May 17, 2017

bad boy, bad reputation

"Je méprise la presse, j'ai raison"

(Tôi khinh bỉ báo chí, tôi đã đúng [khi khinh bỉ như vậy])

(Guy Debord, "Cette mauvaise réputation...", 1993)

Cuốn sách "Cette mauvaise réputation..." của Guy Debord, xuất bản chỉ trên dưới một năm trước khi Debord qua đời:


Debord is badly great, and he is greatly bad.

Cuốn sách của Debord không khỏi không giống Critique et Vérité của Roland Barthes (in năm 1966, nghĩa là 27 năm trước "Cette mauvaise réputation..."). Ta có thể hiểu ngay tính chất cuốn sách của Barthes (và do đó, cuốn sách của Debord) bằng cách đọc đoạn đầu Critique et Vérité mà tôi đã dịch ở kia.

Cả Barthes và Debord đều trải qua những trận đòn hội đồng tàn khốc, khi tứ bề là đao kiếm tên hung hiểm ào tới như những lớp sóng mãi không ngừng. Một thời gian sau đó, họ trả lời. Thật ra, không hẳn là họ trả lời: họ bày tỏ thái độ. Vấn đề không phải là trả thù, vấn đề là cho thấy (không bao giờ được trả thù, chỉ một việc xứng đáng để làm: trừng phạt).

Sau Barthes và Debord, ai cũng từng qua một câu chuyện tương tự?

Với toàn bộ lòng khiêm nhường mênh mông mà tôi tự biết là tôi có, người thứ ba nối tiếp Barthes và Debord chính là tôi.

-----------

Không lâu trước "Cette mauvaise réputation...", chính xác là năm 1989, Debord cho xuất bản Panégyrique, tại nhà xuất bản Gérard Lebovici. Ai rành tiểu sử Debord (dĩ nhiên, không ai biết rõ cuộc đời Debord, không ai biết thực sự rõ) sẽ biết khi Lebovici chết, Debord từng bị tình nghi: "mauvaise réputation" thực sự là "mauvaise réputation" ("Đã mang lấy nghiệp vào thân" etc. etc.). Đây là Panégyrique, ấn bản về sau của Gallimard:


Trong cuộc đời đọc sách của tôi, ít có gì gây cho tôi nhiều cảm xúc như hai cuốn sách trên đây của Guy Debord. Nhất là, từ đó, tôi nghĩ có thể thấy một điều sau đây:

Một quy luật của tinh thần

Một tinh thần thực sự biết khinh bỉ thì mới thực sự biết ngưỡng mộ. Khinh bỉ và ngưỡng mộ không phải đương nhiên, không phải ai cũng có năng lực cho hai điều ấy; tuy chúng xa nhau, nhưng chúng lại đòi hỏi cùng một số điều, một số "yếu tố".

Trong Panégyrique, Debord nói (kể thì đúng hơn) một chút ít về cuộc đời mình. Trong thế giới "hiện đại", Debord thuộc vào số cực hiếm người vẫn có thể bí ẩn. Điều này hẳn cũng liên quan không ít đến "tinh thần" đã nói ở trên. Và nhất là, trong cuốn sách, Debord nhắc đến những niềm ngưỡng mộ riêng. Người ta "nhận ra nhau" (nhan đề một cuốn sách của Maurice Blanchot gợi ý rất nhiều: La Communauté inavouable) chính là nhờ một phần không nhỏ vào những niềm ngưỡng mộ chung. Tocqueville hoặc Thomas de Quincey, và Debord cũng là một độc giả của Balzac.

-----------

Hôm trước (ở kia) tôi nói một số người (thật ra là cũng đông ra phết) chuẩn bị đi. Thế đã chuẩn bị chưa? Rất thật lòng, tôi khuyên chuẩn bị cho kỹ vào.

7 comments:

  1. Đúng thấy, tôi có lúc căm thù báo chí

    ReplyDelete
  2. ôi, đừng căm thù, đừng căm ghét

    http://nhilinhblog.blogspot.com/2016/08/phai-tuyet-doi-dang-ghet.html

    ReplyDelete
  3. Đối với em trên đời trên có hai loại ngày: Ngày vui là ngày Nhị Linh post blog và ngày thường là ngày Nhị Linh không post. Hê hê, chúc mừng sinh nhật Bác Hồ, người bình thường sẽ hát "á có Bác Hồ đời em được ấm no"

    ReplyDelete
  4. Ngoài lề một chút so với chủ đề anh đang viết, tại anh nhắc đến báo chí. Thật sự, rất lâu rồi em cũng thấy rất chi là Kinh bỉ nó. Nhiều lúc em đã cố nghĩ rằng những người viết báo cũng có những người giỏi và tốt chứ, nhưng rồi với những gì em đã đọc, em chẳng thấy họ đâu cả, toàn thấy sâu với bọ, rẻ tiền, đáng khinh hơn cả đám gái vẫn đứng ngoài đường. Ít ra đám gái đấy còn ý thức được việc họ làm tốt xấu thế nào, còn báo chí hiện nay thì Không. Bức xúc tí, xin lỗi anh :D

    ReplyDelete
    Replies
    1. thế thì cứ tìm báo nào liên quan Debord mà đọc, tờ IS hoặc tờ Tiqqun chết yểu

      Delete
  5. đọc Bel-Ami của Maupassant í

    ReplyDelete