tờ 17B
+ hãy cố soi gương vào những lúc nào ta sẽ không nhìn thấy chính bản thân mình; chỉ các thời điểm ấy mới thực sự có ý nghĩa
+ Virginia Woolf là
gì? (đã có người hỏi Who Is Afraid of
Virginia Woolf?) nói ngắn gọn, Virginia Woolf là một sự chối bỏ số phận,
nói đúng hơn là chối bỏ sứ mệnh; Pessoa là điều đối nghịch một cách chính xác
+ “Trong mắt con người […] có một điều khủng khiếp: lời
thông báo không thể tránh của một ý thức, tiếng hét thầm lén chứng nhận ở đó có
một linh hồn.”
(Pessoa)
“ Dẫu có các vị thần hay không thì chúng ta vẫn cứ là nô lệ
cho họ.”
(Pessoa)
“Có những người bị đích thân Chúa bóc lột, và đó là các nhà
tiên tri cùng những vị thánh trong sự trống rỗng mênh mông của thế giới này.”
(Pessoa)
“Chẳng có gì đẹp hơn cú sảy chân, với đầy đủ ý thức, vào nỗi
đơn điệu trống rỗng của thế giới.”
(NL)
+ nghiên cứu tập tính
con người: muốn tạo ra hình ảnh một vị thánh trong mắt một cô phục vụ quán
cà phê, rất đơn giản: chỉ cần đừng bao giờ để cô gái ấy nhìn thấy đi vào phòng
vệ sinh; hoặc từ đó đi ra; nhất là đi ra; ngược lại đối với các phụ nữ được coi
(sai) là cao quý hơn: hãy liên tục cố
tình đi vào phòng vệ sinh, dẫu vào đó chẳng làm gì rồi lại đi ra, họ sẽ nghĩ
người làm như vậy có bí mật nào đó, và cần phải tìm hiểu
+ một định nghĩa về văn chương lớn: đó là văn chương mà sau
đó, người ta không nói đến những gì được nói bởi văn chương ấy nữa, mà chỉ nói
về bản thân văn chương ấy; văn chương
lớn là chủ đề, những gì liên quan là các biến tấu
+ hạnh phúc trông rất hao hao nỗi buồn chán, nhưng nghĩ hạnh
phúc chính là sự buồn chán chính là sai lầm lớn; có lẽ đó chính là sai lầm lớn
nhất của con người, và hay gặp nhất ở
những ai tự cho mình và được tất cả coi là có
trí tuệ
+ “Une définition du roman: sont romans tous les livres
qui donnent une définition.”
(NL)
+ nếu quả thật từng tồn tại, giữa người Nhật Bản và những
người thuộc Anus Mundi, một sự ghen tị,
sự ghen tị rất có thể dẫn tới khát khao hủy diệt, thì, sự ghen tị ấy lại không
hề như người ta vẫn tưởng lâu nay: không phải người ở Anus Mundi ghen tị với
người Nhật Bản, mà hoàn toàn ngược lại
+ “Qui, si je criais, m’entendrait donc, parmi les cohortes
des anges…”
(Rilke, Élégie no1, Duino, janvier 1912)
+ “Alle menschlichen Fehler sind Ungeduld, ein vorzeitiges
Abbrechen des Methodischen, ein scheinbares Einpfählen der scheinbaren Sache.”
(Kafka; Zürau)
+ “Heidegger is the petit
bourgeois of German philosophy, the man who placed on German
philosophy his kitschy nightcap, that kitschy nightcap which Heidegger always
wore, on all occasions. Heidegger is the carpet-slipper and night-cap
philosopher of the Germans, nothing else.”
(lời của Reger trong Old
Masters, Thomas Bernhard)
+ những người nào thực sự có tài, ta chỉ có thể thương họ mà
thôi; còn có thể làm gì nữa đây, khi mà họ đã bị kết án phải hạnh phúc
+ phải đủ
sức hình dung Kafka hạnh phúc
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (17a)
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (3b)
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (3a)
Vẫn không đủ sức hình dung Kafka hạnh phúc.
ReplyDeleteThôi đừng có mà nói nhảm, coi chừng lại bị sai chầm chọng đó. :-)
ReplyDeleteKhông có sự ghen tị nào giữa những người cực giỏi. Có chăng là họ không được phép xích lại gần, càng không thể yêu thương nhau. Chỉ được nháy nháy hoặc nhào vào đánh lộn, những trận đánh nhảm nhí, để cái đám lèng phèng bên dưới vỗ tay. :-(
ngay ở trên, theo chính lời của ông ấy: sai lầm của mọi con người là thiếu kiên nhẫn
ReplyDelete“mua vui cũng đủ một vài”
ReplyDeletephải đủ sức hình dung
“chỉ người được lựa chọn mới được lựa chọn"
ReplyDeletephải đủ sức hình dung