(đã tiếp tục ởkia và ởkia)
Iouri Tynianov (Yury Tynyanov) viết tiểu thuyết lịch sử: "Kijé" là câu chuyện về một viên trung úy không tồn tại, dưới thời một Sa hoàng.
Cuốn tiểu thuyết bên cạnh lấy nhân vật chính là tác giả của cuốn sách dưới đây:
(trong số sách - khá nhiều - in tại Việt Nam bằng tiền của một chính khách Nga, tôi thấy gần như chỉ độc quyển trên đây là đáng quan tâm)
Phương diện "hình thức chủ nghĩa" khiến cho không mấy ai còn biết Tynianov còn là một tiểu thuyết gia siêu hạng. Tynianov là một trong số các "Formalist" lừng danh, chuyên bàn về thơ (mục "đọc lý thuyết" của tôi sẽ có cả một chuyên đề về riêng Tynianov).
Trong những gì văn chương viết về thành phố từng mang tới, một số cuốn tiểu thuyết không được biết đến nhiều lại rất có ý nghĩa:
Annenkov sẽ trở thành một chuyên gia về trang phục (kịch, điện ảnh) tại Pháp. Annenkov không thực sự là một nhà văn (như, chẳng hạn, Leonid Andreyev, một nhà văn Nga lưu vong khác, người từng khiến Lev Tolstoy thấy cần phải dè chừng - Andreyev là nhân vật chắc chắn tôi sẽ dành một chuyên đề lớn); cuốn tiểu thuyết trong ảnh, về "Cách mạng" ra đời một cách kỳ cục. Nó là một "biên niên" về thành phố Saint-Petersburg đầu thế kỷ 20, không chỉ liên quan đến Cách mạng tháng Mười mà còn trước và sau đó: thành phố Saint-Petersburg của một phần tư đầu tiên thế kỷ 20.
Câu chuyện tôi đọc cuốn tiểu thuyết của Annenkov cũng kỳ cục: một người bạn của tôi nhắc đến Annenkov theo một cách thức khiến tôi nhớ ngay cái tên ấy. Một ngày, tôi tìm được Cuộc cách mạng sau cánh cửa trên đây. Tôi đọc nó, nó làm tôi sửng sốt vì một sự chênh vênh, vì hình ảnh sương mù dày đặc, nhất là vì một cái gì đó không rõ hơi giống như đi trên một sợi dây chăng qua hẻm núi. Đọc xong, tôi nói với người bạn tôi, đầy hào hứng, về những cảm giác kỳ lạ (hoặc cũng có thể nói là kỳ cục) mà tôi đã có. Đến lúc đó, người bạn mới nói với tôi, tôi đọc trúng phiên bản trước, vì sau này sẽ có một phiên bản khác, "chính thức", của cuốn tiểu thuyết. Nhưng, nếu có một ngày quả thật tôi đọc phiên bản kia về "cách mạng", chưa chắc tôi đã bớt yêu quý cái phiên bản mà tôi đọc nhầm. Câu chuyện của đọc dường như được phép khiến người ta đâm đầu vào những ngõ ngách lạ thường như vậy.
Tôi có thể liệt kê vô số văn chương về riêng một thành phố Saint-Petersburg: Andrei Bely chẳng hạn (cuốn sách của Bely viết về quãng thời gian tương đối trùng với thời gian trong tiểu thuyết Annenkov: Nabokov từng nhiệt liệt tuyên dương Bely); Saint-Petersburg chắc thuộc vào những thành phố tôi biết rất rõ (từ một chiều nào đó). Bulgakov, Daniil Kharms, etc. etc.
Praha là một thành phố khác; nó có một ý nghĩa hoàn toàn khác đối với tôi, nhưng tôi cũng không ngừng đọc mọi thứ gì tôi có thể tìm thấy về nó: Malá Strana etc. Cứ lâu lâu tôi lại có một "giai đoạn Séc" cũng như cứ lâu lâu, một "giai đoạn Đức". Nhưng tôi bỗng thấy cần đặt Bohumil Hrabal vào để hoàn thành một trio cùng Tynianov và Annenkov không phải vì Praha, mà chỉ vì trong một cuốn tiểu thuyết của mình (tôi cũng không thực sự nhớ là cuốn nào) Hrabal chợt nhắc đến Tynianov. Tôi luôn luôn đi tìm các pha mà tôi gọi là hiện ra như vậy: chẳng hạn, trong cuốn tiểu thuyết về anh lính Séc lừng danh ởkia, trong một câu miêu tả bỗng có so sánh khuôn mặt nhân vật như thể lôi ra cuốn sách về tội phạm của Cesare Lombroso.
Václav Havel về Hrabal:
Tôi bỗng nghĩ, hay làm một chuyên đề về Havel:
Nhưng thôi, để lại sau, ít nhất thì tôi cũng muốn Milosz trước; và trước hết, Hrabal.
Một hiện ra của Hrabal:
Về Esterházy Péter, xem ởkia. Nếu biết về Hrabal và Esterházy thì sẽ biết tại sao Esterházy lại đặt tên cuốn tiểu thuyết của mình như vậy. Tôi sẽ còn quay trở lại với điều này, cũng như tôi sẽ còn quay trở lại với Esterházy (ở đây thì lại là một "giai đoạn Hung").
Một "hiện ra" khác nữa, và lại rất liên quan tới Saint-Petersburg:
(có vẻ như là vẫn còn chưa viết xong)
Thibaudet-Gourmont-Du Bos
Paul Valéry-Valery Larbaud-Léon-Paul Fargue
Hölderlin-Novalis-Rilke
Krasznahorkai-Jean Améry-Danilo Kiš
Rilke-Benjamin-Gide
Baudelaire-Proust-Kafka
Hồi nhỏ em đi học thêm tiếng Anh một ông thầy đã nói "Khổ vì trí tuệ" thật đó là tên một cuốn tiểu thuyết nên giờ tự nhiên gặp tên sách nên nhớ lại
ReplyDeleteđấy là một vở kịch
ReplyDeleteTôi thấy giáo sư Lê Huy Bắc ra quyển Kafka Người tẩy não nhân loại, tôi chưa đọc nhưng Nhị Linh đã đọc chưa? Hay có ý định đọc không?
ReplyDeleteTrần Bình
cũng có thể, tôi không biết, anw tôi đã đọc cuốn LHB viết về văn chương Mỹ, có lời tựa của Đặng Anh Đào, tôi nghĩ LHB có một khái niệm rất riêng biệt về "văn chương Mỹ"
ReplyDelete