ở đây
ở đây và cả ở đây, rồi lại ở đây nữa
và rút lại một bài từ blog cũ (đã đóng hehe)
Lụt và ỷ lại
Chỉ riêng câu
nói của ông bí thư thành ủy Hà Nội đã xứng đáng cho ông nhận từ mỗi người dân sống
trong các khu bị ngập lụt mấy ngày vừa qua một cái gì đó. Tùy tâm mỗi người
thôi: hoặc một cái tát, hoặc một cái nhổ etc. Tôi thì chỉ thích nhìn thấy ông
bí thư đứng trong vũng nước ngập đến ngực (trông ông cũng lùn lùn nên chắc là nước
đến ngực, còn tôi thì đến bụng) hôi thối trộn lẫn xăng dầu rác rến.
Ở trong một
tình hình thực sự nghiêm trọng như thế, mà một người có thâm niên về chính trị
lại dám phát ngôn như vậy? Ỷ lại cái gì? Dự báo thời tiết của hôm trước hôm thứ
Sáu báo ngày hôm sau sẽ có mưa vừa rải rác vài nơi, lượng mưa 20mm. Chúng tôi đã
học địa lý tự nhiên nên rất hiểu lượng mưa 20mm đo được ở mấy cái xô bình treo
trên cây ở đường Láng nghĩa là thế nào. Dự báo thời tiết tất nhiên chỉ là tương
đối thôi, nên hôm sau lượng mưa lỡ có lên đến 500mm thì cũng chỉ mới là gấp có
25 lần. Ăn thua gì?
Ỷ lại là nước
ngập lên một chút rồi sẽ rút đi ngay, vì còn có cả hệ thống cống ngầm được Nhà
nước đầu tư sửa chữa? Ừ, nước kiểu gì thì cũng sẽ rút thôi, còn những gì tôi
nhìn thấy ở trước cửa nhà là tường những ngôi nhà đối diện mất dần mấy cái
“Khoan cắt bê tông”, khỏi cần đợi đến khi bưu điện xông vào khóa máy bọn quảng
cáo láo, bức tường hằng ngày cao ngang đầu người giờ cái đỉnh chỉ còn cách mép
nước khoảng 20cm. Cái ghế bành to tướng nhà nào đem ra để ở chỗ gom rác đầu ngõ
dật dờ trôi đi trôi lại, đến hôm qua thì đã đi được chặng đường kỷ lục vài cây
số.
Các ông quan
chức thành phố đi thị sát? Nhà tôi nhìn thẳng xuống một trong những phố lớn nhất
của Hà Nội, không ngày nào ngớt tắc đường vào bất kỳ giờ nào, ầm ĩ điên rồ, muốn
ngủ được phải chui vào mấy cái phòng trong, bụi thì vô thiên lủng, thế mà đứng
từ trên nhìn xuống có thấy bất kỳ một nỗ lực nào đâu, một cái bóng của nhân
viên giao thông công chính cũng mất hút. Đến một cái đường huyết mạch còn bị hy
sinh luôn thì những cái khác là đếch gì. Cho đến trưa thứ Sáu vẫn còn cảnh hỗn
loạn xe chết máy đổ xiêu đổ vẹo vào nhau mỗi khi có xe nào vẫn nổ máy được đi
ngang, đến chiều không khí đã thực sự trầm lắng, lác đác lắm mới có vài người lội
bộ hoặc dắt xe. Được một lần không phải chứng kiến tắc đường.
Xem vô tuyến tối
thứ Sáu. Sau một màn sốt ruột bỏ mẹ Chủ tịch nước đi thăm Mông Cổ, mới thấy nói
ba lăng nhăng dăm câu ba điều về lụt lội. Phóng viên đài truyền hình quốc gia cũng
chẳng đi đâu được, chỉ biết chĩa máy quay ra hồ Ngọc Khánh và dọc đường Nguyễn
Chí Thanh là mấy chỗ ngay cạnh đài truyền hình, chẳng biết nói gì nên lặp đi lặp
lại Nguyễn Chí Thanh từng được mệnh danh là con đường đẹp nhất Việt Nam. Đẹp nhất
thì giờ cũng ngập lụt rồi.
Ti vi nói một
số khu vực bị cắt điện vì lý do an toàn. Đọc danh sách không thấy có khu của
tôi. Thế cũng là tạm yên tâm, không đi đâu được thì nhà có điện nằm ườn cũng là
cái thú, thỉnh thoảng làm phát đột kích đi kiếm đồ ăn, âu cũng là hợp lý. Đùng
một cái không hề báo trước đến trưa thứ Bảy thì cắt điện. Cắt điện tức là mất nước,
tủ lạnh đứng im. Đến lúc này thì cả khu vực của tôi đã mang dáng dấp của một
cái nghĩa trang lắm rồi. Tất nhiên chỉ là một lúc, vì sau đó tất cả sẽ phải xôn
xao lên mà lo chuyện sơ tán. Ai đi được đâu thì phải đi ngay. Đến chiều thì lếch
thếch kéo nhau đi, trẻ con buộc chặt vào cổ, tay cầm theo một cái chậu để hứng
dưới chân cho khỏi ướt. Khó tả cái cảm giác đấy lắm, vừa bước xuống khỏi cầu
thang là nước đã lạnh buốt, lều rều đủ các thứ ny lông rác rưởi, trời thì vẫn cứ
tiếp tục mưa. Nước ngập chỗ sâu chỗ nông, nhưng nhìn chung là chỗ nào cũng ngập.
Ngoài ngã tư vài ô tô xe máy (chết máy sạch) đang đứng đó ngao ngán, hoặc ngã
giá thuê xe bò chở qua quãng sâu nhất. Trên toàn bộ quãng đường không có một
bóng dáng giao thông công chính, thoát nước, công an hay bất kỳ cái gì có thể gọi
là nhân viên công quyền. Đột nhiên có hai xe lội nước của quân đội chạy qua, mấy
chú lính ở trên huơ tay gào thét như một phiến quân nổi loạn hoặc sung sướng vì
thoát được sự cấm trại. Chạy qua thế thôi chứ chẳng biết để làm gì, không những
thế còn gây tác hại lớn vì sóng đánh ra như biển Sầm Sơn làm ngã dúi dụi mấy cô
bé không kịp đề phòng.
Ông Nghị cũng
nên được hưởng cái cảnh sống giữa thủ đô trời không bão đê không vỡ mà vẫn phải
lội nước như ở Amazon đó thì mới hiểu người ta ỷ lại vào cái gì. Người ta chỉ
còn ỷ lại vào hai cái chân của mình thôi.
Ngày trước những
đợt nước ngập ở Hà Nội ít ra tôi còn thấy xe (màu vàng vàng) của bên giao thông
công chính chạy đến tìm cách xả nước, và những cành cây cắm xuống mấy cái hố
báo hiệu nguy hiểm. Lần này đến vậy cũng còn không có. Trong lần lội về nhà lấy
thêm đồ, tôi tụt xuống một cái hố chắc chắn là có thể gây chết đuối cho một em
bé hoặc một người thấp bé nhẹ cân. Tuy không hề hấn gì mấy ngoài việc ướt sạch
nhưng tất nhiên là khi lóp ngóp bò lên được tôi vẫn phải chửi bọn giao thông
công chính, bọn thoát nước, và hôm nay là thêm bọn bảo người ta ỷ lại. Về đến nơi,
gia đình chị hàng xóm có hai đứa con gái bé xíu mới quyết định di tản vì cứ cố
chờ nhỡ ra nước rút. Chỉ khoảng mười phút sau trời đổ mưa tới tấp, cơn mưa lạnh
đầu tiên của mùa đông, không biết hai đứa con gái nhà chị hàng xóm có khỏi mắc
cảm không.
Cho đến giờ mấy
tỉ đồng tài sản dân khu tôi (trong đó có của tôi, dĩ nhiên) vẫn nằm trong nước:
hàng chục cái xe máy nằm trong nhà xe chỉ còn thò mấy cái gương lên. Nhà xe
đóng kín mít, chủ nhà cũng sơ tán. Tôi không trách gì những người trông xe, vì
họ cũng chẳng biết ỷ vào đâu.
-----------
tất nhiên, tôi xem lại rất nhiều thứ, là vì nhiều mục đích cùng một lúc
trong đó có một mục đích không nhỏ: xem trong những năm vừa qua, có khi nào tôi đánh giá sai điều gì không
điều đáng kinh ngạc (thật ra là rất không đáng kinh ngạc) là gần như không hề có
chỉ có một lần gần chạm tới đường ranh giới của đánh giá sai và đánh giá đúng: đó chính là trường hợp Raymond Carver (tất nhiên, chuyện phức tạp hơn nhiều so với đơn thuần đúng hay sai)
đây là "ca" cần trở lại rất sớm
xem thêm về Raymond Carver, trước hết, ở đây và ở đây
Anh, vụ lụt này là từ bao giờ thế ạ, nghe tả cứ như vụ 2008 :D
ReplyDelete