"Tương ứng được với nhầm lẫn rất lớn,
cứ tưởng sự cứu rỗi phải xuất hiện dưới hình thức thiên thần có cánh và sáng bừng,
là duy nhất một hiểu nhầm khác -
ngỡ rằng quỷ đến đề nghị ta ký hợp đồng
thì phải có đuôi nhọn và bốc mùi lưu huỳnh."
(XYZ)
sau mấy lần lại gần nhưng chưa xuyên thủng được (xem ởkia và ởkia), cuối cùng thì mọi thứ đã rõ ràng hơn nhiều (hoặc cũng có thể là chút ít)
Trước hết: đâu là những thời điểm lớn của ý luận (của cái nhìn vào ý luận)? Để ngắn gọn và khỏi phải bơi trong một biển mênh mông những cái đó và những cái ấy, có ba thời điểm: thứ nhất là thời điểm của Destutt de Tracy (xác định được các "yếu tố" - qua đó cũng khởi sự được hình dung về một tồn tại nào đó); rồi thời điểm Marx, tất nhiên (tôi sẽ còn trở lại) và thứ ba - rất then chốt - thời điểm Lukács (cụ thể hơn: cuốn sách ngoài cùng bên trái trong bức ảnh đầu tiên ởkia).
Tiếp tục, để (lại) ngắn gọn, sau đây là cốt yếu những gì Lukács nói trong một thiên khải lớn lao tuổi trẻ: ý luận là một thứ dùng để (có chức năng) áp bức con người, nhưng là trên bình diện ý thức.
Các ý không còn để chiêm ngưỡng như trong thế giới của Platon - cứ như thể cả chúng cũng rơi vào sự tha hóa: chúng biến nghĩa, hay nói đúng hơn, chúng được tổ chức lại trong một cấu hình khác - và trở nên có giá trị cũng như ý nghĩa hoàn toàn khác.
Để có một hình ảnh trực tiếp và không xa rời với thực tại của ý luận: tôi sẽ nói, ý luận thì giống như thiên la địa võng.
Học và luận
Yếu tính của học, như đã nói ởkia, là bạo lực - hiểu theo nghĩa dùng lực quá lên; tức là, lẽ ra x là lực đủ cho một việc gì đó, nhưng lại dùng x cộng thêm chẳng hạn n. Để một đứa trẻ nhớ (và - ít nhất người ta hy vọng - hiểu) một điều gì đó, điều đó sẽ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Một nhà sư phạm như Piaget hay Bachelard sẽ nói, cần ba lần, chẳng hạn. - Tất nhiên, "bạo lực" vẫn có thể mang nghĩa thông thường của nó: điều này rất quan trọng
Còn yếu tính của luận là một hành động: buộc.
(gợi ý cho tôi là từ đính [greffer] trong thế giới của Bachelard - khi Bachelard nói về một thứ khác hẳn; tuy nhiên, nhắc đến Bachelard đồng thời cũng là để tôi thoát hẳn khỏi đó - tức là tôi nghĩ sẽ không quay lại với Bachelard nữa; dẫu thế nào thì tôi cũng đã làm được một số điều - xem ởkia và ởkia: tức là, tôi nhấn mạnh vào điểm, Bachelard không chỉ có lửa như ở đây người ta vẫn cứ làm như - và thậm chí, cả lửa của Bachelard cũng không hề được những người ở đây đọc; tôi cũng không quay trở lại với một nhân vật từng hết sức có ý nghĩa với tôi cách đây trên hai mươi năm: Paul Ricoeur)
Sự buộc làm cho các yếu tố có thể biến đổi rất nhiều - chính thông qua đó mà một thứ vốn dĩ rất nhẹ (và mảnh) như ý bỗng có thể cũng rất nặng: vô cùng nặng, thậm chí là một trong những gì nặng hơn cả gắn vào với cuộc sống con người. Như vậy, ý thức bất hạnh của con người hiện đại càng bất hạnh hơn vì một mặt (tức là, từ bên trong), nó bị mặc cảm không ngừng tấn công, còn mặt khác, là ý luận ụp xuống nó - nó không có lối thoát.
Tạm vậy đã, giờ sẽ là chuyện lý luận - đúng như nó xuất hiện ở đây, một điều vô cùng đặc thù ở đây. Muốn nhìn nhận lý luận thì cần phải nhìn nó trong tương quan với ý luận. Như từng nói qua, ở đây có vai trò của nước.
[tiếp tục: 22/10/2020]
Nhưng, khi đã đẩy đến đây, cần phải nhìn thêm vào một từ: hệ. Từ trước đến nay, những lần nào ideology được chuyển sang tiếng Việt (ở đây, ta đang nhìn vào nghĩa kỹ thuật) đều xuất hiện, ít nhất là ở không xa, từ ấy.
(không chí "ý thức hệ" hay "ý hệ", mà còn, chẳng hạn, Trương Tửu từng gọi là tri thức hệ)
Muốn vậy (tất nhiên, chỉ nói đến nghĩa cốt yếu), có thể nhìn vào một số "hệ" hết sức đương nhiên: một là "hệ mặt trời" (thái dương hệ) hay "hệ thập phân".
Đâu là yếu tính của những cấu hình như vậy? Nhiều người sẽ nói ngay: chúng có trung tâm, nhưng điều này không đúng - hoặc giả, có thể nói: trong một hệ như thế, bất kỳ yếu tố nào cũng có thể là trung tâm, và do đó, yếu tố trung tâm không còn mấy ý nghĩa.
Đối với những hệ như vậy, yếu tố chủ chốt nằm ở chỗ (ở mối quan hệ): cách đều nhau.
Thế nhưng, ý luận không được tổ chức như vậy.
Đấy, cuối cùng vẫn chưa động được vào "lý luận".
Sự mất ý nghĩa của các hệ dường như đi cùng với một sự mất ý nghĩa (hay ít nhất, sự thay đổi: nói cho đúng, một sự đổi nền - hoặc cũng có thể là đảo) của khái niệm: triết học tức là sự tự sản xuất khái niệm (Hegel) - nhưng khái niệm để làm gì? đấy là một chuyện khác nữa, nếu đi sâu vào rất dễ (hoặc cũng có thể, gần như chắc chắn), ta sẽ đi thẳng vào mysticism; đấy là vì một yếu tố: phả hệ - Nietzsche rồi Foucault (ở đây, Deleuze giống như một bản lề, một ranh giới: đó là người ở về phía Nietzsche nhưng đột nhiên quay trở lại với Hegel). Các khái niệm bỗng như thể bị mờ đi: chắc hẳn điều này chẳng phải không có liên quan với điều mà Claude Lévi-Strauss đã nhìn ra, signifiant thì tràn khỏi, tức là, để ngắn gọn, không còn cái gì khớp với cái gì một cách thực sự nữa. Ngôn ngữ quyết định một phần không nhỏ số phận của ý luận.
Trong một thế giới như vậy, không có hệ (thậm chí, cũng chẳng có trục). Những gì cứng bỗng mềm ra, mềm đến độ không sao nắm bắt được. Trong đó có vai trò rất lớn của ý luận. Ý luận thoát đi khỏi cái đã sản sinh ra nó: tức là, ý luận không thực sự ở trong tầm kiểm soát của các thiết chế nữa.
Ta hãy lấy một ví dụ: hai mệnh đề đã trở thành cliché (một cách khác để nói, đã trở thành ý luận) trong thế giới của chúng ta ngày nay: thứ nhất, gia đình trên hết, và thứ hai, freedom is not free.
Thế nhưng, trong phân tích ý luận của Niklas Luhmann, có hai vế: giống Thiên hựu từng nhất thiết phải có hai vế trong thần học Ki-tô, có ý luận này và ý luận kia - có thể gọi là hẹp và rộng. Ở một ý nghĩa không nhỏ, ý luận có thể coi đồng nghĩa thẳng với nói dối.
Vt được cấu trúc như ngôn ngữ (gọi cái đó là "vô thức" là rất không đúng, "inconscient" dường như cũng không khá hơn - vậy nên cứ gọi là "vt") - điều này có đúng không? rất đáng ngờ; nhưng chắc hẳn, ý luận vận hành trong sự mô phỏng (ít nhất là có tương liên chặt) với ngôn ngữ. Ngôn ngữ dùng để thông giao ít hơn nhiều so với là nhà tù, ở đó các idiom là lính canh. Giorgio Agamben đã chỉ ra một điều rất chuẩn xác: ngày nay, địa điểm sống của con người không phải thành phố (city/cité) nữa, mà là ghetto, chính là camp. (từ dùng để chỉ chỗ của trường đại học, campus, bỗng trở nên hết sức đáng sợ - nhưng đúng vậy, giáo dục (dạy dỗ) và khoa học đang lộ rõ ra, rằng chúng chính là sự mô phỏng hoạt động của tôn giáo (và là tôn giáo dogmatic); và đó là một sự mô phỏng tệ)
Chúng ta có bầu trời (và đi kèm với đó, chân trời). Chúng ta ở trong cái nhà, bầu trời lúc này là trần nhà - thấp hơn, nhưng vẫn đủ cao. Nếu "nhà" là một gác xép, hoặc giả chúng ta chui vào màn chống muỗi, chuyện lập tức khác hẳn. Cái màn rất mềm - nó là quan tài mềm, nó tạo cảm giác vẫn thoáng đãng, nhưng tất nhiên đó là do chúng ta tin bằng lý trí: lý trí dễ dàng thuyết phục được chúng ta, bởi vì lý trí có ở đó chính là để làm việc này.
Quay trở lại với moment Destutt de Tracy: không phải ngẫu nhiên khi người bắt đầu nắm bắt được công tua của ý luận là người sống vào thời điểm của Cách mạng - nhưng là cuộc cách mạng kép, nếu ta nhớ đến Heinrich Heine, so sánh cuộc Cách mạng Pháp 1789 với cuộc cách mạng do mấy cuốn sách của Kant thực hiện. Cuộc cách mạng ấy (ở đây, cả hai) mang đến một điều: đưa lý trí vào trung tâm. Thế giới chính thức bước qua cánh cửa để vào một môi trường mới, nơi lý trí giống như nhật tâm (vẫn tiếp tục đi theo so sánh của Heine - và như vậy, quay trở lại với hệ). Thế nhưng, side-effect (hoặc cũng có thể, đây chính là hệ quả chính) của điều đó là, ý luận xuất hiện - hay nói đúng hơn, từ dạng khả thể, nó được hiện thực hóa. Các Ý của Platon chuyển hóa. Tất nhiên, đó không phải chuyển hóa đầu tiên, cũng không phải cuối cùng.
A, nhưng lý luận đâu rồi?
(hình ảnh cái màn trên đây là một dấu hiệu cho thấy Lukács đã đúng đến thế nào, khi bàn về ý luận mà lại nhấn mạnh vào sự áp bức - nhưng đó là một sự áp bức không chỉ vô hình, mà còn mềm; nếu đến cả các khái niệm cũng trở nên mềm, thì yếu tính của toàn thể cũng là sự mềm ấy)
Một dạng lời
Langue, langage và parole: một lời được thốt (được phát ra), một quá trình của énonciation, thì cũng tương tự như một phóng chiếu; từ langue, parole đi ra (quả thật, langue có dáng dấp của vt). Ngôn ngữ có tính cách vật chất hay không? - ít nhất, nó liên quan đến đối tượng, trong đó phải kể đến cả chức năng tàn phá đối tượng.
Một dạng lời lẽ đặc biệt: nguyền rủa. Lời nguyền rủa đi theo hành trình (cơ chế chuyển động) của boomerang. Nó chỉ dừng lại khi đã đến được đích - điều đặc biệt ở đây nằm ở chỗ, bởi giống boomerang, nó thường xuyên quay trở lại với chủ thể phát ra nó (nhưng với một lực khác, tất nhiên, và từ hướng rất khó ngờ). Thế giới đã đi đến đoạn nơi những ai nói (rất nhiều) với kẻ thù của mình, rồi mi sẽ phải chịu/gánh nghiệp, những người đó gần như chắc chắn nhận về chính vũ khí mà mình bắn ra. Thế giới quá mềm, không thực sự có đối tượng nữa - chỉ còn lại chính nơi phát đi. Một thế giới very-KimDung. Các guru của thời chúng ta, những người spiritual, chính thức trở thành các nhà tiên tri giả. Nhưng có gì để nhìn nữa đâu?
Từ đây, ta sẽ đi vào một phương diện đặc thù của ý luận, nói đúng hơn của phoóc-ma-xiông ý luận, tồn tại trong vô hình nhưng không ngừng được kích hoạt, của nó.
(còn nữa)
nối vào với "ý" của Platon và sáng rõ hẳn.
ReplyDeletecần nhắc lại cả niệm/ niệm năng khi đi đến "ý".
ReplyDeleteNếu đặt cá thể vào giữa, hai bên là ý và lý. Có khả dĩ không nếu cho rằng lực tác động lên cá thể ở bình diện của "lý" là ở ngoài vào, còn ở "ý" là từ trong ra?
ReplyDelete