May 31, 2017

Đọc Kiều (tờ thứ nhất, mặt A)

[Gọi là "phàm lệ": tôi sẽ không gây rối trí giống như mọi cuốn sách khảo luận về Kiều với A, B, C, D, E, F rồi thì cả một danh sách viết tắt; quy ước duy nhất về mặt văn bản: tôi sử dụng bản Liễu Văn Đường in năm Tự Đức thứ 19 (bản 1866), do Thế Anh phiên âm; ấn bản mà tôi sử dụng là ấn bản 2015. Kể từ khi tìm được bản này, tôi mới bắt đầu cảm thấy thực sự "chạm" được vào Kiều. Điều phiền toái là bản Kiều Nôm này khi tìm được bị thiếu (do rách trang) mất 864 câu; phần bị thiếu ấy tôi sử dụng bản Bùi Kỷ Trần Trọng Kim, bản mà tôi coi là "bản an toàn" - điều này hẳn các nhà nghiên cứu chuyên về Kiều sẽ không phản đối; những gì lấy từ bản ấy sẽ được ghi BKTTK. Các câu thơ trích dẫn sẽ được đánh số.]

May 28, 2017

Viết một thành phố

Khi đọc Orhan Pamuk viết về thành phố Istanbul, ta thấy ngưỡng mộ. Nhưng thật ra, ta ngưỡng mộ gì khi đọc Pamuk? Chủ yếu, ta ngưỡng mộ ở đó sự nỗ lực, những nỗ lực lớn, rất nhiều nỗ lực.

Một đại cao thủ đệ nhất giang hồ gây khiếp sợ, tạo ra lòng ngưỡng mộ (một sự ngưỡng mộ ép buộc; về ngưỡng mộ, xem thêm ở kia). Đấy là một sự ngưỡng mộ đương nhiên, khi ngần ấy đầu rơi máu chảy tan nát trên con đường một nhân vật vươn lên vị trí đệ nhất.

May 27, 2017

Phạm Quỳnh và Maupassant

Guy de Maupassant có một sự hiện diện không tầm thường tại Việt Nam, và là từ rất sớm. Nhưng cần đẩy câu hỏi đi xa hơn: sớm như thế nào?

Bài dưới đây của Phạm Quỳnh ("Một nhà văn tả thực: Guy de Maupassant") (niên đại: 1919; năm nay, 2017, cũng chính là tròn 100 năm Nam phong ra số 1) nếu không phải chứng từ đầu tiên cho sự hiện diện của Maupassant tại Việt Nam thì hẳn cũng phải thuộc vào những gì sớm nhất:

May 25, 2017

Nghiên cứu văn học: con đường lý thuyết

Nếu có tồn tại một viện bảo tàng "Vinh danh lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam", và nếu tôi được quyền bỏ phiếu bầu chọn những gì nên được trưng bày, thì tôi sẽ dành phiếu của tôi, bầu vào một vị trí thật trang trọng, cho một cuốn sách viết về "lý thuyết văn học". Cuốn sách ấy, trong vài trăm trang của nó, về cơ bản nội dung lấy từ phần "introduction" của những cuốn sách "introduction" bằng tiếng Anh. Một sự uyên bác "rất mực introduction", và cũng là một trường hợp hết sức điển hình.

Rất tiếc (à, rất may) là một viện bảo tàng như vậy không tồn tại, và tôi cũng không đi bầu cho những thứ như vậy bao giờ. Nhưng dẫu có thế, "con đường lý thuyết" trong nghiên cứu văn học tại Việt Nam, nhất là trong vòng trên dưới hai mươi năm vừa rồi, vẫn cần được nhìn nhận.

May 22, 2017

Nguyễn Huy Thiệp: một lần nữa

Tôi đã chờ rất lâu (như đã nói ở kia) vì tôi muốn một ai đó khác chứ không phải tôi nói được chính xác về Nguyễn Huy Thiệp (cũng như văn chương cần đúng chứ không phải hay, phê bình trước hết phải chính xác, trong nhìn nhận, cũng như trong sắp xếp - đây là câu chuyện của giá trị, đây cũng là câu chuyện của ý nghĩa). Một số văn chương không thuộc về lối của tôi (Borges, Nabokov hay Nguyễn Huy Thiệp), tôi giữ khoảng cách với những văn chương ấy và không bao giờ thực sự muốn chạm đến những văn chương ấy.

Nhưng giờ ta sẽ nói đến Nguyễn Huy Thiệp, tôi sẽ chỉ lấy từ Nguyễn Huy Thiệp điều tối thiểu mà tôi cần. Sau khi viết về truyện Không có vua, tôi đã biết là không cần nói thêm nhiều lắm.

May 20, 2017

Đoản luận bên bờ sông (XCIII-CIV)

(nhân kỷ niệm 218 năm ngày sinh Balzac)

Ký hiệu lưu trữ: M. 2422
Tác giả: chưa rõ


từ XCIII đến CIV, bonus CV

May 17, 2017

bad boy, bad reputation

"Je méprise la presse, j'ai raison"

(Tôi khinh bỉ báo chí, tôi đã đúng [khi khinh bỉ như vậy])

(Guy Debord, "Cette mauvaise réputation...", 1993)

May 14, 2017

May 10, 2017

[tiện bút] 7

Trên đời có hai loại người: thứ nhất là loại đi bàn tán về chuyện của người khác, và thứ hai là loại tạo ra chuyện để cho người khác bàn tán. Khỏi phải nói thêm về tỉ lệ đối chiếu (xét về số lượng) giữa hai loại này. Ngoài số lượng không phải bàn đến, chất lượng lại càng khỏi cần bàn hơn.

May 7, 2017

Dien Bien Fou

Chơi chữ một tí í mà: "dien" trong tiếng Pháp là "fou", "fou" ["phu"] trong tiếng Việt là "điên". Hai sự điên ở hai bên, thế nên có sự cân bằng ở giữa, biểu hiện bằng "bien", nghĩa là "tốt", "tuyệt". Comme disaient souvent les colons aux indigènes: "bien, bien, très bien".

Người Việt Nam cách đây nhiều năm có một cảm nhận hết sức chính xác khi nghe thấy người Pháp nói chuyện với nhau: họ gọi đó là "xì xồ". Phải là một dân tộc đặc biệt có truyền thống về ngôn ngữ "tượng thanh" mới đi đến được một miêu tả chuẩn xác như vậy [bản thân từ "colon" đương nhiên vô cùng buồn cười trong mắt người Việt Nam; một quan toàn quyền thời ấy có họ là "Long", Maurice Long, nghĩa là "dài", các quan Nam triều gọi ngay ngài là "Rồng", còn bên ngoài triều đình đương nhiên ông sẽ là "lông", không thể khác]. Người ta kể là ở đoạn đầu khi người Pháp bắt đầu thực sự xuất hiện ở Hà Nội, không có chuyện người bản xứ được lai vãng đoạn phố Hàng Khay.

May 6, 2017

Năm 1948 Nhượng Tống ở đâu?

Tôi nghĩ, đã có đầy đủ cơ sở để nói đến một thánh địa Việt Nam Quốc dân đảng ở Hà Nội. Đó là khu vực gồm cạnh ngoài cùng là phố Quán Thánh, bên kia là dải Phó Đức Chính (tụt xuống so với đê phía trên) bây giờ, hai cạnh còn lại là con đường chạy men hồ Trúc Bạch các phía không phải đường Thanh Niên hiện nay, và Hàng Than. Trong khu vực ấy, mấy cái tên này quan trọng nhất: Nam Tràng, Ngũ Xã, Quán Thánh, Hàng Bún, Hàng Than, Châu Long, cùng khu vực ngày xưa gọi là "Đỗ Hữu Vị" (có thể coi là tương đối tương đương với Cửa Bắc ngày nay), mang tên nhân vật sĩ quan lái tàu bay được chính quyền thực dân Pháp và Phạm Quỳnh vinh danh nhiệt liệt. Một cuốn tiểu thuyết lớn lấy đúng khu vực này làm bối cảnh: xem ở kia. Và tính chất thánh địa này đã là khởi đầu kể từ Nam Đồng thư xã.

May 4, 2017

tiếp tục các bt (II, III, IV, V)

Trước khi viết những biến tấu dựa trên các chủ đề của René Char, thật ra, nhiều thứ khác tôi làm đã là như vậy rồi, chỉ là không gọi rõ tên ra mà thôi.

Tôi cũng biết, một số người, vài người, chắc là rất ít (nhưng kiểu gì cũng sẽ có) hiểu được điều này: ở đây, tôi đang bàn, theo cách riêng của tôi, về chuyện tại sao người ta lại dịch (chẳng hạn thứ nhất, chẳng hạn thứ hai). Thời gian vừa rồi, người ta nói rất lắm về dịch thuật, nhưng tất cả đều nói (và tuyệt đại đa số nói lung tung) về khía cạnh như thế nào, nhưng khía cạnh tại sao, quan trọng hơn rất nhiều, thì không có lấy một ai sờ được đến. À, cũng đến kỳ đến hạn rồi, sắp sửa quay trở lại với vấn đề dịch thuật nhé, một số nhân vật chuẩn bị sẵn đi.

May 3, 2017

Nguyễn Đình Thi

Cách đây mới chưa lâu, tôi còn chưa hề tưởng tượng rồi có ngày tôi sẽ nói đến Nguyễn Đình Thi; dường như mới chỉ có một lần duy nhất, tôi bỗng kinh ngạc nhận ra Nguyễn Đình Thi đã được đặt tên phố ở Hà Nội, và tôi tự nhủ: cái ông này, đúng là số phận mát từ đầu đến cuối. Cũng có thể tôi đã đi nhanh hơn so với tôi nghĩ.

Cụ thể hơn, tôi muốn xem Nguyễn Đình Thi đã làm gì trong khoảng 1944-1946. Cụ thể hơn nữa là trả lời câu hỏi, ở giai đoạn đầu tiên, Nguyễn Đình Thi đã làm gì ngoài mấy quyển sách dưới đây:

May 2, 2017

Hai mươi

Lâu lâu, thỉnh thoảng, đôi khi, cũng phải làm một cái gì đó hợp lý, ít nhất là trông có vẻ như tuân theo Logik chứ nhỉ :p

đã có

mười
ba mươi
mười lăm
mười tám

thì hiển nhiên là sẽ phải đến "hai mươi":