May 5, 2018

Hai truyện của Ngọc Giao

Trước tiên, xem ở kia.

Trong các tập truyện ngắn Ngọc Giao in trong mấy năm trở lại đây, tôi không thấy có hai truyện ở dưới, đăng trên một tờ tạp chí in tại Hà Nội đầu thập niên 50 của thế kỷ 20. Tôi nghĩ vẫn còn nữa, các truyện của Ngọc Giao còn chưa được tìm ra. Câu chuyện Ngọc Giao vẫn còn dài, mà càng lúc tôi càng thấy đặt ra thêm nhiều vấn đề.

Tôi không thấy quá tệ, những tập truyện ngắn Ngọc Giao in thời gian gần đây (nếu trừ đi các lời tựa, Phong Lê aka Lê Phong Sừ và Trần Ngọc Hiếu: cả hai đều không có hiểu biết gì về văn chương Ngọc Giao; Trần Ngọc Hiếu đã trở thành, rất sát, một dạng bán hàng đa cấp chuyên nghiệp, lẫn lộn mọi thứ với nhau, trong một sự nhập nhằng thấp kém); đó là - một số, ngoài những tập đã được Ngọc Giao in thành sách trước kia - các tập đi thu thập truyện "lẻ" của Ngọc Giao, đăng trên báo chí.

Trong số những truyện đã tìm lại được và được cho vào các tập in trong vòng chừng hai mươi năm trở lại đây, tôi thấy có truyện Ngọc Giao từng đăng trên tạp chí Phổ thông. Tìm được ra như thế là rất không tệ: không phải ai cũng biết tạp chí Phổ thông; chẳng hạn, Lại Nguyên Ân không hề biết tạp chí Phổ thông. Lại Nguyên Ân có một đặc điểm: có hiểu biết rất kém (tôi sẽ nói chuẩn xác hơn, rất thấp) về báo chí Việt Nam. Và là ở mọi thời kỳ.

Lại Nguyên Ân không hề biết đến tờ Phổ thông, cho tới khi tôi cho mượn. Mượn đủ cả bộ. Rất ít người biết đến tạp chí Phổ thông, lại càng ít, vô cùng ít, có thể biết toàn bộ nội dung tờ Phổ thông. Đây là tờ tạp chí đặc biệt quan trọng của giai đoạn Hà Nội 1950-1954. Tôi sẽ còn quay trở lại rất kỹ càng, tất nhiên.

Lại Nguyên Ân mượn của tôi bộ báo rất lâu. Đòi mới trả. Thế nhưng, khi người khác mượn cái gì đó của Lại Nguyên Ân, thì nghe nói Lại Nguyên Ân sẽ ra giữa đường réo đòi trả vô cùng khủng khiếp. Tất nhiên là nên đòi rồi. Phải đòi tới cùng chứ. Chuyện ấy tôi hoàn toàn không liên quan gì đâu đấy nhé, tôi chỉ thích xem thôi.

Nhưng ai đi mượn cái gì của Lại Nguyên Ân thì thật là ngốc: Lại Nguyên Ân làm quái có cái gì. Có cái đống báo gì, Ích hữu phải không nhỉ, thì đã bán từ lâu. Ai là người mua ấy nhỉ? Hoàng Minh Giấy Gói Xôi có phải không? Còn tập Tri tân không biết có còn giữ không hay cũng bán nốt rồi. Đống Tri tân ấy, có phải năm xưa Lại Nguyên Ân đi công tác trong Sài Gòn, được phân cho ở tại một cái nhà, trên gác nhà ấy có tập Tri tân này, rồi Lại Nguyên Ân tiện tay cầm luôn, có phải không nhỉ.

Lại Nguyên Ân không hề biết tờ Phổ thông cho đến khi tôi cho mượn (và cầm rất lâu). Nhờ cầm bộ ấy, Lại Nguyên Ân dường như lấy ra được (ít nhất) một tài liệu gì đó rồi gửi đăng báo. Có phải là tờ Tuổi trẻ không nhỉ.

Tài liệu mượn của tôi, rồi lấy từ đó tài liệu để đem đăng Tuổi trẻ: chuyện này mới nói lên một cốt yếu ở Lại Nguyên Ân. Đó là thiếu tế nhị.

Tôi nghĩ một nhà phê bình văn học khủng khiếp và tệ hại nhất chính là một người thiếu tế nhị.

Điều đó cho thấy một tinh thần "tù", trong mọi nghĩa mà từ này có thể bao hàm: tù tức là bẹt (góc tù ấy), ao tù, nhà tù, tù hãm, tù và (kêu rất to), chẳng hạn "tù và ếch" (ngày nay hay bị làm giả bằng lòng cá), etc. Năm ấy, tôi cho Lại Nguyên Ân mượn bộ báo là vì tôi cứ hy vọng Lại Nguyên Ân được đánh thức một cái gì đó giống như là nhận thức về một thực tại, được gợi ý về một lối đi. Nhưng chẳng có gì như thế xảy ra hết: ở Lại Nguyên Ân chẳng có tí chút nào sự tò mò của tinh thần, mà chỉ chăm chăm kiếm mấy thứ gì có thể gửi đăng báo.

Tôi sẽ còn quay trở lại với Lại Nguyên Ân, trên mấy khía cạnh: Lại Nguyên Ân xử lý văn bản như thế nào, Lại Nguyên Ân hiểu biết về báo chí như thế nào và, nhất là, Lại Nguyên Ân như thế nào trong tương quan với Phan Khôi.

Điểm thứ ba đặc biệt quan trọng, ngay lúc này tôi có thể nói một điều: công lao lớn nhất trong việc Phan Khôi quay trở lại không nằm ở Lại Nguyên Ân, mà nằm ở linh mục Thanh Lãng. Về cơ bản, mọi thứ gì quan trọng mà Phan Khôi từng viết, tôi (và bất kỳ ai quan tâm) cũng đều tự tìm để đọc được hết, nhưng phải có Thanh Lãng hướng cái nhìn vào Phan Khôi thì tôi mới dần dần hiểu ra tầm quan trọng của một khuôn mặt (nói đúng hơn, một tinh thần) như vậy. Và đặc biệt, Thanh Lãng đặt được Phan Khôi vào bối cảnh; điều này Lại Nguyên Ân không những không làm được, mà trong những gì liên quan, còn chính là một tai họa cho Phan Khôi.


(còn nữa)












Ngọc Giao:

Ngọc Giao: một lần nữa
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Thế còn năm 1949?
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (3) Sách trong thành phố
Một kiểu khác, một dạng khác
Sách (LVI) sách nhỏ
Ngọc Giao viết về xe lửa
Ngọc Giao trong Một đêm vui
01. Họ gọi nhau là bạn



"Hà Nội từ 1947 đến 1954":

Hà Nội từ 1947 đến 1954 (4) Hà Nội 1950
Lại Chùa Đàn
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Thế còn năm 1949?
Năm 1948 Nhượng Tống ở đâu?
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Đầu tiên và cuối cùng
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Dân Việt Nam
Hà Nội từ 1947 đến 1954: Ông Thủ hiến nói
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (3) Sách trong thành phố
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (2) Thế hệ
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (1)
Đoạn cuối của Khái Hưng
Ngày 19 tháng Chạp năm 1946


4 comments:

  1. I do ɑgree with all the concepts you've introduced to your post.
    Тhey are very convincing and can certaіnly work.
    Still, the posts are very brief for novices.
    May you please prolong them a bіt from next time?
    Thanks for thе pоst.
    the original source : Getting The Best Encryptiоn Տoftware & Are You How To Encrypt A Password For Freeing The
    Best Yoᥙ Can? Three Signs Of Failure

    ReplyDelete
  2. Tôi không hiểu lắm chuyện của linh mục Thanh Lãng là thế nào, mấy năm nay tôi mua bộ Phan Khôi báo chí, cứ nghĩ là công sưu tập của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân mới đáng nói chứ, nếu bác ấy không làm thì ai làm? Không muốn dính quá sâu đến các mối quan hệ của chủ blog, tôi tò mò muốn biết cái nhìn của chủ blog trong vụ Phan Khôi, tại sao lại tai họa?

    ReplyDelete
  3. khi không hiểu, có hai cách (đều rất đơn giản):

    thứ nhất, tìm hiểu (thật ra rất dễ)

    thứ hai (đơn giản hơn rất nhiều): đằng nào cũng có hiểu đâu

    ReplyDelete