũng sẽ đi làm khoa học hoặc nghệ
thuật”.
Rất chí lý ở chỗ:
Jan 17, 2013
Georges Bataille
Georges Bataille, văn chương và cái ác.
Bộ ba huyền thoại của một thời gồm Georges Bataille, Michel Leiris và Roger Caillois. Ba người đều có vẻ thích được gọi là "nhà xã hội học". Ấy là cái thời có cảm tưởng văn chương rộng lớn hơn bây giờ rất rất nhiều.
Với dân phê bình, Georges Bataille còn là một ông tổ, vì đã lập ra tờ tạp chí Critique.
Bác 5xu bảo đọc Bataille thì hiểu điện ảnh phương Tây hơn hẳn, phải không í nhờ.
Bộ ba huyền thoại của một thời gồm Georges Bataille, Michel Leiris và Roger Caillois. Ba người đều có vẻ thích được gọi là "nhà xã hội học". Ấy là cái thời có cảm tưởng văn chương rộng lớn hơn bây giờ rất rất nhiều.
Với dân phê bình, Georges Bataille còn là một ông tổ, vì đã lập ra tờ tạp chí Critique.
Bác 5xu bảo đọc Bataille thì hiểu điện ảnh phương Tây hơn hẳn, phải không í nhờ.
Jan 16, 2013
Sách (LX) Đỏ Ác
Cuốn Đỏ của Nguyễn Dương Quỳnh đã ra:
Đỏ gồm hai tiểu thuyết ngắn, Đỏ và Nước Xốt Cà Chua, trong đó Đỏ là một câu chuyện đặc biệt tinh tế, một tác phẩm rất buồn mặc dù không hề cố để buồn bã, về sự "đau lòng" trong cuộc đời, còn Nước Xốt Cà Chua có nhịp điệu vui vẻ và gấp gáp hơn nhiều, nhưng cũng đầy vị buồn. Với tôi, đây là "debut" đáng quan tâm nhất trong nhiều năm trở lại đây, một tác phẩm mang một điều rất lạ là nó đầy đủ trong sự thiếu hụt, một cảm giác chênh vênh rất nhẹ trong sự bình thản đặc biệt khó hình dung ở một tác giả sinh năm 1990.
Trong thoáng chốc, chợt tôi có cảm giác mình giống như là Jérôme Lindon :p
Đỏ gồm hai tiểu thuyết ngắn, Đỏ và Nước Xốt Cà Chua, trong đó Đỏ là một câu chuyện đặc biệt tinh tế, một tác phẩm rất buồn mặc dù không hề cố để buồn bã, về sự "đau lòng" trong cuộc đời, còn Nước Xốt Cà Chua có nhịp điệu vui vẻ và gấp gáp hơn nhiều, nhưng cũng đầy vị buồn. Với tôi, đây là "debut" đáng quan tâm nhất trong nhiều năm trở lại đây, một tác phẩm mang một điều rất lạ là nó đầy đủ trong sự thiếu hụt, một cảm giác chênh vênh rất nhẹ trong sự bình thản đặc biệt khó hình dung ở một tác giả sinh năm 1990.
Trong thoáng chốc, chợt tôi có cảm giác mình giống như là Jérôme Lindon :p
Jan 14, 2013
Vũ Trọng Phụng
Troll các bác nhiều quá rồi, mệt ghê :p giờ không troll nữa
mà chuyển sang những cái vấn đề có tầm nghiêm túc và thời đại nhé.
Vũ Trọng Phụng: thật ra thì có thể “sờ” vào Vũ Trọng Phụng
như thế nào, thật ra thì bao nhiêu điều, cả núi bài viết, cuốn sách về Vũ Trọng
Phụng đã thực sự chạm được vào ông ấy chưa? Khó nói lắm. Nguyễn Huy Thiệp từng
có một cách nhìn, cách diễn giải vô cùng độc đáo về Vũ Trọng Phụng, trong một
cái truyện ngắn, mà tôi đã quên mất tên, có phải “Thương cả cho đời bạc” không
nhỉ?
Jan 8, 2013
Real World và Nocturnes
Nếu liều lĩnh hoặc cú mèo mà nghĩ mình là kẻ có hơi chút bệnh, chút biến
thái, chút ẹo ọ nào đó, tốt nhất bạn thử đọc một cái truyện Nhật, nhiều phần là
được một chút bạn sẽ thấy nghi ngờ bản thân, và đến khi kết thúc thì buột miệng
chửi: bố sư khỉ, hóa ra bệnh nó là thế. May nhá, may mà còn có người Nhật để ta
hiểu đời mình thật ra là rất tươi sáng :p
Jan 7, 2013
Jan 4, 2013
ý nghĩa của đối thủ
nếu có viết chưởng, chưởng của tôi sẽ rất bựa và sẽ có xen như thế này: hai cao thủ đấu với nhau đến hồi kịch liệt, nhìn từ bên ngoài thì như hai thằng dở hơi ngồi đờ đẫn nhìn nhau nhưng thật ra đã tới lúc nhúc nhích một li một tấc là có kẻ toi mạng, con ruồi nào lỡ bay qua là trúng huyệt bách hội lăn quay thở dốc liền, trên đầu mỗi đồng chí có một mảnh khói bốc lên lờ mờ; và như mọi cuộc oánh nhau, bu lại xung quanh là rất đông cao thủ hạng bốn hạng năm của thiên hạ, chúng chỉ trỏ xì xào, lại còn phân tích tích phân loạn cào cào, vừa nãy là chiêu Ngũ Hành xào tỏi, bây giờ thì đang đấu Nguyên Khí sắn luộc vân vân và vân vân; hai cao thủ trong vòng đấu bực mình lắm vì bọn chúng cứ lao xao điếc cả tai và điếc thêm một thứ nữa, đến hồi không chịu nổi nữa, một người móc luôn cứt mũi búng một đàn chỉ thần thông, một chú ở vòng ngoài bỗng ngã lăn, miệng ú ớ, từ đó bị phế bỏ võ công vĩnh viễn, suốt đời mắc chứng viêm phế quản
chưởng của Kim Dung những bộ lớn có rất nhiều điều đáng ngưỡng mộ, nhưng một ấn tượng rất lớn mà Kim Dung để lại trong tôi là Tuyết Sơn Phi Hồ, đặc biệt là đoạn Kim Diện Phật Miêu Nhân Phượng đấu với Liêu Đông đại hiệp Hồ Nhất Đao
trong Tuyết Sơn Phi Hồ này, Kim Dung đẩy lên đến mức trác tuyệt quan niệm về đối thủ trong giang hồ
giang hồ lồng lộng (bờ sông trắng hoa dương/chia ly buồn đứt ruột/giậm chân hát mà từ biệt... vạt áo xanh giang hồ) sở dĩ kỳ thú là bởi có những cặp đối thủ; đối thủ tầm thường thì mong giết được nhau, mong thắng được một chiêu, tiên thủ vi cường, dĩ bẩn trị địch, mong nhanh hơn nó một sát na để xử lý xong nó rồi đi lên đỉnh đồi đứng nhìn về xa xăm, áo choàng thẫm máu tung bay trong gió mùa hoang lạnh
cao thủ thượng thặng không có cái tâm lý ấy; những gì tinh túy nhất của chưởng không dính đến chết chóc (phim action của Hollywood ta luôn luôn thấy có mùi rẻ tiền là vì nhiều máu quá), Morris cũng phải quyết định để anh lonesome cowboy không bao giờ bắn chết người nữa thì Lucky Luke mới có cơ bước vào thế giới của sự vĩ đại và bất tử
cao thủ như Miêu Nhân Phượng và Hồ Nhất Đao coi cái sự gặp được nhau là một hạnh ngộ bất tuyệt trong đời, đấu mãi với nhau thì nảy sinh lòng mến phục và trân trọng; tìm được đối thủ xứng tầm cũng thú ngang với tìm được một tuyệt sắc giai nhân không sợ bị gọt đầu bôi vôi mà đi theo mình kẻ lông mày cho mình, ngang tìm được một tri kỷ đối ẩm luận đời quên ngày tháng
quý trọng đối thủ, Miêu Nhân Phượng coi cái chết của Hồ Nhất Đao là nỗi bất hạnh lớn lao của đời mình; vào giây phút ấy, Miêu Nhân Phượng hiểu rằng sẽ chẳng bao giờ mình còn tìm được một ai như Hồ Nhất Đao nữa; đối thủ ở một mức nào đó là duy nhất, không thể thay thế, như người bạn thân
ý nghĩa của đối thủ là khiến cho ta thấy đời đáng sống, ngày ngày ta được đối thủ nâng lên một tầm mức mới vì đối thủ bắt ta lúc nào cũng phải suy nghĩ để phá một chiêu, khiến ta nghi hoặc, khiến ta hậm hực, khiến ta ngưỡng mộ trước tài năng xuất chúng, trước khí độ hiên ngang, trước tấc lòng trượng phu, trước những quái đản bất ngờ
và rất bực khi đối thủ của mình bị mấy bọn cao thủ Tây Vực mặt giặc đến quấy nhiễu, để đối thủ không thể tập trung vào cuộc đấu với ta; trong cuộc đấu giữa Hồ Nhất Đao và Miêu Nhân Phượng, có một đêm Miêu Nhân Phượng đã bỏ đi, sáng ra phi ngựa về vứt dưới chân Hồ Nhất Đao một cái đầu người, là một kẻ thù của Hồ Nhất Đao, làm vậy là để Hồ Nhất Đao đỡ phải bận tâm với những thứ vớ vẩn
những điều như thế là quý giá
chưởng của Kim Dung những bộ lớn có rất nhiều điều đáng ngưỡng mộ, nhưng một ấn tượng rất lớn mà Kim Dung để lại trong tôi là Tuyết Sơn Phi Hồ, đặc biệt là đoạn Kim Diện Phật Miêu Nhân Phượng đấu với Liêu Đông đại hiệp Hồ Nhất Đao
trong Tuyết Sơn Phi Hồ này, Kim Dung đẩy lên đến mức trác tuyệt quan niệm về đối thủ trong giang hồ
giang hồ lồng lộng (bờ sông trắng hoa dương/chia ly buồn đứt ruột/giậm chân hát mà từ biệt... vạt áo xanh giang hồ) sở dĩ kỳ thú là bởi có những cặp đối thủ; đối thủ tầm thường thì mong giết được nhau, mong thắng được một chiêu, tiên thủ vi cường, dĩ bẩn trị địch, mong nhanh hơn nó một sát na để xử lý xong nó rồi đi lên đỉnh đồi đứng nhìn về xa xăm, áo choàng thẫm máu tung bay trong gió mùa hoang lạnh
cao thủ thượng thặng không có cái tâm lý ấy; những gì tinh túy nhất của chưởng không dính đến chết chóc (phim action của Hollywood ta luôn luôn thấy có mùi rẻ tiền là vì nhiều máu quá), Morris cũng phải quyết định để anh lonesome cowboy không bao giờ bắn chết người nữa thì Lucky Luke mới có cơ bước vào thế giới của sự vĩ đại và bất tử
cao thủ như Miêu Nhân Phượng và Hồ Nhất Đao coi cái sự gặp được nhau là một hạnh ngộ bất tuyệt trong đời, đấu mãi với nhau thì nảy sinh lòng mến phục và trân trọng; tìm được đối thủ xứng tầm cũng thú ngang với tìm được một tuyệt sắc giai nhân không sợ bị gọt đầu bôi vôi mà đi theo mình kẻ lông mày cho mình, ngang tìm được một tri kỷ đối ẩm luận đời quên ngày tháng
quý trọng đối thủ, Miêu Nhân Phượng coi cái chết của Hồ Nhất Đao là nỗi bất hạnh lớn lao của đời mình; vào giây phút ấy, Miêu Nhân Phượng hiểu rằng sẽ chẳng bao giờ mình còn tìm được một ai như Hồ Nhất Đao nữa; đối thủ ở một mức nào đó là duy nhất, không thể thay thế, như người bạn thân
ý nghĩa của đối thủ là khiến cho ta thấy đời đáng sống, ngày ngày ta được đối thủ nâng lên một tầm mức mới vì đối thủ bắt ta lúc nào cũng phải suy nghĩ để phá một chiêu, khiến ta nghi hoặc, khiến ta hậm hực, khiến ta ngưỡng mộ trước tài năng xuất chúng, trước khí độ hiên ngang, trước tấc lòng trượng phu, trước những quái đản bất ngờ
và rất bực khi đối thủ của mình bị mấy bọn cao thủ Tây Vực mặt giặc đến quấy nhiễu, để đối thủ không thể tập trung vào cuộc đấu với ta; trong cuộc đấu giữa Hồ Nhất Đao và Miêu Nhân Phượng, có một đêm Miêu Nhân Phượng đã bỏ đi, sáng ra phi ngựa về vứt dưới chân Hồ Nhất Đao một cái đầu người, là một kẻ thù của Hồ Nhất Đao, làm vậy là để Hồ Nhất Đao đỡ phải bận tâm với những thứ vớ vẩn
những điều như thế là quý giá
(viết riêng tặng Mr Tin Văn)
Jan 1, 2013
tại sao điện ảnh Việt Nam không thể phát triển? :p
đầu năm mới, xin tỏ tình thân ái với các bạn điện ảnh :p bằng cách lý giải hộ các bạn tại sao điện ảnh Việt Nam tuyệt đối không thể phát triển :p
lẽ dĩ nhiên là có nhiều nguyên nhân, trăm bạn trong giới điện ảnh ai ai cũng có thể liệt kê ra những điều trọng yếu nghe phát là phải gật gù liền vì thấy quá chí lý
nhưng thật ra còn có nguyên nhân này nữa: tôi đã gặp hơi bị nhiều đạo diễn danh giá của Việt Nam, ăn nhậu hỉ hả khề khà chém gió, nằm gác chân lên nhau mà luận sự đời, thế mà cấm có bạn nào mời tôi đóng phim, lý do chính là chỗ đó ấy, chẳng hạn đóng cái vai nào đểu đểu í :pp hỏi sao điện ảnh nước nhà cứ lôi thôi mãi
(ảnh minh họa rất ít liên quan đến nội dung, tuy nhiên lại minh họa rực rỡ cho rumor râm ran trong quần chúng bấy lâu nay: chủ đề official của YXINEFF 2012 là "Invidual", nhưng thật ra nó là: Gay :p
bonus bài hát của Nirvana, tên là All Apologies, trong đó có một câu rất hiểm: "What else should I say? Everyone is gay" hehe)