Như tôi đã nói ở kia, giờ nói lại cho rõ hơn: tôi phủ nhận, nói đúng hơn, tôi từ chối mọi thứ gì liên quan đến Alain mà tôi có dính dáng trước đây. Tôi sử dụng một cái quyền (thật ra tôi thấy là trách nhiệm thì đúng hơn), là quyền renier một số thứ, trong một cái nhìn tương đối tổng quan và là cái nhìn hồi cố. Có lẽ tôi sẽ nói rõ hơn về điều này, cũng như bình luận kỹ hơn về Alain. Những gì tôi từng làm liên quan tới Alain coi như là faux pas (bước hụt, giống như nhan đề một cuốn sách lớn của Maurice Blanchot). Giờ mới thực sự bắt đầu.
Sentiments, passions et signes được in lần đầu năm 1926. "Chương" cuối của cuốn sách tên là "Spinoza" (ta biết rằng Spinoza là một trong các triết gia mà Alain bàn nhiều nhất).
Alain là một triết gia rất lớn. Một sự lặp lại của Socrate. Tôi rất buồn cười khi những người có phoọc-ma-xi-ông triết học nói Alain là triết học đơn giản, và do đó, thấp. Điều này rất giống khi Pierre Guyotat, trong Leçons sur la langue française, nói chúng ta (vì Guyotat giảng bài cho sinh viên trong vòng nhiều tháng) còn trẻ, chúng ta coi thường sự thông thái, nhưng sự thông thái rất quan trọng - đó là khi Guyotat bình luận Montaigne.
I. Về trác tuyệt
Xem xét con người, những gì họ tìm kiếm, những gì họ ngưỡng mộ, những gì họ khinh thường, và rốt cuộc những gì họ bỏ nhiều thứ nhất để có được, tôi nhận ra ở tất cả họ tình cảm về trác tuyệt. Dấu hiệu chói lọi là nỗi buồn chán. Chẳng có đến một con người không buồn chán về cuộc đời thú vật của anh ta. Mọi biểu diễn đều trình hiện sự vượt quá con người, dẫu đó là của một kẻ làm trò tung hứng hay một người đi thăng bằng. Con người chỉ thích chiến thắng và, vì không thể chiến thắng, họ ngưỡng mộ. Ở điểm này anh ta đòi hỏi rất cao, nhưng lại rộng lượng. Mặt bên kia, lòng ghen tuông, ghen tị, nhỏ mọn, tôi thấy nó nơi các tác giả hạng hai, đó là những con người mỏi mệt; nhưng con người sống hoàn toàn không như họ muốn phác họa; bản thân họ cũng không như vậy, họ chỉ tìm cơ hội để ngưỡng mộ; trong địa hạt này tôi nhìn nhận khi họ ở trước đống đổ nát cây cầu cạn, hoặc trước Shakespeare, hoặc giả họ đọc hay ngâm vài câu thơ đẹp; những lúc như thế họ đầy thành kính; họ hướng sự cầu nguyện tới con người. Sự thờ phụng con người cũng xa xưa như nhân loại.
Xem xét con người, những gì họ tìm kiếm, những gì họ ngưỡng mộ, những gì họ khinh thường, và rốt cuộc những gì họ bỏ nhiều thứ nhất để có được, tôi nhận ra ở tất cả họ tình cảm về trác tuyệt. Dấu hiệu chói lọi là nỗi buồn chán. Chẳng có đến một con người không buồn chán về cuộc đời thú vật của anh ta. Mọi biểu diễn đều trình hiện sự vượt quá con người, dẫu đó là của một kẻ làm trò tung hứng hay một người đi thăng bằng. Con người chỉ thích chiến thắng và, vì không thể chiến thắng, họ ngưỡng mộ. Ở điểm này anh ta đòi hỏi rất cao, nhưng lại rộng lượng. Mặt bên kia, lòng ghen tuông, ghen tị, nhỏ mọn, tôi thấy nó nơi các tác giả hạng hai, đó là những con người mỏi mệt; nhưng con người sống hoàn toàn không như họ muốn phác họa; bản thân họ cũng không như vậy, họ chỉ tìm cơ hội để ngưỡng mộ; trong địa hạt này tôi nhìn nhận khi họ ở trước đống đổ nát cây cầu cạn, hoặc trước Shakespeare, hoặc giả họ đọc hay ngâm vài câu thơ đẹp; những lúc như thế họ đầy thành kính; họ hướng sự cầu nguyện tới con người. Sự thờ phụng con người cũng xa xưa như nhân loại.
Người ta nói chẳng ai ít ghen tị như nghệ sĩ. Tôi đâu biết.
Sự ngưỡng mộ là một tình cảm trác tuyệt, và không ai sống trong trác tuyệt vào
mọi thời khắc. Nhưng cũng hoàn toàn không đúng nếu nhìn vào mọi điều gì con người
làm và nói, trong những ngày làm lụng, phù phiếm và lê thê của họ; cần phải thấy
những gì mà họ thích. Ba trăm dương cầm thủ cùng một lúc sẽ tạo ra sự inh tai
kinh khiếp của các loài vẹt; sự phù phiếm gay gắt, và lố bịch; gây buồn, nhưng
cũng đáng buồn nữa. Xuất hiện bậc thầy, người đã chiến thắng và vượt qua nhạc cụ
máy móc [hiểu ngắn gọn là nhạc cụ thô sơ của thời tiền sử âm nhạc], và thế là tất
tật rơi vào một cơn cuồng loạn ngưỡng mộ và tung hô; lúc đó họ tung lên công việc
và các tham vọng của mình như những bó hoa; giống những gì chẳng mấy nhiều nhặn,
dùng để hy sinh đi; và các món dâng ngây thơ ấy như thể bị nghiền nát và thu về
hư vô bởi những bàn tay mạnh mẽ, bởi vầng trán chăm chú của người khinh bỉ và
vượt qua tất tật những sự dễ dãi kia, cả sự dễ dãi của ông ta nữa, bản thân ông
ta tuân phục các vị thần đích thực.
Thậm chí tôi sẽ không nói rằng những ai hoan hô một võ sĩ
quyền Anh nhầm lẫn về trác tuyệt; chỉ đơn giản là họ tiến thẳng đến sự vĩ đại
mà họ có thể đánh giá. Bởi khá rõ rằng ngay một chiến binh tầm thường cũng từng
chiến thắng sự đau đớn, nỗi sợ, sự mệt, thú ăn uống, và cả cơn giận dữ, và cả
lòng ghen tị; những kẻ thù quen thuộc, mà ai cũng biết đầy đủ, và quá nhiều. Nếu
các tuyệt phẩm của nghệ thuật hiện ra, bên trên những trò tườu, cũng rõ ràng
như cú đấm quật ngã một ai đó lăn ra thảm kia, đám đông sẽ tới nhà hát và đi
nghe nhạc giống như họ đến xem những trận đấm bốc. Thậm chí tôi còn không nói
đám đông sẽ thích nhà hát đẹp và âm nhạc đẹp hơn, bởi tự thân nó một nghệ thuật
không đáng thích hơn so với một nghệ thuật khác, và mọi chiến thắng đều ngang bằng;
chỉ có điều một số rõ ràng hơn một số khác.
Chiến tranh là cả một tôn giáo. Dịp để ngưỡng mộ khi ấy ném
mọi con người vào một niềm hạnh phúc ngây ngất, nó khiến họ trở nên như thể mất
hết cảm giác. Và cái khía cạnh tồi tệ, nhỏ mọn và xấu xí của điều đó, họ hoàn
toàn không muốn nhìn thấy. Cũng như các phương cách xóa bỏ đi khỏi thế giới con
người chúng ta trò giải trí man rợ đó; họ hoàn toàn không muốn nhìn thấy; họ tức
điên nếu người ta chỉ chúng cho họ; như thế tức là cướp đi khỏi họ sự trác tuyệt
và ném họ trở lại vào nỗi buồn chán. Ở đây chúng ta hoàn toàn không nhầm lẫn,
sai lầm hẳn sẽ là thứ tùy thuộc. Quả đúng, những kẻ thích chiến tranh thường nhỏ
mọn, hay ghen tị, lắm mưu mô; nhưng tôi nghĩ họ thích chiến tranh chính bởi họ
bị buồn chán và buồn bã vì là chính họ. Nếu hiểu rõ hơn, rằng chiến tranh là một
biểu diễn, ta sẽ có ý nghĩ, và ý nghĩ ấy đúng, là cần phải loại bỏ loại khoái lạc
ấy đi, nhân danh lợi ích chung và phong hóa tốt lành, giống như người ta từng
loại bỏ rượu áp xanh.
II. Những điều kinh ngạc của dục vọng
Các loài thú, trong chừng mực ta có thể đoán biết, hoàn toàn
không có dục vọng. Một con thú cắn hoặc bỏ chạy tùy hoàn cảnh; tôi sẽ không nói
rằng nó biết đến cơn giận hay nỗi sợ, vì chẳng có gì khiến ta ngờ rằng nó muốn
kháng cự lại hai thứ đó, hay cảm thấy bị khuất phục bởi thứ này hay thứ kia. Thế
nhưng cũng chính vì lẽ đó mà tôi cho nó hoàn toàn không có ý thức. Hãy nhận thấy
rằng những việc được làm bởi tay con người không chút do dự, chẳng hề nghi ngờ
bản thân, không chút trách móc bản thân, cũng là không ý thức. Ý thức đặt giả định
về ngừng lại, đắn đo, phân chia hoặc xung đột giữa mình và mình. Có những khi, trong
những cơn kinh hãi hoảng loạn, con người bị cuốn đi như một thứ vật. Không do dự,
không suy tính, chẳng vương chút ngó nghiêng nào. Lúc ấy anh ta không còn biết
mình đang làm gì nữa. Nhưng hãy để ý các hành động quen thuộc chừng nào chúng
không hề gặp phải trở ngại, chúng ta cũng đâu biết mình đang làm gì. Sự thức tỉnh
luôn luôn đến cùng nỗi nghi ngờ; nó chẳng hề tách rời khỏi đó. Cũng giống như
người đi theo dục vọng chẳng hề có dục vọng. Giận dữ, ham muốn, sợ hãi lúc ấy
chỉ còn là các chuyển động.
Khác biệt nằm ở đâu? Ở điều sau đây, rằng, thông qua xung đột
bên trong, chẳng hạn giận dữ bị nhân đôi lên, hoặc cũng có thể là nỗi sợ. Nỗi sợ
mà tôi chấp nhận chỉ là sự chạy trốn; nhưng nỗi sợ mà tôi không chấp nhận, mà
tôi muốn đánh giá, thứ gây trầm trọng trong mắt tôi, đó mới là nỗi sợ đích thực.
Gần như mọi thứ trong giận dữ đều là giận dữ vì giận dữ. Gần như mọi thứ trong
nỗi sợ là sợ nỗi sợ, hoặc giả xấu hổ vì nỗi sợ. Ở đây khởi sự tấn kịch của các
dục vọng, nó hết sức phong phú về những mối kinh ngạc. Điều chính yếu của đau
khổ, trong giận dữ, trong nỗi sợ, hoặc trong tình yêu, là kết quả của cuộc
tranh đấu chống lại chính mình ấy và từ một dạng phẫn nộ trước những gì mà ta
chẳng hề cho phép. Tấn kịch này theo cách nào đó là hoàn toàn trần trụi trong sự
rụt rè, nơi toàn bộ điều xấu xuất phát từ những gì ta nhận ra là mình không thể
làm những gì ta muốn cũng như nói những gì mà ta muốn; từ đó mà có một nỗi nhục
cay đắng, và sớm sủa, một giận dữ, chúng làm cho rốt cuộc ta còn vụng về hơn so
với mức mà ta sợ. Sự náo động bên trong và nỗi sợ chính mình này nằm trong mọi
dục vọng.
Nhờ những nhận xét ở trên, ta có thể hiểu được ít nhiều điều
sau đây, vốn dĩ theo đúng ý kiến chung, rằng các bản tính rộng lượng nhất lại
cũng là những bản tính cho thấy các dục vọng mãnh liệt hơn cả. Người nào dễ
dàng nhất trí với mọi thứ sẽ chẳng mấy biết yêu. Ngược lại, trong một bản tính
kiêu hãnh và khư khư lấy tự do của nó, một vi phạm nhỏ nhất của tình yêu sẽ giống
như một xúc phạm. Người biết yêu đúng nghĩa lộ ra chân tướng ở chuyện anh ta bỏ
chạy; nhưng, như nhà thơ nói, anh ta mang theo trên mình mũi tên của Cupidon. Rất
đáng thương hại là tình trạng nơi ta cố sức không nghĩ tới ai đó; bởi như vậy vẫn
là nghĩ đến người đó; như vậy là ghi khắc vào chính mình cái ý nghĩ mà ta tự cấm
mình không được có. Như vậy mọi con người đều vụng về nơi trò chơi này, và tự
làm nhục bản thân, và tự cáu giận với chính mình. Từ đó mà có lối yêu này, rất
vui, nó bày tỏ thông qua cáu kỉnh bực bội. Cái phần này của căm hận, luôn luôn
bị che giấu trong tình yêu bị ép buộc, bùng nổ trong sự trả thù; và chắc hẳn
người ghen tuông trả thù vì đã bị lừa thì ít hơn so với vì đã bị ép buộc.
Nói ngắn gọn, con người có sự tự phụ là anh ta tự dẫn dắt bản
thân; anh ta muốn được muốn. Chính vì thế lúc nào anh ta cũng thích vượt quá
ham muốn. Từ đó mà có ý tưởng hứa hẹn, và rốt cuộc nối kết với nhau bằng một lời
thề. Và những bó buộc ấy, vốn dĩ là tự chủ ý, càng nặng nề, thì anh ta càng ít
cảm thấy các bó buộc khác. Chính theo cùng cách đó mà ta được giải thoát khỏi nỗi
sợ nhờ lòng can đảm. Vậy nên ta thấy rằng tình yêu luôn luôn có nhiều tính cách
tiểu thuyết, và ở điểm này nó thật tinh tế, nó tìm cách thoát ra khỏi sự khổ
thông qua sự hành động. Cái gì đó tự do này, và suy tư này, về thử thách được lựa
chọn và được chịu đựng theo đường lối trung thành, chính là điều làm nên hứng
khởi của tình yêu.
III. Tâm hồn tự do
Ta không giành được tình yêu, tình bạn hay sự tôn trọng bằng
sức mạnh. Nếu tôi nhốt Agnès lại, tôi sẽ không thể nghiêm túc đòi cô hứa không
được bỏ trốn. Bởi vì, áp dụng đúng cái luật mà tôi áp đặt lên cô, cô sẽ chỉ tự
hỏi, hòa nhịp với Horace: “Mình có thể không?” Kể từ lúc sự bó buộc là thứ đánh
dấu giới hạn của cái bị cấm và cái được phép, mọi thứ gì mà tôi có thể đối với
tôi đều là được phép. Đây là điều mà người phụ nữ ngu dốt nhất cũng cảm thấy rất
rõ, ngay khi họ cảm nhận sức ép của một mối liên hệ, dẫu sức ép đó có nhẹ đến mức
nào. Và chính bởi lý do đó mà lòng biết ơn không bao giờ củng cố tình yêu, thậm
chí cả tình bạn; tuy nhiên một tâm hồn cao quý hẳn sẽ muốn điều đó, nhưng nó
không thể; đấy là vì việc tốt có sức mạnh và trọng lượng, giống như một vật; ta
chịu đựng nó; ta không thể quên nó. Những gì là nợ nần chẳng bao giờ là tình
yêu lẫn tình bạn. Ngay nghĩa vụ thuần khiết nhất cũng khiến trái tim khô kiệt.
Các đức hạnh, vốn dĩ làm cho ta phải được yêu, cũng làm cho ta chẳng hề được
yêu. Hẳn tôi sẵn sàng nói rằng một dạng cái đẹp nói quá nhiều, bởi vì nó ép buộc
tình yêu, làm đông cứng tình yêu lại. Kẻ ghen tuông thì biện hộ, và chứng minh
rằng người ta phải yêu anh ta. Nhưng anh ta không bao giờ giành được; xét cho
cùng, anh ta biết mình sẽ không bao giờ giành được; bởi anh ta muốn gì?
Có một độ sâu tự do ở mọi con người, và một ân sủng duy nhất
gây thích thú; nhưng cần phải chờ đợi nó. Tuy nhiên không được cho thấy là ta đợi
nó; có một dạng nhăn mặt đi trước nụ cười đúng nghĩa một phút. Cơ chế giả vờ
này gây bực bội cho cả đôi bên. Từ đó mà thỉnh thoảng có một sự thờ ơ giả bộ,
và thậm chí một sự cố tình khăng khăng khiến mình bị ghét. Và các trò chơi của
ngúng nguẩy ấy, thông qua một mâu thuẫn liên tục, là thứ kéo những chuyển động
của chúng ta theo mọi hướng, và mang lại cho chúng ta cảm giác về một sự vụng về
không thuốc chữa. Sự rụt rè tự biết là nó bị kết án lúc nào cũng phải làm ngược
lại với những gì nó muốn. Đó là nỗi bất hạnh của các dục vọng. Trong đó luôn
luôn có bạo lực; và những kết quả thì chỉ tùy thuộc vào các sức mạnh, và vào
cái sự ngẫu nhĩ đột nhiên kia, nó làm phun trào một hành động này hay một hành
động khác, theo tư thế và theo vũ khí. Việc Othello cáu giận với chính mình vào
thời điểm túm lấy cái cổ mảnh dẻ không khiến nới lỏng cú siết. Chỉ cần biết, dẫu
chỉ đại khái, trò bịa đặt nơi cơ thể con người là đã đủ để hiểu tội ác do tình
yêu, cái nghịch lý ấy. Với người tôi muốn điều tốt nhất, tôi lại làm điều xấu
nhất. Thậm chí ta hãy bỏ lại những bàn tay siết cổ, và khẩu súng ngắn, cái cơ
thể đi mượn tuân phục mau chóng đến thế và dễ dàng đến thế. Luật của mọi cuộc
cãi vã là ta biết mình sẽ gây tổn thương bằng một lời nói, và ta biết rằng ta sẽ
chẳng thể nào tự ngăn mình nói lời đó ra; ta hối tiếc từ trước, và cái đi trước
cơn giận này cũng cộng thêm vào cho cơn giận; bởi mọi thứ tạo thành khối trong
các cảm xúc của chúng ta, và chúng ta không có hai cơ thể.
IV. Cơn giận của Achille
Platon nói, cho vui, rằng tình yêu là đứa con trai của giàu
có và nghèo khổ, và ông đã nói một điều vĩ đại. Ai cũng thấy các tấn kịch tình
yêu, và kinh ngạc vì Célimène tầm thường nhất cũng có thể đưa đường dẫn lối cho
một người đàn ông cao quý tới chỗ làm những hành động của kẻ điên. Thế nhưng
chính sự giàu có tạo ra điều xấu tệ hại nhất; sự giàu có, tôi muốn nói sự cao
quý, sức mạnh đối với bản thân mình, hết sức coi trọng người anh hùng và tình
yêu. Nếu người đàn ông chỉ phải chịu đựng sự nghèo khổ và cần tới một Célimène,
thì hẳn bệnh tật sẽ sớm được chữa khỏi. Nhưng nhu cầu thì đâu phải là tình yêu;
và ham muốn cũng không phải tình yêu nốt. Tình yêu là một tham vọng coi khinh
các phương cách nhỏ nhoi, nó muốn được công nhận bởi một quyền năng khác. Chính
vì thế, ai cũng muốn quyền năng khác thì cao ngạo và khó khăn, và luôn luôn làm
cho nó lớn thêm lên, và gần như luôn luôn coi trọng nó quá, và đau khổ khi thấy
nó bị sụt giảm. Có tồn tại cái dạng thất vọng ấy trong lòng ghen. Từ đó mới có
chuyện lúc nào người ta cũng có chút khinh bỉ nơi bản thân mình, cũng như ở kẻ
đối thủ, các lợi thế bên ngoài mà quyền năng cao ngạo hẳn sẽ không chỉ để tâm đến.
Chẳng gì tệ hại hơn so với chuyện ta phát hiện sự yếu đuối, tinh thần nô lệ, phụ
thuộc, sự mù quáng, xuẩn ngốc, nơi người phụ nữ mà ta muốn quyến rũ. Bởi ta muốn
người ấy yếu, nhưng chỉ là với ta, và yếu một cách tự do. Đó là trò chơi tình
yêu giữa hiệp sĩ và quý bà của anh ta; cũng tương tự giữa cô gái mục đồng và
chàng trai lùa đàn thú. Đôi khi chàng Alceste mang những dải ruy băng màu lục
hay đeo dây lưng flanen khinh bỉ và bỏ đi. Thông thường hơn, chàng muốn tự an ủi
nhờ cuộc chinh phục dễ dàng những gì chàng thấy ở thấp hơn mình rất nhiều;
nhưng cả ở đó chàng cũng nhầm, lúc vì khinh bỉ quá nhiều, khi thì lại bởi coi
trọng quá mức, và luôn luôn bị làm nhục. Tới khi ấy thì chàng trằn trọc khôn
nguôi vào ban đêm như một người bệnh, nhai nhá nhấm nháp nỗi hèn mọn của mình.
Vậy nên người phụ nữ càng ít đáng giá, tấn kịch sẽ càng thắt lại khủng khiếp
hơn. Tôi vạch lại dục vọng của người đàn ông; dục vọng nơi người phụ nữ rất có
vẻ cũng có thể giải thích bằng cùng những nguyên do. Bởi thế mà hoàn toàn không
phải thấy kinh ngạc nếu một phụ nữ thấp kém được yêu đến phát cuồng; đó hoàn
toàn chẳng phải ngoại lệ, mà đó là quy tắc.
Cơn giận của Achille, xuất chúng giữa tất tật những cơn giận
và từ ba nghìn năm nay được vinh danh, chứa đựng mọi cơn giận. Không phải vì
chàng bị cướp mất cô gái nô lệ rồi thấy thiếu hụt quá; người ta có tặng cho
chàng hai mươi cô khác, rồi chính cô ấy nữa, thì cũng chẳng thể nào khiến chàng
mềm lòng. Đó là vì chàng bị xúc phạm nơi cao thiêng nhất của tâm hồn chàng, bị
khinh miệt, và cả chàng cũng bị đối xử như nô lệ. Bị làm nhục, hơn so với mọi
thứ khác, bởi cơn giận của chính chàng, có lẽ. Việc người ta làm chàng tức
điên, việc có ai đó trên cõi đời này sở hữu quyền năng ấy, đây mới chính là điều
mà chàng không thể nào tha thứ. Điều rất xứng đáng được để tâm nằm ở chỗ mọi lời
sỉ vả mà chàng buông ra từ trước đều quay trở lại nhắm vào chàng; bởi chẳng lợi
lộc gì khi đi khinh bỉ người mà ta bị tùy thuộc; đó chính là tự khinh bỉ bản
thân. Chẳng gì có thể xóa đi điều lăng nhục; giết người hẳn cũng sẽ không xóa
được gì hết. Chàng cũng biết điều này. Giờ hãy giả định rằng chính giai nhân
Briséis, tự do và là nữ hoàng, bỏ chàng đi và tự biến thành nô lệ của một ai đó
khác, thì cơn thịnh nộ cũng sẽ trào ra từ cùng một nguồn. Như vậy, mọi dục vọng
trình diện trong cái cảnh trác tuyệt ấy, nơi, lều của Người Không Biết Động
Lòng hé mở, ta thấy chàng đang cố gắng tự chế ngự bản thân bằng lời hát và cây
đàn xi-ta, mỗi giờ đồng hồ trôi qua chiến thắng thêm một chút trước cơn giận
không biết mệt mỏi, trong lúc người bạn, ngồi đối diện với chàng, chiêm ngưỡng
sự tất yếu nhất định không chịu chùn bước và ý chí bị trói chặt vào những dây
xích của chính nó. Vào cái hình thức tự do này, vào khúc hát này, vào sự nghỉ
ngơi này, vào yên bình lừa dối này. Ngần ấy máu nơi đầu các ngón tay nhạc sĩ,
những người tù bị thảm sát, Hector bị kéo lê, Priam vật nài cầu xin, tất tật
các chuỗi của một sự lăng nhục chín lên tái lại trong sự im lặng. Sự trả thù mù
quáng; và cảnh này, từ xa, cũng vẽ viền cho sự khôn ngoan của chúng ta, vì bộ
máy chính trị dùng lại các dục vọng và dùng chúng để phục vụ cho những mục đích
của nó.
V. Về tình yêu và tham vọng
Tôi không thấy ở Platon có gì là đủ; và vị thần của ông, đã
rút lui mất, để mặc thế giới lại cho các quy luật không trách cứ, và con người
thì phải thực hiện số phận của họ, điều này cho thấy khá rõ những cuộc phiêu
lưu bi thảm nhất của chúng ta. Bởi vì cơ chế của thế giới thuần túy là cái mà
cơ chế đó là; nó chẳng hề muốn cho chúng ta cả điều xấu lẫn điều tốt. Chỉ đơn
giản là nó thực thi các sắc lệnh của chúng ta, theo cùng cách thức với sóng,
con tàu và bánh lái cùng hợp nhau in con dấu của tất yếu lên từng chuyển động
nhỏ nhặt nhất của con người. Viên đá mà tôi đã ném đi, một người xưa từng nó,
không còn thuộc quyền năng của tôi nữa [Spinoza hay Leibniz í nhờ?]; nó lao đi
như mọi viên đá. Thế nhưng, trong các hành động làm biến đổi con người, khiến
anh ta trở nên độc ác, bội bạc hoặc đa nghi, cùng tất yếu đó, dẫu kém hiển hiện
hơn, thường lôi kéo chúng ta đi rất xa khỏi tầm nhìn của chúng ta. Vì lẽ ấy mà
tình yêu ở mọi khoảnh khắc đều nằm trên lưỡi của thanh kiếm; cần phải lựa chọn;
và luật không suy chuyển hoàn thành chọn lựa của chúng ta, giống như sóng đối với
người hoa tiêu.
Ai chọn yêu, người đó có một lựa chọn lớn lao và đẹp; bởi
anh ta chọn dẫn những gì anh ta yêu đi tới sự hoàn hảo cao vời nhất; và ý niệm
này hoàn toàn không để cho anh ta chao đảo, như hẳn người ta muốn nghĩ; cần phải
muốn người khác tự do và hạnh phúc, tức là phát triển theo bản tính riêng, cứu
lấy hình thức của riêng mình, hành động chứ không phải chịu đựng. Bản thân tên
của Platon vẫn được gắn liền với thứ tình yêu hào phóng ấy, hay bị chế giễu một
cách vô ích. Ngược lại, thứ bị chế giễu là tình yêu bạo chúa, thứ không ngừng tự
chối từ bản thân, gỡ bỏ lời hứa về vẻ đẹp đó mà nó nắm giữ, và quan sát nữ tù
nhân buồn bã, trong dáng vẻ ngột ngạt mà nó gây cho cô ta. Nỗi buồn này quay trở
lại với nó, theo quy luật không bao giờ suy chuyển. Một trong những tiểu thuyết
bí hiểm nhất của Balzac là Honorine
[xem thêm ở kia], nó bày cho chúng ta cảnh tượng một người phụ nữ bị giết hại một
cách chậm rãi bởi một lòng tận tụy quá thiếu chú tâm, và như thể cả bởi cái
hình thức con đực chẳng hề tôn trọng con người kia. Là tương tự như vậy, thứ hạnh
phúc háu đói chỉ nhìn nhận độc mình nó, và tự cự tuyệt vào mọi thời khắc. Cái đẹp
là một câu đố nếu ta coi nó là một thứ của cải xa lạ và muốn chinh phục; và chắc
hẳn sự dằn vặt của lòng ghen nằm ở chỗ nhận thấy người ta làm biến dạng nó vì cứ
muốn túm lấy nó tùy theo bản thân mình, chứ không phải tùy theo nó. Ngược lại,
sung sướng thay kẻ nào được chứng kiến nó nở hoa! Hạnh phúc của người khác quay
trở về toàn vẹn với người ấy. Và đó cũng chính là điều mà người ấy muốn. Chỉ có
điều anh ta rất dễ quên mất mình muốn gì; anh ta nổi giận, cáu tiết và trừng phạt.
Anh ta trừng phạt chính anh ta. Nỗi bất hạnh quay trở về với anh ta, toàn vẹn.
Độc ác, đó chính là độc ác, rơi vào thật sai chỗ.
Tình yêu là tham vọng thứ nhất; tình yêu là tham vọng còn trẻ.
Các ma nớp của kẻ bạo chúa, chín muồi hơn, có lẽ cũng rõ rệt hơn, dễ theo dõi
hơn. Bởi kẻ bạo chúa nghĩ chỉ cần bị sợ hãi là đủ; và, ở điểm này, chẳng thiếu
các châm ngôn man rợ. “Thì chúng cứ việc căm ghét ta!” Nhưng con người đó không
hề biết mình muốn gì. Bạo chúa Syracuse gọi Platon; thật là đẹp, khi được cai
trị Platon; nhưng Platon cũng cần vẫn tiếp tục là Platon. Nô lệ đẹp, chắc chắn
rồi; nhưng nếu ông là nô lệ, thì đó đâu còn là Platon nữa. Nhà bạo chúa muốn thực
hiện cuộc chinh phục này; cuộc chinh phục thật khó nhọc. Platon chỉ quyến rũ được
tôi nếu đúng là Platon; tùy theo ông, chứ không phải tùy theo tôi. Nếu ông
không phải người tự do nhất, nếu ông không phải chính ông theo quy luật sâu kín
của ông, thì tôi đang nắm lấy ai đây? Như vậy, do bó buộc, tôi hạ thấp con người
quý giá này xuống ngang mức của vật; tôi chỉ trói được một cái bóng mà thôi.
Tôi càng siết thêm thì ông càng vuột đi mất. Có lẽ không tồn tại con người nào
mà người ta không thu nhỏ được bằng xà lim; nhưng đó cũng chính là tàn phá cái
làm nên giá trị của con người. Tôi đã chiến thắng anh ta, được rồi; nhưng nếu
tôi làm anh ta băng hoại, nếu phá hỏng đi các động lực của anh ta, thì tôi đã
thắng được gì? Frédéric lừng danh [đại đế] từng muốn thống trị cả Voltaire;
nhưng ông đã không thể làm vậy; bằng một thói quen của nhà bạo chúa, ông ta ép
buộc con người tự do; những gì đối với ông ta là đẹp và hiếm, thì chính cái đó
ông ta giết đi bằng cái thói cứ muốn đoạt lấy. Vậy nên ông ta quay trở về với
cái nghề chua cay của ông ta, cai trị và khinh bỉ. Thế nhưng ai cũng là bạo
chúa và muốn trở thành vua. Chỉ sự phỉnh nịnh tự phát mới đáng giá; và về điểm
này mọi con người đều đòi hỏi rất cao; nhưng vậy cũng có nghĩa anh ta chẳng đòi
hỏi gì hết; đó chính là luật của các tình bạn; và tôi thấy dường như nó cũng giải
thích được cho cả các tình yêu.
VI. Lòng ghen
Những tấn kịch của tình yêu không phải những tấn kịch của
ham muốn; mà đúng hơn, đó là những tấn kịch của lòng kiêu ngạo. Từ phía của ham
muốn chẳng có gì đáng nhọc công, để mà tìm, nếu có lẽ không phải cái ý nghĩ cằn
cỗi theo đó các tật xấu khiến con người trở nên nhã nhặn dễ gần và dễ hòa đồng.
Ngược lại lòng kiêu ngạo không thể thỏa hiệp cũng chẳng thể hòa hợp. Thông qua
ham muốn tức thì nó bị trói lại và tức thì nổi loạn. Chuyện chỉ có thể khác đi
nếu tâm hồn mà ta nhận ra ở người khác thực sự là một tâm hồn thân tình, kiêu
ngạo và lớn đủ mức để không hề làm nhục, cả theo đường lối chủ ý lẫn bằng cách
chẳng hề mong muốn. Và bởi mọi tâm hồn xét cho cùng đều như vậy, tốt đẹp hơn
nhiều, giống như vẻ đẹp của khuôn mặt, của các hình dạng, của chuyển động chủ yếu
phát xuất từ những gì mà sự lớn lao của tâm hồn ấy được thông báo và được hứa hẹn
ở đó, người đang yêu gõ vào cánh cửa ấy, bị thúc đẩy bởi một tham vọng lớn, ấy
là tham vọng tìm thấy Célimène của mình đủ mức cao vời, khiến bản thân anh ta
chẳng hề phải đỏ mặt xấu hổ vì yêu nàng; và sự ăn nhập này của cao và thấp giữa
hai con người quả thật chính là tình yêu được tìm kiếm, tình yêu hoàn hảo. Nỗi
thất vọng, vốn dĩ ở đây khá thường gặp, bởi sự rụt rè hoặc bởi sự phù phiếm, khơi
dậy một cơn giận vô bờ bến. Hãy nghe Alceste, đã kịp gầm lên trong cầu thang và
nơi các tiền phòng. Trở thành kẻ ghét người, vì hy vọng quá nhiều.
Trong những cãi cọ vẫn hay đẫm máu ấy, luôn luôn, cũng như tại
mọi cãi cọ khác, trung tâm là danh dự; sự xúc phạm là thứ tra tấn, nhưng còn trở
nên trầm trọng hơn nữa bởi sự xúc phạm phát xuất từ chính người phụ nữ mà người
ta đã chọn làm thẩm phán, và muốn được người ấy coi trọng ở mức cao nhất. Sự nhục
mạ kinh khiếp, nói đúng ra là không thể chịu đựng, nếu người ta lại còn chọn
cách tự khinh bỉ chính mình, thay vì khinh bỉ thẩm phán của mình. “Cô ấy không
thể phán xét khác đi; cô ấy có lý; mình độc ác hoặc ngu xuẩn hoặc nhỏ mọn trong
mắt cô ấy, và đó là do lỗi của mình.” Chắc hẳn phụ nữ rất ít chú tâm đến trò
chơi của các ký hiệu nếu họ không nhận ra rằng chính những gì họ từ chối để tâm
lại là thứ mang lại giá trị cho những gì đó, mà họ sẽ muốn chỉ ra; chính vì thế
sự coi thường là phong cách nơi phụ nữ ngúng nguẩy; tuy nhiên người đàn ông
đang yêu hẳn cũng phải biết rằng các ma nớp của trò ngúng nguẩy là dấu hiệu đầu
tiên của tình yêu, đặc biệt ở các bản tính thông thường vốn yên tĩnh và khép
kín. Chỉ có điều con người mang dục vọng nhìn thấy những vẻ ngoài, và dễ dàng
tin vào điều tồi tệ nhất. Hay xảy ra chuyện bởi lẽ đó mà một người đàn ông giết
người hoặc bị giết, thay vì biết khinh bỉ; nhưng vết thương ấy thì là gì bên cạnh
nỗi khinh bỉ phát xuất từ người mà ta yêu? Vậy nên cần phải nghĩ là cô ấy đúng;
vậy nên cần phải tìm các lý do để giảm bớt sự coi trọng chính mình; hoặc giả
tìm lấy một đối thủ nào đó, và trong khoảng thời gian mà ta muốn hạ thấp người
đó, tìm mọi cách, đầy thịnh nộ, làm người đó đẹp lên. Dạng suy tư này đạt tới mức
kỳ quái, và thường đưa người đàn ông đang yêu đi cách xa hàng trăm dặm các suy
nghĩ thực của người phụ nữ mà anh ta yêu. Lòng ghen có thể bày ra, và thường
bày ra, khi ta chẳng hề có đối thủ, trước khi ta biết đến hắn, thậm chí trước cả
khi ta ngờ là có hắn. Đấy là bởi trước tiên ta ghen thế cho nên ta tìm ra đối
thủ, và vì ta hay bịa ra hắn. Như vậy lòng ghen đi từ trên cao xuống; và những
ai đưa vào các phân tích này những trận chiến của gà trống hoặc của hươu còn xa
mới nắm được bí mật của các dục vọng. Sự sở hữu, vốn dĩ là thứ họ muốn nghĩ đến,
chẳng qua lại chỉ là chiến thắng mang tính cách quyết định trước một tâm hồn
kiêu ngạo và khép kín; và điều tôi nói ở đây đúng đến mức sự sở hữu chỉ là đủ
trong niềm hy vọng, chứ chẳng hề trong sự kiện, nếu tâm hồn đối nghịch từ chối
coi trọng hay chỉ là từ chối sự đánh giá; thế nên ta có thể yêu một phụ nữ dễ
dãi, và đau khổ bởi cô ta, cũng như một phụ nữ chung thủy, mà ta có. Người đàn
ông đang yêu muốn có tâm hồn; chính vì thế sự ngu xuẩn, nơi người phụ nữ hay
ngúng nguẩy, trông cứ như là mưu mẹo.
VII. Vượt qua bạo lực
Hành động của Othello (hỡi ôi, Desdémone khốn khổ) luôn luôn
là hành động thứ nhất. Cũng như ta thấy rằng hai bàn tay của trẻ sơ sinh tóm lấy
ngay những gì chạm vào chúng, và siết chặt hết mức. Là giận dữ hay sự dịu dàng,
ta nào biết; ta sẽ chẳng bao giờ biết. Những chuyển động ấy không hề có tên. Phủ
lên, cứu thoát, nắm lấy, phá hủy, bàn tay mạnh mẽ chẳng thấy có chút khác biệt
nào. Và nữa, có lẽ hoàn toàn không tồn tại dạng hành động thành tựu được nếu
không có một chút giận dữ. Thành ra ta chỉ chực nói rằng mọi thứ gì gây quan
tâm đều xúc phạm. Từ đó mà có lối né tránh của phép lịch sự [đã xuất hiện một
khái niệm then chốt trong triết học của Alain: “politesse”], gần như bất khả
xâm nhập, sự né tránh của không đoái hoài. Nụ cười và mọi sự duyên dáng có lẽ
là những từ chối đoái hoài. Đối lại, tình yêu thì phải gầm rú và đe dọa. Ấy là
vì cú chạm của tình yêu không thể bị từ chối. Nhiệt hứng và thịnh nộ rất giống
nhau, như ta thấy ở các loài thú. Nhà thơ nào cũng so sánh tình yêu với một vết
thương; và các chuyển động đầu tiên của tình yêu thường là chạy trốn; nhưng hãy
hiểu cho đúng, đấy là bởi nỗi sợ chính mình. Đối với tôi những chuyển động của Kẻ
Ghét Người bất hủ có vẻ là như sau: ở xa so với cảm xúc tối cao, anh ta tập
trung tinh thần và chuẩn bị các ý nghĩ của mình, nhằm đến chuyện yêu một cách độ
lượng, điều này bị hủy đi bởi niềm hạnh phúc của hiện diện, vốn dĩ nó hung bạo.
Có lẽ lòng ghen chẳng là gì khác ngoài một tiên cảm về bạo lực, và lúc nào, thoạt
tiên, cũng bất công một cách sâu xa. Một trong những nỗi bất hạnh của người
ghen tuông là anh ta tự biến mình trở nên đáng ghét, và anh ta biết điều đó, và
các quyết định của anh ta chẳng thay đổi được gì. Có lẽ chắc hẳn anh ta sẽ dễ
được giải thoát nếu nhận ra rằng bạo lực là xúc cảm thuần túy, chẳng hề có biểu
nghĩa nào hết. Nói cho đúng, nó không kém phần là một khởi đầu của sự sát nhân,
giống như mọi phản ứng của kinh ngạc; nhưng xét cho cùng bởi mọi nguyên nhân đều
nằm trong cái bộ máy không suy nghĩ đang siết chặt nắm tay kia, chỉ cần không
hiểu gì hết và biết rằng chẳng có gì để hiểu. Các dục vọng của chúng ta chỉ sống
được nhờ những ý nghĩ.
VIII. Don Juan
Don Juan trở nên gần như phát điên vì tình yêu mà chàng dành
cho nàng Elvire xinh đẹp. Đó là một giai nhân tuyệt sắc, và có thể so sánh, về
phần thông thái, với đích thân Minerve [Minerve
ou la sagesse là tên một tác phẩm của Alain]. Tuy nhiên đó hoàn toàn chẳng
phải một bản tính đá hoa cương, tự đầy đủ, và đã là tượng sẵn rồi. Ngược lại,
nơi những đường nét hùng mạnh kia, nơi dòng máu dồi dào kia, nơi cặp mắt bừng lửa
kia cháy lên dục vọng đang hy vọng; nhưng mọi điều cùng lúc cũng cho thấy rằng
những kỳ vĩ giả hiệu đều bị phán xét, và tất tật những kho báu kia sẽ không thuộc
về một ai. Don Juan thường tự cho mình cái quyền khinh bỉ rất nhiều, nhưng ở
đây thì chàng không thể. Chàng kinh ngạc, chàng bíu lấy các dấu hiệu mù mờ, tự
lập thệ, điên rồ vì hy vọng, tan nát vì chờ đợi, và rốt cuộc nghĩ rằng người phụ
nữ này là người duy nhất mà sự phán xét có chút quan trọng nào đối với thế giới.
Xét cho cùng chàng tỏ ra ngu xuẩn ngang cỡ một kẻ mới đỗ tú tài. Elvire nghĩ gì
về điều này, chẳng ai biết, và chính đây là điều tồi tệ hơn cả.
Thế
nên, trong lúc chàng kể cho nàng về những nỗi đau của mình, khiến các bức tường
khóc ròng, và bằng cách ấy dần dà chàng cũng cảm thấy chúng thật, thì nàng, bằng
những lời lẽ ôn tồn, nhắc tới những sự thật đã quá rõ, phân tích các nguyên
nhân và kết quả của dục vọng, tự chuyển di vào thời tương lai, giải thích từ
trước sự bội bạc và bất công của các tình nhân, những nỗi buồn tiếp sau niềm
vui, cũng như những phán xét nghiêm khắc của đời, và kết thúc bằng một sự ngợi
ca tuyệt diệu hướng tới sự thanh thản, tình bạn, yên bình và lý trí.
“Gì
cơ, chàng nói, lúc nào mình cũng sẽ chỉ nhìn thấy lòng hiếu kỳ, tình bạn, sự thận
trọng, trong cặp mắt đẹp nhường kia? Hoặc giả nếu mình đoán định được ở đó một
sự nồng ấm của nhiệt hứng nào đó, thì đó sẽ giống như là một lời hồi đáp cho
lòng can đảm, giống một lời thệ sẽ bắt chước ý chí vững vàng của những người
anh hùng. Hoặc giả một tình thương êm dịu, luôn luôn được sự khôn ngoan soi
sáng. Mình là một biểu diễn đối với nàng. Thế thì, quyền năng của mình chỉ dừng
ở đó.” Đó là văn bản những mơ mộng của chàng, kết thúc bằng các dự đồ hung bạo.
Nhưng sức mạnh thì có thể làm gì đây, ngay khi mà điều ta muốn tìm là sự đồng
lòng? Chàng chẳng tiến lên được chút nào, và nỗi nhục cắn xé trong lòng chàng.
Khi
Don Juan đã rất tin là Elvire thành thực và chẳng gì có thể khuấy động cái trật
tự suy nghĩ đẹp đẽ ấy, cũng như sức khỏe đẹp đẽ ấy, chàng bèn cảm thấy mình rơi
xuống tận những vực thẳm cuối cùng của địa ngục, giống một con quỷ kể từ nay chẳng
còn sức mạnh nữa và, vì không thể chịu đựng ngọn lửa ấy, mà chính chàng đã thắp
lên, chàng chạy trốn về nhà, buộc một sợi dây thừng lên trần, và vừa thò đầu
vào nút thòng lọng thì, từ chỗ cao mà chàng đang đứng, chàng nhìn thấy qua cửa
sổ một phụ nữ xa lạ rất đẹp đang hôn gió gửi tới chàng. Chàng bèn vứt cái nút
thòng lọng ở đó, chỉnh lại cà vạt, đi về vùng nông thôn và, hết leo trèo lại
khoét ngạch, đến được chỗ của người phụ nữ xa lạ. Chàng quỳ xuống chân nàng và
hát cho nàng nghe bài ca vĩnh cửu; nàng hồi đáp những trò điên rồ của chàng, ca
ngợi chàng theo cả nghìn cách, nhắc đến trái đất, biển, các ngôi sao và những sức
mạnh vô hình; và rồi rốt cuộc, nàng hiến thân cho chàng, rên rỉ vì hạnh phúc.
Elvire đã bị lãng quên hoàn toàn.
Nhưng,
lúc ham muốn đầu tiên qua đi, Don Juan quan sát những hưng phấn ngây ngất kia;
và chàng sớm nhận ra, khỏi phải nghi ngờ gì nữa, rằng người phụ nữ này đích thực
là một kẻ điên, mà gia đình nàng phải nhốt lại bởi vì cô ta nghĩ và hành động
suốt cả ngày giống hệt như vừa làm xong. Thế là, Don Juan, như trong một tia chớp,
hiểu ra và phán xét toàn bộ cuộc đời mình. Chàng về nhà, thấy nút thòng lọng đã
chuẩn bị sẵn, vội vã cho đầu vào đó, và lần này thì đúng là chàng treo cổ thật.
IX. Sự ngúng nguẩy
Từ “courtisan”, sử dụng ở giống cái [“courtisan” có thể hiểu
là “triều thần”, là bầy tôi trung thành trong một triều đình, còn giống cái của
từ này, “courtisane”, chính là “kỹ nữ”, giống như Rực rỡ và khốn cùng đời kỹ nữ, tiểu thuyết của Balzac], đã mang
nghĩa một cái nghề tạo đồi bại, đây là một bài học thật sâu sắc rút ra tự từ điển,
sau biết bao bài học khác. Chủ đề này rất rộng lớn, bởi nó hàm nghĩa rằng không
loại courtisan nào có thể yêu bất cứ loại vua nào. Nhưng ở những gì liên quan tới
tình yêu đúng nghĩa, cùng mối tương quan này nằm sờ sờ dưới mắt tất cả mọi người.
Tình yêu thì tìm tình yêu và, chỉ bởi điều này, nó không thể hòa hợp với ý định
làm người khác thích mình; vì cái mà nó muốn, cái nó hy vọng và cái nó chờ đợi
là hạnh phúc làm người khác thích mình, chẳng hề kèm với chút dấu vết nào của sự
tính toán. Cũng bởi cùng các nguyên do, sự hiện ra dẫu nhỏ nhặt nhất của một
ông chủ tự hỏi người ta có biết cách làm ông ta thích hay không, và sẵn sàng lựa
chọn, cũng đẩy tình yêu ra xa, một cách chắc chắn và một cách thường hằng y hệt
như những hòn bi nhỏ tích điện đẩy lẫn nhau và, khi sắp chạm vào nhau, lại bắn
ra xa hết mức. Quá rõ rằng nghề làm người khác thích mình thật đáng ghét. Mỉm
cười theo đơn đặt hàng chính là một cú nhăn mặt khó chịu; trong thâm tâm ta
khinh bỉ nó; ta khinh bỉ kẻ nào làm vậy; ta căm ghét kẻ đòi hỏi điều đó. Và chẳng
phải toàn bộ sự mầu nhiệm của tình yêu nằm ở chỗ không bao giờ nghĩ đến chuyện
làm người khác thích mình, mà ngược lại, làm người khác thích chỉ thông qua hạnh
phúc nhận được? Các sắc thái này của tình cảm là danh dự của mọi phụ nữ, và
cũng của chính kỹ nữ [courtisane] nữa, như tiểu thuyết và sân khấu đã dạy cho
chúng ta quá đủ.
Từ những nhận xét nói trên, mà bất cứ cô mục đồng bé nhỏ nào
cũng quá rành, sinh ra các trò chơi của tình yêu, luôn luôn tinh vi ngay khi
nào chúng được tự do, và luôn luôn tự do nếu chúng là những trò chơi tình yêu.
Trong sự thẹn thùng có một nỗi sợ làm người khác thích, và trong sự ngúng nguẩy
thường có một lời chối từ làm người khác thích, mà mục đích là tăng mức cảm xúc
lên để đạt tới tình cảm [cảm xúc phải được nâng lên thì mới tới mức tình cảm].
Một dạng vẻ đẹp quá lồ lộ và đi tìm quyền lực cũng như thể sẵn lòng nhận thân
phận nô lệ, vì chẳng gì là lâu dài trong sự quy phục bị ép buộc; và ngược lại,
một mối hiềm thù được tích tụ [dường như rất liên quan đến “hận Kiều Phong”],
và gần như có cả một niềm hy vọng được chứng kiến vẻ đẹp hỗn hào kia phải già
đi. Nhưng đối lại, một sự từ chối ngự trị và ép buộc các trái tim ngay tắp lự hiện
ra rạng ngời, hiệu nghiệm hơn cả vỉ ruồi. Lúc đó tia chớp của cái đẹp sẽ giống
như một lời thú nhận; là kết quả của tình yêu, chứ đâu phải nguyên nhân [yêu
cho nên đẹp, chứ không phải đẹp cho nên yêu]. Thông qua đó vẻ đẹp được nâng cao
lên hơn hẳn chứ không còn là các vết hyđrôcácbua nữa, như có người nói, nhìn
trong toàn cảnh chứ không phải soi kính lúp; vì rất tốt, những gì làm nên một
cái má đẹp; nhưng đó chỉ là một món ăn bày biện đẹp mắt mà thôi. Vẻ đẹp đích thực
mang nhiều nghĩa hơn nhiều.
Tình yêu giàu có ở những gì nó cho đi, như vậy xét về cốt yếu
là hào phóng; chứ chẳng hề là bị ép buộc. Điều kiện của nó: được tán thành bởi
chốn cao thượng nhất của tinh thần. Tình yêu của Alceste không lẫn chút tạp chất
căm ghét và giận dữ; đó là bởi chàng không cảm thấy tự do. Nhưng vì chàng cũng
cho thấy điều đó, nó hoàn toàn không phải một sự phỉnh nịnh thuần chất, tình
yêu này làm nhục Célimène bởi những dấu hiệu nhỏ của nó. Sự ngúng nguẩy, ở mức
độ này, lúc nào cũng nhắm đến chuyện thuyết phục, tức là làm nhục người đàn
ông. Và người đàn ông bèn giật sợi dây. Alceste có nhiều hơn một lý do để không
tin cậy Célimène; nhưng Célimène nữa, cũng có giống vậy, để không tin cậy
Alceste. Họ ăn miếng trả miếng. Những cuộc cãi cọ, nơi tình yêu đích thực, tôi
muốn nói ở nơi sự trao đổi không vương chút lừa dối nào từ cả hai phía, phát
triển theo một quy luật khác. Đó là những trò chơi của sự thẹn thùng, và theo
cách nào đó là các tuyên xưng về thờ ơ. Ở đó luôn luôn hiện diện cái ý tưởng
theo đó chẳng người nào muốn ép buộc người kia; đó là một sự từ bỏ mọi thứ quyền,
và giống như một sự lui bước của hai tự do; nỗi sợ trở thành kẻ quấy rầy và tên
bạo chúa bị phóng to lên, và đó là sự lịch thiệp; sự vâng lời bị đẩy ra xa
trong khinh bỉ; việc tìm cách làm người khác không thích mình có mục đích nhắc
nhở rằng ai cũng muốn được yêu mà không đi kèm trách nhiệm phải làm người khác
thích. Vậy nên tình yêu bừng lên thông qua dạng khiêu vũ tự do này. Ở đây sự nhấm
nhẳng là thứ được giả vờ, thay vì, trong cảnh khác, người ta giả vờ sự hòa giải.
X. Trường học đàn bà
Các gia nhân cùng những cô sen trên sân khấu gây chuyện cãi
vã rồi hòa giải với nhau theo một biện chứng rất vui. Rất giống thử nghiệm của
hai tự do. “Mình chẳng thích”, cô sen nói; anh gia nhân liền đáp: “Mình cũng chẳng
thích.” Những tình yêu đó tìm cách bỏ chạy. Nhưng ấy là một cuộc chạy trốn mới
chậm chạp làm sao, và một ánh mắt mới đáng nói làm sao, trong đó trộn lẫn nỗi
buồn và niềm hy vọng! Chắc chắn, đó chỉ là một trò chơi. Mỗi người trong số họ
hẳn sẽ bực bội nếu tin những gì người đó giả vờ tin, và gần như tương tự nếu
làm người khác tin. Hẳn ta có thể nói rằng ở đây sân khấu chạm vào khoảnh khắc
thắng lợi của nó; bởi, nó, vốn dĩ lúc nào cũng đánh lừa, nhưng hết sức cẩn thận
sao cho không được tin hoàn toàn, nó láy lại, tại các cảnh nông nổi này, toàn bộ
sự thật mà nó có khả năng sở hữu, vì những gì người ta giả vờ giả vờ đều biểu đạt
mức độ sâu nhất của tình yêu. Đấy là vì sự nghiêm túc luôn luôn đe dọa các suy
nghĩ của chúng ta và các tình cảm của chúng ta. Hạnh phúc xiết bao người nào
yêu! Phải thừa nhận rằng có một loại vui tươi, phía bên trên hạnh phúc, và một
kiểu bầu trời của sự thờ ơ. Vì rõ ràng ai thì cũng phải vẫn là bản thân mình
thì mới có thể trao đi được. Cả tại đây nữa thiên tài của cái hài soi sáng các
dục vọng của chúng ta tốt hơn nhiều so với cái bi, vốn dĩ lúc nào cũng bận tâm
đến chuyện trói buộc những lầm lỗi không thể sửa chữa. Sự bi đẩy suy nghĩ về
suy nghĩ ra xa; cái bi chối từ tự đánh giá. Cái hài thì tự đánh giá và láy lại;
nó nói những gì người ta chẳng bao giờ nói; ở mức cực điểm nó chế nhạo mọi thứ
vì sợ cái nghiêm túc; và cái bi chỉ sát hại nhằm thuyết phục cái cười, có lẽ thế.
Arnolphe [tất nhiên, như chính tên “chương” này đã chỉ ra,
chúng ta đang ở trong bầu khí hậu các vở kịch của Molière] ở vào khoảng giữa,
sáng sủa đối với chúng ta, và tối tăm với bản thân anh ta; vì anh ta tìm kiếm,
cũng như hết thảy mọi người, một tình yêu tuyệt đối tự do; nhưng ngay tắp lự
anh ta khóa chặt nó lại. Tôi nhìn thấy anh ta xoay cái chìa khóa ấy, mở ra và
đóng lại. “Mình có già đến mức ấy đâu. Hạnh phúc làm sao nếu được yêu vì chính
bản thân mình!” Anh ta bèn mở. “Phải, nhưng mình đã trông thấy một tay thanh
niên ga lăng lảng vảng gần đây; tuổi trẻ thì dễ bị lừa lắm.” Anh ta bèn đóng.
“Mình điên mất rồi; sự cưỡng ép sẽ khiến cô ấy có tâm trạng tồi tệ. Cô ấy sẽ buồn
bã khi nhìn thấy mình; cô ấy sẽ bớt đẹp đi. Mình sẽ không được trông thấy cái
chuyển động yêu kiều của loài chim đầy tin tưởng kia.” Anh ta bèn mở. “Chỗ này
phải để ý. Mình không muốn mắc lừa. Chẳng phải mình là người làm ơn cho cô ấy
à? Cô ấy nợ mình chuyện yêu mình. Cô ấy trung thực; cô ấy sẽ hiểu mình.” Anh ta
bèn đóng. “Sao mà mi điên thế, nếu cô ấy hiểu mi, thì cái chìa khóa này để làm
gì đây?” Anh ta bèn mở. “Nhưng đức hạnh muốn được hỗ trợ.” Anh ta đóng. “Tức là
yêu mình đồng nghĩa với đức hạnh? Không; mình muốn nó phải là sự đồng ý.” Anh
ta mở. Anh ta đóng. Anh ta mở. Đó là độc thoại nội tâm của người đàn ông đang
yêu.
Chẳng ông chủ nào được yêu hết. Điều đó là không thể. Ân sủng
của trái tim rút lui khỏi mọi thứ gì bị ép buộc. Nàng nô lệ thì chẳng hề đẹp.
Nàng ta chẳng còn biết trở nên đẹp nữa. Ưu thế của tình yêu được chia sẻ nằm ở
chỗ nó chiếu sáng vẻ đẹp. Tình yêu tạo ra bữa tiệc. Và, ngược lại, bắt chước sự
đón tiếp niềm nở thì gượng ép và đáng buồn. Chẳng ai bị đánh lừa. Lời trách móc
nào đây đối với ông chủ, và sự khinh bỉ nào đây, dẫu chẳng hề nghĩ đến, khi chỉ
riêng sự hiện diện thôi cũng đã làm tắt ngấm lửa trong ánh mắt! Là cuộc trả thù
nào đây khi son phấn và sương mù đó của nỗi chán chường đưa ta đi xa cả nghìn dặm!
Mà chẳng hề nghĩ tới điều đó, đúng. Nhưng vẫn còn tốt hơn nữa nếu nghĩ đến nó.
“Nếu ông ta muốn tôi chống lại sự đồng ý của tôi, thì tức là ông ta muốn gì ở
tôi? Chẳng hề có chuyện ông ta yêu tôi, mà chính là ông ta.” Và từ phía bên
kia, một tâm hồn cao quý khinh bỉ những gì là nô lệ, và chẳng thể nào yêu người
đó. Vậy nên thứ muốn và cả không muốn là bản tính đích thực và sâu kín, là tâm
hồn mà ông ta yêu. Và chúng ta đang ở vùng đất Tendre [cf. Mlle de Scudéry], vốn
dĩ bị chế nhạo nhiều đến thế; nhưng ai cũng tới đó hết. Ai mà yêu thì sẽ nghe lời;
nhưng ai ham muốn thì chẳng thể nghe lời. Thành thử cần phải vượt qua ham muốn.
Phải, giống Marinette và Gros-René. Những người yêu nhau là các nhà siêu hình học;
họ không thể chứa mâu thuẫn. Dante hòa tan cái đó vào bầu trời của các hồn ma.
Nhưng cả người dắt bò cũng vậy. Ai cũng đem lòng yêu tâm hồn tự do hết cả. Platon,
để cho vui, nói thế.
XI. Tình yêu platonic
Tôi không còn nhớ tác giả nào từng nói đại khái tình yêu mau
chóng trở nên bạc nhược nếu không có các dưỡng chất của phù phiếm. Nhận xét quỷ
quái này rọi chiếu rất đúng tình yêu như nó hẳn phải là, như người ta muốn nó
phải vậy, như tất cả mọi người đều tìm kiếm. Một ông vua hẳn muốn được yêu quý
vì bản thân ông ta; và cái ý tưởng hết sức tự nhiên này dẫn đi rất xa. Nếu phải
hạ thấp đám triều thần, lính gác, ngai vàng, trang phục, của cải, quyền lực,
thì tại sao lại không hạ thấp luôn cái đẹp, sức mạnh, sức khỏe? Bị thua cuộc và
trở thành tù nhân, đó có phải lý do để bớt yêu quý ông ta không? Triều đình của
tình yêu [“cour d’amour”: một hình thức “triều đình” từng tồn tại thật, thời
Trung cổ; nói chung, thời Trung cổ (và cả sau đó) có nhiều hình thức triều đình
biểu tượng, chẳng hạn ta đã thấy, trong Notre-Dame
de Paris, “cour des miracles”], nơi tất cả có mặt, tất tật ngang hàng,
nghĩa là tất cả mọi người, đồng thanh đáp là không. Một vết thương thì sao?
Không. Sự gầy yếu, nỗi khốn cùng, tuổi già chóng sực tới trong nhà tù? Vẫn
không. Thế thì cái gì? Một ánh mắt ngây dại, một tinh thần đờ đẫn, một ý chí bị
bẻ gãy, một trái tim đã chết hay gần như thế? Đó vẫn là các hiệu ứng của nhà
tù. Dừng lại ở đâu đây? Hơi giống nếu người ta hỏi vào thời điểm nào một người
bệnh không còn xứng đáng được chăm sóc nữa. Ở đây bác sĩ đã có một lời thệ lớn,
mà chẳng gì có thể gỡ bỏ đi. Người yêu chẳng cũng sẽ lập thệ như vậy sao? Nếu
anh ta từ chối lời thệ đó, nếu sai lời, nếu dẫu chỉ nảy ra ý tưởng hẳn sẽ có thể
sai lời, chẳng phải thế thôi cũng đủ để anh ta bị ném ra khỏi vòng tròn của những
con người sung sướng rồi? Tôi còn chưa nhắc tới người kia, người, cứ cho là vậy,
chẳng biết gì. Nhưng còn bản thân người yêu? Anh ta tự biết mình; anh ta tự
phán xét bản thân. Nếu anh ta không tập trung sức lực, nếu anh ta không nhân
lên gấp đôi sức mạnh và lòng cả quyết trong thử thách, nếu anh ta không tự
thanh tẩy cho đến độ không còn tự nghi ngờ bản thân nữa, thì giống như anh ta tự
đào hố ngăn mình khỏi vòng tròn những con người sung sướng. Đặt lòng tin vào
người khác để làm gì đây, chừng nào ta không tin vào chính mình? Cái biện chứng
đáng gờm ấy, nó áp đặt lên mọi người, và ngay tắp lự. Cuộc cãi cọ dẫu nhỏ nhặt
nhất cũng đặt ra toàn bộ vấn đề. Cần phải tự hồi đáp cho bản thân. Cần phải ném
sự thách thức đó vào tự nhiên.
Tình
yêu là siêu hình học, tôi nói kể cả nơi một cô chăn ngỗng. Ở đây chẳng có gì là
võ đoán, cũng chẳng gì nằm bên ngoài. Thiên đường của Dante không tự nó đứng vững.
Bởi nếu thiên đường đó là một trật tự vật, cũng sáng sủa như tại thế giới hiển
hiện này, thì sẽ không có thử thách nữa. Giống một ông vua giả trang, nếu mà
đoán ra được, thì người ta có chắc chắn là mình không yêu vương miện và đám
lính gác hay không? Nhưng trước hết phải chắc chắn cái đã. Tình yêu muốn sự mạo
hiểm, thậm chí còn đặt giả định về nó. Hẳn sẽ là phản bội nếu, cùng lúc tự thề
với bản thân là ta chắc chắn vào mình, ta lại cũng đinh ninh vào một trật tự vật.
Chính vì thế những người thần bí muốn tin tưởng chống lại các bằng chứng. Bằng
chứng thì giết chết.
Và
đó là lý do giấu kín khiến người ta nói mình chẳng hề yêu chiểu theo định lý.
Nhưng yên tâm đi. Cứ cho là không có bằng chứng cho điều gì hết, và lúc nào ta
cũng có thể nghi ngờ mọi thứ. Bất kỳ sự thật nào đi nữa, đều cần phải muốn nó. Hiểu
biết rạn vỡ, cũng giống như tình yêu, trước những con người kém can đảm.
Nếu
thực sự muốn kiểm kê con người đúng như anh ta là, trong những tình cảm thông
thường nhất nơi anh ta, hẳn người ta sẽ chẳng tìm được gì gây ngạc nhiên nơi sự
cai trị của trái tim kia, vốn dĩ có các phép tắc riêng. Người xưa, nếu không
tính Platon, vốn dĩ đã nói mọi điều, từng coi tình yêu như một căn bệnh lạ thường.
Làm sao mà khác? Thật dễ thành người xưa nếu ta lao thân vào cuộc độc thoại buồn
tẻ nơi tình yêu tự chối bỏ bản thân, nơi suy nghĩ tự trừng phạt bản thân; nơi
ta ta đâm ra đặt hy vọng vào người khác những gì không thể chỉ hy vọng từ chính
mình. Nỗi sầu muộn, sự không đầy đủ. Pyrrhon gầy guộc từng chọn chết mà vẫn sống
nguyên. Nhưng không; thậm chí ông đã chẳng hề chọn cái đó nhiều hơn so với điều
gì khác [ám chỉ thuyết hoài nghi]. Cũng vậy, người yêu không sở hữu chút can đảm
nào thậm chí còn không chọn không yêu. Mà anh ta thích thú với những bài trí và
các bên ngoài. Bị trừng phạt vào mọi giây phút. Lòng tin, hãy ngưỡng mộ mấy chữ
này, lòng tin, ngược lại, ngay lập tức được thưởng; điều này thì người nào yêu
có điều kiện chẳng thể tin. Những tinh tế của ân sủng, tất tật, nằm nơi trái
tim con người.
XII. Thẹn thùng
Thẹn thùng là một phòng ngừa dùng để chống lại cảm tình
[sympathie]. Điều này hoàn toàn không hiện ra chừng nào ta chưa nhận thấy cảm
tình là thứ nằm ngoài và xa lạ. Nhưng phải công nhận cảm tình là như vậy. Nếu
ai đó làm tôi cười, không phải lúc nào tôi cũng thấy kiêu hãnh vì thế; nếu trước
tiên tôi đã hoàn toàn không nhất trí với điều đó, nếu tôi hoàn toàn không được
chuẩn bị, thì cái cười đó là vô duyên, nó xâm lược tôi; nó đã chẳng hề xin
phép. Tôi muốn xem xét trước khi khởi sự cuộc bắt chước máy móc đó, thứ rốt cuộc
bắt tâm trạng tôi phải phụ thuộc theo, cũng như các ý tưởng của tôi, nơi những
cuộc gặp; tôi còn ngại ngần hơn cái việc đáp trả y chang, mà chẳng hề muốn thế.
Theo con đường ấy những kẻ thờ ơ hẳn sẽ ở vào tâm điểm vị trí; nói vậy không hề
quá lời, vì cười làm khuấy động phần nội tạng sâu kín nhất; khóc, sự nức nở, niềm
hào hứng cũng tương tự; đó là một dạng mát xa, còn hơn là thân thuộc, và theo dạng
bắt chợt. Xét cho cùng cảm tình đi từ ngoài vào trong, giống những kẻ chinh phục.
Và mọi con người, và còn hơn thế nhiều, mọi phụ nữ, đều muốn giữ vững lợi thế
không bị chinh phục mà chẳng hề được báo trước. Mọi quy tắc của phép lịch sự,
chúng gây kinh ngạc cho những kẻ ngây thơ, đều phát xuất từ đó; và sự thiếu cẩn
trọng lớn nhất của tuổi trẻ nằm ở chỗ cứ chơi trò làm người khác thích mình trước
khi được phép. Nếu một bản tính khép kín và được vũ trang nào đó để cho nó bị
chiếm theo cách ấy, thông qua trèo tường khoét ngạch, thì hãy cẩn thận, vì
trong mắt người đó ta sẽ luôn luôn chẳng là gì khác ngoài một con vật dễ chịu,
như khỉ hay vẹt, tùy mốt. Từ đó mà có quy tắc sau đây, thoạt trông thì kỳ quặc,
cũng phải cẩn thận đừng khiến người khác thích. Như vậy có một sự nhút nhát của
trái tim, nó là một phần của giáo dục tốt.
(còn nữa)
Honorer Honoré
André Maurois và Alain
Propos của Alain
cùng một dòng thông thái vẫn chảy suốt hơn hai nghìn năm trăm năm mà bởi vì "chúng ta coi thường sự thông thái" nên nó cứ hiện ra từ gương mặt này qua gương mặt khác và cũng bởi nó là tự do, như Alain bảo, nên nó hết sức khác nhau.
ReplyDeletebảo là "faux pas" nhưng có thấy "phô" đâu nhỉ.
câu về "hòn đá ném đi" chắc là của Spinoza, vì ông bị "ném đá" hơi nhiều :p
"Nếu các tuyệt phẩm của nghệ thuật hiện ra, bên trên những trò tườu, cũng rõ ràng như cú đấm quật ngã một ai đó lăn ra thảm kia, đám đông sẽ tới nhà hát và đi nghe nhạc giống như họ đến xem những trận đấm bốc. " - haha trong truyền thống hoài nghi có lẽ cũng chưa ai nói được một câu như này!
hehe, faux pas hiểu theo nghĩa hơi khác, nhưng thật ra cũng không quan trọng mấy
ReplyDeletetiếp tục
Đang mùa tình yêu. Chú chạy thêm đi để các nam thanh có cái mà tỏ tình còn nữ tú có sô cô la mà ăn :D
ReplyDeleteVVD
"Các dục vọng của chúng ta chỉ sống được nhờ những ý nghĩ.
ReplyDeleteTình yêu có xuất xứ từ các ý nghĩ, những ý nghĩ cao quý và êm dịu, mà trước tiên cần được tẩy trừ cái hỗn hợp thô thiển kia. Trước tiên và luôn luôn, bởi điều sau đây: cảm xúc, lần nào cũng thế, cần được vượt qua; bởi vì, thử giả định rằng nó thiếu, thế thì hẳn sẽ chỉ còn lại một tình yêu của suy nghĩ; và tôi không tin rằng tinh thần có thể tự nó trở nên hào phóng, chẳng hề phải chiến thắng cái gì." - cái hỗn hợp gây hoang mang đó: "ý nghĩ", "cảm xúc" và "tinh thần" luôn luôn tự che đậy; và "chiến thắng" cái nỗi sợ ấy, để mà "từ bi" được, thật quả là nhìn chung thường vô vọng.
I love you so :D Thank you very much!
ReplyDeleteno, don't
ReplyDelete