Oct 6, 2012

Propos của Alain

Alain (Émile Chartier) giờ chỉ còn những người rành lịch sử triết học và trí thức Pháp còn biết rõ, nhưng vào thời của mình (chủ yếu là giữa hai cuộc thế chiến) đó là một tác giả rất nổi tiếng. Trong Lời bộc bạch của một thị dân, Márai Sándor cũng nhắc tới, bên cạnh André Gide.

"Độc chiêu" của Alain là các "propos", theo Quách nữ sĩ thì bên Tàu hay gọi là "tản lục" hoặc "đàm thoại lục". Propos là những bài viết ngắn (thậm chí rất ngắn), đăng trên báo hằng ngày. Alain đã viết hàng nghìn "propos", sau này được tuyển chọn và đưa vào nhiều tập "Propos" có các chủ đề khác nhau. Alain là điển hình rất lớn của trường hợp văn triết bất phân trong lịch sử các tác gia Pháp.

Bất ngờ là tôi vừa tìm được một bản dịch các "propos" này xuất bản ở Sài Gòn trước 1975, người dịch là Dục Đức Phạm Đình Khiêm, một người Công giáo:







Nhan đề tác phẩm gốc là Minerve ou De la sagesse (Minerve là tên một nữ thần Hy Lạp).

Việc một người Công giáo dịch tác phẩm của Alain là không lạ, vì Alain có những quan điểm hết sức đặc biệt về tôn giáo. Cũng là một người Công giáo, nhưng sau này Alain đã bỏ đạo, có lẽ vì thấy tôn giáo chẳng giúp ích được gì cho đầu óc con người, nhưng trong tác phẩm của Alain vẫn còn lại rất đậm màu của Kitô giáo.

Tra trên mạng thì Phạm Đình Khiêm sinh năm 1920, sinh ở làng Dục Đức (Ninh Bình) nên lấy "Dục Đức" làm tên hiệu, hình như Phạm Đình Khiêm vẫn còn sống.

Đây là một tác phẩm của Phạm Đình Khiêm về Hàn Mạc Tử, nhưng không phải bản gốc, vì bản gốc (tiếng Việt) đã mất, ở đây là bản dịch từ bản tiếng Pháp của Võ Long Tê (Võ Long Tê cũng đặc biệt quan tâm đến Hàn Mạc Tử).

Vài ý kiến của Phạm Đình Khiêm khi dịch Alain:


Mục lục các "propos" trong quyển Học khôn:






Đọc Alain thì tôi thấy một sự tinh tế quá mức, một sự sâu sắc quá mức. Và vô cùng nhân ái.

1 comment:

  1. "Tản luận" chứ không phải "Tản lục" nhé. :(

    ReplyDelete