Mar 15, 2020

tiền

"Nous promettons selon nos espérances, et nous tenons selon nos craintes."

"L'illusion des avares est de prendre l'or et l'argent pour des biens, au lieu que ce ne sont que des moyens pour en avoir."



(tiếp tục "tiếng Việt abc": ngôn ngữ học và Cao Xuân Hạo, cùng chuyện buôngngẩng)



Toàn cầu hóa đang đi qua một pha xét cho cùng rất ngoạn mục. Những gì ngoạn mục thì không thể đoán trước. Tất cả đều muốn, thế là có luôn. Tất cả đều sợ, thế là cũng có luôn. Vở kịch con người, kể cả đối với những ai blasé hơn cả, không thể không hấp dẫn.

Cần phải nhìn vào một phạm trù rất nhiều ý nghĩa của cái đó: những gì được người ta gọi là "hợp tác quốc tế", "hợp tác văn hóa" etc.

Quay trở lại với bộ sách ởkia: điều gì đã làm cho nó có thể là bất kỳ cái gì, nhưng không phải là một công trình xứng danh với dịch thuật và cả với Balzac, nói tóm lại - enfin - là không xứng danh với văn chương? Tôi sẽ nói hết sức cụ thể và chuẩn xác: đó là vì tiền.

Tôi từng kể ở đâu đó, có một lần duy nhất tôi tham gia "ngồi hội đồng", tức là nghiệm thu một công trình nghiên cứu (xã hội học văn học etc.). Rất tương tự, tôi cũng từng một lần duy nhất được Institut Fr. (tức là, đại khái, trung tâm L'Espace 24 Tràng Tiền, Hà Nội) mời đánh giá chất lượng một bản dịch. Đó là một dạng sách nhỏ, hay brochure, được soạn để quảng bá cho văn hóa Pháp, hay cái gì đó tương tự (pour le rayonnement de la culture fr. dans le monde entier, vous savez), liên quan đến một nhà thơ da đen. Bản dịch tiếng Việt đến tay tôi, tôi thấy lẽ ra cần phải vứt nó đi luôn - vì không thể không sửa mọi chỗ. Tất nhiên không thể làm thế được, nên tôi đã ngồi sửa. Tôi đưa lại bản sửa của tôi (trông rất gớm, tôi công nhận), xảy ra một crise nho nhỏ, và sau đó tôi không bao giờ được mời làm công việc tương tự nữa - cũng tất nhiên.

Nhưng vậy cũng đủ để tôi nhận ra một điều: cơ quan văn hóa Pháp rất thích chọn cộng tác viên là những người có quá khứ Albert Sarraut (tất nhiên, thời gian trở lại đây thì chủ yếu chỉ còn cựu học sinh AS giai đoạn 47-54, và cũng càng ngày càng hiếm). Và thêm một điều: sự quảng bá văn hóa Pháp tại Việt Nam theo con đường của cơ quan văn hóa chính thức có chất lượng pas très bien. (c'est un euphémisme, une litote)

Người ta sẽ bảo: sao lại thế được? Nhưng đúng là thế. Tôi đã thu thập gần như đầy đủ sách được chương trình dịch thuật (trước đây tên là Nguyễn Văn Vĩnh - quelle ironie) của Pháp phụ trách (tổ chức, trả tiền, etc.) in ở Việt Nam, một chương trình có lượng đầu sách rất lớn, kéo dài nhiều chục năm. Tôi tin là tôi đã có thể nói rất chính xác: gần như không có đến một bản dịch trong số đó đạt đến mức trung bình.

Đó là vì tiền.

Vì tiền, trộn lẫn với sự lựa chọn hướng về phía "cựu Albert Sarraut" hay để mở rộng hơn, hướng về sự tầm thường. Từ nhiều năm nay, tôi nhất định không bao giờ cho những cuốn sách dịch của tôi đăng ký vào mọi thể loại chương trình có dính dáng. Nhưng tiền chưa bao giờ giải quyết được vấn đề.

Một expression hết sức phổ biến mà ta nghe thấy thường xuyên: "Thiết nghĩ, nhà nước nên có chính sách" etc. đó là để xin tiền, lúc nào cũng vậy. Sự xin xỏ này cũng hoàn toàn tương đương trong những gì "không nhà nước". Nói một cách ngắn gọn, rất nhiều điều trong hoạt động của "hợp tác quốc tế", chẳng gì khác, lặp lại thời thuộc địa, thực dân.

Thời thuộc địa là cái thời của hai sự tầm thường nhìn nhau. Lâu lâu một bên lại trao mề đay cho nhân vật nào đó của bên kia: Long bội tinh, khánh khánh gì đó, Bắc đầu bội tinh etc. Nhà nước Pháp trao Bắc đẩu bội tinh, thời gian gần đây, cho chẳng hạn một con mẹ gọi là đạo diễn nhưng không hề biết làm phim (như đã nói ởkia), hoặc cho những nhân vật không hiểu là làm gì như Minh Hạnh etc. Vả lại, là người Việt Nam thì đừng có nhận Bắc đẩu bội tinh của Pháp.

Sự tầm thường nhìn nhau, nó lặp lại. Le colonialisme est éternel. Ta sẽ thấy từ phía các cộng tác viên đắc lực của trung tâm L'Espace những nhân vật như chẳng hạn Phùng Hồng Minh. Có lần tôi tình cờ phát hiện ra nhân vật ấy chưa bao giờ đọc Madame Bovary: một yếu nhân của xuất bản sách, lại còn là yếu nhân chính xác của domaine français, chưa đọc Madame Bovary, c'est quand même énorme, non? Vì mọi điều đều có thể sửa chữa, tôi cho nhân vật ấy một thời hạn để đọc Bovary. Cuối cùng đã không đọc, chắc giờ cũng vẫn chưa đọc nổi.

Vậy là rất thường, ở những hoạt động hợp tác văn hóa tương tự. Có lần tôi rơi trúng một cuốn sách được in theo cùng kiểu, về lịch sử văn chương Thụy Sĩ, tôi giở ra xem qua loa, đến chỗ Gottfried Keller thì thấy tên cuốn tiểu thuyết ởkia, được dịch (người phụ trách công việc là Trần Đương, một nhân vật khét tiếng) thành "Chàng Heinrich xanh xao". Ấy là vì cái từ xanh xanh lục lục trong nhan đề khiến người ta đoán cái chàng Heinrich kia ốm o xanh lướt. Tất nhiên là không phải thế: Heinrich có biệt danh đó là vì Heinrich hay mặc cái áo màu lục.

Ở phía đối diện, tình hình không hề khác (thế cho nên hai bên mới hút lấy nhau).


Idiomjargon không chỉ nằm ở những "thiết nghĩ" như ở trên đã nói ("thiết nghĩ các bộ ban ngành cần phải vào cuộc hữu hiệu nhằm etc. etc."): có một giai đoạn không ngắn, cứ có cuộc hội thảo nào do Institut Fr. tổ chức là gần như cầm chắc trong tên của nó sẽ có expression "Regards croisés": các regard sao mà se croiser nhiều thế; điều này hết sức tương tự, từ phía bên kia: những "Thực trạng và giải pháp" và những "Thực tiễn và triển vọng". Có quá nhiều giống nhau, giữa trong nước và hải ngoại, giữa tư nhân và nhà nước, và giữa luôn cả quốc nội và ngoại quốc. Những giống nhau như vậy sẽ dẫn đến một điều: sự sụp đổ của các thiết chế. Bởi vì cái gì cũng giống cái gì hết, McDonald's hết (tôi biết, tôi biết, nước Pháp là một trong những thành trì lớn - dernier bastion de l'ouest - chống lại sức bành trướng của đế chế McDonald's, và đó là cả một mérite, nhưng mà, néanmoins). Một quan chức ngoại giao Pháp, tại Việt Nam, có thể viết lời tựa cho bản dịch một tác phẩm nào đó của một nhà văn lớn của Pháp: mais quelle farce: một cựu (một ancien) ENA hay Sciences-Po gì đó bỗng trở thành préfacier, bỗng trở thành một homme de lettres, chỉ vì một cái mandat. Chỉ vì đồng ý bỏ ra một ít tiền (không phải của mình). Có tiền, người ta có thể nháo nhào (nháo nhào là vì còn phải kịp thời hạn giải ngân: đây chính là từ khóa quan trọng) quơ vội mọi thứ có sẵn để in ra một bộ sách nào đó (bộ sách đó mang lời tựa của một quan lớn) - điều này lặp lại câu chuyện của các nhà nho Việt Nam đầu thế kỷ 20, khi EFEO thu mua các văn bản Hán-Nôm, bèn kiếm đủ mọi cách cung ứng, không ngoại trừ cả tự tạo ra ngụy thư. Cái giống người An Nam ưa phỉnh nịnh: có ông Toàn quyền Pháp tên là Maurice Long, các quan Nam triều gọi ngay ngài là Long tức Rồng, trong khi rành rành phải đọc là "lông" mới đúng. Giờ vẫn thế, ở dưới tôi sẽ kể câu chuyện liên quan đến Samuel Beckett, thời gian gần đây.

Các quan chức ngoại giao Pháp thích viết sách, vậy thì có đối ứng (vốn đối ứng) liền. Gần đây là một cuốn sách được một cơ sở tại Việt Nam in (lại quả, giống hệt những gì xảy ra trong hoạt động đấu thầu). Nhân vật tác giả ấy khi rời Việt Nam bán hết sách của mình. Một hôm, hiệu sách quen gọi tôi đến xem một đống sách mới nhập, tôi đến và lấy được một ít, tất cả đều đã được cẩn thận xé bỏ những gì tiết lộ danh tính chủ nhân cũ, nhưng một chỗ bị sót (đề tặng của một tác giả), nên tôi biết nguồn gốc.

Trong hoạt động hợp tác nghiên cứu, chuyện không khác mấy - điều này, tôi đã nói rất rõ ởkia.


"Giải ngân" là khái niệm rất then chốt. Khái niệm ấy, trên bình diện của các mối quan hệ ngoại quốc-quốc nội như đang miêu tả, dẫn tới không ít nhân vật dính vào với một số trung tâm văn hóa, một dạng tầm gửi.

Bên được nhận tiền có thể loay hoay bịa ra các khoản chi để có thể lấy được nhiều hơn. Khai khống cái này cái kia, vân vân và vân vân. Các kế toán viên ở Việt Nam đặc biệt giỏi hoạt động ấy. Kể cả những người, bình thường còn không phân biệt nổi một quý với nửa năm.


Vẫn trong địa hạt Flaubert: ta có một éditeur không đọc Madame Bovary, nhưng vậy đâu đã hết: có cả chuyên gia về Flaubert nhưng lại không đọc Flaubert. Có thể thế được à? nghe rất khó tin, nhưng đúng luôn. Phùng Ngọc Kiên chưa bao giờ đọc Bouvard et Pécuchet (điều này, chính Phùng Ngọc Kiên nói), nhưng đó lại là người đã làm luận án tiến sĩ (bên Pháp) về chính văn chương Flaubert. Và, rất logic, nhị Phùng đã tụ với nhau để làm nên một bản dịch Flaubert rất rất rất, rất gì nhỉ? très bien.

Merci à la France pour nous avoir formé de tels spécialistes de Flaubert. C'était où déjà? toujours Paris XII Créteil?

Phùng Ngọc Kiên, cũng như Phùng Hồng Minh, là cộng tác viên chặt chẽ của trung tâm l'Espace. Một thời thì cựu Albert Sarraut, một thời thì như thế, xét cho cùng, từ đầu đến cuối không đi được khỏi ra ngoài một chữ: chữ bồi, hiểu theo mọi nghĩa của từ này.

Các nhà ngoại giao Pháp ở Việt Nam, các đại sứ, tham tán, tùy viên, etc. có thể vô cùng rực rỡ. Lần duy nhất tôi tham gia một hoạt động, đại khái là một chuỗi hội thảo etc., có một bữa trưa tôi ngồi cạnh một nhân vật kiểu như vậy. Những ấn tượng từ cái lần ấy từ phía nhân vật kia (các lời lẽ, cách ăn, etc.) là đủ để tôi biết chẳng bao giờ tôi xuất hiện ở những cái tương tự nữa. Alumni etc., never. Jamais. Nhất là khi, tôi biết quá rõ giai đoạn cuối thập niên 90 rồi kéo dài thêm khoảng trên dưới mười năm sau đó, du học sinh Việt Nam tại Pháp như thế nào.

Chủ nghĩa thực dân (nó vẫn tiếp tục), ở sâu xa, là - không chỉ thu nhận tài nguyên để làm tài sản - một hoạt động của một thứ: mặc cảm. Các nước thực dân ném xuống những xứ thuộc địa mặc cảm của nó. Cái đó được biểu hiện bằng sự trút bỏ những tội phạm cùng đĩ điếm (đày đi cho khuất mắt) tới các miền đất mới (đoạn cuối Manon Lescaut cho thấy không thể rõ hơn). Những Anus Mundi gánh lấy những gì các mẫu quốc không muốn giữ. Xem lý lịch một nhân vật như Arnoux là có thể thấy rất nhiều điều - đó là một mật thám lừng lẫy xứ Đông Dương. Hay nhiều công sứ Pháp thời trước. Cái đó vẫn tiếp tục, vào thời chúng ta.


Tôi được nghe kể, về một hoạt động bien sérieux. Ấy là, tổ chức đào tạo (sau giáo dục, nhánh đào tạo đã trở thành cả một, cả một gì nhỉ? một trọng tâm, nhưng cũng là một lối thoát, une échappatoire - tôi sẽ còn trở lại) cho các nhà nghiên cứu xã hội ("sciences sociales": nước Pháp thích dùng "social" trong khi khối Anh-Mỹ thiên về "human" hơn, có lẽ do tác động của Auguste Comte) Việt Nam.

Nhân vật chính được mời cho hoạt động ấy là một người khiến tôi tò mò nên tìm hiểu: một người có vô cùng nhiều bằng cấp. Tìm hiểu rồi thì tôi hiểu (thì tìm hiểu là tìm để hiểu, tout de même), c'est un clown. Có rất nhiều người làm trò hề trong nghiên cứu khoa học, ngày nay - khi mà gần như ai cũng có bằng tiến sĩ. Tức là, nhân vật đó được mời sang Việt Nam để đào tạo cho các nhà nghiên cứu Việt Nam, với mục đích chính là cuối cùng tạo ra một hệ thuật ngữ (une terminologie, enfin). Nhưng câu chuyện của các terme chưa bao giờ dễ - chính vì tưởng là dễ nên mới có hoạt động kể trên (cần phải dễ, tiện, đó là điều tiên quyết - bởi vì, nếu không thì sẽ rất khó giải ngân, mà rất không nên khó dễ với đủ mọi loại kế toán trưởng trên đời). Lần này, trong số "đối ứng" có sự xuất hiện của một nhân vật: Hoàng Hưng. Mais il est partout, celui-là. Một nhà thơ đi dạy người ta về nghiên cứu khoa học xã hội. On est toujours dans une (mauvaise) comédie de bas étage. Chắc cũng vì không tìm được các cựu Albert Sarraut nữa (họ cũng trở nên hiếm chứ, peu à peu).

Một ironie không nhỏ: trụ sở của trung tâm L'Espace hiện nay, nếu tôi không nhầm (chắc không nhầm) từng là một địa điểm gắn liền với Nguyễn Văn Vĩnh.

Nhưng c'est un gros mensonge: người ta tưởng chừng Nguyễn Văn Vĩnh là sản phẩm của chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương. Nhưng không có gì sai (và nhất là sái) hơn thế. Ở dưới tôi sẽ còn nói kỹ hơn, nhưng chính nhà nước bảo hộ từng ngăn cấm Nguyễn Văn Vĩnh, không cho Nguyễn Văn Vĩnh nhận những gì mà Schneider muốn để lại cho (điều này, Nguyễn Văn Vĩnh từng nói rất cụ thể trong một bài trả lời phỏng vấn). Très peu, ou même aucune affinité entre Nguyễn Văn Vĩnh et le gouvernement protectoral, si j'ose le dire. Một thời gian, chương trình sách đã nhắc ở trên mang đúng tên Nguyễn Văn Vĩnh. Tới đây, ta đã có thể thấy, những gì đi ra từ một sự hiểu sái (une grande méconnaissance) lịch sử có thể như thế nào.

Sự lặp lại còn ở mức độ sâu sắc hơn nhiều. Không ít người làm cho hoặc từng làm cho chỗ đó đi học ở Pháp: Đỗ Thị Minh Nguyệt hay Nguyễn Đình Thành, etc. Được đào tạo. Một sự lặp lại của câu chuyện về các cò mi.


Các nhân vật liên quan đến hình thức trung tâm văn hóa (tức là, cùng một lúc, ngoại giao, đối ngoại, tổ chức các sự kiện, etc.) như thế này chung nhau một tính cách, một ham muốn: họ rất thích nhảy lên làm nhân vật. Trở thành người phát biểu tại một event nào đó, nói cái này cái kia rồi được audience vỗ tay hoan hô có lẽ là mơ ước cuộc đời của họ. Tất nhiên, cái đó liên quan không ít đến mặc cảm vô hình.

Một nhân viên nào đó của tòa sứ quán nào đó (cả nước ngoài lẫn Việt Nam), một trung tâm nào đó, bỗng trở thành diễn giả, ấy là điều không còn khó thấy. Kể cả (và nhất là) những người do tình cờ mà trở thành dịch giả của một cuốn sách (nhìn chung vớ vẩn và về cơ bản có chất lượng rất thấp - nhưng vì có liên kết lợi ích nên vẫn được xuất bản). Một "Ngày hội văn học châu Âu" tại Hà Nội chẳng hạn, thấy liền.

Hai bên nhịp nhàng với nhau mà làm văn hóa.




(còn nữa)



rất liên quan: xem ởkia

4 comments:

  1. Môi Thâm lại quẫy, buồn cười nhất có lần MT tạo địa chỉ email giả vờ là em gái hâm mộ thế này thế kia, tôi hỏi độp luôn MT đấy à, thế mà lăn ra kể khổ là đã tan vỡ cuộc tình với mặt phản thịt lợn, đúng là nặc danh mà vẫn nhiều tình cảm

    được, Môi Thâm, đã muốn thì chuẩn bị nhận quà nhé

    ReplyDelete
  2. chữ nghĩa đường phố xưa nay vẫn hay: "toang rồi"

    ReplyDelete
  3. những hậu sinh của dòng "quan lớn lại" có bao giờ dứt ko nhỉ

    ReplyDelete