Nov 18, 2018

Hà Nội từ 1947 đến 1954 (5) Cái này giá bao nhiêu

Đã tiếp tục "tam anh chiến Lã Bố" Fink-Martin H-Lukács chiến Nietzsche, bài về một bộ ba khác, Vauvenargues-Rivarol-Joubertbài về văn chương Bắc (Halldór Laxness).

Trái ngược với rất nhiều người (trong đó có sử gia danh tiếng người Pháp), tôi không nghĩ là chúng ta ít biết được về Hà Nội đoạn 1947-1954, mà chúng ta vẫn còn có thể biết đến tận giá cả nhiều mặt hàng thời ấy. Dưới đây là một ít tài liệu tôi lấy từ báo chí giai đoạn hữu quan.

Nhưng trước hết, theo truyền thống, tôi tiếp tục hết sức quan tâm đến riêng một chủ đề: người Hà Nội thời đó đi xem hát như thế nào, và xem cái gì.

Ban "Âm nhạc và ca kịch cảnh binh thủ đô" có hai buổi biểu diễn vào dịp Tết (năm 1949):


Một bài báo nói đến chuyện "mức sinh hoạt của người Hà Nội vào cuối 1948 đắt gấp hơn 115 lần" (so với năm 1939):


Thêm một lần nữa quay trở lại với Ngọc Giao (nhân vật trọng yếu của đoạn Hà Nội 47-54, mà tôi sẽ còn trở lại nhiều); chính là quảng cáo cho Quán gió:


(Văn Hồng Thịnh bị lỗi typo, thành "Ăn Hồng Thịnh")

Và hai bản "tin thị trường" cho biết giá cả các mặt hàng ngày 9 tháng Hai và ngày 15 tháng Hai năm 49, có giá vàng, gạo rồi đỗ tương, đỗ xanh, cà phê, đường, bột mì, mỡ lợn, sữa (bò), thuốc lá:



(mấy nhãn thuốc lá phổ biến của thời kỳ ấy: Cotab, Bastos, Job, Mic và Morris Philipp (tức là Philip Morris)


Nếu muốn có một miêu tả hiện tượng luận (thì đó chính là điều tôi muốn làm, đối với giai đoạn Hà Nội từ 1947 đến 1954, và không chỉ riêng như vậy) về một thời kỳ của cuộc sống trong lịch sử, không thể không nhìn nhận yếu tố tiền, nhất là cuộc sống xã hội.

Không chỉ là chuyện "kim tiền" (Vi Huyền Đắc), cũng không phải vì cái mệnh đề "đồng tiền chi phối", "đồng tiền gây đảo điên" etc. (đó là việc của đoàn kịch Hà Nội hay đoàn kịch Tuổi Trẻ, rồi thì hãng phim truyền hình nơi các yếu nhân rất hay lĩnh sổ hưu xong là ra Bờ Hồ biểu tình hoặc trở thành nhà từ thiện, rất tốt cho nhân quần).

Tiền là một tương ứng của ý thức chung con người. Dễ dàng nhận ra tinh thần con người khó đoán như thế nào thì tiền cũng khó lường tương tự (à, các vị có phân biệt được "ý thức" và "tinh thần" không? theo tôi một trăm phần trăm những người mở miệng là triết học triết học tại Việt Nam hiện nay, kể cả và nhất là những người từng có formation triết học, dẫu là khoa triết trường Tổng hợp Hà Nội hay Sorbonne, không phân biệt được - cũng như dám nói "lý tính" lại có thể "thuần túy"). Karl Marx có những miêu tả và phân tích như thế chính là vì (một phần không nhỏ) nhìn thẳng vào tiền (sau Balzac).

Nhìn nhận tiền mang lại những gợi ý vô cùng lớn về tha hóa (nhưng - thêm lần nữa - cần phải tách biệt với ngôn ngữ tuyên giáo, "thoái hóa biến chất" trong "một bộ phận không nhỏ" etc.): vào những đoạn khốn khó, tiền cũng trở nên khốn đốn giống như con người. Nhất là lạm phát (điều mà chắc hẳn nội dung một trong những bức ảnh tôi post trên đây muốn miêu tả nhưng không thực sự biết dùng từ như thế nào): rất có thể lạm phát là một dạng tha hóa mà nếu không có tồn tại của tiền chúng ta sẽ rất khó hình dung (Lukács chính là một nhân vật kiệt xuất trong riêng đề tài ấy - tha hóa - cho nên tôi sẽ còn trở lại).

(tiền, nhưng cả ngôn ngữ nữa: ởkia tôi đã bắt đầu nhìn vào tiếng Việt: cần phải có một phiên tòa cho riêng tiếng Việt; những đoạn bần cùng của ngôn ngữ - chẳng hạn, hiện nay, với tác nhân lớn là facebook và một lũ ngợm đeo bám trên đó; nhưng facebook chính là địa ngục của thời hiện tại, đó là một bể mênh mông của sự tầm thường - cần phải nhìn nhận các tương ứng như thế nào? một ví dụ rất nhỏ, chính cái từ hiện tượng luận tôi nói ở trên: người ta hay gọi đó là "hiện tượng học", nhưng đó là một cách sử dụng tha hóa, chính nó; tức là, nếu xảy ra nhầm lẫn trên bình diện "hiện tượng luận"-"hiện tượng học" thì đó chính là một biểu hiện, một Vorstellung của tha hóa trên một bình diện khác; điều đáng mỉa mai ở đây nằm ở chỗ: chính "hiện tượng học" lại là từ rất chuẩn để chỉ một cái khác, bởi vì có phenomenology nhưng lại có "phenomenalism", và "học" chính là ô rất chuẩn cho cái đó; hoàn toàn tương tự, có psychology nhưng cũng có "psychologism", và ở đây quan hệ lộn ngược; thế nhưng - còn mỉa mai hơn nữa, phenomenology chính là con đường mà Edmund Husserl dùng để tránh - hay nói đúng hơn, vượt qua - vùng "psycholo" của ông thầy Franz Brentano)


bonus một thông tin liên quan đến riêng Phạm Mạnh Phan:






Hai lời tựa nữa của Bùi Xuân Uyên
Hai truyện của Ngọc Giao
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (4) Hà Nội 1950
Lại Chùa Đàn
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Thế còn năm 1949?
Năm 1948 Nhượng Tống ở đâu?
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Đầu tiên và cuối cùng
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Dân Việt Nam
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Ông Thủ hiến nói
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (3) Sách trong thành phố
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (2) Thế hệ
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (1)
Đoạn cuối của Khái Hưng
Ngày 19 tháng Chạp năm 1946


5 comments:

  1. You should take part in a contest for one of the most useful blogs on the internet.

    I will recommend this blog!

    ReplyDelete
  2. Nhị Linh-nhà Hà Nội học

    ReplyDelete
  3. đây chắc chắn là danh hiệu stupid nhất từng có bao giờ tồn tại

    ReplyDelete
    Replies
    1. các học giả giỏi đặt ra những danh hiệu, thành lũy của "hà nội học" chính là nxb hà nội

      Delete
    2. nói thế thì Phanbook đặc biệt có nhiều tính chất Đà Lạt, nào Nguyên Phước, Vĩnh Nguyên (đều có chữ "nguyên") và Đăng Thư (đăng thì cũng có nghĩa là leo lên), chắc sẽ là thành lũy cho "Đà Lạt học" (gần vượt qua "Hà Nội học" về tính thời thượng vì Hà Nội càng ngày càng nóng hehe)

      Delete