tờ 1A
+ kiệt tác nào mà chẳng là kiệt tác không người biết, thiên
tài nào mà chẳng là thiên tài không ai hiểu
+ mọi thứ đều đi qua một sơ đồ, đều phải trải qua một chuyển
hóa ở lưng chừng: lúc đầu nó nhất thiết
phải đạt tới trạng thái đối xứng, có đối xứng thì mới sinh ra được, mọi điều cốt
yếu nhất ở đầu giai đoạn đều nằm bên
trong tính chất đối xứng này; không có đối xứng, không có bất kỳ sự sinh ra
nào; chuyển hóa sẽ xảy đến khi những thứ ấy quyết
định là sẽ tồn tại; sự tồn tại đặt trên tính chất bất đối xứng; không có bất
đối xứng thì không có tồn tại; tự phá vỡ đối xứng để vươn tới bất đối xứng, chứ
không phải ngược lại; điều khó nhất trong toàn bộ sự sinh ra và tồn tại của vũ trụ này là: không được phép nhìn
thấy tính chất đối xứng ở sự đối xứng lúc
trước và sự bất đối xứng lúc sau;
phải biết quên đi
+ ở trong câu hát này: “tình yêu, em sợ tình yêu, vì tình
yêu như là hương hoa”, có chứa đựng cả một thế giới; ai viết ra câu này là một
thiên tài, chỉ cần một câu duy nhất này; Lệ Quyên hát gần được, tất cả những
người khác hát đều hỏng, đặc biệt là những giọng hát nổi tiếng, quá thiên về độ
dày, độ nhấn và, do đó, pathetic; tôi
chỉ thoáng nhìn thấy được điều đó ở một
giọng hát rất mỏng, không xuất sắc, hát mà gần như không hề hiểu bài hát nói
gì, gần giống đọc thơ hay tụng kinh hơn, nhưng đúng là như thế, chỉ lúc ấy, tôi
mới thấy được hoàn toàn vẻ đẹp của thế giới chứa đựng trong câu hát ấy; thế giới
nằm trong những thứ kiểu như vậy, “Tuyển tập 300 bài hát thiếu nhi” chứa đựng
bí kíp thật, chứ không phải chuyện đùa; mọi thứ gì đùa cợt và lung tung thì mới
chứa đựng thế giới được chứ, làm sao khác? tôi không nguôi kinh ngạc vì chẳng một
ai nhận ra kiệt tác nằm ở một tập phim Mission
Impossible có hình ảnh đặc trưng nhất là Tom Cruise leo lên tòa nhà rất cao
toàn kính; đoạn hai căn phòng, một trên một dưới, là một kiệt tác đích thực,
cũng chứa đựng cả một thế giới; tôi mơ mãi về cái găng tay rơi mất trong lúc
Tom Cruise trèo lên, bám cứng lấy mặt kính bên ngoài tòa nhà như một con nhện,
vèo một cái, bay đi mất vào khoảng không; nó sẽ bay đi đâu, thế giới này sẽ ra
sao nếu cái găng tay ấy rơi trúng mặt một người nào, như một cái găng tay tung
ra trong một thách đấu? một câu bất kỳ có thể chứa đựng cả thế giới: “còn gì nữa
đâu, sương mù đã lâu” chẳng hạn (cả với Trịnh Công Sơn, tôi vẫn có thể tuyệt đối
công bằng); “đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà” là một trong những câu thơ trác tuyệt
nhất của thơ ca; ngay sau đó, Nguyễn Xuân Sanh như người bị chập
mạch (tôi đã gặp ông ấy rồi nên tôi biết là tôi nói gì): cố với quá cao đấy mà
+ tất thảy đều thật diễm phúc; tất thảy, ý tôi muốn nói là mọi người, và không chỉ vậy, mọi động vật,
kể cả côn trùng, cả cỏ cây gỗ đá, tất tật; thật diễm phúc khi tồn tại vào thời
điểm có Cioran tồn tại; sự phập phồng ấy
+ khải thị chỉ là một cách nói; nếu không cầu kỳ, và nhất là nếu không ngu ngốc, có thể
coi đó cũng là một tautology; nếu khải
thị không phải là một cách nói, thì ta không bao giờ có thể nói ra tautology
này: đó là một khải thị
Điều gì xảy ra nếu những châm ngôn viết ở rìa một khu rừng tập hợp thành một quyển sách.
ReplyDeleteLúc đó nó có thoát khỏi câu châm ngôn một không. Phá bỏ tính đối xứng, cân bằng của người viết ở châm ngôn hai. Nhưng như hương hoa, phù phiếm, tình yêu, em sợ, sợ nhưng vẫn phải chấm chấm chấm, sương mù quá nhỉ
ôi ôi, đổi giọng rồi
ReplyDeletecó giọng đâu mà đổi?
ReplyDelete