tiếp tục câu chuyện ởkia: Cuộc đời Tạ Thu Thâu qua lời kể của Hồ Hữu Tường như thế nào?
(tờ báo Hòa đồng - điều này tôi đã nói, giờ nói lại - đặc biệt quan trọng nếu muốn tìm hiểu về Hồ Hữu Tường; có rất nhiều thứ trên đó, một số về sau đã in sách nhưng không ít chưa bao giờ)
Hòa đồng số 50:
-----------
Trong câu chuyện về Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường nhắc đến một số nhân vật khác. Ở kỳ này, có một số nhân vật ngày nay còn được biết khá rõ, thậm chí rất rõ, như Nguyễn Văn Tạo hay nhất là Trần Văn Giàu. Nhưng một số thì không như vậy, mà tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh vào Hồ Tá Khanh và Trần Văn Ân.
Bác sĩ Hồ Tá Khanh, cho đến rất gần đây, giới diaspora Việt Nam tại Pháp (nhất là Paris) còn biết khá rõ. Nhưng quyển sách dưới đây chắc hẳn không còn mấy ai thực sự biết: Học sanh sang Pháp nên biết, của Hồ Tá Khanh, in năm 1930; nó xứng đáng được coi là "cẩm nang du học" đúng nghĩa đầu tiên của Việt Nam:
Hồ Hữu Tường nhắc đến "Hội tiếp rước du học sinh ta vừa đến Pháp". Sở dĩ có cái hội ấy là vì thuở đó (cuối thập niên 20) ngày càng có nhiều thanh niên Việt Nam sang Pháp (Hồ Hữu Tường miêu tả đặc biệt sinh động, nhất là những cách thức đi tàu thủy), họ rất hay bị lừa khi mới đến bến cảng Marseille, nên một số người sang Pháp từ trước quyết định lập ra một cái hội để giúp đỡ. Hồ Tá Khanh là yếu nhân của hội ấy.
Thời đó, những ai ở Bắc Kỳ thì cần có giấy bảo lãnh:
Nói rõ từng chặng tàu thủy dừng thì có những đặc điểm gì:
Hướng dẫn cụ thể về trường lớp, theo từng vùng ở Pháp:
Một số người có thể và sẵn sàng làm giấy bảo lãnh:
Vấn đề quan trọng, gửi tiền từ nhà sang cho các cô cậu du học sinh (chưa có Western Union thì phải):
"ngỏ cùng đồng-bào":
Quy chế Hội tiếp rước:
Nội quy Hội tiếp rước:
Trên đây là Hồ Tá Khanh; tôi cũng sẽ sớm đến với Trần Văn Ân (về Trần Văn Ân, xem thêm ởkia).
-----------
Tạ Thu Thâu thuộc vào số các nhân vật kinh qua một thời như một lực hút: hút rất nhiều thứ về phía mình; điều đó thể hiện (ít nhất) ở hai điều, Tạ Thu Thâu có mặt ở những sự kiện rất quan trọng của một thời, và Tạ Thu Thâu gặp những con người rất nổi bật của một thời, trên đủ mọi phương diện và từ đủ mọi phía (bản thân Hồ Hữu Tường cũng vậy, nên miêu tả Tạ Thu Thâu của Hồ Hữu Tường còn có tính cách sự tự nhìn nhận).
(sẽ còn có thêm phần bình luận)
PS. đã tiếp tục "Proust: bệnh và chữa bệnh" và Hai nguồn của đạo đức và tôn giáo
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (6): Tạ Thu Thâu (II)
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (5): Tạ Thu Thâu (I)
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (4): Để phụng sự
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (3): "Phiếm luận về văn chương Việt Nam"
Hiếu Chân Nguyễn Hoạt: Trăng nước Đồng Nai
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (6): Ung thư đoạn cuối
Lê Văn Thiện: Một cách buồn phiền
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (5) (Ung thư: cho đến chương 2 phần thứ tư)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (4) (Ung thư: cho đến chương 4 phần thứ ba)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (3) (Ung thư: cho đến chương 1 phần thứ ba)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (2) (Ung thư: cho đến giữa chương 2 phần thứ hai)
Văn chương miền Nam: Thanh Tâm Tuyền (1) (Ung thư: 4 chương đầu của phần thứ nhất)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (6) ("Nhân một kinh nghiệm thơ"+Lê Tuyên, "Thời gian hiện sinh trong Đoạn Trường Tân Thanh")
Bùi Giáng và bài thơ "Phụng hiến"
Bùi Giáng dịch Simone Weil
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (5) ("Lược trình về công dụng của Duy vật sử quan trong Văn học sử"+Lê Tuyên viết về Malraux)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (4) ("Thơ trong cõi người ta" + Lê Tuyên, "Hiện hữu của tiểu thuyết")
Dương Nghiễm Mậu: "Sợi tóc tìm thấy"
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (3)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (2)
Văn chương miền Nam: Đỗ Long Vân (1)
Lần lần từng khu vực một (Mặc Đỗ và César Birotteau, Tâm cảnh)
Văn chương miền Nam: Đại học, Văn
Văn chương miền Nam: Viên Linh
Phê bình Ngô Thế Vinh
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (2) Hà Nội
Văn chương miền Nam: Hồ Hữu Tường (1)
Văn chương miền Nam: tờ Tin sách
Vòng tròn Dương Nghiễm Mậu
Tạ Tỵ
Văn chương miền Nam: triết học
Văn chương miền Nam: 1964
Văn chương miền Nam: một nhà xuất bản
Đặng Phùng Quân và Gabriel Marcel
Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên
Nhà tiên tri bước đi giật lùi: Tạ Chí Đại Trường
Phan Du: Đất Quảng Nam
Dương Nghiễm Mậu trả lời phỏng vấn
Phạm Công Thiện và Rilke
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Văn chương miền Nam: boléro
Văn chương miền Nam: Phùng Thăng
Văn chương miền Nam: Thằng Bờm và Tuổi Hoa
Văn chương miền Nam: giữa chừng
Văn học miền Nam: Phan Khoang và Phan Du
Phan Du: Mộng kinh sư
Phan Nhật Nam
Võ Phiến
Văn học miền Nam: Thơ
Thơ (tiếp)
Bùi Giáng
Mặc Đỗ
Thanh Tâm Tuyền
Văn học miền Nam: Một số "tác giả lẻ"
Nguyễn Mộng Giác
Bình Nguyên Lộc
Y Uyên và Thảo Trường
Nguyễn Đình Toàn
Huỳnh Phan Anh
Văn học miền Nam: Thi sĩ Quách Thoại
Nguyên Sa
Hoàng Hải Thủy
Văn học miền Nam: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu
bọn thiếu niên mà được học những cái này thì tốt nhỉ. liệu có một kiểu "Những cuộc đời ..." cho thập niên 1920 ko?
ReplyDeleteyes, chính HHT cho thấy điều đó là có thể, HHT có "giọng" của sự kết hợp cả lịch sử-câu chuyện lẫn "hạnh các thánh" theo truyền thống Thiên chúa giáo (nói ngắn gọn, cả histographie lẫn hagiographie)
ReplyDeletenhưng chắc còn đúng hơn, HHT là người viết truyền kỳ của miền Nam, nối dài "Tang thương ngẫu lục" và "Truyền kỳ tân phả"