Feb 1, 2017

Thư viện bùng cháy

tiếp tục René Char


Thư viện bùng cháy

Tặng Georges Braque



Trời vung tuyết từ họng khẩu súng ấy. Trong đầu chúng ta là địa ngục. Cùng lúc đó mùa xuân ở trên đầu ngón tay ta. Đó là sự rộn rịp lại thêm một lần được cho phép, mặt đất hứng tình, cỏ ào lên rậm rạp.


Cả tinh thần nữa, như mọi thứ, run lên.


Đại bàng thì ở tương lai.


Mọi hành động cuốn theo tâm hồn, dẫu cho tâm hồn chẳng hay biết, cũng sẽ kéo vĩ thanh một niềm hối tiếc hoặc một nỗi buồn. Đành phải đồng ý vậy thôi.


Sự viết đã đến với tôi thế nào? Như một sợi lông chim vương lên ô kính của tôi, mùa đông. Ngay tức khắc trong lò sôi nổi lên một cuộc chiến của các thanh củi cháy, cho tới tận lúc này vẫn chưa chịu ngưng.


Các thành phố lụa mượt của ánh mắt thường nhật, đặt xen vào giữa những thành phố khác, với những phố phường chỉ do chúng ta vạch lối, dưới cánh đập những tia chớp hồi ứng các chú ý của chúng ta.


Toàn thể bên trong chúng ta hẳn sẽ chỉ còn là một bữa tiệc tràn niềm vui khi một cái gì mà chúng ta đã không dự liệu, mà chúng ta không làm sáng tỏ được, cái thứ tới chuyện trò với trái tim chúng ta, thông qua những phương cách của riêng mình nó, được thành tựu.


Chúng ta hãy cứ tiếp tục các dò hiểu, nói mà không đổi giọng, bằng các nhóm từ, rốt cuộc rồi chúng ta cũng sẽ buộc im mồm tất tật lũ chó kia, làm được cho chúng hòa tan vào với cỏ lác, chỉ còn rình rập chúng ta với ánh mắt mờ khói, trong khi gió sẽ xóa nhòa lưng chúng đi.


Tia chớp định thời cho tôi.


Chỉ người giống tôi, người phụ nữ bạn đường hay anh bạn đồng hành, mới có thể đánh thức tôi khỏi sự ngây độn của riêng tôi, bật mở thơ, liệng tôi vào những giới hạn của sa mạc xưa cũ nhằm khiến tôi chiến thắng nó. Không một ai khác. Cả các bầu trời, cả mặt đất đầy ưu thắng, cả những điều khiến ta run sợ.

Ngọn đuốc, tôi chỉ nhảy xoay tròn với một mình nó.


Người ta không thể bắt đầu một bài thơ nếu thiếu một tí chút nhầm lẫn về bản thân mình và về thế giới, nếu thiếu một mảnh nhỏ ngây thơ ở những từ đầu tiên.


Trong bài thơ, mọi từ hoặc gần như thế phải được sử dụng theo nghĩa khởi nguyên của chúng. Một số, tách đi khỏi, trở nên đa trị. Cũng có những từ mất trí nhớ. Chòm sao Solitaire trở nên căng thẳng.


Thơ sẽ đánh cắp cái chết khỏi tôi.


Tại sao lại là bài thơ phun trào? Bởi vì khi kết thúc chuyến đi của nó tới Đất Nước, sau bóng tối tiền khai sinh và nỗi nhọc nhằn hạ giới, tính hữu hạn của bài thơ là ánh sáng, là đóng góp của là vào cho cuộc đời.


Nhà thơ không giữ những gì anh ta phát hiện; sau khi ghi nó ra, mau chóng đánh mất nó đi. Chính ở đó ngự trị sự mới của anh ta, sự vô tận của anh ta và mối nguy của anh ta.


Nghề của tôi là một nghề châm thủng.


Người ta sinh ra cùng đám con người, người ta chết đi, không hề được an ủi, giữa các vị thần.


Mặt đất đón nhận cái hạt thì buồn. Cái hạt, sẽ phải mạo hiểm biết bao nhiêu, thì sung sướng.


Có một sự trừng phạt không giống bất kỳ sự trừng phạt nào khác. Nó dập dờn lung linh trong một dạng lười biếng, sở hữu một bản nguyên thanh nhã, mang một khuôn mặt gồm toàn đường nét trấn an. Nhưng lại có một động lực mới lớn làm sao, khi đã thôi vờ vịt, lao nhanh làm sao thẳng tới đích! Có khả năng, bởi bóng tối nơi nó ẩn tàng thì quỷ quyệt, cái vùng bí mật một cách tuyệt đối, nó sẽ vuột thoát sự định danh, lúc nào cũng sẽ thoát thân vừa kịp lúc. Nó vẽ ra trên tấm voan bầu trời của vài con người sáng suốt các parabol khá là đáng kinh hãi.


Những quyển sách không chuyển động. Nhưng những quyển sách uyển chuyển lướt vào các ngày của chúng ta, buông một lời than, mở các vũ hội.


Nói gì đây tự do của tôi, niềm kinh ngạc của tôi, sau cả nghìn lối đi vòng: không có đáy, cũng chẳng có mái.


Đôi khi bóng dáng một con ngựa tơ, một đứa bé xa xôi, đi trinh sát về phía trán tôi và nhảy qua thanh chắn nỗi lo lắng của tôi. Khi ấy bên dưới đám cây dòng suối lại cất lời.


Chúng ta muốn vẫn cứ là những kẻ xa lạ trước nỗi tò mò các phụ nữ yêu chúng ta. Chúng ta yêu họ.


Ánh sáng có tuổi. Đêm thì không. Nhưng đâu là thời điểm của cái nguồn tổng này?


Đừng có nhiều cái chết treo lơ lửng và như thể nhuốm tuyết. Hãy chỉ có độc một cái chết, bằng cát lành. Và không phục sinh.


Chúng ta hãy dừng chân gần những người có thể tự cắt đứt với nguồn cung cấp của mình, mặc dù đối với họ chỉ tồn tại rất ít hoặc không có sự thu mình nào. Sự chờ đợi đào vào họ sâu hoắm một cơn mất ngủ chóng mặt. Cái đẹp đội lên đầu họ một cái mũ kết hoa.


Hỡi lũ chim đã tin cậy trao sự mảnh dẻ của các ngươi, cơn ngủ mạo hiểm của các ngươi cho một đám sậy, khi cái lạnh ập tới, sao mà chúng ta giống các ngươi đến vậy!


Tôi ngưỡng mộ những bàn tay làm đầy, và, để cho cân đối, để cho hài hòa, ngón tay từ chối cái đê khâu.


Đôi khi tôi chợt nhận ra dòng trôi sự tồn tại của chúng ta sao mà khó nắm bắt, là bởi vì chúng ta phải gánh chịu không chỉ năng lực bất kham của nó, mà cả cái chuyển động dễ dàng những cánh tay và cẳng chân xui khiến chúng ta đi tới nơi nào chúng ta thấy sung sướng vì tới được, đến bờ sông ao ước, đến với các mối tình mà những khác biệt làm chúng ta trở nên phong phú, cái chuyển động vẫn cứ không tựu thành ấy, nhanh chóng chuyển thành hình ảnh, như một mùi hương vón lại trên suy nghĩ của chúng ta.

Ham muốn, ham muốn thì biết rõ, chúng ta chỉ chiếm được lợi thế từ bóng tối của chúng ta nhờ vài sự thống trị đích thực nào đó nảy sinh từ những ngọn lửa vô hình, những xiềng xích vô hình, chúng, trong lúc hiển lộ, từng bước từng bước, khiến chúng ta trở nên lóng lánh.


Đẹp tự tay trải cái giường trác tuyệt của nó, theo đường lối lạ lùng xây dựng tên tuổi nó giữa con người, ở bên cạnh họ nhưng lại cũng cách xa.

Chúng ta hãy gieo những cây sậy và trồng nho trên các gò đất, bên rìa những vết thương trong tinh thần chúng ta. Hỡi những ngón tay tàn nhẫn, những bàn tay cẩn trọng, cái nơi nực cười ấy thích hợp lắm đấy.


Ai phát minh, trái ngược với những ai khám phá, chỉ thêm vào cho các vật, chỉ mang đến cho con người những mặt nạ, những ở giữa, một mớ sắt lùng nhùng.


Rốt cuộc cũng là cả cuộc đời, chừng nào anh giật được từ chiều sâu của em sự dịu dàng của sự thật tình yêu em!


Hãy ở gần mây. Hãy coi sóc vật dụng thật cẩn thận. Mọi mầm mống đều bị căm ghét.


Ân sủng của con người vài buổi sáng chói tai. Trong vô vàn làn không khí lên cơn điên loạn, tôi đi lên cao, tôi tự nhốt mình lại, con côn trùng không bị ăn thịt, bị theo chân và đi truy đuổi.


Đối diện với mặt nước này, hình dáng nghiêm nghị, nơi mọi thứ hoa của núi lục bung nở đầy tràn, các Giờ cưới những vị thần.


Mặt trời tươi mà tôi là dây leo bám lấy.


("La Bibliothèque est en feu", từ tập La Parole en archipel)



Bức thành cành vụn
René Char về nhà thơ
Nhịp của thơ


Thơ: Paul Celan
Thơ: René Char về nhà thơ
Thơ: chẳng ai là ai
Thơ: tiểu sử
Thơ: bi ca và trí tuệ



5 comments:

  1. Hi Nhi Linh, bonne année du Coq de feu !

    Voici le nouveau programme :

    Chers amis,

    Nous avons le plaisir de vous communiquer le calendrier du séminaire
    dix-neuviémiste organisé par Paris III et Paris IV. La première séance
    du semestre aura lieu le vendredi 3 février de 16h à 19h.

    Avec nos cordiales salutations,

    André Guyaux et Henri Scepi

    Vendredi 3 février 2017, 16h-19h, amphi Guizot, en Sorbonne
    Jules Verne (Henri Scepi et Jean-Luc Steinmetz)

    Vendredi 10 février 2017, 16h-19h, amphi Guizot, en Sorbonne
    Les raisons d’agir, ou la motivation du personnage romanesque
    (Paolo Tortonese, avec Reidar Due et Émilie Pézard)

    Vendredi 3 mars 2017, 16h-19h, amphi Guizot, en Sorbonne
    Barbey d’Aurevilly et le romantisme
    (Pierre Glaudes, Mathilde Bertrand et Élise Sorel)

    Jeudi 16 mars et vendredi 17 mars 2017, 9h-12h et 14h-18h
    Auditorium, Maison de la recherche de Paris IV, 28 rue Serpente
    Les saisons de Rimbaud (colloque)

    Vendredi 24 mars 2017, 16h-19h, amphi Guizot, en Sorbonne
    Nodier des romans aux contes : une poétique du trompe-l'œil
    (Jacques-Remi Dahan, Jean-Luc Steinmetz et Roselyne de Villeneuve)

    Samedi 25 mars 2017, 9h-12h et 14h-17h, amphi Descartes, en Sorbonne
    Les paradoxes d’Octave Mirbeau (Pierre Glaudes)

    Vendredi 31 mars 2017, 16h-19h, amphi Guizot, en Sorbonne
    Louise Michel (Claude Rétat)

    Vendredi 21 avril 2017, 16h-19h, amphi Guizot, en Sorbonne
    Senancour (Fabienne Bercegol)

    Vendredi 28 avril 2017, 16h-19h, amphi Guizot, en Sorbonne
    Les sociétés savantes (André Guyaux)

    Bonne journée, et à bientôt j'espère !

    ReplyDelete
  2. oui, merci, on se rencontrera tres probablement à une de ces conferences ou j'ai trouve de quoi nourrisserait mes (certaines) heures redevenues studieuses :p et bonne annee à vous comme à votre chevelure

    ReplyDelete
  3. một thư viện ảnh bùng cháy :)) Chúng ta hãy gieo những cây sậy và trồng nho trên các gò đất, bên rìa những vết thương trong tinh thần chúng ta.

    ReplyDelete
  4. "Mặt đất đón nhận cái hạt thì buồn. Cái hạt, sẽ phải mạo hiểm biết bao nhiêu, thì sung sướng.
    ...
    Nói gì đây tự do của tôi, niềm kinh ngạc của tôi, sau cả nghìn lối đi vòng: không có đáy, cũng chẳng có mái."

    Cháy ở chỗ nào nhỉ? Ơ mà sao mấy chục năm rồi vẫn chưa có một tạp chí sáng tác và nghiên cứu văn chương thứ thiệt cho bạn Nhị Linh tung hoành nhỉ? Viết lẹc xẹc hoài trên blog này hoài thì thật là thảm và đáng thương qúa, trời ạ. Để đó, tôi sẽ cầu trời "đốt" cho bùng cháy hết mấy thể loại thư viện và tạp chí dỏm để ra đời thứ cực đẹp nhé?
    ;-p

    ReplyDelete