Hương khói đã không nơi nương tựa
Hồn mồ côi lần lữa đêm đen
Ta đi giữa đường dương thế
Bóng tối âm thầm rụng xuống chân cây
có một Sài Gòn mới:
Trong đoạn 47-54 Hà Nội, ta biết (nếu còn nhớ), năm 1947 (và có thể nói là coi như cả năm 1948) gần như không có in sách, và cả in báo. Tức là, không trông mong gì được ở những gì tại chỗ. Nhưng nếu không phải tại chỗ thì vẫn có thể từ chỗ khác. Một tờ báo Sài Gòn của đoạn này chắc chắn sẽ nhìn ra Hà Nội, nhất là nếu đó là một tờ báo ngày.
Sài Gòn mới là nhật báo, nó bắt đầu ra vào nửa cuối tháng Chạp 1946: đúng đoạn mà ta quan tâm. Đó là một tờ báo gồm hai mặt giấy (nhưng không phải lúc nào cũng như vậy) - thời ấy có nhiều tờ gồm hai mặt giấy.
Số 3 ra ngày 17 tháng Chạp 1946:
(trong ô - filet - nhỏ về "ông Nguyễn Tường Tam" có chi tiết quản lý tờ Việt Nam bị bắt: đây cũng là một tờ báo chỉ gồm hai mặt giấy)
Tiếp tục Hải Phòng (và Moutet có sang Indochine hay không):
Ngày hôm sau đăng những gì số trước đã thông báo:
Số ngay sau, số 5, ra đúng ngày 19 tháng Chạp 1946:
(báo cũng đưa tin, trong mấy ngày của số 3-4-5 trên đây, Valluy đã ra Hà Nội, như vậy là đủ mặt bộ ba Morlière-Valluy-Sainteny: chiến tranh đã có thể bùng nổ)
Trên các số của hai ngày ngay tiếp theo:
(tiếp tục - tất nhiên - "Bà lớn" và "Hoàng Công Khanh"; cũng tiếp tục luôn Dostoievski viết thư và Một phố)
(Gallica)
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (6): Năm 1952
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (5) Cái này giá bao nhiêu
Hai lời tựa nữa của Bùi Xuân Uyên
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (4) Hà Nội 1950
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Thế còn năm 1949?
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Đầu tiên và cuối cùng
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Dân Việt Nam
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Ông Thủ hiến nói
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (3) Sách trong thành phố
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (2) Thế hệ
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (1)
Đoạn cuối của Khái Hưng
No comments:
Post a Comment