Aug 3, 2018

Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (5)

Lần trước tôi nói đến "khả năng quan sát" của nhà văn. Tôi nghĩ, đúng như Marcel Proust nói (nói đúng hơn, nhân vật của Proust), cái nhìn của nhà văn (theo đó, qua một chuyển dịch, cái nhìn của văn chương) không nằm ở "óc quan sát", mà rất nghịch lý, ở chỗ: nhà văn chính là người không hề biết quan sát, ít nhất là theo cái nghĩa thông thường vẫn hay được hiểu.

Nhà văn thì không để ý. Họ không nhìn vào những cái ai cũng thấy; hoặc giả, những gì ai cũng thấy bỗng, cách nào đó, mờ đi trước cái nhìn của văn chương. Văn chương không thực sự nhìn. Hoặc nữa, cái nhìn của văn chương từ bỏ chuyện nắm bắt (tức là, bỏ luôn sự thấy). Ấy là bởi vì, chỉ có thể nhờ từ bỏ nắm bắt thì mới có thể thâu tóm.

Rất có thể, có cái trông giống văn chương, đó là sự nắm bắt, sự nhìn thấy, rõ ràng, sáng ngời, cặn kẽ, chi tiết. Nhưng cái đích thực là văn chương thì lại không phải như vậy, không hoàn toàn. Marcel của Proust rất hay nghĩ Charlus lẽ ra đã trở nên một nhà văn xuất chúng, bởi vì Charlus nhìn thấy mọi thứ, thấy luôn cả những gì chẳng một ai khác thấy. Lại còn biết cách miêu tả lại theo đường lối không thể bắt chước.

Nhưng đến một lúc, Marcel hiểu ra, chính bởi thế, nếu viết văn, Charlus rất có nguy cơ trở thành một nhà văn tầm thường.

Đấy, chính nó đấy, trong điều Proust diễn tả, có một cái gì đó hết sức sâu sắc. Không phải đuổi bắt theo những gì như vậy, kể cả bằng đường lối rất mực tinh vi, mà người ta tạo ra văn chương (đi vào văn chương, đi trong văn chương). Rất có thể thậm chí còn phải chống lại cái đó. Một người nữa cùng nói những điều tương tự, tôi sẽ sớm quay trở lại: Lukács.

Điều trên đây hiện lên rất rõ ở nhiều chỗ trong Ung thư. Chẳng hạn như khi Thanh Tâm Tuyền bỗng nói, mùa đông năm ấy ở Hà Nội, phụ nữ đều mặc áo nhung ra ngoài. Từ chối những không-áo nhung thì mới có thể thâu tóm được cái thực tại-áo nhung.


(ở một "kỳ" nào đó, tôi đã nói khi trích thơ trong Ung thư, thì đó sẽ là Vũ Hoàng Chương; nhưng ngoài Vũ Hoàng Chương, nhà thơ được trích dẫn là: Nguyễn Đình Thi)



Số 54:













(số 54 trên đây: courtesy of PTV)


Số 55:







Số 56 có Thanh Tâm Tuyền, nhưng không có Ung thư:





Số 57, bắt đầu sang phần thứ tư:














Số 58:










Số 59:















NB1. Monsieur Teste là một tác phẩm Paul Valéry viết khi còn rất trẻ; nói đúng hơn, Valéry viết Teste ở tuổi hai mươi, đây là một trong những gì có thể gọi là "tác phẩm đầu tay" của Valéry; Teste được bắt đầu viết năm 1894; đây là giai đoạn Valéry bắt đầu đến ở hẳn Paris, đoạn của những mối quan hệ, cả tình bạn, với Pierre Louÿs, André Gide, Stéphane Mallarmé, cũng là lúc Valéry đọc đi đọc lại À rebours của Huysmans (mà Valéry cũng có gặp, ở đoạn này); năm 1894, khi Valéry khởi sự Teste, mới là chưa đầy hai năm sau cái "đêm Genoa", đêm khải ngộ của Valéry, có thể coi là hoàn toàn tương đương với "đêm Kafka" về sau này; bản dịch tiếng Việt của tôi sẽ rất mau chóng tiếp tục


NB2. sau "kỳ" này, còn một "kỳ" nữa (tôi muốn nói kỳ "của tôi") là hết Ung thư, tức là tất cả những gì tạp chí Văn từng đăng



Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (4) (Ung thư: cho đến chương 4 phần thứ ba)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (3) (Ung thư: cho đến chương 1 phần thứ ba)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (2) (Ung thư: cho đến giữa chương 2 phần thứ hai)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (1) (Ung thư: 4 chương đầu của phần thứ nhất)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (6) ("Nhân một kinh nghiệm thơ"+Lê Tuyên, "Thời gian hiện sinh trong Đoạn Trường Tân Thanh")
Bùi Giáng và bài thơ "Phụng hiến"
Bùi Giáng dịch Simone Weil
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (5) ("Lược trình về công dụng của Duy vật sử quan trong Văn học sử"+Lê Tuyên viết về Malraux)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (4) ("Thơ trong cõi người ta" + Lê Tuyên, "Hiện hữu của tiểu thuyết")
Dương Nghiễm Mậu: "Sợi tóc tìm thấy"
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (3)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (2)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (1)
Lần lần từng khu vực một (Mặc Đỗ và César BirotteauTâm cảnh)
Văn chương miền Nam: Đại học, Văn
Văn chương miền Nam: Viên Linh
Phê bình Ngô Thế Vinh
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Tạ Tỵ
Văn chương miền Nam: triết học
Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du

Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu


1 comment:

  1. Hello very nice site!! Man .. Beautiful .. Superb ..
    I will bookmark your web site and take the feeds also? I'm glad to seek out
    so many helpful info here within the put up, we want work out more strategies on this
    regard, thank you for sharing. . . . . .

    ReplyDelete