Feb 4, 2017

Hà Nội từ 1947 đến 1954: Ông Thủ hiến nói

Nguyễn Vỹ, ngay khi người Nhật đảo chính Pháp, vội vã rời Hà Nội. Như vậy là khôn ngoan, vì Nguyễn Vỹ thuộc vào các nhân vật Việt Nam hiếm hoi rất sáng suốt, nghi ngờ dã tâm của người Nhật tại Đông Dương từ rất sớm. Tôi không hiểu tại sao trí thức Việt Nam bao nhiêu đời cứ sùng bái Nhật Bản như vậy - điều này, cái sự sùng bái này, có lẽ mới chính là một trong những nguyên nhân không nhỏ cho tình hình be bét của chúng ta, chứ chẳng phải cái gì khác đâu.

Ta biết chi tiết nêu trên nhờ Tuấn chàng trai nước Việt. Một điều rất đáng tiếc: bộ sách đã dừng lại ở thời điểm 1945, ta không có được lời chứng thêm nữa về những năm Nguyễn Vỹ làm báo tại Đà Lạt, một giai đoạn rất quan trọng. Năm 1952, như ta đã biết, tờ Phổ thông ra số 1, sau mới chuyển về Sài Gòn; cũng tại Sài Gòn: tờ Thằng Bờm. Nhưng trước đó, Nguyễn Vỹ còn làm một số tờ báo khác, trong đó đặc biệt quan trọng là tờ Dân chủ. Dưới đây, ở thời điểm cuối năm 1949, là bài Nguyễn Vỹ phỏng vấn Nguyễn Hữu Trí, Thủ hiến mới nhận chức của Bắc Việt, thế chỗ Tổng trấn Nghiêm Xuân Thiện (đăng Dân chủ).



Ông Thủ-hiến Bắc-Việt đã nói gì với báo Dân-Chủ nhân dịp vào Dalat dự hội đồng Thủ-Hiến?


Lần đầu-tiên, cách đây 3 hay 4 tháng, tôi gặp ông Nguyễn-hữu-Trí chưa phải là Tổng-Trấn, thì ông là một người rất giản dị, rất khiêm tốn. Trong đám đông người đến dự tiệc trà hôm ấy tại dinh đức Bảo-Đại, ông Trí đứng riêng một chỗ, trầm ngâm, quạnh-quẽ hình như ông ưa tĩnh-mịch hơn là náo-nhiệt ồn-ào. Tôi có cảm-tình ngay với ông từ hôm ấy.

Đến nay ông làm Thủ-Hiến Bắc Việt, tôi lại được hân hạnh gặp ông ở Dalat, vẫn một người trầm ngâm tịch mịch như xưa. Ông vẫn giản-dị và khiêm-tốn, mà không phải không lanh lợi, cương-quyết, rất khôn khéo về ngoại-giao.

Ông tiếp tôi thân-mật trong một văn phòng của khách-sạn Lâm-Viên. Với giọng nói chậm rãi, điềm-đạm, và rất là thành thực, ông kể cho tôi nghe những khổ-tâm của một người công-dân ra giúp nước trong lúc này.

Ông bảo:

- Nếu nói rằng mình đã được hoàn toàn độc-lập, thì mình tự dối mình. Nhưng ta phải cố gắng. Tất cả công-dân Việt-Nam ta đều phải cố gắng. Thì rồi một ngày không xa, ta sẽ dành [sic] được độc-lập hoàn-toàn cho Tổ-Quốc, độc-lập thực sự mà Quốc-dân ta ai cũng nóng lòng mong mỏi.

Tôi hỏi ông:

- Thưa ngài, về vấn-đề độc-lập, xin ngài vui lòng cho Quốc dân rõ những kết quả cụ thể của sự thực-hiện chủ-quyền Việt-Nam ở Bắc-phần, từ khi ngài nhậm chức:

a) Về hành-chính, tư-pháp.
b) binh-bị, công an,
c) kinh-tế, lý-tài,
d) văn-hóa, y-tế, v.v…

Ngài có đủ những cán-bộ điều khiển các cơ-quan ấy không? Có người Pháp giúp việc cho Ngài không? Họ giúp bằng cách nào?

TRẢ LỜI: Sự thực hiện hoàn toàn chủ-quyền nội trị ở Bắc-Việt phải đợi kết-quả cuộc hội nghị thi hành hiệp-ước ngày 8-3-49.

Tuy vậy, về phương diện chủ quyền nội trị, cũng đã thực-hiện được nhiều điểm khả quan và trong một phạm-vi khá rộng.

Hành chính. – Việc cải tổ và điều hành các cơ quan hành-chính (Thủ-hiến phủ, tỉnh, quận, xã) đều do người Việt-Nam đảm nhiệm. Người Pháp hoàn toàn không can thiệp đến.

Các nhân viên hành chính (tỉnh-trưởng, quận trưởng, v.v…) đều do vị Thủ-hiến Bắc-Việt kén chọn và bổ dụng.

Thủ-hiến phủ ở Bắc-Việt đã tổ-chức được 15 Sở cấp phần do toàn người Việt điều khiển. Duy trong sở Cảnh binh, hiện vì thiếu nhân-viên chuyên môn còn tạm dùng một-số nhân-viên Pháp, nhưng những nhân viên này chỉ giữ chức vụ thừa hành, họ vẫn tỏ ra có kỷ luật và tuân thượng lệnh.

Tư-pháp. – Các cơ quan tư-pháp Việt-Nam (Công-Tố-Viện, Tòa Thượng-Thẩm, Tòa Sơ-Thẩm, v.v…) do Chính-phủ Trung-Ương Lâm Thời tổ-chức vẫn chưa thay đổi gì hết, còn đợi kết quả cuộc đàm phán Saigon.

Tại hội nghị thi hành hiệp-ước ngày 8-3-49 đang bàn đến vấn đề tư-pháp, nhất là sự tổ-chức các tòa-án hỗn hợp để xử những việc có liên can đến ngoại kiều.

Binh bị. – Từ trước tới nay, vẫn có Nghĩa-Dũng-Binh phụ trách việc giữ an-ninh cho dân chúng tại các tỉnh. Đoàn này vừa mới đổi tên là Bảo-Chính-Đoàn, và số lực lượng càng ngày càng khuếch trương để đủ sự nhu cầu. Các cấp chỉ-huy toàn người Việt cả.

Chính phủ Trung-Ương đã tổ-chức ở Bắc Việt một trung đoàn Việt Binh (2e Bataillon Viêtnamien [chú ý: “bataillon” là tiểu đoàn chứ không phải trung đoàn]) do thiếu tá Việt-Nam chỉ-huy.

Công-an. – Sở Công-An Việt Nam đã bành trướng ra khắp các tỉnh. Việc phát giấy thông hành trước kia do người Pháp giữ, nay trả lại cho các cơ quan công-an của ta.

Sở Cảnh Binh Bắc Việt đã hoàn toàn thuộc về ta điều khiển và phụ-trách.

Kinh-tế. Mọi việc kinh tế và tiếp tế thực phẩm và nguyên liệu cần cho các nhà sản xuất Việt Nam đều do Sở Kinh-tế Bắc Việt đảm nhiệm: việc phân phối các nguyên liệu, cũng như các thực phẩm rất được công bằng và hợp-lý. Bắt đầu từ 1-11-1949, sở Kinh tế Pháp sẽ bỏ đi, trả lại hết quyền cho Sở Kinh-Tế Việt Nam.

Việc tiếp tế gạo cho dân Bắc Việt đã có kết quả cụ thể rõ rệt: dân đã tránh được nạn chết đói, và nạn đầu cơ; giá gạo đã xuống dưới mực 400$ một tạ.

Tài-chính. – Các thuế trực thu và một vài thứ gián thu do nhà đương-cục Việt Nam lập và thu. Các thứ thuế ấy đánh cả vào ngoại-kiều.

Để tiết kiệm công-quỹ, Thủ-hiến Bắc-Việt đã làm cho đơn-giản bộ máy hành chính (bỏ vài cơ quan không cần, xáp nhập [sic] nhiều cơ quan tương đương vào một số).

Văn hóa. – Số học sinh tăng lên nhiều.

Thủ-hiến Bắc-Việt đã đặc biệt chú ý đến việc tăng số trường học và số giáo viên.

Số các trường hương-học được tăng nhiều; các hương-sư được kén chọn rất kỹ-lưỡng: không những phải có bằng cấp, lại còn phải theo học lớp tu nghiệp.

Nhà đương-cục Pháp đã trao lại một số trường; và các trường từ trước vẫn dùng làm trụ-sở, các cơ quan hành chính Việt-Nam đã được trả lại để làm lớp học. (Trường Nữ-học Đồng Khánh, trường Sinh Từ ở Hà nội, trường Nữ-học Ngõ Nghè ở Hải-phòng, v.v…). Số lớp học của mấy trường cũng tăng.

Số các giáo viên cũng vậy: các giáo viên cũ được bổ dụng nhiều; lại mở kỳ thi tuyển các giáo viên mới, có mở cả lớp sư phạm.

Không kể trường trung học Chu-văn-An và Trưng-Vương ở Hà nội đã tổ chức lại và khuếch trương thêm cho hoàn bị, ở vài tỉnh lớn đã bắt đầu thiết lập các lớp ban trung học: Hải-phòng, Nam-định, Hải-dương (Ông xem bảng so sánh hai niên học 1948-1949 và 1949-1950 sau đây thì rõ.

Ông Thủ Hiến mở cặp da, soạn một xấp giấy đánh máy đưa tôi xem:


- Thưa ngài, về Y-tế, đã mở mang như thế nào?

- Các cơ-quan Y-tế đã được tổ-chức lại hoàn-bị, và khuếch-trương thêm nhiều.

Tại Hà-nội, các bệnh viện vẫn do Bác-sĩ người Việt thiết-lập lại, tổ-chức và điều-hành.

Tại các tỉnh, các nhà thương cũng do người Việt đảm nhiệm.

Nhiều nhà phát thuốc đã đặt tại các quận, và một số cán-bộ Y-tế đã được huấn-luyện và phái đi các nơi tiêm thuốc trừ dịch và truyền bá vệ-sinh. Xin ông xem bảng-kê sau đây:


Ông Thủ-hiến cất giấy vào cặp, và chững-chạc nói tiếp:

- Trong khi chờ đợi kết quả cuộc hội nghị Saigon, nhờ thiện chí và lòng thành thực của nhà đương-cục Pháp, chủ-quyền nội-trị ở Bắc-Việt đã thực hiện dần dần một cách khả quan. Người Pháp không những đã trả lại nhiều cơ-quan hành chính hay chuyên môn, họ lại không ngần ngại trả lại tất cả những nhân-viên Việt-Nam có khả-năng mà chính phủ Việt-Nam cần đến. Các Sở Việt-Nam đã tỏ ra tận tâm đặc biệt với công vụ: trong tình thế khó khăn hiện tại, thiếu phương sách thích hợp, thiếu phương tiện chuyên môn mà tình hình tài chính lại không được rồi rào [sic]. Những kết quả cụ-thể đã lượm được mà tôi vừa kể rõ cho ông nghe, làm cho ta vững lòng tự tin và phấn khởi theo đuổi công cuộc phục hưng đất nước.

- Xin ngài cho biết số dân tản cư ở Hà-nội và các tỉnh đã về gần hết chưa? Tình hình sinh hoạt của đồng bào ngoài Bắc trong lúc này, và chính sách Ngài đang áp dụng để cải thiện đời sống của nhân dân?

- Số dân hồi cư về Hà-nội và Hải-phòng đã đông được bằng trước:

Hà nội:        170.000 dân
Hải phòng: 80.000    ---

Kể từ ngày đức Bảo-Đại về nước, tổng số dân hồi cư được hơn 80.000 người.

Tình hình sinh hoạt của đồng-bào Bắc-Việt lúc này tôi đã nói rõ trong bức thư tôi đã gửi ông hôm trước về việc tổ chức một cơ-quan cấp-tế ở Trung-Việt (Thư số 5873 - VP/THP ngày 23-10-49).

Việc cải thiện đời sống của nhân dân đã được các cơ-quan Bắc-Việt đặc-biệt chú ý, và nỗ lực hoạt động để giúp dân gây lại cơ-nghiệp xưa.

Sở Xã-hội Cứu-tế và Sở Y-tế tăng gia hoạt động để giúp đồng-bào đỡ đau khổ, bớt bệnh tật (lính thợ hồi hương, tù-binh, cô-nhi quả-phụ, nạn nhân chiến-tranh).

Sở Kinh-tế đã phân phối nguyên liệu cho các nhà tiểu công nghệ, và đã giải quyết được mỹ mãn vấn đề tiếp-tế gạo. Sau một hồi hoạt động ráo riết, Thủ-hiến Phủ đã giải quyết được vấn đề gạo. Giá gạo đã hạ xuống từ 800$ đến 400$ 1 tạ.

Sở Nông-Lâm và sở Thú-Y đã cố tìm cách cung cấp cho nông dân ngưu-canh điền-khí, bảo vệ gia súc, và đã lựa chọn phân phát các hạt giống và trứng tầm, và tăng gia sản xuất ngũ-cốc, nhất là ở các miền dân mới hồi cư. Số ruộng cày cấy, năm ngoái chỉ bằng 1/3 diện tích 1945, nay đã lên đến hơn 1/2.

- Ngài có thẳng tay trừng trị nạn nhũng nhiễu hối lộ trong giới công chức của Chính phủ không? Ngài có gặp những phản động lực nào không?

- Tôi đã cải-tổ lại ngạch Thanh tra Hành-chính và Chính-trị. Ban này gồm có một vị tổng Thanh-tra và nhiều vị Thanh tra phụ lực. Tuy mới bắt tay vào việc có 2 tháng mà ba Thanh tra đã tra xét được hơn 100 vụ án hối lộ, hà lạm, v.v…

Đối với những nhân-viên phạm lỗi, tôi đã không ngần ngại mà thải trừ hoặc truy tố trước tòa-án rồi.

Cố nhiên việc trừng trị bao giờ cũng gây nhiều ta oán của những phần tử xấu xa, song không vì thế mà công cuộc chấn chỉnh lại các cơ-quan có thể bị trở ngại.

- Thưa ngài, dư luận của đồng-báo ngoài Bắc đối với Trung-Cộng tiến gần biên giới Bắc Việt có xôn xao lắm không? Họ có thành thực tin tưởng ở chính sách của Quốc-trưởng Bảo-Đại không?

- Đồng bào Bắc Việt lúc nào cũng thành thật tin tưởng rằng chính sách của Quốc-trưởng Bảo-Đại sẽ đem lại cho toàn thể Quốc-dân: Độc-Lập, Thống-Nhất và Hòa-bình, Trật-tự.

Một trong những chứng cớ rõ rệt nhất là trong hai cuộc đi kinh lý vừa qua của Quốc-trưởng, dân chúng Bắc-Việt, từ thành thị tới thôn quê, từ già đến trẻ, đủ mọi từng lớp đã đón tiếp Ngài với một tấm lòng chân thành và nhiệt liệt hoan hô.

Như vậy trong khi Quốc-dân muôn người như một đều hướng về Quốc-trưởng những cuộc biến chuyển của tình hình thế-giới không thể làm cho dân ta xao-xuyến, vì ai nấy đều vững tâm rằng Quốc-trưởng sẽ dư trí sáng suốt và tài khôn khéo để nhận định tình thế mà áp dụng một chính sách thích hợp.

- Cảm tưởng của Ngài đối với vấn-đề Trung-Cộng nếu nước Pháp nhìn nhận Chính-phủ Mao-trạch-Đông?

Ông Trí mơ màng nhìn khung trời xanh ngoài cửa sổ.

- Vấn đề này nêu ra hơi sớm…

- Xin Ngài cho biết ý kiến Ngài đối với Chính-phủ hiện thời: trước tình hình rất khẩn cấp của Quốc-tế, Chính phủ cần phải sửa đổi, cần phải cương quyết hơn hay là để như bây giờ, và từ từ tiến lần, theo trào-lưu Quốc-tế?

- Chính-phủ bao giờ cũng cương-quyết trong công cuộc tranh thủ Độc-lập để củng cố địa vị Quốc-Gia giữa Quốc-tế. Nhưng lịch-sử đã chứng tỏ: chỉ những sự tiến-triển từ từ mới tránh khỏi những sự lỗi lầm và mới lượm được kết quả chắc chắn và trường cửu…

Đến đây, tôi muốn chấm rứt [sic] cuộc phỏng-vấn của tôi. Ông Thủ-Hiến Bắc-Việt đã cho tôi biết một cách rõ rệt, tất cả những điều… độc giả Quốc-dân muốn biết.

9 giờ rưỡi ông phải ra phi-cơ, mà đồng hồ tôi đã quá 9 giờ 20 phút. Tôi đứng dậy, cảm ơn ông. Ông Nguyễn hữu Trí bắt tay từ giã tôi một cách đậm đà thân mật…




Hà Nội từ 1947 đến 1954 (3) Sách trong thành phố
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (2) Thế hệ
Hà Nội từ 1947 đến 1954 (1)
Đoạn cuối của Khái Hưng

14 comments:

  1. Nhân tiện nhắc sự sùng bái Nhật Bản của người Việt (thế hệ trí thức gần đây thôi, làm gì mà bao nhiêu đời) bạn Nhị Linh cho ý kiến chỉ đạo về cái gọi là "giá trị Nhật" đi. Còn nữa, hình như đến bây giờ Nhật Bản vẫn đương hối hận vì tách ra khỏi Trung Quốc quá sớm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nước nào cũng có các nhà nghiên cứu học thuật thuần tuý lẫn "ngoại giao nhân dân" mà bạn Quách Hiền. Cũng may, chứ Nhật Bản mà trách ra khoti Trung Quốc chậm muộn thì sao? Họ muốn cộng hưởng với Cách mạng Văn hoá, Trăm hoa đua nở, hay Thiên An Môn? Phật Khổng Lão thì còn "một chút gì để nhớ, chứ mấy cái món trên thì... "em chã", phải không?

      Delete
  2. Thay vì "sùng bái Nhật Bản", hãy viết là "ngưỡng mộ Nhật Bản", sẽ bớt đi chút cực đoan nhen nhúm trong lòng khi viết về các trí thức có chọn lưạ khác với bạn. Nhật Bản không xứng đáng để chúng ta ngưỡng mộ hay sao? Họ cũng có những vấn đề cuả họ, cũng có nỗi đau thương lẫn sự tranh đấu khốc liệt cho sự trường tồn trên một dải đất mỏng manh cuả họ. Chúng ta đã không oán trách thực dân Anh, Pháp lẫn Trung Hoa, thì trách hận họ hay đố kỵ với họ làm gì? Tôi yêu qúi đất nước và con người Nhật Bản.

    Duyên khởi trùng trùng, hoạ vô đơn chí, đời có bao giờ thôi hết "hoạ", chưa dứt hoạ này thì sẽ có hoạ khác nảy sinh, cũng không có cái hoạ nào giống cái hoạ nào. Nhưng ngày nay nhìn lại, thấy lúc xưa tuy thực dân Pháp đã "đô hộ và bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ" song "nước Mẹ ghẻ" ấy cũng đã để lại một số "tàn tích" đáng yêu. Họ hướng dạy cho chúng ta chữ viết, truyền đạo Thiên Chúa giáo, xây những kiến trúc xinh đẹp, truyền nhiễm một số văn hoá phẩm Pháp vào âm nhạc, văn chương, triết học, ẩm thực, trang phục... khiến đàn ông Việt Nam đâm ra tao nhã hơn và đàn bà thì... khỏi nói, lãng mạn với nữ quyền. Và có lẽ, "tàn tích" đó như tro than cuả phượng hoàng vùng sống dậy như ma cà rồng nhập vào một thư sinh trong thư viện Paris khi y lừng lửng đi lên từ "hầm mộ" cuả thư viện. Từ đó, dù tha thiết với quê hương và vận mệnh chính trị lẫn văn chương cuả xứ sở, y cố bám vào mảnh đất đó bằng một trái tim lưu vong đầy thương tổn. Ah... hôm nay tôi "sáng tác" ngang tới đây thì... đói bụng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Viết thì đừng ăn xôi nhá :3

      Delete
  3. ừ, lẽ ra một bổn phận của khoa nghiên cứu lịch sử là tìm cho ra vai trò của Phan Bội Châu cùng những người Đông Du trong sự hiện diện của Nhật Bản tại Đông Dương, sự hiện diện ngắn ngủi nhất nhưng gây nhiều tội ác đáng ghê tởm nhất trong toàn bộ câu chuyện ngoại nhân ở Việt Nam

    nhưng tất nhiên, giới trí thức Việt Nam, vốn dĩ nhận nhiều tiền từ nước Nhật trong nhiều năm trở lại đây, sẽ không động đến cái khoảng tối ấy trong ý thức, ít nhất là vài chục năm nữa

    chưa kể một đám nhâu nhâu Nhật Bản là nhất, là đáng ngưỡng mộ, mà minh chứng nho nhỏ chính là cái comment đầy nhiệt huyết trên đây hehe

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi viết comment trên đây, là người không hề có "nhiệt huyết", "nhâu nhâu Nhật bản", cũng không là trí thức, không hề "nhận tiền từ Nhật" gì cả nhé. Tôi thích cụ Phan Châu Trinh hơn là cụ Phan Bội Châu, dĩ nhiên tôi thấy cái "khoảng tối ngắn ngủi" Nhật Bản trên đất Việt, nó "ghê tởm nhất" hay cuộc tấn công biên giới 1979 - ngắn nhất?
      Ngưỡng mộ một đất nước có vị trí tương đồng với mình nhưng không nhất thiết phải đi theo họ. Còn hơn cả bọn cố bám vào ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, yêu mê, nhận tiền khủng, mà đánh mất nền độc lập cuả dân tộc mình.

      Delete
    2. Không nhất thiết phải "nhâu nhâu" theo Nhật, nhưng học hỏi cách linh động tự lực tự cường cuả họ thì không tốt sao? Các trí thức Việt Nam nếu không mơ ước cho đất nước mình trở thành một Nhật Bản hay Thụy Sĩ, thì họ xứng đáng "gặm một mối căm hờn trong củi sắt" như Tây Tạng về sau, chứ còn gì khác nưã, phải không Nhị Linh Chàng Trai Nước Việt.
      Châu Á phải bình an và "đèn nhà ai nấy sáng".

      Delete
  4. blog này nhiều bài còn hay hơn báo văn

    ReplyDelete
  5. Nhật hay chứ. Bọn nó chế tạo được mấy con chó nho nhỏ, đáng yêu, biết cuộn người, khi cần thiết có thể nói được cả tiếng người!

    ReplyDelete
  6. phản ứng vẫn giống hệt "mắt ướt tuổi vàng":

    http://nhilinhblog.blogspot.com/2016/11/cho-anh-khoc-bang_4.html

    hehe

    với cả mãi mà vẫn nguyên cái thói quy chụp cộng với thuyết âm mưu rẻ tiền và bần tiện kiểu "các trí thức có chọn lựa khác với bạn" thế í hả, bao nhiêu năm sống dưới bầu trời tự do hoá ra vứt đi thế à

    ReplyDelete
  7. Vẫn biết rằng đối thoại với một người nặc danh là hành động nguy xuẩn, nhưng không sao, thi thoảng ngu xuẩn 1 lần cũng không hại đến thanh danh. Khi Nhật Bản tuyên bố thoái xuất khỏi phương Đông, thoái xuất khỏi Á Châu,, thoái xuất khỏi Trung Quốc là Nhật Bản đã tự đặt mình vào vị trí "ngượng nghịu" trong khối Đông Á , cái vị trí ngượng nghịu ấy hiện giờ Nhật Bản đang phải tìm cách thoát ra. Hiểu nghĩa "tách ra" theo nghĩa rộng đi, đừng tự hạn hẹp vào khuôn khổ của mấy thứ kiểu hiểu chính trị chính em ngớ ngẩn bài Hoa hiện giờ. Bọn học ở Liên Xô tôn sùng giá trị Liên Xô, bọn học ở Mỹ tôn sùng giá trị Mỹ, bọn đi học ở Nhật tôn sùng giá trị Nhật, cứ lộn tùng phèng. Thế giá trị Việt đâu? Cứ đay đi nghiến lại Nhật hay thế này, Mỹ hay thế nọ, khác gì kiểu đay nghiên con cái "Mày xem thằng A, con B nhà ông X, nó cũng ăn cơm mà sao nó giỏi giang thế mà mày lại ngu như vậy". "Đứng núi này trông núi nọ" đúng là căn tính Việt. Chậc.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Khi đến blog này, tôi không hề biết Nhị Linh là ai và nếu Nhị Linh không giới thiệu tên thật thì tôi vẫn có thể với một người trên mạng với nick name là Nhị Linh. Mai mốt bạn ấy đổi tên khác, tôi cũng không quan tâm vì đó là quyền cuả bạn ấy. Tôi cũng đâu biết hay quan tâm Quách Hiền là tên thật hay chỉ là nick name hay đơn sơ chỉ là "Người đàn bà bên cửa sổ". Với tôi, đó cũng là một "thanh danh".

      Nhật Bản "thoát Á" từ sớm và đã thành công. Sự rút khỏi Đông Á kết thúc thế chiến 2 cuả họ nói trắng ra là bại trận, là hơn cả "ngượng nghịu." Sau thế chiến, họ muốn giao lưu và gần lại với Đông Á còn không hết, sao lại bảo là "tìm cách thoát ra" hay "tách ra" nhỉ? Họ chẳng hề "tách ra" theo nghiã rộng hay nghiã hẹp gì cả. Tuy là đất nước nhỏ nhưng lại là cường quốc, họ tự biết rằng họ buộc phải chịu ở vào một vị thế cuả sự cân bằng, không thể tùy ý lựa chọn việc đối đầu lẫn kết thân với những cường quốc khác, gần lẫn xa.

      Ở Việt Nam, đảng Cộng sản quá thành công trong việc bắt nhân dân chấp nhận bất kỳ đường lối nào đảng đã chọn, quá thành công trong dập tắt hoặc bỏ ngoài tai những gì trí thức hiến kế lẫn phản biện. Không có sự đay nghiến nào, mà là sự thật, Trung Quốc không cho không đảng một cái gì lại còn kèm theo sự kìm kẹp cuả tham quan ngu dân, cuộc trồng người đáng sợ, họ sẽ tính sổ, và nó sẽ được trả bằng đất đai, biển đảo và sự lệ thuộc hoàn hảo.
      - Nặc Danh.

      Delete
  8. biết ngay thế nào cũng xoay vào điều này

    thôi nhé, ngu lắm, thối vãi, không bao giờ khá được đâu

    ReplyDelete
  9. giọng ông Thủ hiến lẻ loi quá. ông ko nhắc đến tên một đồng sự nào hay trợ thủ nào, ngoài đức vua. ..."Trung-Cộng tiến gần biên giới Bắc Việt"... - thời sự này ko thấy "sử sách" chép tí gì nhỉ :))

    ReplyDelete