Aug 29, 2019

Một sinologue Pháp và một abyz Việt Nam

Bắt đầu luôn vào câu chuyện các "sinologue" đã hơi đề cập ởkia: trên địa hạt các sinologue tức là các nhà Trung Quốc học phương Tây, ta còn thấy được thêm một phương diện nữa của trí thức Việt Nam. Không chỉ luôn luôn một nửa (như đã nhiều lần nói), trước một tập hợp, chẳng hạn tập hợp những sinologue, trí thức Việt Nam - nếu cần chọn (và đúng là đã chọn) - liền chọn ngay lấy nhân vật kém cỏi và tầm thường nhất. Tất nhiên, đó là François Jullien, và tất nhiên, trong câu chuyện ấy vai trò chính là Hoàng Ngọc Hiến.

Aug 24, 2019

Nguyễn Ngọc Tư

Cho đến cuối cùng (đến bây giờ, nhưng hai điều đồng nghĩa) Nguyễn Ngọc Tư vẫn cứ chỉ là một nhà văn nổi tiếng.

Một nhà văn nổi tiếng thì đồng nghĩa - vào thời hôm nay - với sự tầm thường: một nhà văn nổi tiếng nghĩa là được tinh thần của sự tầm thường công nhận và nhận lấy.

Aug 23, 2019

Những ngày tháng Tám

trước tiên xem ởkia

(chắc trong ngày hôm nay, tức là đúng một tuần sau khi hoàn thành loạt thuyết trình về lịch sử báo chí, tôi sẽ viết xong được post "Tờ báo, quyển tạp chí, cuốn sách": như vậy tức là tôi thiết lập một cái nhìn cùng một lúc gồm nói trước đông người, tài liệu tại chỗ, trưng bày hiện vật, rồi viết lại; và như vậy còn chưa hết, vì đã có nhà xuất bản muốn in cuốn sách nhan đề đúng là Tờ báo, quyển tạp chí, cuốn sách - nhưng cũng cần phải có một cái nhìn kiểu như vậy, nhiều lớp, thì mới hồi ứng được với một số tinh thần, hay nói đúng hơn, với một tinh thần duy nhất; cũng đã tiếp tục với những bài báo đăng trên tờ Gió mới ra ở Sài Gòn hồi Đệ nhất cộng hòa)

Aug 19, 2019

Và sự lạm phát của tính người

Dưới đây là bài viết của anh Nguyễn Chí Hoan về cuốn tiểu thuyết Rễ trời của Romain Gary.

Cỡ trên dưới một tháng sau khi cuốn sách đã in, tôi không hề nhận được sách tặng - về cơ bản, gần như tôi không hề biết là nó đã được in. Tới khi biết rồi thì tôi quyết định đợi tiếp: tôi muốn xem cơ sở xuất bản in Rễ trời sẽ đối xử với tôi như thế nào; tôi muốn nói, đúng hơn là tôi muốn xem cơ sở xuất bản đối xử với một cuốn sách do chính họ in như thế nào: bởi vì, điều đó nói lên gần như toàn bộ một cơ sở xuất bản.

Aug 16, 2019

Tờ báo, quyển tạp chí, cuốn sách

Vừa kết thúc loạt thuyết trình ba buổi sáng của tôi về lịch sử báo chí Việt Nam (14, 15, 16 tháng Tám, tại Hàng Bài, Hà Nội).

Cũng giống loạt thuyết trình hồi năm ngoái về École de Genève (xem ởkia và ngược về trước, theo các đường link, cũng như trong label "doclythuyet"), ngoài một số điều khác, đây là lúc để tôi ghi nhận một sự kiện: sự sụp đổ của nghiên cứu tại Việt Nam (với các collateral của nó), nhất là nghiên cứu dạng thiết chế. Nếu cần phải nói chỉ một nguyên nhân cho điều đó, tôi sẽ nói, đó là vì đặc quyền xã hội. (label "lsbcvn" không chứa đựng đầy đủ những gì liên quan đến báo chí)

Aug 15, 2019

Đám tang Nguyễn Văn Vĩnh ở Hà Nội


Tháng Năm năm 1936, Nguyễn Văn Vĩnh qua đời.

Aug 14, 2019

ý

Ý (Idee/idée/idea) là một cái gì - giống một hình ảnh - rất nhẹ (mảnh thì đúng hơn). Nếu không viết "ý" mà viết thuần túy theo lối ghi âm, là "í", thì chuyện càng rõ ràng hơn nữa - trong nhiều thứ tiếng, phổ biến thành ngữ đại ý "thẳng như chữ i" hoặc "đặt dấu chấm lên trên chữ i".

(nhân tiện, đã tiếp tục Mai-nương Lệ-cốt: câu chuyện đang đi đến hồi chung cục, "Biết đâu địa ngục thiên đường là đâu", anh chị lại mắc vòng tù ngục và viễn cảnh phải đi sang châu Mỹ đã hiện ra; cũng tiếp tục "Nguyễn Văn Vĩnh và hai tờ báo", cũng như bài "Hai nguồn" (Bergson), trên và dưới)

Aug 12, 2019

Nguyễn Văn Vĩnh và hai tờ báo

trong khi đợt thuyết trình về lịch sử báo chí Việt Nam đã (rất) cận kề, tiếp tục câu chuyện Nguyễn Văn Vĩnh và những tờ báo

(cũng đã tiếp tục Mai-nương Lệ-cốt - kèm với các chi tiết về chuyện dịch Manon Lescaut ở Việt Nam)

Rồi, cuối cùng thì tôi cũng đã tìm ra những mắt xích còn thiếu cuối cùng để hoàn chỉnh câu chuyện "Nguyễn Văn Vĩnh và những tờ báo" - tất nhiên nó đi cùng với câu chuyện "Nguyễn Văn Vĩnh và những cuốn sách", đấy là còn chưa nói đến chuyện "Nguyễn Văn Vĩnh và sự viết".

Aug 10, 2019

Văn chương miền Nam: Lê Huy Oanh ("Shakespeare")

tạm ngắt chuỗi bài Hồ Hữu Tường viết về Tạ Thu Thâu để quay sang một nhân vật khác của văn chương miền Nam, Lê Huy Oanh


Aug 9, 2019

Báo năm 1919

trong khi vẫn tiếp tục với khoảng cách 50 năm: xem ởkia, thì chúng ta cũng nên đẩy điểm mốc đi xa hơn: báo ra tại Tonkin, Indochine cách đây đúng 100 năm thì như thế nào? (đây cũng là cách để thông báo rằng loạt thuyết trình về Lịch sử báo chí Việt Nam đã thực sự imminent)

(nhân tiện, cũng tiếp tục Mai-nương Lệ-cốt cũng như loạt bài của Hồ Hữu Tường về Tạ Thu Thâu)

Aug 6, 2019

Đoạn kết

tiếp tục Mai-nương Lệ-cốt (tức Manon Lescaut), bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh - câu chuyện đã đi đến đoạn kết; abbé Prévost, tác giả Manon Lescaut, cũng là người dịch Clarissa của Richardson sang tiếng Pháp

Aug 3, 2019

Thêm một tuần

trước tiên, xem ởkia

Sau khi đã đến với tuần cuối cùng của tháng Bảy, thì tất nhiên giờ là tuần đầu tiên của tháng Tám: cái tuần ấy, cách đây đúng 50 năm, thì như thế nào?

Aug 2, 2019

Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (7): Tạ Thu Thâu (III)

tiếp tục câu chuyện ởkia: Cuộc đời Tạ Thu Thâu qua lời kể của Hồ Hữu Tường như thế nào?

(tờ báo Hòa đồng - điều này tôi đã nói, giờ nói lại - đặc biệt quan trọng nếu muốn tìm hiểu về Hồ Hữu Tường; có rất nhiều thứ trên đó, một số về sau đã in sách nhưng không ít chưa bao giờ)

Aug 1, 2019

Proust: bệnh và chữa bệnh

tiếp tục câu chuyện của "ốm yếu bệnh tật": tất nhiên trong đó Marcel Proust, con người như thể là hiện thân của nếu không phải bệnh tật thì ít nhất cũng là của nỗi yếu ớt kéo dài (cả cuộc đời) - tất nhiên, chuyện rất có thể đã không hoàn toàn như vậy

(đã tiếp tục Hai nguồn của đạo đức và tôn giáo của Bergson và cũng tiếp tục Mai-nương Lệ-cốt)