Oct 9, 2018

Trong lúc đọc Lukács (1)

Đã tiếp tục "Mặc Đỗ: nhiều" và "Một con mèo: Etan" (về Bohumil Hrabal).

Trong lúc tiếp tục đọc Paul Valéry, bắt đầu "trong lúc đọc Lukács" luôn; tôi nghĩ (tuy không chắc chắn, như mọi khi) nhân vật "trong lúc đọc" tiếp theo sẽ là Sainte-Beuve.

Câu hỏi quá mức nhàm nhán lại đặt ra: ở Việt Nam có chuyên gia về Lukács hay không?

Chúng ta tạm thời, lúc này, tập trung vào ba cuốn sách dưới đây của Lukács:


Câu hỏi trên đây (ở Việt Nam có chuyên gia về Lukács hay không), tôi sẽ không trả lời (thóc đâu mà đãi gà rừng lắm thế) nhưng tôi sẽ nêu một nhận xét: trong hoàn cảnh Việt Nam, việc không có chuyên gia về Lukács thực sự là vấn đề trầm trọng. Nó sẽ liên quan thẳng đến một điều: sự sụp đổ của nghiên cứu văn học Việt Nam ở nhánh lý thuyết (cho phép mở rộng sang cả địa hạt lý luận).

Nhưng, nghiên cứu lý thuyết văn học tại Việt Nam đã sụp đổ, cũng như nghiên cứu văn học nước ngoài tại Việt Nam. Trong toàn bộ giới nghiên cứu được gọi là phương Tây (tính chung luôn cả giới giảng dạy), không có đến một độc giả Flaubert. Chẳng hạn vậy.

Nhưng nhất định, sự không có chuyên gia về Lukács nằm ở mức trầm trọng vô cùng sâu sắc. Trong hoàn cảnh Việt Nam.


Hồ sơ Lukács rất dày (vì liên quan tới một câu chuyện rất dài: xét lại), đây là một ví dụ:


Phân tích Lukács hiện diện ở Việt Nam như thế nào sẽ cho thấy cả loạt vấn đề thuộc vào cấu trúc nền tảng nhất của giới nghiên cứu văn học Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ vừa qua, ở rất nhiều bình diện.

Nói nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu phương Tây (nước ngoài nói chung) đã sụp đổ trong tổng thể nghiên cứu văn học tại Việt Nam không đồng nghĩa với chuyện nghiên cứu văn học Việt Nam không sụp đổ - thậm chí đây mới là sự sụp đổ khổng lồ hơn cả. Và sự sụp đổ ấy (của nghiên cứu văn học Việt Nam - trong hệ thống ba thành tố, với hai thành tố còn lại là lý thuyết và nước ngoài) mới lại thực sự liên quan đến Lukács: vấn đề của Lukács ở Việt Nam không nằm ở chỗ Lukács không hề có tại Việt Nam (bởi vì Lukács ở Việt Nam, và có rất nhiều) mà ở chỗ Lukács đã trở nên lảo đảo trong cái nhìn của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Thế nhưng, tinh thần Lukács đặc biệt quan yếu ở một số khía cạnh, ở dưới tôi sẽ nói rõ.

Tạm từ bỏ cái nhìn viễn vọng, ta chuyển qua một cái nhìn hiển vi: câu chuyện Lukács tại Việt Nam đương nhiên liên quan đến các trí thức Việt Nam từng du học Hungary (in extenso: phân công lao động trong hoạt động gọi là trí tuệ của một thời). Cụm trí thức Việt Nam du học Đức tôi từng vài lần nói tới (nhóm đó đặc biệt thích chơi trò hard-core nhưng dường như không sở hữu gì khác ngoài sự giả vờ đọc: tất nhiên, đã bước vào địa hạt của những cái tên như Lukács, một số từ bỗng có sức nặng và sắc thái rất riêng, chẳng hạn sở hữu sẽ chính là ăn cắp - Joseph Proudhon), còn trí thức Việt Nam du học Hungary? Nguyễn Quang A là một đầu óc đặc biệt tầm thường và không làm gì khác ngoài chạy theo lợi ích cá nhân, cả đời.

Và văn chương Hungary hiện diện tại Việt Nam như thế nào? Tôi chính là một trong rất ít người ở vào vị trí tốt nhất để nói điều này, vì trong vòng trên dưới mười năm vừa rồi tôi mới là người điều chỉnh cái đó trên một số phương diện. Mười năm ấy, có một số điều đã làm, nhưng đến gần đây dường như tôi thấy rằng đã lại tuột mất, dấu hiệu là cuốn tiểu thuyết rẻ tiền của Gárdos Péter (mà tôi không hề có liên quan): Sátántangó của Krasznahorkai sắp tới đây, tôi cũng sẽ không có chút liên quan nào. Ngay vừa xong là một miêu tả về văn chương Hungary ở Việt Nam theo đúng tinh thần Lukács, ở một phương diện: tha hóa.

Để nhìn nhận Lukács trong mắt trí thức Việt Nam có thể là như thế nào, có thể bắt đầu bằng tương quan Lukács-Martin Heidegger. Quyển sách ở giữa trong bức ảnh đầu tiên là khi Lukács phê phán triết học của Heidegger và Sartre (ít nhất, cần thấy đó là một sự lặp lại trong biện chứng của Marx phê phán Proudhon, chẳng hạn, hay Anti-Gìđó của Engels). Là một trong vài (rất ít) triết gia lớn nhất của thế kỷ 20, Lukács phê phán Heidegger bằng irony (những gì Thomas Bernhard từng nói về Heidegger, mà tôi từng nói nhiều lần, có thể coi là hệ quả logic của những phê phán ấy).

Thế nhưng, nhân vật Việt Nam tưởng như là chuyên gia về Lukács lại thản nhiên cũng tự coi mình là chuyên gia về Heidegger luôn. "Bonne foi" có thể hết sức tồi tệ; nói cho đúng, "bonne foi" luôn luôn tồi tệ. Cứ như thể chưa bao giờ có, trong câu chuyện này, vắc xin Lukács. Bởi vì tinh thần của Lukács là một dạng vắc xin; đó là tính chất kí ninh trong cái nhìn của Lukács.



(còn nữa)




Claude Lévi-Strauss: Sống và Chín
Thibaudet-Gourmont-Du Bos: những chuỗi
Walter Benjamin: "Eduard Fuchs, nhà sưu tầm và sử gia"
Buổi thuyết trình thứ ba (và cuối cùng)
Gérard Genette
Albert Thibaudet: Sinh lý học phê bình
École de Genève (buổi thuyết trình thứ hai)
Jean Starobinski: "Quan hệ phê bình" (tài liệu cho buổi thuyết trình thứ hai)
École de Genève (buổi thuyết trình thứ nhất)
Jean Rousset: Văn chương thời kỳ baroque ở Pháp
Georges Poulet: La Poésie éclatée. Baudelaire/Rimbaud
Về Barthes
Barthes, Flaubert, Proust
Một người lãng mạn (Heinrich Heine)
Gaston Bachelard: Nước và các giấc mơ
Hugo Friedrich: Cấu trúc thơ hiện đại
Gaston Bachelard: Không khí và mộng
Roger Caillois về Montesquieu
Roland Barthes: "Sociologie và socio-logique"
Leo Spitzer: Phong cách của Marcel Proust
Jean-Pierre Richard: Hiểu biết và dịu dàng ở Stendhal
Thơ Mới: cấu trúc
Sur Barthes (1)
Roland Barthes: "Michelet, Lịch Sử và Chết"
Roland Barthes: "Văn hóa và bi kịch"
Octavio Paz về André Breton
Jean Paulhan: Les Fleurs de Tarbes
George Steiner: Râu Xanh
Maurice Merleau-Ponty: Văn xuôi thế giới
Lý thuyết văn học và triết học
Michel Foucault: "Thư viện huyền hoặc" (về Flaubert)
Albert Béguin: Tâm hồn lãng mạn và giấc mơ
Nghiên cứu văn học: con đường lý thuyết
Nhìn lại lý thuyết


3 comments:

  1. ko có một mùa xuân prague một tháng mười budapest thực chất chẳng có vấn đề gì trong một tinh thần căn bản là vâng phục và ko phê phán: chưa có "vũ khí phê phán" đã "thay bằng" "sự phê phán của vũ khí" rồi.

    ReplyDelete
  2. giữa những người tin vào siêu hình học và những người thấy lý tính là chân trời, là cả một Biển Đỏ.

    ReplyDelete
  3. NL thích thứ gì khác không? chứ cứ MT với corona mãi cũng chán.
    https://vimeo.com/263541580/7f05fba6f5?fbclid=IwAR2j351WHaX-S8F1AUdXs0ODa4uRLtMnlJwL8bSApcAVtGHLcm-MNWHaJsI
    (cái này dính đến một cuốn sách mới của ông ấy, mới có bản tiếng Anh)

    ReplyDelete