Mar 14, 2016
Thơ: chẳng ai là ai
vì thơ rất gần với vô ngôn, nhiều khi còn xô thẳng vào vô ngôn, nên tôi rất kinh dị trước những thơ ca thực sự cận kề sự không nói, và nhất là những ai có thể nói đến thơ
những người mà tôi thấy là quả thật có thể nói đến thơ (những người cũng nói đến thơ nhưng thật ra không nên nói thì tốt hơn, dĩ nhiên, nhiều hơn vô vàn), luôn luôn làm tôi phải xoay ngang xoay dọc, kinh dị khủng khiếp vì cái năng lực bắt được cả sự vô ngôn cũng phải cất tiếng, dẫu cho những lời ấy cũng vẫn là không lời
khi Henri Michaux viết: "Qui cache son fou meurt sans voix" (Ai che giấu kẻ điên của mình sẽ chết không tiếng nói), thì đó là khi địa hạt vô ngôn bùng nổ; trước một câu như vậy, có thể làm gì?
một nhà thơ khác, Francis Ponge, đã "parodie" câu này, chế nhạo nó, đồng thời chế nhạo Michaux và kèm luôn cả Rimbaud: câu của Rimbaud "Je est un autre" đã biến thành "Je n'est pas un autre": đây mới là "parodie", chứ trên đời làm gì có tồn tại thứ tên là "văn chương giễu nhại"
không lời, và không tồn tại: đã đến lúc không thể tránh mãi Pessoa được nữa:
và, décidément, Rilke đã bắt đầu thích tôi rồi :p
và tôi rất buồn cười khi các nhà văn, các nhà phê bình "du dimanche" bàn đến một số thứ, ví dụ:
văn chương Julio Cortázar là văn chương hay, nhưng chưa đến mức lớn, không hề lớn đến mức đó, cả tập truyện ngắn của Cortázar gộp cả chục tập từng in trong đời Cortázar, có giá trị nhất lại là bài giới thiệu đặt ở đầu sách, của Mario Vargas Llosa
Lautréamont: Maldoror
Thơ: tiểu sử
Thơ: bi ca và trí tuệ
Phạm Công Thiện và Rilke
Rilke, Benjamin và Gide
Mười bài cửa sổ của Rilke
Marina Tsvetaieva
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
We're a group of volunteers and opening a new scheme in our community.
ReplyDeleteYour web site provided us with valuable information to work on. You've done
a formidable job and our whole community will be grateful to you.