Ideology/Idéologie nghĩa là gì? "Ý thức hệ", "ý hệ" (cách gọi tương đối mới hơn so với cách gọi phổ biến trước đây, "hệ tư tưởng") có đúng không? Hay sai? (ta hãy hiểu, như Lukács, "sai là một khoảnh khắc của đúng, vừa với tư cách sai vừa với tư cách không sai").
Tôi muốn, xung quanh "idéologie" (như một khái niệm nhưng cũng như thể vượt ra khỏi các ranh giới của khái niệm), miêu tả ở một chừng mực rộng hơn câu chuyện của một số thứ. Câu chuyện này liên quan đến vài điều nho nhỏ, mà ta sẽ thấy rõ hơn, rất sớm. Câu chuyện này, tôi đặt tên là "Niệm năng và ý luận".
Điểm xuất phát của câu chuyện có thể là sự hiểu.
(còn nữa)
NB. đã viết tiếp "Lý thuyết văn học và triết học"
nếu có thể, xem xem người Tàu cộng có phải là nguồn dịch diễn giải ideology ra thành "ý thức hệ" ko nhỉ? hay là họ "tếp nhận&ứng dụng" cách diễn giải đó từ "Tân thư" hoặc từ những cha già của khối soviet hoặc xa hơn về phía Tây?
ReplyDeletevì rằng, có lẽ đã rõ, cụm "ý thức" gắn vào "hệ" được lựa chọn để nhấn vào cái mặc cảm khoa học đại chúng : ý thức các anh để đâu, hả! blah blah
cần phải giải-"ý thức hệ" như một thuật ngữ để mở lộ ra "ý luận."
rất hay. bởi, chẳng hạn, nhìn vào các tôn giáo lớn, đều "duy ngã độc tôn," nhìn từ góc độ mô tả khách quan, thì đấy là những "luận" hơn là những "hệ": mỗi "luận" ấy chỉ có một "ý" giản dị, thiết yếu, sinh ra các "hệ" và subdued chúng.
cái "ý thức" trong các cụm như "có ý thức", "mất ý thức" và nhất là "vô ý thức", quả thật, là một "faint reflection" của "một cái khác"
ReplyDeleteở đây, vấn đề sẽ là "đồng đại" chứ không phải "lịch đại", tức là, "gọi tên" (thậm chí "đặt", như Adam), chứ không phải "chuyển dịch", nói tóm lại là cách nhìn ngôn ngữ với tư cách tập hợp các "ô" (có sẵn) tương tự Lévi-Strauss
e rằng kia ko phải sự nhìn lên lịch đại.
ReplyDeleteviệc nhấn vào "ý thức" trong cách dùng kia gieo ấn tượng nó đã được hợp thức hóa - trở thành một "ô."
tại mỗi thời điểm bất kỳ được xướng lên, cái (cụm) từ ấy đều cưỡng lại ý muốn quy chiếu tiền sử "chuyển dịch" của nó.
giống như "khoảnh khắc" vs. "thời gian."
nên e rằng nếu ko giải cấu nó thì lại là ko làm rõ phần nền tảng ngôn ngữ của việc "đặt tên" chăng?
thế nhưng :p bình diện của ý thức, bình diện duy nhất không chịu sự giằng kéo (ít nhất là không nhiều lắm) của cặp "đúng-sai" (chính vì thế nên có trích dẫn kia từ Lukacs: trong cái nhìn của ý thức, đúng nuốt luôn sai vào trong nó) lại "cho lịch sử vào trong ngoặc đơn", tuy nhiên điều đó không hề ngăn cản một sự nắm bắt nhất định độ dày (đã trở thành nội tại, một "bên trong") của "đối tượng" ở trước nó; nói một cách khác, ý thức chỉ có thể cất tiếng chính vào thời điểm mọi chuyển dịch chỉ còn là một hiện diện mờ và rất mờ
ReplyDeleteNgười Tàu dịch "ideology" là "hình thái ý thức", họ không dịch là "ý thức hệ".
ReplyDeletetất nhiên không thể là "hệ" được
ReplyDeletevấn đề ở đây nằm chính xác ở nhầm lẫn "ô", ngay từ đầu - kèm với đó là những hệ luỵ khủng khiếp
kịch bản tương tự đang đợi sẵn cái từ "diễn ngôn" :p rồi "lý tính" (trong triết học của Kant), rồi "hiện tượng học" (trong triết học của Hegel) - đó cũng là "luận" (hiện tượng luận), tức là ideology và phenomenology diễn ra ở cùng một tầng, tầng đó không phải "học" hay "hệ" trong cấu trúc của tiếng Việt
nếu không xác định được chuẩn xác "tầng hoạt động" của từng thứ, người ta bắt đầu rơi thẳng vào "giáo điều" ngay từ điểm khởi đầu, và kể cả trong các toan tính "chống giáo điều"
lúc nào rảnh bác "trở lại" với "tầng" và Lévi-Strauss nhé!
Deletengười ta rất hay có ảo tưởng là có thể "dùng thông" nhiều từ giữa tiếng Việt, tiếng Nhật và tiếng Hán
ReplyDeleteđiều này là hoàn toàn nhầm lẫn; chính vì thế, đầu thế kỷ 20, ở Nhật Bản mới xuất hiện một số từ, mà ở đây chỉ cần nhấn mạnh là: chúng khác các từ trong tiếng Hán (Trung)
tại sao lại như vậy? đấy là vì các yếu tố Hán (Kanji) không còn giữ nguyên "tính tổng thể" của nó khi đã ở môi trường Nhật Bản, được các yếu tố ở đó nhào nặn lại - Kanji cần nhất thiết không được coi "là" Hán, ít nhất ở mức độ phương pháp luận
chuyện tương tự xảy ra trong cặp Trung Quốc-Việt Nam: không được phép coi "Hán-Việt" là thành tố bên ngoài tiếng Việt, tiếng Việt đã nuốt hết những cái đó vào, và biến nó thành của nó (rất tương tự cặp ngôn ngữ Anh-Pháp); cũng bởi vậy, không ít từ do vay mượn sống sượng (chủ yếu từ Nhật, nhưng tất nhiên cũng từ Trung Quốc nữa) hoá ra không hề chui vừa vào "các ô tiềm năng" của tiếng Việt
một ví dụ: từ "mondain" trong tiếng Trung thông dụng gọi là "thế tục", nhưng tiếng Việt sẽ hiểu "thế tục" theo hướng ngược với môi trường tôn giáo, chứ không phải đúng như nó muốn diễn tả trong "lương tri ngôn ngữ" của tiếng Việt, nghĩa là thượng lưu hay xã giao
thế cho nên, đòi hỏi dạy Hán-Việt vừa qua là một điều đặc biệt ngu xuẩn: một bộ phận không nhỏ của giới Hán-Nôm Việt Nam té ra đòi một "tautology", tức là phải dạy tiếng Việt ở trường học Việt Nam
chuẩn: "từ Hán-Việt" là thuộc vào tiếng Việt.
ReplyDeletevậy nên chuyện đòi dạy Hán-Việt như đã thấy là, ko phải lần đầu, một vận động kỳ quái của ý thức vậy.
tnks Quach Hien: nếu thày Tàu đã ko dịch là "hệ" thì "ý thức hệ" có tỉ lệ nội địa hóa cao hơn ô tô đương thời nhiều nhỉ?
nhân vì thế, nói đến "tổng thể" liệu có phải vòng tránh những bãi mìn các giả định về "chuyển dịch" ko?
có lẽ bất luận thày nào đúc ra cụm "ý thức hệ" thì phải chăng cụm đó cũng đã từ ấy hiện diện trong một tổng thể đã chứng tỏ cái quán tính ghê gớm đấy chứ?
Những người học ở Liên Xô về liệu có liên quan đến cách dịch "ý thức hệ" không ạ?
DeleteĐang đọc "Quan niệm tự sự và hình thái ý thức của Trung Quốc cổ đại " bèn comment vào đây để uýnh dấu.
ReplyDeleteEm chưa tìm được post nhắc đến dịch "understanding" là giác tính hay niệm năng nên comment vào đây. Có thế nó xác nhận một lần nữa Hán/Việt/Nhật không "tương đương".
ReplyDeleteVì sao trước 75 và BVNS kế thừa cách dịch "understanding" là "giác tính"? Nếu diễn giải "giác" là biết, thì "giác tính"= tính biết quả là ko chính xác để dịch "understanding"= sự hiểu, tính hiểu. Ở đây, có lẽ "giác" được hiểu là "hiểu" từ truyền thống Phật học (Đức Phật= Bậc Toàn giác= Bậc hiểu hết", chứ không phải bậc "Toàn tri"= biết hết). Thiên tông Phật giáo nói đến "giác ngộ" là nói đến "hiểu" (trực giác), không đến "biết".
Understand nằm trong ngữ "understanding a sense". Sense = ý nghĩa (ý và nghĩa cũng là 2 terms chủ yếu của Phật học). Sense = giác quan (cơ quan "hiểu"), sensible = khả giác (có thể cảm giác được).
Giác tính và lí tính để dịch "understanding" và "reason" cách dịch để đạt cách nói song song (X+tính). Reason từ truyền thống duy tâm Đức (Kant, Hegel) luôn luôn có nghĩa rỗng: subjective reason (tức lí trí), objective reason (lí tính khách quan)."Lí trí" để dịch "reason", dễ có khuynh hưởng chỉ đến lí trí chủ quan của con người không thôi.
entendement/understanding là dạng biết (và hiểu) không có can dự của lý trí (hoặc rất ít) - cứ nghĩ đó là "hiểu & biết bằng nghe", điều này con người hiện đại gần như không thể làm được nữa; nó là tầng bên dưới của savoir/knowledge
ReplyDeletelý trí và lý tính đương nhiên là hai khái niệm độc lập tuy có tương liên