Jan 31, 2013

Nguyễn Huy Thiệp

Giờ, đã nói đến hai người rất khó "chạm" vào rồi, Vũ Trọng PhụngNguyễn Bình Phương, còn cần một nhân vật thứ ba nữa ở giữa hai người ấy. Người này đương nhiên phải là Nguyễn Huy Thiệp, cũng là một đối tượng tôi chưa bao giờ tìm được gì để phân tích, chưa tìm được một lối vào khả dĩ, nhưng đã lờ mờ nhận ra, với sự giúp đỡ của Nabokov, như tôi từng đặt gạch :p

Để nhìn nhận văn chương Nguyễn Huy Thiệp, tôi đề xuất một cách thức như sau: đặt ra một bộ ba nữa để cùng phân tích. Bộ ba này là Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Quang Lập.

Với người biết lịch sử văn chương Việt Nam giai đoạn gần đây, bộ ba này là hữu lý.

Nhưng với người hiểu lịch sử văn chương Việt Nam giai đoạn gần đây, bộ ba này lại rất phi lý.

Năm xưa, tôi cùng mấy người cầm một trang web văn nghệ, nhận được bản thảo một trong những tiểu thuyết của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi quyết định đăng và tôi được giao trách nhiệm viết lời giới thiệu. Loạt tiểu thuyết ấy, ai cũng đã biết là như thế nào rồi. Tôi đã viết đại ý Nguyễn Huy Thiệp bước chân vào văn chương lớn một cách khó nhọc bao nhiêu thì rút chân khỏi ấy dễ dàng bấy nhiêu. Người có quyền quyết định cuối cùng của trang web ấy rốt cuộc đã thay lời giới thiệu của tôi, bằng một lời ngắn gọn hơn nhiều, đơn giản giới thiệu đây là tác phẩm mới nhất của Nguyễn Huy Thiệp, mặc dù không có gì phản đối ý kiến của tôi.

Nhiều năm đã qua, tôi đã hiểu mình nhìn nhận như thế là đúng, nhưng cũng chẳng đúng. Nguyễn Huy Thiệp phức tạp hơn thế rất nhiều. Nguyễn Huy Thiệp không còn bóng dáng của một thời huy hoàng xưa kia là cả một sự kiện lớn của văn chương Việt Nam. Vấn đề là tại sao Nguyễn Huy Thiệp chấp nhận như vậy, vấn đề là ở chỗ ấy. Không giải thích được thì coi như mới chỉ là nhìn mọi thứ trên bề mặt.

Nhà văn có thể thôi viết luôn, lựa chọn ấy là của Bảo Ninh. Lựa chọn ấy có thể gây khó chịu, hồ nghi, nhưng trong tâm thức chung là hiểu được, cho dù người ta có thể giải thích loạn xạ theo đủ mọi hướng, như là "hết vốn", "sợ" hay thậm chí "hèn nhát". Lựa chọn ngừng viết có ở vô số nhà văn trên thế giới, là đề tài cho cả một cuốn tiểu thuyết của Enrique Vilas-Matas (đâyđây).

Nhưng lựa chọn kiểu Nguyễn Huy Thiệp lại rất khó hiểu.

Cho đến khi biết nhiều hơn về Nabokov tôi mới bắt đầu lờ mờ hiểu ra. Không ở đâu khác, ngạo khí và nộ khí nhà văn thể hiện rõ hơn như ở Nabokov. Nabokov là hiện thân sống động của sự khinh bỉ.

Với Nabokov, Conrad là cửa hiệu đồ lưu niệm, Hemingway có dăm ba thứ lẻ tẻ tí chút ý vị nhưng cũng chỉ đến thế, và Dostoevsky là cả một đối tượng để Nabokov không chỉ châm chích mà còn đến mức sỉ nhục. Danh sách ấy là vô tận.

Orhan Pamuk, từ góc nhìn của mình, nói rằng cần phải hiểu cho Nabokov, vì cuộc đời có ra gì với ông đâu, bao nhiêu mất mát, khổ đau mà thế giới này, lịch sử này gây cho Nabokov, từ đó mà sinh ra sự nghiệt ngã ấy, nó là thành tố tất yếu trong cái đẹp văn chương Nabokov.

Pamuk không phải kiểu người như Nabokov nên mới chỉ đụng được đến vậy.

Nabokov sinh ra là để thách đố toàn bộ lịch sử văn chương. Faulkner cũng thế, sẵn sàng chê cả Shakespeare. Bởi vì: người như Nabokov ngay từ đầu tự đặt cho mình những tầm mức cực cao, cao đến chóng mặt, đến không thể hiểu nổi. Một bộ óc thông tuệ và ma quái nhường ấy, còn ma quái gấp nhiều lần khi tự đặt mình vào con đường hiểm, một cú một mất một còn. Tỏ ra khinh bỉ tất cả, tức là tự đặt cược: tôi sẽ hơn tất cả.

Như thế thì liên quan gì đến Nguyễn Huy Thiệp? Nguyễn Huy Thiệp, theo tôi, dù cho bản thân Nguyễn Huy Thiệp có lẽ cũng chẳng nghĩ đến, là người rất nhiều khinh bỉ. "Thương cả cho đời bạc", nhưng bạc quá, bạc mãi, bạc đến thế, thì thương làm gì. Khinh bỉ bằng im lặng là cách của nhiều người như đã nói ở trên, khinh bỉ bằng miệt thị như cách của Nabokov - đồng thời tự nâng mình lên cao hơn hết thảy, và cũng có khinh bỉ bằng cách bắt chúng nó nhận lấy những thứ kia, vì chúng nó chỉ xứng như vậy.

Tới đây, chắc nhiều người đã nhìn ra tại sao lại có Nguyễn Quang Lập. Nguyễn Quang Lập chẳng ngừng viết như Bảo Ninh, cũng chẳng phản ứng kiểu Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn Quang Lập trở thành một blogger say mê đến từng cái comment, sợ "nhà mình" vắng vẻ nên lôi bất cứ thứ gì trên mạng về, và được một số người gọi là "có ý thức công dân"; tôi có một cụm từ ngắn hơn, và đương nhiên chính xác hơn, là "ăn phải bả".

Và văn chương Nguyễn Quang Lập thì sao? Những mảnh đời đen trắng, nổi nhất, là văn chương dấm dớ. Mới nhất, tập Chuyện nhà quê, mở ra truyện đầu tiên, "Ký ức năm hào", thấy rõ cách lập ý, dàn bài và phong cách của nhóm "tác phẩm tuổi xanh" ngày xưa, khác mỗi như thế này: "Mới mười một tuổi ngực nó đã nhú trái cau. Thỉnh thoảng nó lại vén áo cho mình xem đôi núm vú bé xíu của nó. Mình lấy ngón tay ấn ấn hỏi đau không, nó nói mới mọc hơi đau đau giờ hết rồi".

Cho nên, ở bộ ba trên kia, giống như một bài trắc nghiệm IQ tìm ra yếu tố "wrong", đáp án là: Nguyễn Quang Lập là kẻ đột nhập.

14 comments:

  1. Blog khôn ăn nói nửa chừng, để cho khách khứa tưng bừng vào ra (:|

    ReplyDelete
    Replies
    1. đâu, tại đang dở tay, mà ý tưởng nảy ra không ghi lại ngay nó bay mất đấy chứ :p

      Delete
  2. Còn với người chẳng biết cũng chẳng hiểu lịch sử Văn chương Việt Nam giai đoạn gần đây, bộ ba này không nên...thanh lý. GMS

    ReplyDelete
  3. đồng ý hoàn toàn về NQL, nhưng với NHT thì không hẳn :)

    ReplyDelete
  4. Em nghĩ có thể gói gọn Nguyễn Huy Thiệp trong một từ: "bơ". Ông "bơ" những hỉ nộ ái ố trong nhân gian. Ông "bơ" cả người đọc và những người tạm gọi là nhà phê bình. Ông "bơ" luôn cả cái level của mình. Ông không care, chứ không phải là ông không "chấp". Ông lành hơn Nabokov nhiều. Nabokov mới đúng là: ông đéo chấp bố con nhà chúng mày.

    ReplyDelete
    Replies
    1. bơ cũng x được đó Tân ơi, bình thường bác Thiệp cũng chăm đến các cuộc hội thảo (ví dụ ở TTVH PHÁP) nhưng ko bao giờ nói gì, dù được mời, đến buổi Đặng Thân, cứ so sánh này kia với Thiệp, tức khí đưa tay đòi phát biểu x được, đén lúc cần phát biểu bác về mie no luôn cho lành.

      Delete
  5. Khinh bỉ không phải là [một] thái độ, khinh bỉ là [một] hình thức của hiện hữu. ;)

    ReplyDelete
  6. Hì hì, ngày xưa nhớ NL đã có comment ntn về NQL mình vẫn còn tiếc rẻ, nhưng sau đấy vài ngày thôi là phải công nhận NL chuẩn cbn rồi ;p

    ReplyDelete
    Replies
    1. hay bây giờ post lại những lời hồi ấy để cho thấy là đã có tiền sự chứ không phải phút giây nông nổi nhỉ :)

      Delete
    2. This comment has been removed by the author.

      Delete
    3. Mình rất hâm mộ cái sức nhịn nhục của bác Lập :)) bị bao người ném thẳng vào mặt mà bác Lập vẫn lờ đi để " được ăn bả " Văn bác Lập viết ra là hướng tới lượng độc giả bị thiểu năng nên cũng không nên đánh giá. Nhưng tởm nhất là cách bác Lập tự lăng-xê bản thân. :))

      Delete
  7. Ơ cái từ "chạm" này chị Nhị học của mình hay sao ấy nhỉ,trước đây có thấy dùng đâu:p

    ReplyDelete
  8. Có một cuốn của NHT cứ nằm trên giá sách của nhà sách cũ thách thức.Bao lần bàn tay rụt rè định lấy về mà ngại thành chúng nó quá. Lần sau nhất định sẽ mang về làm Di sản của mất mát ạ.

    ReplyDelete