Apr 30, 2016

Đắc Lộ, Đàng Ngoài, 17

quyển này, mới ra:


là tôi tự mua đấy nhé, không được gửi tặng như quyển trước :p

Apr 28, 2016

phê bình văn học Việt Nam: mở rộng

mãi rồi cũng tìm được: Hàn Mạc Tử của Trần Thanh Mại


Apr 26, 2016

Pascal: châm ngôn

Dẫu sao, nói gì thì nói, nhảy từ Pessoa và Cioran sang Pascal thì cũng hơi kỳ cục thật, nên tôi sử dụng mối nối bằng chính lời của Cioran:

"Khi đọc cuốn sách của Bà Périer [Cioran đang muốn nói đến Gilberte Pascal, chị gái của Pascal, vợ của Florin Périer; Pascal còn có một em gái, Jacqueline, đây mới là nhân vật quan trọng trong mối quan hệ giữa Pascal và Port-Royal], chính xác hơn là cái đoạn bà kể rằng Pascal, em trai bà, từ tuổi mười tám trở đi, theo lời chính ông, không sống qua một ngày nào mà không đau đớn, tôi bị hút hồn đến mức phải nhét nắm đấm vào miệng để khỏi hét lên.

Đó là tại một thư viện công cộng. Khi ấy tôi, điều này là có ích nếu nói ra, tròn mười tám tuổi. Một dự cảm mới lớn làm sao, nhưng cũng là sự điên rồ, và điềm tiền triệu, lớn làm sao!"

Dưới đây, đương nhiên, lấy từ Pensées của Pascal.

Apr 25, 2016

Cioran: châm ngôn

Hôm trước, về María Zambrano, tôi định dịch bài Cioran viết về Zambrano, đặt chung trong cuốn sách viết về các nhân vật như Beckett, Michaux, Borges, vân vân và vân vân, nhưng lên cơn lười, lại thôi. Dưới đây là các châm ngôn của Cioran, lấy từ phần "Magie de la déception" (Ma thuật của lừa dối) trong Aveux et anathèmes (aveu là thú nhận, anathème là rút phép thông công, hay còn gọi là phạt vạ tuyệt thông).



“Chỉ riêng việc anh sống đến tuổi này đã cho thấy cuộc sống có một ý nghĩa”, một người bạn nói với tôi, sau hơn ba mươi năm cách biệt. Câu nói ấy cứ trở đi trở lại trong óc tôi, lần nào cũng làm tôi thấy choáng váng, dẫu cho nó được thốt ra từ một người lúc nào cũng tìm thấy ý nghĩa ở mọi sự.

Apr 24, 2016

Pessoa: châm ngôn

Cuộc đời ngắn của Pessoa để lại di cảo rất dài. Dưới đây là một ít.


1. Khi nghĩ xem những gì thuộc sự điên thực và đúng đến thế nào đối với người điên, tôi không thể không đồng ý với cốt lõi lời tuyên bố của Protagoras, rằng “con người là thước đo mọi thứ”.

Apr 22, 2016

María Zambrano

Hóa ra, nhiều người nghĩ Hannah Arendt đương nhiên là triết gia, lại còn là triết gia lớn. Sự này xuất hiện ở cả những người không chuyên về triết học, nhưng cũng xuất hiện cả ở dân triết học (trông có vẻ) chuyên nghiệp. Trước đây, mặt bánh đa Minnesota cũng từng xưng tụng Arendt, tôi còn nhớ, hehe.

Nhưng, Arendt mà là triết gia? Tôi nghi ngờ điều này lắm.

Apr 18, 2016

Phan Du: Đất Quảng Nam

Hôm trước (xem ở kia), trình bày tác phẩm của Phan Du nhưng vẫn thiếu vì không hiểu nhét đi đâu mất Quảng Nam qua các thời đại.

Mãi giờ mới tìm lại được, lộn xộn nó khổ thế đấy:

Apr 17, 2016

châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (17b)

ký hiệu lưu trữ: B. 52367, tác giả: chưa rõ

tờ 17B


+ hãy cố soi gương vào những lúc nào ta sẽ không nhìn thấy chính bản thân mình; chỉ các thời điểm ấy mới thực sự có ý nghĩa

Apr 14, 2016

Lê Thành Khôi và Nguyên Lê

Tôi gặp Lê Thành Khôi hai lần, lần đầu tiên cách đây hơn chục năm. Hôm ấy rất đông người, sau khi bắt tay, Lê Thành Khôi chỉ nhìn tôi một cái. Chỉ có như vậy.

Lần gặp thứ hai, dài và nói nhiều chuyện, chợt tôi hiểu ra, ánh mắt Lê Thành Khôi năm xưa, như thể muốn làm tôi hiểu rằng, xung quanh đang nhiều xyz lắm, thôi đừng nói gì. Biết đâu sẽ còn gặp sau này. Rất may mắn là hồi ấy, tôi đã vì không hiểu mà thành ra hiểu.

Apr 7, 2016

văn chương, thần chú

mới được gửi tặng, cám ơn các bạn bên Tao Đàn :p


Apr 5, 2016

La Sơn Phu Tử

mới được gửi tặng, cám ơn các bạn bên dtbooks :p


Apr 3, 2016

Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường

Cuốn sách này của Tạ Chí Đại Trường, chắc hẳn nó chứa đựng điều gì đó lớn hơn nhiều chứ không chỉ là một thuật truyện thông thường, dẫu cho sự thuật truyện ấy ở đây có những đối chiếu, so sánh và nhất là những suy luận nhiều lúc kỳ lạ, không thường gặp. Tôi đọc đi đọc lại tác phẩm thời trẻ của Tạ Chí Đại Trường, ở trong ba ấn bản, ba phiên bản, ba hóa thân của nó:

Apr 1, 2016

Đỗ Trí Vương một ngôi sao mới

rời bỏ viết điểm sách đã một thời gian không ngắn, tôi chỉ còn rất ít quan tâm đến các bài điểm sách, viết về sách nói chung đăng báo ở Việt Nam thời gian gần đây, lắm lúc cũng ngao ngán, ví dụ đọc một bài gọi James Joyce là nhà văn vĩ đại nhất thế kỷ 20; Joyce vĩ đại nhất thì cũng ok đi, thật ra cũng quan trọng quái gì, nhưng đọc cái bài rất kêu ấy thì biết ngay, tác giả của nó thậm chí còn chưa bao giờ đọc hết một cuốn sách nào của Joyce, chưa nói gì đến một loạt nhà văn khác mà nếu đem ra so, Joyce chẳng là gì hết