Những gì tôi viết (lại) ở đây không nhất thiết trùng hợp hoàn toàn với những gì tôi đã nói, những người dự hôm đó hẳn sẽ dễ dàng thấy. Viết (lại) là một cơ hội để trình bày khác đi (nữa) - có trời mới biết như thế nào thì tốt hơn, trung thành tuyệt đối hay không trung thành cho lắm. Chung thủy nhiều khi có lẽ mới chính là tội ác; dẫu vậy tôi cũng sẽ cố gắng kiềm chế các phăng te zi (nếu có).
Để tăng nhận thức (cũng có thể là tạo nhận thức) về Genève cũng như về Thụy Sỹ, tôi tạo ra một bảng (ngắn) như dưới đây, bao gồm vài chi tiết (lý do tại sao cần làm thế thì tôi sẽ trở lại sau: rất có thể nguyên nhân không giống bất kỳ ai có thể nghĩ).
Thụy Sỹ
Địa danh: Zurich, Genève, Berne, Lausanne (Vaud), ngoài ra:
Fribourg, Bâle, Neuchâtel, Valais
[Genève là chuyện đương nhiên, Zurich thì cũng đương nhiên nốt, vì đó là một thành phố rất chi là to; Berne: chủ yếu vì Nerval, Nerval từng gọi Berne là thành phố đẹp nhất Thụy Sỹ, trong Voyage en Orient, đó là chuyến đi "chữa bệnh" của Nerval, tức là chữa bệnh điên; Nerval là đối tượng lớn của các nhân vật École de Genève: Albert Béguin là chuyên gia về Nerval, nhưng Nerval cũng xuất hiện huy hoàng trong cuốn sách thứ hai của Jean-Pierre Richard; Bâle chủ yếu vì Louis Aragon: cuốn tiểu thuyết (dường như: tôi sẽ kiểm tra lại, nhưng chắc tôi không nhớ nhầm) đầu tay của Aragon là Les Cloches de Bâle; Valais chủ yếu vì Rilke; và Lausanne chủ yếu vì Sainte-Beuve.
Sainte-Beuve thuyết trình tại Lausanne (cụ thể hơn, tại một nơi tên là "Académie" của thành phố) năm 1837; kết quả của đợt thuyết trình ấy là bộ sách lớn lao Port-Royal: đừng nhầm với tác phẩm cùng tên của Henry de Montherlant sau này; Port-Royal của Sainte-Beuve, tôi sẽ sớm nói (rất) kỹ, nói chung tôi sẽ đi (có thể rất) sâu vào riêng Sainte-Beuve, ở đây là hai cuốn sách Sainte-Beuve:
Volupté là cuốn tiểu thuyết (đúng, Sainte-Beuve, giống Vương Trí Nhàn, không phải nhà phê bình ngay từ đầu, mà muốn trở thành nhà văn; Sainte-Beuve còn làm thơ): trong thơ, Sainte-Beuve ôm hận trước Victor Hugo (dường như Sainte-Beuve trả hận bằng cách trở thành người tình của Madame Hugo, ít nhất giai thoại kể như vậy), còn trong tiểu thuyết, Sainte-Beuve ôm hận trước Balzac (tốt nhất là xem thêm về bối cảnh chung của đoạn ấy ở kia). Balzac tiêu diệt Sainte-Beuve tiểu thuyết gia bằng cách lôi Volupté ra và viết lại nó, theo cách riêng của mình: kết quả của vụ này là ta có, đúng, chính là Bông huệ trong thung. Ấn bản trong ảnh do một ông thầy cũ của tôi tại Paris IV thực hiện. Không rõ Sainte-Beuve đã trả thù Balzac thế nào bằng con đường tình cảm - có lẽ vì Balzac quá kín võ, nhưng người ta biết Sainte-Beuve ở tư cách nhà phê bình bắn phá tiểu thuyết Balzac ra sao (nhưng xét cho cùng, Sainte-Beuve khủng khiếp nhất trong mối quan hệ với Baudelaire).
Quyển bên cạnh, Mes poisons, tôi cố tình để vào đây là vì Sainte-Beuve cũng gặp đúng câu chuyện giống Marcel Proust: sau khi Proust chết, hậu duệ của gia đình Proust để Bernard de Fallois xem đống giấy tờ để lại; từ đó sẽ có, quan trọng hơn cả, Jean Santeuil, cuốn tiểu thuyết Proust viết hồi trẻ, và một mớ giấy viết đầy chữ mà de Fallois in ra và gọi là Contre Sainte-Beuve (nhưng nó đâu có chống Sainte-Beuve) - Bernard de Fallois mới chết cách đây chưa lâu, tôi sẽ sớm quay lại với Bernard de Fallois. Đống giấy tờ của Sainte-Beuve cũng chịu số phận tương tự: đột nhiên ta có một tác phẩm của Sainte-Beuve mang tên "Mes poisons" (Những món thuốc độc của tôi), rất có thể chẳng hề liên quan gì đến ý định của Sainte-Beuve.
Sainte-Beuve đặc biệt quan trọng, trong câu chuyện chung về phê bình văn học; chúng ta sẽ dần dần thấy rõ điều này.]
Ngôn ngữ: Đức, Pháp, Ý, “Romanche”
[Một đất nước nhỏ như Thụy Sỹ có một thực tại quốc gia không giống những nước vây quanh nó: nước Pháp hay nước Đức, hay nước Ý, nhất thiết phải có căn cước quốc gia ở phương diện ngôn ngữ; ngôn ngữ đối với nhiều đất nước chính là một lực tạo lập căn cước (và tinh thần) quốc gia; Việt Nam, nhìn trên phương diện này, là một nước lớn, chứ không phải một nước nhỏ. Người ta không nhầm lẫn khi hay gọi Singapore là "Thụy Sỹ của châu Á". Biệt hiệu (hoặc cũng có thể bí danh, nom de guerre) của Singapore chính là Thụy Sỹ của châu Á (có vô vàn "Venise của Bắc Âu", "Rome của miền Đông đất đỏ" etc. - analogy là cám dỗ lớn đối với đầu óc con người). Singapore cũng có bốn ngôn ngữ chính.
Nhưng vấn đề có thể được nhìn nhận rất khác: rất có thể một số đất nước như vậy chỉ bởi vì thực tại của địa điểm không được thâu tóm lại - mà thực tại chỉ được thâu tóm (để có cấu trúc, tạm gọi là cấu trúc quốc gia) khi có một văn chương: với Ý, là Dante, với Đức là Goethe, với Anh là Shakespeare, với Việt Nam là Nguyễn Du, chính với Pháp mới khoai: nếu nói tinh thần ngôn ngữ Pháp hội tụ ở Rousseau, chẳng hạn, thì người ta sẽ lăn ra cười, bởi vì Rousseau thì lại là người Thụy Sỹ.]
Nhân vật lịch sử:
+ Calvin, Rousseau
+ Thế kỷ 19 trong khối tiếng Đức: Gottfried Keller, Conrad
Ferdinand Meyer, Jeremias Gotthelf; thế kỷ 20: Max Frisch, Friedrich Dürrenmatt
[Elias Canetti đối với tôi đặc biệt quan trọng: đối với tôi là đặc biệt quan trọng những ai khiến tôi đọc những người khác nữa. Rất hiếm nhân vật khiến tôi đọc thêm quá ba nhân vật khác; rất rất hiếm. Roland Barthes quan trọng với tôi ở một phương diện hoàn toàn khác, vì gần như Barthes không làm cho tôi đọc ai hết; tôi sẽ còn quay trở lại.
Canetti có (vài) giai đoạn Thụy Sỹ (ngoài giai đoạn Wien Vienna Vienne Viên hay giai đoạn Đức), chính vì thế Canetti phát hiện ra vài nhà văn lớn ở đó. Theo chân Canetti, tôi phát hiện hai nhân vật trong ảnh:
Gottfried Keller và Conrad Ferdinand Meyer, nhất là Keller.
Keller sống lọt thỏm trong thế kỷ 19, đọc Keller ngay lập tức tôi nghĩ đến một nhân vật khác của thế kỷ 19: Adalbert Stifter, nhưng tôi cũng nghĩ ngay đến Nhất Linh, và văn chương Tự Lực văn đoàn nói chung. Tôi sẽ còn quay trở lại với Keller. Tôi phát hiện Gottfried Keller nhờ đọc Canetti, và tôi hết sức kinh ngạc khi nói chuyện với một người bạn và người bạn ấy nói mình phát hiện được Keller nhờ đọc Walter Benjamin: thế mà tôi không hề nhớ Benjamin từng bình luận Keller (nhưng lại rất nhớ Benjamin bình luận Leskov như thế nào), tức là tôi đã bỏ sót mất Keller trong bình luận của Benjamin. Tôi sẽ còn quay trở lại với riêng câu chuyện này. Benjamin còn từng bình luận một nhân vật Thụy Sỹ (trong một tiểu luận gần đây mới xuất hiện trở lại nhờ sự tìm kiếm của một số nhân vật - tôi cũng sẽ còn trở lại với câu chuyện phát hiện Walter Benjamin trở lại): đó là Bachofen; độc giả của Friedrich Engels (chắc ở đây số này đông hơn độc giả của Benjamin) nhiều khả năng nhớ Engels cũng từng bình luận Bachofen, nhưng Benjamin bình luận Bachofen vượt xa Engels.]
+ Thế kỷ 19 (tính cả cuối 18) trong khối tiếng Pháp: Madame
de Staël, Benjamin Constant, Madame de Charrière, Madame de Genlis, Amiel
Vì cũng sẽ lấy Madame de Staël (trông cái tên đáng sợ thế thôi nhưng đọc dễ lắm: "xờ tan") làm đối tượng khảo sát, trong quan hệ với Benjamin Constant nhưng cũng trong cả quan hệ với Heinrich Heine, ở đây sẽ chỉ là vài thứ nho nhỏ:
(cả tiểu luận và tiểu thuyết; quyển bên trái là nhát rất quan trọng đối với sự hình thành lãng mạn)
Madame de Staël hay Stendhal là tiền triệu trực tiếp của lãng mạn, lấn vào phong cảnh lãng mạn sâu hơn nhiều so với Rousseau, Goethe hay Richardson (ta nhớ, đối với Stendhal, cái đó không phải "romantisme" mà là "romanticisme"). Cuốn sách Về văn chương (bên trái) của Madame de Staël là cả một bản cương lĩnh. Madame de Staël là phụ nữ nhưng đáng sợ đến mức Balzac cho ngay vào một cuốn tiểu thuyết của mình, Heinrich Heine thì nín thở kể chuyện Madame de Staël sang Đức và làm một nhà bác học Đức suýt lăn ra chết ngay tại chỗ vì bà đặt cho ngài câu hỏi đầy ngây thơ: "tinh thần là gì?" (thời đại này là thời đại của tinh thần, tức là Hegel, nhưng cũng là thời đại của Schelling, tinh thần và tự nhiên (Schelling), rất có thể không cách nhau xa như người ta tưởng; nhưng đây cũng là thời đại cách mạng Đức: đây là diễn giải của Heine, vì đối với Heine nước Pháp có 1789, Bastille etc. thì nước Đức cũng có một thứ tương tự, liên quan đến cuốn sách Kritik thứ nhất, về lý trí thuần, của Kant). Như thế còn chưa ăn thua gì: người phụ nữ ấy còn làm cho chính Napoléon hùng mạnh phải khiếp sợ: Napoléon Đệ nhất cấm tiệt nữ văn sĩ, không cho phép nữ văn sĩ bén mảng lại gần nước Pháp, trên thực tế Napoléon thực thi lệnh phát vãng đối với Madame.
Trong tài liệu mà tôi phát ở buổi trước cho những người dự, tôi ghi thiếu tên một nhân vật đặc biệt quan trọng: Senancour (rất nhiều liên quan đến Thụy Sỹ).
Phải rất, rất lâu về sau, người ta mới hiểu ra rằng cuốn tiểu thuyết được in (không hề gây tiếng vang, gần như không được ai đọc, không được ai biết đến) đầu thế kỷ 19 này quan trọng đến mức nào, là chứng nhận sâu sắc đến mức nào cho trạng thái tinh thần của một thời đại. Rất nhiều điều trong cuốn sách trên đây của Senancour diễn ra tại Thụy Sỹ; Obermann là một cuốn tiểu thuyết bằng thư (rất giống Julie của Rousseau, Pamela của Richardson, Werther của Goethe nhưng cũng giống luôn Những mối quan hệ nguy hiểm của Laclos: một thời rất dài, các bức thư đặc biệt quan trọng, Madame de Sévigné và kể cả Diderot [cuốn sách rất gần đây, in năm 2012, của Jean Starobinski là một tác phẩm lớn về Diderot], nhưng vào chính thời ấy tại Thụy Sỹ cũng có nhiều Madame suốt ngày viết thư, hay được dùng làm tài liệu răn dạy thiếu nữ, như Madame de Charrière hay Madame de Genlis, de Genlis là người tình của Benjamin Constant, nhưng người tình khác nổi tiếng hơn của Constant chính là Madame de Staël; trong École de Genève có một chuyên gia rất lớn về hình thức thư của văn chương, đó chính là Jean Rousset; cf. Forme et Signification). Thư của Obermann thiên hơn về nhật ký (ta thấy Senancour chính là một tiền triệu của Amiel). Tôi sẽ hết sức cặn kẽ với Obermann, cũng như đã với Adolphe.]
Madame de Staël hay Stendhal là tiền triệu trực tiếp của lãng mạn, lấn vào phong cảnh lãng mạn sâu hơn nhiều so với Rousseau, Goethe hay Richardson (ta nhớ, đối với Stendhal, cái đó không phải "romantisme" mà là "romanticisme"). Cuốn sách Về văn chương (bên trái) của Madame de Staël là cả một bản cương lĩnh. Madame de Staël là phụ nữ nhưng đáng sợ đến mức Balzac cho ngay vào một cuốn tiểu thuyết của mình, Heinrich Heine thì nín thở kể chuyện Madame de Staël sang Đức và làm một nhà bác học Đức suýt lăn ra chết ngay tại chỗ vì bà đặt cho ngài câu hỏi đầy ngây thơ: "tinh thần là gì?" (thời đại này là thời đại của tinh thần, tức là Hegel, nhưng cũng là thời đại của Schelling, tinh thần và tự nhiên (Schelling), rất có thể không cách nhau xa như người ta tưởng; nhưng đây cũng là thời đại cách mạng Đức: đây là diễn giải của Heine, vì đối với Heine nước Pháp có 1789, Bastille etc. thì nước Đức cũng có một thứ tương tự, liên quan đến cuốn sách Kritik thứ nhất, về lý trí thuần, của Kant). Như thế còn chưa ăn thua gì: người phụ nữ ấy còn làm cho chính Napoléon hùng mạnh phải khiếp sợ: Napoléon Đệ nhất cấm tiệt nữ văn sĩ, không cho phép nữ văn sĩ bén mảng lại gần nước Pháp, trên thực tế Napoléon thực thi lệnh phát vãng đối với Madame.
Trong tài liệu mà tôi phát ở buổi trước cho những người dự, tôi ghi thiếu tên một nhân vật đặc biệt quan trọng: Senancour (rất nhiều liên quan đến Thụy Sỹ).
Phải rất, rất lâu về sau, người ta mới hiểu ra rằng cuốn tiểu thuyết được in (không hề gây tiếng vang, gần như không được ai đọc, không được ai biết đến) đầu thế kỷ 19 này quan trọng đến mức nào, là chứng nhận sâu sắc đến mức nào cho trạng thái tinh thần của một thời đại. Rất nhiều điều trong cuốn sách trên đây của Senancour diễn ra tại Thụy Sỹ; Obermann là một cuốn tiểu thuyết bằng thư (rất giống Julie của Rousseau, Pamela của Richardson, Werther của Goethe nhưng cũng giống luôn Những mối quan hệ nguy hiểm của Laclos: một thời rất dài, các bức thư đặc biệt quan trọng, Madame de Sévigné và kể cả Diderot [cuốn sách rất gần đây, in năm 2012, của Jean Starobinski là một tác phẩm lớn về Diderot], nhưng vào chính thời ấy tại Thụy Sỹ cũng có nhiều Madame suốt ngày viết thư, hay được dùng làm tài liệu răn dạy thiếu nữ, như Madame de Charrière hay Madame de Genlis, de Genlis là người tình của Benjamin Constant, nhưng người tình khác nổi tiếng hơn của Constant chính là Madame de Staël; trong École de Genève có một chuyên gia rất lớn về hình thức thư của văn chương, đó chính là Jean Rousset; cf. Forme et Signification). Thư của Obermann thiên hơn về nhật ký (ta thấy Senancour chính là một tiền triệu của Amiel). Tôi sẽ hết sức cặn kẽ với Obermann, cũng như đã với Adolphe.]
Về sau: Ramuz, Denis de Rougemont
[Charles-Ferdinand Ramuz (tên nghe như hoàng đế) là một người Vaud (tức là "Vaudois": nếu muốn đọc các chân dung "người Vaudois": cf. Jacques Chessex; Albert Béguin từng viết một cuốn sách về người đồng hương: Patience de Ramuz, nhan đề cuốn sách gợi ngay đến cuốn sách kiệt xuất của Béguin về Léon Bloy, Léon Bloy L'Impatient - tôi rất muốn đi sâu vào cuốn sách này của Albert Béguin, và chắc sẽ làm sớm).
Ở đây có ai đọc Denis de Rougemont không nhỉ? Chắc là không - thế mà tôi cứ tưởng ai cũng thích đọc về tình yêu, hóa ra cũng có những lúc tôi nhầm.
Ramuz rất quan trọng trong một chủ đề ("thème": một trong những khái niệm then chốt của École de Genève): nông thôn. Dưới đây là mấy cuốn sách của Ramuz:
(tôi cố tình chụp ba quyển sách của Ramuz in tại ba nhà xuất bản khác nhau để cho thấy một thời, thập niên 20, 30, 40, ở Pháp, cuộc chiến giữa các nhà xuất bản có thể là như thế nào; trong câu chuyện École de Genève tôi cũng muốn đề cập - dù không nhiều như tôi có thể muốn - câu chuyện của xuất bản, xem đoạn sau)]
[Charles-Ferdinand Ramuz (tên nghe như hoàng đế) là một người Vaud (tức là "Vaudois": nếu muốn đọc các chân dung "người Vaudois": cf. Jacques Chessex; Albert Béguin từng viết một cuốn sách về người đồng hương: Patience de Ramuz, nhan đề cuốn sách gợi ngay đến cuốn sách kiệt xuất của Béguin về Léon Bloy, Léon Bloy L'Impatient - tôi rất muốn đi sâu vào cuốn sách này của Albert Béguin, và chắc sẽ làm sớm).
Ở đây có ai đọc Denis de Rougemont không nhỉ? Chắc là không - thế mà tôi cứ tưởng ai cũng thích đọc về tình yêu, hóa ra cũng có những lúc tôi nhầm.
Ramuz rất quan trọng trong một chủ đề ("thème": một trong những khái niệm then chốt của École de Genève): nông thôn. Dưới đây là mấy cuốn sách của Ramuz:
(tôi cố tình chụp ba quyển sách của Ramuz in tại ba nhà xuất bản khác nhau để cho thấy một thời, thập niên 20, 30, 40, ở Pháp, cuộc chiến giữa các nhà xuất bản có thể là như thế nào; trong câu chuyện École de Genève tôi cũng muốn đề cập - dù không nhiều như tôi có thể muốn - câu chuyện của xuất bản, xem đoạn sau)]
Nhà văn được giải Nobel: Carl Spitteler; Hermann Hesse nhận
giải Nobel khi đã trở thành công dân Thụy Sỹ
* Nhóm Dada Zurich (Hugo Ball, cùng Tristan Tzara)
Một số nhà văn khác: Blaise Cendrars, Nicolas Bouvier,
Philippe Jaccottet; hiện nay: Martin Suter [for fun; tức là Martin Suter cho vào đây for fun, it's a joke]
[Bachelard xuất hiện tràn ngập trong các tác phẩm mà École de Genève sản xuất ra, ít nhất trong một giai đoạn. Bachelard là một cảm hứng lớn đối với các nhân vật Thụy Sỹ mà chúng ta quan tâm ở đây. Nhưng tuyệt đối hóa vai trò của Bachelard thì sẽ lại là một nhầm lẫn lớn. Chẳng hạn, khi bình luận Marcel Proust (cf. L'Espace proustien), Georges Poulet trích dẫn đầu tiên, ngay tắp lự Henri Bergson. Trong đợt đọc lại Roland Barthes vừa rồi, tôi cũng muốn trả lời một câu hỏi nho nhỏ: Roland Barthes nhìn nhận Bachelard như thế nào (Jacques Derrida thì sẽ phê phán Bachelard một cách mãnh liệt ngay từ đầu; Derrida phê phán Michel Foucault và Gaston Bachelard, entre autres)? Có hai lần đáng nhớ (Barthes không nhắc nhiều đến Bachelard, rất ít là khác): trong Le Plaisir du texte là sự vinh danh Bachelard hết sức nồng nhiệt; nhưng có một lần khác (nếu tôi không để sót gì, chỉ có hai lần này, Barthes nhắc đến Bachelard), trả lời phỏng vấn, Barthes rất phê phán khi nói về Bachelard: theo Barthes, Bachelard coi như là hiển nhiên nhà văn thì phải viết ra tác phẩm, tức là tác phẩm thì ở đó, và Bachelard chẳng quan tâm chút nào đến chuyện nó được tạo ra ra sao. Tôi sẽ còn quay trở lại, một chủ đề quá mức hấp dẫn.
Câu chuyện École de Genève còn là câu chuyện của một nhà xuất bản: José Corti.
José Corti, ai cũng biết, đặc biệt quan trọng đối với siêu thực (surréalisme, hay đúng hơn, "mouvement surréaliste", hiểu như thế nào? chỉ cần nói đây là một "phong trào" thì tức khắc đã cho thấy là không hiểu gì hết; "mouvement" ở đây cần được trả về nguyên nghĩa của nó, ít nhất là nghĩa ít được hướng tới ở các trường hợp tương tự như thế này: đó là "chuyển động"). André Breton hay René Char đều từng qua tay José Corti (về sau Corti sẽ giữ kỷ niệm tương đối cay đắng với Char), và không chỉ có vậy: René Crevel và nhiều người khác nữa. Hồ sơ siêu thực sẽ không thể đầy đủ nếu thiếu các bản in giai đoạn đầu của José Corti.
Nhưng, điều này ít được biết hơn, José Corti đặc biệt quan trọng đối với École de Genève. Cuốn sách lớn của Albert Béguin (xem ở kia) là do José Corti in. Béguin sẽ giới thiệu Bachelard (khi đó mới gửi bản thảo cho nhà xuất bản Gallimard và hết sức kinh ngạc vì nó bị từ chối) cho José Corti, và bắt đầu bản trường ca Corti-Bachelard. Rất nhiều sách của các nhân vật École de Genève sẽ do José Corti in. Ở trên, tôi nhắc đến Paul Bénichou là vì Bénichou cũng là một tác giả của nhà xuất bản José Corti. Thật ra, không một cái nhìn nào vào phê bình văn học Pháp đầy đủ được nếu không có mặt Bénichou. Đây sẽ là một chủ đề riêng biệt của tôi, và sẽ rất sớm. Bénichou là một ngọn núi trong lĩnh vực lãng mạn.]
Các nhân vật chính [những nhan đề sách được in đậm là những gì tôi sẽ đề cập trong đợt thuyết trình lần này, ít nhất tôi hy vọng như vậy]
Albert Thibaudet
(1874-1936) [không phải một thành viên của
École de Genève]
[Albert Thibaudet là giáo sư của đại học Genève; Marcel Raymond là người từng nghe Thibaudet giảng; bên dưới sẽ nói kỹ về Thibaudet, ở đây chỉ là một số cuốn sách của Thibaudet:
(phần lớn trên đây là bản đầu; tôi muốn nhấn mạnh vào một điều: Albert Thibaudet không chỉ là một nhà phê bình văn học, đó còn là một nhà bình luận chính trị có tầm cỡ lớn, rất lớn)
Đặc biệt: Physiologie de la critique (Sinh lý học phê bình), ngoài cùng bên trái hàng trên, rất cần được quan tâm đặc biệt. Tại Việt Nam, Thibaudet có được nhắc đến, nhưng chỉ độc trong liên quan với cuốn sách ấy, và tôi xin nêu một nhận xét: tất cả những ai từng nhắc đến Thibaudet ở Việt Nam đều chưa bao giờ đọc Thibaudet, kể cả Sinh lý học phê bình; một khái niệm khác của Thibaudet cũng được nhắc tới ở Việt Nam: "thế hệ"; cuốn sách về trí thức Việt Nam của Trịnh Văn Thảo thuần túy xuất phát từ cái nhìn này, ở dưới tôi sẽ còn trở lại.]
1. Albert Béguin
(1901-1957)
L’Âme romantique et le rêve (1937)
Gérard de Nerval (1937)
La Prière de Péguy
(1942)
Léon Bloy, l’Impatient (1944)
Balzac visionnaire (1946)
L’Ève de Péguy
(1948)
Bloy, mystique de la
douleur (1948)
Patience de Ramuz
(1950)
Création et Destinée
(2 tập, tác phẩm in sau khi chết)
Dịch (từ tiếng Đức): Achim d’Arnim, Georg Buchner, Goethe,
E.T.A. Hoffmann, Jean-Paul, Ludwig Tieck, v.v… (tổng cộng 15 quyển từ 1926 đến
1947); trong dịch thuật còn có La Quête
du Graal và Saint Bernard de Clairvaux
Biên tập (phụ trách văn bản, chú giải, viết lời tựa, bạt,
etc.): Balzac, Bernanos, Bloy, Nerval, Pascal, Péguy, Maurice Scève (tổng cộng
60 quyển từ 1939 đến 1956)
Đây là Jean-Paul. Nước Pháp hồi cuối thập niên 20, đầu thập niên 30 bắt đầu khám phá khuôn mặt kiệt xuất của lãng mạn Đức. Trái ngược với những gì người ta (có thể) nghĩ, việc dịch văn chương từ tiếng Đức sang tiếng Pháp (và vice versa) không hề là đương nhiên (giống hệt: giữa tiếng Anh và tiếng Pháp). Những gì quá đương nhiên như Goethe, Schiller hay Herder thì không nói làm gì, nhưng một nhân vật bí hiểm như Jean-Paul thì hoàn toàn không như vậy. Béguin là một nhân vật trọng yếu trong việc đưa Jean-Paul vào Pháp (một trường hợp tương tự: phải cần đến một nhân vật như Charles du Bos thì Hugo von Hofmannsthal mới có địa vị ở Pháp; rất tiếc lần này tôi không thể đề cập Charles du Bos; hoặc giả: Alexandre Vialatte và Kafka.
Tác phẩm đặc biệt quan trọng (một cuốn sách rất lớn) của Béguin: xem ở kia.
Béguin sẽ là nhân vật tôi lấy làm trung tâm trong buổi thuyết trình thứ ba, cũng là cuối cùng về École de Genève lần này.]
Tác phẩm đặc biệt quan trọng (một cuốn sách rất lớn) của Béguin: xem ở kia.
Béguin sẽ là nhân vật tôi lấy làm trung tâm trong buổi thuyết trình thứ ba, cũng là cuối cùng về École de Genève lần này.]
2. Marcel Raymond
(1897-1981)
L’Influence de Ronsard
sur la poésie française, 1550-1585 (1927)
De Baudelaire au surréalisme (1940)
Génie de la France
(1942)
Paul Valéry et la tentation de l’esprit (1944)
Le Sens de la qualité
(1948)
Baroque et renaissance poétique (1955)
Jean-Jacques Rousseau,
la quête de soi et la rêverie (1963)
Senancour, sensations
et révélations (1966)
Le Sel et la cendre
(1976)
Romantisme et rêverie
(1978)
Phụ trách nhiều tuyển tập tác phẩm: Fénelon, Montesquieu,
d’Aubigné, Hugo, Pierre Bayle, Rousseau, Ronsard
[Marcel Raymond, cùng Albert Béguin, sẽ là "nhân vật chính" trong buổi thuyết trình thứ ba của tôi, chỉ riêng về thơ.]
3. Georges Poulet
(1902-1991)
Études sur le temps
humain (4 tập, 1949-1968)
Les Métamorphoses du cercle (1961)
L’Espace proustien (1963)
Trois essais de mythologie romantique (1966)
La Conscience critique
(1976)
Entre moi et moi.
Essais critiques sur la conscience de soi (1977)
La Poésie éclatée. Baudelaire/Rimbaud (1980)
La Pensée indéterminée
(3 tập, 1985-1990)
Biên tập: Amiel, Joubert
[Một tác phẩm của Georges Poulet: xem ở kia.
Georges Poulet, xét ở nhiều khía cạnh, là khuôn mặt trung tâm của École de Genève, kể cả (và nhất là) trên phương diện Poulet tạo xung đột ngay trong nội bộ của "école": liên tiếp năm 1966 và 1967, tại hai đợt hội thảo lớn, trong đó cuộc thứ nhất, Cerisy, được đặt dưới sự chủ trì của chính Poulet và cuộc thứ hai tổ chức tại Rome do Simone tổ chức, liên tiếp Jean Rousset và Jean Starobinski phản đối Poulet bằng tham luận của họ - sự phản đối này mở rộng rất nhiều đường biên giới của bản thân École de Genève; tôi sẽ nói kỹ hơn. Poulet đặc biệt quan trọng ở một từ: "ý thức", và ý thức này đặt trong tương quan với khái niệm then chốt của École de Genève, chủ đề (thème); phê bình của École de Genève hay được gọi là "phê bình ý thức" hay "phê bình chủ đề". Xem thêm về điều này trong bài thuyết trình thứ hai của tôi.]
Georges Poulet, xét ở nhiều khía cạnh, là khuôn mặt trung tâm của École de Genève, kể cả (và nhất là) trên phương diện Poulet tạo xung đột ngay trong nội bộ của "école": liên tiếp năm 1966 và 1967, tại hai đợt hội thảo lớn, trong đó cuộc thứ nhất, Cerisy, được đặt dưới sự chủ trì của chính Poulet và cuộc thứ hai tổ chức tại Rome do Simone tổ chức, liên tiếp Jean Rousset và Jean Starobinski phản đối Poulet bằng tham luận của họ - sự phản đối này mở rộng rất nhiều đường biên giới của bản thân École de Genève; tôi sẽ nói kỹ hơn. Poulet đặc biệt quan trọng ở một từ: "ý thức", và ý thức này đặt trong tương quan với khái niệm then chốt của École de Genève, chủ đề (thème); phê bình của École de Genève hay được gọi là "phê bình ý thức" hay "phê bình chủ đề". Xem thêm về điều này trong bài thuyết trình thứ hai của tôi.]
4. Jean Rousset (1910-2002)
La Littérature de l’âge baroque en France. Circé et le Paon
(1953)
Anthologie de la
poésie baroque française (1961)
Forme et signification (1963)
L’Intérieur et
l’extérieur. Essai sur la poésie et sur le théâtre au XVIIIe siècle
(1968)
Narcisse romancier.
Essai sur la première personne dans le roman (1972)
Leurs yeux se rencontrèrent. La scène de première vue dans le roman
(1981)
Le lecteur intime. De
Balzac au journal (1986)
Passages (1990)
Dernier regard sur le baroque (1998)
[Một tác phẩm của Rousset: xem ở kia.
Tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh vào một điều: nửa thế kỷ sau khi viết nghiên cứu đầy tính chất mở đường về Baroque, Rousset sẽ còn quay trở lại với Baroque, trong một cái nhìn tương đối khác. Tôi sẽ còn trở lại với pha quay trở lại này. Forme et signification cũng là một tác phẩm rất quan trọng, thâu tóm một cách ngoạn mục vài chủ đề then chốt của văn chương.
Đối với tôi, dẫu cho mọi vẻ bên ngoài, Jean Rousset có một số khía cạnh đặc biệt hơn cả trong toàn bộ École de Genève. Chắc tôi sẽ sớm diễn đạt được một cách tường minh cảm giác này.]
5. Jean Starobinski
(sinh năm 1920)
J.-J. Rousseau. La transparence et l’obstacle (1957)
Histoire du traitement
de la mélancolie, des origines à 1900 (1960)
L’Oeil vivant:
Corneille, Racine, La Bruyère, Rousseau, Stendhal (1961)
L’Oeil vivant, II: La Relation critique (1970)
Les Mots sous les
mots. Les anagrammes de Ferdinand de Saussure (1971)
1789: Les Emblèmes de
la raison (1973)
Trois fureurs
(1974)
Montaigne en mouvement (1982)
Le Remède dans le mal.
Critique et légitimation de l’artifice à l’âge des Lumière (1989)
La Mélancolie au
miroir. Trois lectures de Baudelaire (1990)
Diderot dans l’espace
des peintres (1991)
Les Enchanteresses de
l’opéra (2005)
L’Encre de la mélancolie (2012)
Diderot, un diable de ramage (2012)
La Beauté du monde. La littérature et les arts (2016)
Dịch Kafka
[Đặc biệt xem ở kia: đó là khi Starobinski thể hiện cái nhìn xung đột với Georges Poulet. Quan hệ, chứ không phải là ý thức.]
6. Jean-Pierre
Richard (sinh năm 1922)
Littérature et Sensation (1954)
Poésie et Profondeur (1955)
L’Univers imaginaire de Mallarmé (1962)
Paysage de
Chateaubriand (1967)
Proust et le monde sensible (1974)
Microlectures
(1979, 1984)
Onze études sur la poésie moderne (1981)
L’État des choses
(1990)
Stéphane Mallarmé,
pour un tombeau d’Anatole (1990)
Stendhal, Flaubert (1990)
Nausée de Céline
(1991)
Terrains de lecture
(1996)
Études sur le romantisme (1999)
Essais de critique
buissonnière (1999)
Quatre lectures
(2002)
Roland Barthes, dernier paysage (2006)
Chemins
de Michon (2008)
[Khuôn mặt tuyệt đẹp của École de Genève. Xem thêm ở kia.
Nếu muốn nói ngắn gọn hết mức về Jean-Pierre Richard, tôi sẽ nói, ở Richard có một nghịch lý, nghịch lý đó nằm ở chỗ Richard vượt qua tri giác, và vượt qua (siêu vượt) bằng cách nào? rất khó hình dung, nhưng Richard vượt qua tri giác bằng cảm giác.]
[Ba thời điểm: Sainte-Beuve, Albert Thibaudet và Roland Barthes; ba nhân vật: Jean-Pierre Richard, Georges Poulet và Jean Starobinski
Nhìn trên lịch trình (phẳng), Sainte-Beuve và Thibaudet là hai đột xuất (nói đúng hơn, hai đứt gãy, hai đoạn tuyệt) của phê bình văn học. Không có phê bình văn học, hoặc giả phê bình văn học ngày nay sẽ không như vậy nếu không có Sainte-Beuve và Thibaudet. Ở mức độ nhỏ hơn, chúng ta sẽ không có École de Genève. Sainte-Beuve và Thibaudet là hai khối núi, hai khối núi ấy tạo ra phong cảnh, phá vỡ tính chất phẳng của một cái gì đó. Những khuôn mặt như Sainte-Beuve và Thibaudet là các yếu tố phá cấu trúc, nhưng đồng thời cũng tạo ra cấu trúc - tức là, tạo ra thực tại.
Sainte-Beuve, đó là các "Causerie" (của ngày thứ Hai), là các "Portrait" (tức là "chân dung"), hai thứ mà chúng ta sẽ không quan tâm ở lần này, vì lần này chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến quan hệ giữa Sainte-Beuve và Thụy Sỹ. Năm 1837, như đã nói ở trên, Sainte-Beuve thuyết trình tại Lausanne bên Thụy Sỹ, kết quả là bộ sách mênh mông Port-Royal; nửa thế kỷ sau đó, Albert Thibaudet cũng sẽ dạy học ở Genève: từng có người chứng kiến và kể lại, Thibaudet trên tàu hỏa đi lại giữa Paris và Genève, vác theo một cái túi rất to, và rút sách từ trong đó ra, giống như ăn thịt chúng, và viết lia lịa: đồng thời, Thibaudet còn là một bỉnh bút, một nhà thời luận danh tiếng của tờ tạp chí Nouvelle Revue Française; lấy vinh quang ở nơi khác quay trở ngược lại nước Pháp, đó là một truyền thống của trí thức Pháp, mà người tiếp nối chính là Jacques Derrida, nửa thế kỷ sau Thibaudet; Sainte-Beuve, Thibaudet hay Derrida là những người thoát khỏi vòng: vòng gì? vòng tròn của tinh thần Pháp.
"École de Genève" rất dễ gây nhầm lẫn, từ danh xưng trở đi: sẽ đặc biệt nhàm chán nếu nói rằng đây là một "trường phái mở"; tôi nghĩ rằng các cụm từ có từ "mở" (xã hội mở, hệ thống mở etc.) là một trò đùa, một sự complaisance hoàn toàn tương đương với ảo tưởng hết sức mốt: "liên ngành". Nhưng làm gì có liên ngành nào, nếu không phải là sự biện minh của những người làm công việc nghiên cứu nhưng không trụ nổi trong lĩnh vực của mình. Điều này hoàn toàn tương đương với một cụm từ lừa mị khác: "hợp tác văn hóa". Nhưng làm gì có hợp tác. Hợp tác là sự kéo dài của chủ nghĩa thực dân, không gì khác.
Tôi sẽ không nói gì đến sự mở tuy rằng quả đúng École de Genève rất "mở" (Jean-Pierre Richard chẳng hạn, đó hoàn toàn không phải là một người Thụy Sỹ), đến mức độ, trên nhiều phương diện một "thành viên" như Jean Starobinski lại gần gũi hơn với các nhà ngữ văn Đức (Auerbach, Curtius, cả Hugo Friedrich; ở buổi thuyết trình thứ hai, tôi đã chỉ ra sự gần gũi về ý tưởng ở mức rất sâu giữa Friedrich và Starobinski, nhất là ở khía cạnh coi văn chương là sự phản đối, là cách thức của tinh thần con người chống lại sự đồng hóa và chiêu hồi của môi trường, nhất là môi trường văn hóa; nhất là Starobinski rất gần gũi với Leo Spitzer - về cơ bản, các ấn bản tiếng Pháp cuốn sách lớn về phong cách của Spitzer bao giờ cũng sẽ có bài "introduction" của Starobinski).
Sainte-Beuve sẽ là cả một chuyên đề (rất) dài của tôi, đặc biệt đặt trọng tâm vào Port-Royal cũng như vào bình luận của một người của thế kỷ 20, Wolf Lepenies. Albert Thibaudet cũng là một chuyên đề dài dặc khác nữa (ơ, sao nhiều thế nhỉ - hôm nào chắc phải ngồi đếm, bắt chước Hoài Thanh, xem kết quả là tổng số bao nhiêu).
Antoine Compagnon giới thiệu Albert Thibaudet như sau trong lời tựa ấn bản Quarto nhà Gallimard Réflexions sur la littérature cách đây khoảng chục năm (đó là thời điểm Thibaudet quay trở lại, vì Thibaudet cũng là một nhân vật bị lãng quên, và Compagnon là người có vai trò lớn trong việc đưa Thibaudet trở lại; nếu ai tò mò có thể tìm trong quyển sách rất dày ấy, có tên tôi đấy):
"[...] là nhà thời luận ở tạp chí NRF và giáo sư tại đại học Genève - hay "giáo sư ở NRF và nhà báo ở đại học Genève", để nhại một câu của tướng de Gaulle về Raymond Aron [bố của Compagnon, cũng là tướng, rất thân với Leclerc, sau này rời quân đội sang Mỹ làm lãnh sự]
[...]
Albert Thibaudet hai mươi tuổi vào năm 1894 [đây là Compagnon đang dùng đúng lý thuyết của Thibaudet, lý thuyết về "thế hệ", tức là "hai mươi tuổi vào thời điểm xyz"], "cái năm đại úy Alfred Dreyfus bị kết án và hạ lon ngoài mặt trận"; ba mươi tuổi năm 1904, [một sự kiện]; "bốn mươi tuổi vào năm 1914", năm tuyên chiến, mà ông có tham chiến, thuộc vào hạng ngay chót diện phải động viên; năm mươi tuổi vào năm 1924, [một sự kiện khác]; sáu mươi tuổi vào năm 1934, [một sự kiện khác nữa]"
Thibaudet chết năm 1936, nghĩa là chết cùng năm với Nguyễn Văn Vĩnh.
tiếp tục Compagnon "giới thiệu" Thibaudet:
"Khi ấy Thibaudet trở thành một trong những người quan sát sắc sảo nhất của cuộc sống văn chương và chính trị đất nước. [...] Là nhà phê bình số một của giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh, tức là nhà trí thức có mặt khắp mọi nơi, thân thiết với Bergson [trong bức ảnh phía trên có hai tập bộ sách Thibaudet viết về "bergsonisme", tức là phần thứ ba bộ sách gồm ba tập, hai tập trước: tập đầu về Maurice Barrès, tập hai về Charles Maurras], ngang hàng với Alain, với Daniel Halévy [mà Marcel Proust rất thân], đối thủ của Julien Benda [chúng ta sẽ sớm đến với Benda: thật ra Benda chính là nhân vật duy nhất mà Compagnon khiến tôi đọc], gần gũi với Gide và Valéry"
Đặc biệt, Compagnon gọi Thibaudet là "người chống Brunetière" (Compagnon từng viết một tác phẩm tên là "Anh có biết Brunetière không?"); Ferdinand de Brunetière đã bị lãng quên rất, rất nhiều (hay là thêm luôn một chuyên đề về Brunetière hắc ám?)
(còn nữa)
mới thêm một phụ chú ở kia
Jean Rousset: Văn chương thời kỳ baroque ở Pháp
Georges Poulet: La Poésie éclatée. Baudelaire/Rimbaud
Về Barthes
Barthes, Flaubert, Proust
Một người lãng mạn (Heinrich Heine)
Gaston Bachelard: Nước và các giấc mơ
Hugo Friedrich: Cấu trúc thơ hiện đại
Gaston Bachelard: Không khí và mộng
Roger Caillois về Montesquieu
Roland Barthes: "Sociologie và socio-logique"
Leo Spitzer: Phong cách của Marcel Proust
Jean-Pierre Richard: Hiểu biết và dịu dàng ở Stendhal
Thơ Mới: cấu trúc
Sur Barthes (1)
Roland Barthes: "Michelet, Lịch Sử và Chết"
Roland Barthes: "Văn hóa và bi kịch"
Octavio Paz về André Breton
Jean Paulhan: Les Fleurs de Tarbes
George Steiner: Râu Xanh
Maurice Merleau-Ponty: Văn xuôi thế giới
Lý thuyết văn học và triết học
Michel Foucault: "Thư viện huyền hoặc" (về Flaubert)
Albert Béguin: Tâm hồn lãng mạn và giấc mơ
Nghiên cứu văn học: con đường lý thuyết
Nhìn lại lý thuyết
tiếp tục
ReplyDelete