(đã tiếp tục ởkia và ởkia)
Sep 27, 2018
Sep 23, 2018
thời chúng ta (2) những từ và những từ
Hồi tôi còn trẻ (píp), chẳng rõ từ đâu, bỗng một ngày, toàn dân nói "tinh tướng" và "tinh vi"; chỉ mới lúc trước mấy từ đó còn chưa thấy tăm dạng, lúc sau chúng đã tràn ngập: đó là sự hình thành một idiom.
Câu chuyện thời chúng ta sẽ không thể được nhìn nhận nếu không lưu ý (thậm chí lưu ý rất là nhiều) đến các từ và cụm từ có vị trí đặc biệt. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ - theo định nghĩa - không có tác giả, chúng như thể sinh ra từ một đằng sau của ý thức chung; nhưng cũng có thể hình dung tác giả của chúng là bất kỳ ai. Bản thân tôi cũng từng sản sinh một "thành ngữ", mà lúc sử dụng nó (lần đầu), tôi hoàn toàn không hề ý thức được mình đang làm gì: xem ởkia.
Câu chuyện thời chúng ta sẽ không thể được nhìn nhận nếu không lưu ý (thậm chí lưu ý rất là nhiều) đến các từ và cụm từ có vị trí đặc biệt. Ca dao, tục ngữ, thành ngữ - theo định nghĩa - không có tác giả, chúng như thể sinh ra từ một đằng sau của ý thức chung; nhưng cũng có thể hình dung tác giả của chúng là bất kỳ ai. Bản thân tôi cũng từng sản sinh một "thành ngữ", mà lúc sử dụng nó (lần đầu), tôi hoàn toàn không hề ý thức được mình đang làm gì: xem ởkia.
Sep 21, 2018
Heinrich Lục
Có những cuốn sách, ta biết là mình sẽ đọc, nhưng sự đọc ấy cứ lùi lại, vì còn phải đợi một cú huých chuẩn xác.
Cuối cùng thì tôi cũng đã đọc Der grüne Heinrich của Gottfried Keller (về Keller, xem ởkia). Trong tiếng Anh, Heinrich của Keller gọi là Henry, còn trong tiếng Pháp, Henri.
Cuối cùng thì tôi cũng đã đọc Der grüne Heinrich của Gottfried Keller (về Keller, xem ởkia). Trong tiếng Anh, Heinrich của Keller gọi là Henry, còn trong tiếng Pháp, Henri.
Sep 19, 2018
Đỗ Đình Thạch
Đỗ Đình Thạch (tức Pierre Đỗ Đình) dịch đoạn đầu La Porte étroite của André Gide (bản dịch Tiếng đoạn-trường - kèm "phụ đề" Tâm-lý Tiểu-thuyết - của Đỗ Đình Thạch, in năm 1936 tại Trung Bắc Tân văn có niên đại rất sớm trong câu chuyện dịch Gide tại Việt Nam; một lịch sử dài như vậy không ngăn cản rất nhiều nouveau riche Việt Nam hiện nay - rất tích cực biểu lộ lòng hâm mộ Gide - gọi Gide là gờ ít ghít sắc Ghít) như sau:
Sep 16, 2018
(đọc lý thuyết) Claude Lévi-Strauss: Ouverture
Mục "đọc lý thuyết" - như đã vài lần nói - chưa hề kết thúc với loạt thuyết trình về "trường phái Genève", thậm chí đến bây giờ mới thực sự bắt đầu.
Thêm nữa, các nhân vật cho tới lúc này về cơ bản là các tinh thần mềm. Giờ, ta bắt đầu chủ yếu quan tâm đến phần cứng của lý thuyết, nhất là "nhị Jacques" tức là Jacques Lacan và Jacques Derrida, hay Paul de Man. Nhưng trước tiên, phải là Claude Lévi-Strauss đã.
Thêm nữa, các nhân vật cho tới lúc này về cơ bản là các tinh thần mềm. Giờ, ta bắt đầu chủ yếu quan tâm đến phần cứng của lý thuyết, nhất là "nhị Jacques" tức là Jacques Lacan và Jacques Derrida, hay Paul de Man. Nhưng trước tiên, phải là Claude Lévi-Strauss đã.
Sep 13, 2018
Sep 11, 2018
Mr Tin Văn
Mr Tin Văn Nguyễn Quốc Trụ mới thông báo với tôi là trang web của Mr không dùng được nữa. Theo miêu tả thì trang tanvien.net giờ không thấy nút "compose" để post bài đâu. Cũng phải nói thêm là theo miêu tả thì tôi hiểu Mr Tin Văn dùng Nestcape. Theo tôi hiện nay phải trên 80% người sử dụng Internet trên đời nghe "browser" Nestcape Navigator sẽ không biết đó là cái gì. Bánh lái con tàu đã hơi quá cũ.
Tôi cố gắng hướng dẫn Mr Tin Văn mở một trang mới, nhưng có được hay không thì phải đợi xem. Có thế nào thì cũng âu là số trời.
Tôi cố gắng hướng dẫn Mr Tin Văn mở một trang mới, nhưng có được hay không thì phải đợi xem. Có thế nào thì cũng âu là số trời.
Sep 10, 2018
Tại sao Nguyễn Tuân
Năm 1972, xuất hiện ấn bản đầu Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (về sau sẽ có nhiều ấn bản khác, dày hơn nhiều) của Nguyễn Tuân - Văn Cao bìa, Bùi Xuân Phái phụ bản:
Năm 1972 là vài năm sau khi câu chuyện "Hội Văn nghệ Hà Nội" bắt đầu (giữa thập niên 60, đó là "Chi hội Văn nghệ Hà Nội"); về "Hội Nhà văn Hà Nội" hiện nay, xem ởkia.
Năm 1972 là vài năm sau khi câu chuyện "Hội Văn nghệ Hà Nội" bắt đầu (giữa thập niên 60, đó là "Chi hội Văn nghệ Hà Nội"); về "Hội Nhà văn Hà Nội" hiện nay, xem ởkia.
Sep 9, 2018
Bình luận
Đặc tính lớn của xã hội nouveau riche, và cũng chính là nghịch lý của nó, có lẽ chính là: xét cho cùng, không "nouveau", và nhất là, không "riche".
Sep 5, 2018
Một thực tại-hiệu sách
Sau bốn "kỳ" về riêng một câu chuyện, câu chuyện trong hiệu sách (xem các đường link ở cuối bài), đã đến lúc cần "tổng kết" một chút, nói về các hiệu sách ở mức độ thực tại của chúng, tức là, như người ta hay nói, faire un (petit) point.
Tôi cũng tìm ra được một điểm mốc rất có ý nghĩa: 1955; như vậy là nối thẳng vào được câu chuyện "Hà Nội từ 1947 đến 1954" của riêng tôi - xem theo label "4754" (cả trong câu chuyện ấy, chúng ta cũng đã dần đi được vào bình diện thực tại riêng, với một đóng góp rất bất ngờ: tiểu thuyết Ung thư của Thanh Tâm Tuyền - tôi sẽ sớm trở lại).
Tôi cũng tìm ra được một điểm mốc rất có ý nghĩa: 1955; như vậy là nối thẳng vào được câu chuyện "Hà Nội từ 1947 đến 1954" của riêng tôi - xem theo label "4754" (cả trong câu chuyện ấy, chúng ta cũng đã dần đi được vào bình diện thực tại riêng, với một đóng góp rất bất ngờ: tiểu thuyết Ung thư của Thanh Tâm Tuyền - tôi sẽ sớm trở lại).
Sep 4, 2018
Naipaul
Những người giả vờ đọc Naipaul sẽ làm một điều giống hệt nhau: khi Naipaul qua đời, họ lao đi đọc những thứ gì mấy tờ theo kiểu The New Yorker hay The New York Times sản xuất ra (một nhân vật ở tầm cỡ Naipaul sẽ làm tăng vọt sản lượng dạng này lên mức chóng mặt). Không có gì lạ trong điều này: những người yêu văn chương liên tục xúc phạm vào cái mà họ yêu - cũng như trong mọi tình yêu.
Sep 3, 2018
Simone Weil: Mọc rễ
Achtung, tôi sắp nói một điều to tát (không hợp với tôi lắm, nhưng thôi kệ): kiểu xã hội Việt Nam hiện nay (tinh thần của nó) cần nhất dạng tinh thần nào? Tôi nghĩ chính là tinh thần Simone Weil, tức là một tinh thần nghiêm khắc.