Họ quá nghịch ngợm và ngỗ nghịch, họ viết quá nhiều và luôn
luôn tạo cảm giác thật dễ dàng, thậm chí dễ dãi trong viết văn, họ lại lặn ngụp
quá sâu và theo một lối quá sức tự nhiên vào cuộc đời; những điều ấy dường như
đi ngược lại quan niệm thông thường vẫn coi nhà văn là những con người hoặc
sống trên tháp ngà hoặc vô cùng chắt bóp, dè sẻn thiên tài sẵn có, người đời
lại hay đồng lòng miêu tả những con người đó như những kẻ nhiều mộng tưởng, lắm
sầu muộn, đau đớn cho cõi người, nếu không thì ít ra cũng phải hết sức tập
trung vào bản thân mình, vân vân và vân vân.
Nhưng các nhà văn “thuộc một kiểu khác, một dạng khác” vẫn
tồn tại, thường là một cách phong lưu vượt xa các hạng nhà văn khác, và giờ đây
nhìn lại lịch sử văn học Việt Nam, với sự tái xuất hiện của một số tác giả kiểu
ấy (trong những năm vừa rồi là Lê Văn Trương, Lan Khai, Ngọc Giao, Phạm Cao
Củng, Sơn Vương…), đã hiện ra chân dung một số nhân vật vừa lạ lùng vừa “bình
dân”, lạ lùng cả trong sự bình dân của họ, như một sự tồn tại lẽ ra phải dễ
hiểu nhưng lại tương đối khó chấp nhận trong một môi trường tương đối nhiều ý
tưởng chung lệch theo hướng khác và được chấp nhận rộng rãi.
Mấy nhà văn tương đối cùng thế hệ: Lê Văn Trương, Phạm Cao
Củng và Ngọc Giao là những người như vậy. Về sự ngỗ nghịch của mình, bản thân
Ngọc Giao từng viết trong một bản tự miêu tả: “một thằng như tôi, ham chơi,
nghịch ngợm, hiếu để tâm, lễ độ tùy lúc, lại hay làm đỏm, hay vòi tiền đi xem
chiếu bóng” (Đốt lò hương cũ, Phương
Nam & NXB Văn học, 2012, tr. 31). Phạm Cao Củng thì khi còn rất trẻ ký tên
“Phạm Thị Cả Mốc” trêu chọc Tú Mỡ lừng danh của báo Phong Hóa và Lê Văn Trương thì lưu lạc bất tận trước khi “vào làng
văn, báo”.
Cả Lê Văn Trương lẫn Phạm Cao Củng đều thích “giỡn chơi” với
cả cuộc đời lẫn văn chương đến nỗi từng sai “đồ đệ” và “đàn em” cùng tham gia
công cuộc sáng tạo với mình, nói nôm na là thay vì tự viết sách thì họ “nhờ”
người khác viết giùm cho những đoạn mà họ đánh giá là dễ viết, để có đủ số
trang sách, kịp giao cho báo chí hay nhà xuất bản. Đã có thời Lê Văn Trương bị
các nhà xuất bản từ chối bản thảo, phải nhờ đến Ngọc Giao do nhìn thấy tên bạn
mà tuy biết trong đó có khối thứ viết cho xong, thậm chí còn là người khác viết
nhưng vẫn ký duyệt để đưa Tân Dân Vũ Đình Long in. Sau này vào Sài Gòn rồi, Lê
Văn Trương cũng bị tẩy chay, có lẽ một phần cũng bắt nguồn từ chuyện này. Nhưng
từ một khía cạnh nhìn nhận khác, cũng nhờ có cách suy nghĩ đơn giản với văn
chương như vậy mà Phạm Cao Củng lại giúp được báo chí và sách vở bán chạy, còn Lê
Văn Trương suốt một thời gian dài có tiền “tụ họp Lương Sơn Bạc văn chương” tại
nhà mình.
Điều thể hiện rõ nhất ở những nhà văn kiểu “giỡn chơi” như
Lê Văn Trương và Phạm Cao Củng là họ rất hiểu độc giả muốn đọc gì. Họ thực sự
hiểu, đến mức có thể bán được sách thông qua “hệ thống hàng xén”, điều mà chắc
không một nhà văn nào thuộc “một kiểu khác, một dạng khác” với họ có thể làm
được. Sự “hiểu cuộc đời” này, chẳng hạn ở Phạm Cao Củng, hoàn toàn khác xa và
vượt trội hơn hẳn so với những cuộc đi thực tế, một cách thực hành sáng tác văn
học rất thịnh hành sau này mà vô số nhà văn đã trải qua nhưng hầu như không để
lại được nổi tác phẩm sáng giá nào thực sự bám vào cuộc đời.
Đọc những gì Ngọc Giao viết về Hà Nội, có thể dễ dàng thấy
ông biết từng ngóc ngách của cuộc sống, quan tâm đến cả sân khấu, võ thuật, in
ấn, cùng trăm nghìn thứ rất hay bị coi là vớ vẩn trong mắt không ít người. Phạm
Cao Củng thì “như không” mà lập đoàn kịch diễn ở quê, tham gia hoạt động phản
gián, tình báo, mở nhà in… Lê Văn Trương thì nổi tiếng là một cao thủ “gồng trà
kha”. Đây là những con người biết cách xoay xở hoạt náo trong cả cuộc đời lẫn
văn chương. Và những tác phẩm của họ, giờ đây để lại, rất nhiều đã được thời
gian minh chứng giá trị, như loạt truyện trinh thám Kỳ Phát của Phạm Cao Củng,
những tiểu thuyết Trường đời, Lòng mẹ, Người anh cả của Lê Văn Trương, những Đất, Cầu sương, Cô gái làng Sơn Hạ của Ngọc Giao.
Bản thân Ngọc Giao cũng có ý thức rõ rệt về “kiểu” của mình,
trong Đốt lò hương cũ, ông nói đến
“cái kiểu người Hà Nội”, mà ông mô tả: “Tôi tự cho mình có cái thói quen lẩm
cẩm là cứ thích ra đường dưới những cơn mưa, cơn gió” (tr. 72). Những hứng mưa,
hứng gió cuộc đời ấy phản ánh thái độ sống của những con người như vậy.
Họ không được nói đến nhiều, nhưng sự đồng thanh tương khí
giữa họ hé lộ một cái tình rất đáng nói đến. Đây là Ngọc Giao viết về Lê Văn
Trương: “Số lượng tác phẩm khổng lồ của Lê Văn Trương, trước khi in, tôi đều
đọc bản thảo, thật tình, chưa hề bắt gặp một truyện nào thiếu đạo đức, vắng cái
hào khí của con người đất Việt”. Điều này rất khác với nhiều đánh giá ta vẫn
thấy không ít ở trong chuyên ngành văn học sử Việt Nam sau này. Mặc kệ người ta
có thể nghĩ gì, những người thuộc “cùng một lứa bên trời lận đận” đó hiểu nhau
và thực tình yêu quý nhau.
Vì nhiều lý do, suốt một thời những con người như thế này
phải gánh chịu rất nhiều nghi kỵ. Những liên lụy do bút mực, những tai hại của
đời văn chương chữ nghĩa, những hậu quả của “trường văn trận bút” nơi “tối hạ
thị văn chương” thì được nhắc tới nhiều, nhưng là chủ yếu trên bình diện một số
“án văn tự” được lựa chọn, những lừng danh kiểu “Nhân Văn-Giai Phẩm” hay “xét
lại”, nhưng vẫn còn đó nhiều “vụ án” thuộc kiểu khác, thuộc dạng khác. Ngọc
Giao từng “dính” những sự việc nhìn lại thì nhỏ bé nhưng phương hại không nhỏ
đến cuộc đời ông, như vụ việc “Nam Cao trộm gà”. Cũng một thời, Lê Văn Trương
gần như bị giới nghiên cứu, phê bình lờ đi, thảng hoặc có nhắc đến trong một
chuyên luận về một đề tài rộng thì người ta cũng hay gài vào vài lời cảnh báo
đến thứ văn chương nguy hại và mỉa mai “triết lý sức mạnh” (nhan đề một cuốn
sách của Lê Văn Trương in ở nhà Hương Sơn vào năm 1941) của ông. Phạm Cao Củng
thì mắc “tai nạn” theo một kiểu khác: đơn giản là ông gần như hoàn toàn bị lờ
đi trong suốt một thời gian dài.
Nhưng mọi thứ qua đi rồi, ít nhất những con người ấy, bằng
cách thức khiêm tốn của mình (họ có những hành động rất bất thường nhưng càng
đọc càng thấy họ khiêm tốn, chừng mực), cho ta thấy rằng văn chương rộng lớn
đến mức bao chứa được rất nhiều “kiểu khác” và “dạng khác” như vậy. Tuy thế, có
cảm giác văn chương Việt Nam bề ngoài có vẻ mở rộng ra nhưng thực chất lại thu
hẹp lại không ít, và thời nào qua là đã qua hẳn, đúng như một ngậm ngùi của
Ngọc Giao: “nhưng thời ấy qua rồi” (Đốt
lò hương cũ, tr. 148).
Bài này anh viết hay quá, mà không thấy ai bàn luận gì, khiến em dù chưa đọc Lê Văn Trương và Phạm Cao Củng cũng tò mò lắm thay.
ReplyDeleteĐúng là người ta hay có quan niệm "coi nhà văn là những con người hoặc sống trên tháp ngà hoặc vô cùng chắt bóp, dè sẻn thiên tài sẵn có, người đời lại hay đồng lòng miêu tả những con người đó như những kẻ nhiều mộng tưởng, lắm sầu muộn, đau đớn cho cõi người, nếu không thì ít ra cũng phải hết sức tập trung vào bản thân mình, vân vân và vân vân."
PS: nếu một người đọc còn dưới cả mức gọi là "non nớt" như em, cứ ghé qua đây và nói những điều nông cạn thì có làm phiền anh không ạ?
bài này đúng là hơi yếu về mặt truyền thông :p
DeleteAh... viết hay thế mà không đi California để cùng chia sẻ và bình luận thì hơi ích kỷ đây.
ReplyDeleteMình thích lối viết có nhiều ngoặc đơn và ngoặc kép; câu thì cố kéo cho dài đọc đứt hơi chưa dứt cuả "chị" NhịLinh. Chị có thể "nhắm vào ba mục tiêu" không nhỉ? :-)
TrúngGió
à ca nhi phoóc nhi a Bôn xa hả? cũng đang tính đi đây :p
DeleteOh... hay đấy, nhảy phoóc lên máy bay là có "một kiểu khác, một dạng khác" ngay :-)
DeleteNếu được giả vờ làm nhà phê bình cho những gì anh viết, thì với em đó sẽ không phải là "câu thì cố kéo cho dài đọc đứt hơi chưa dứt" mà là, thoạt đầu sẽ rất khó chịu, nghe vừa ễnh ương vừa lộm cộm làm sao, bởi những từ ngữ phức tạp ken vào chật kín trong một câu, khiến người ta không tài nào mà đọc lướt lướt qua để nắm ý được, thay vào đó cần một sự tĩnh tâm và tập trung nhất định, và rồi càng đọc thì lại càng thấy thích, bởi như có cái để tư duy rồi hiểu ra cái gì đó và cũng thích vì sự cô đọng, súc tích, vừa đủ, thì sau cùng hoá ra đó lại là một nhịp điệu rất chắc trong toàn bộ, như kiểu người ta thích thú và trầm trồ bởi một giọng hát dày và ấm vậy. Tuy nhiên, sự phức tạp đó trong câu chữ có lẽ không phải là cố tình phô diễn, mà là quá trình đọc đã tạo nên văn phong một con người.
ReplyDeletenhưng cũng có nhiều người tố cáo là bị đứt hơi thật đấy ^^
DeleteĐúng rồi, vưà đứt hơi vưà hay :-p
DeleteHay là đi california kêu... hai li sữa với bác Gấu đi.
Thêm một nhát Scotch ở San. là rất hay :-)
blog mà không làm smiley mất cả thú nhe răng cười online.
TrúngGióChướng
Oh, nếu rủ thêm Sầu Riêng, Nhã Thuyên, Lý Đợi và DuMụcDaVàng nữa thì hay biết mấy. TânCổGiaoDuyên Huế-Sàigòn-Hànội :-p
DeleteGió, thêm-tên-gì-cũng-không-sao
Làm Phan khó hơn làm Tú
ReplyDeleteLàm Dương-Thu khó hơn làm Nguyễn-Huy
Làm NhịLinh khó hơn làm Nguyễn-Hưng
Làm Gió khó hơn làm... Heo-Sưã
Đời vui cách chi...
-- Không-muốn-có-tên
Còn “Tủ sách” Truyện học-sinh thời ấy, Phạm Cao Củng viết nhiều không chú?
ReplyDeleteCháu đọc được mỗi Bông hoa thần (và nhớ mãi không khí, khung cảnh chuẩn bị Tết ngày đó trong truyện)